Hội thảo đón các Giáo sư đến từ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Australia, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Đại biểu trong nước có PGS.TS. Trần Hồng Liên – Viện KHXH vùng Nam bộ; TS. Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; ThS. Phan Đình Dũng - ĐH Văn hóa TP.HCM; TS. Trần Hạnh Minh Phương - ĐH Thủ Dầu Một; NNC Nguyễn Thanh Lợi - Hội Văn hóa Dân gian - ĐH Văn hóa TP.HCM, TS. Nguyễn Thị Nguyệt - Bảo tàng văn hóa Đồng Nai, Sóc Trăng cùng về tham dự.
PGS.TS. Võ Văn Sen - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc. Ảnh: Việt Thành
Phía trường ĐHKHXH&NV-ĐQG-HCM có PGS.TS. Võ Văn Sen - Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Ngọc Thơ - Trưởng phòng QLKH-DA, TS. Nguyễn Văn Hiệu - Trưởng khoa, TS. Lê Thị Ngọc Điệp - Phó Trưởng khoa, PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng - Khoa Văn học; TS. Huỳnh Ngọc Thu - Trưởng khoa, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân - Phó Trưởng Khoa Nhân học; GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm – TTNC VHHLL&ƯD; TS. La Mai Thi Gia - Trưởng bộ môn Văn hóa Dân gian, ThS. Nguyễn Thanh Vy - Khoa Văn học, các nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu Đạo đức học, Trung tâm Tôn giáo cùng các giảng viên, học viên cao học cùng đến tham dự.
Các tác giả quốc tế đến tham dự hội thảo. Ảnh: Việt Thành
Đại diện Hội nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng dân người Hoa thế giới phát biểu. Ảnh: Việt Thành
Hội thảo là sự hợp tác của các đơn vị trên tinh thần hữu nghị hợp tác với nhà trường từ Hội nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng dân gian người Hoa thế giới tại Singapore trong gần 1 năm qua. Hội thảo ngày hôm này đặt trong bối cảnh với sự phát triển của văn hóa dân gian và giao lưu đa văn hóa trong bối cảnh bùng nổ khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập đa văn hoa của khu vực và thế giới, nhất là cộng đồng ASEAN.
“Văn hóa dân gian là kết tinh của tri thức ứng xử của dân gian với hoàn cảnh sống, bao gồm các yếu tố môi sinh và hoàn cảnh lịch sử - xã hội, không ngừng được hoàn thiện và diễn hóa theo từng hơi thở và nhịp sống thời đại” là điểm mà PGS.TS. Võ Văn Sen nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc hội thảo. Văn hóa dân gian được xem là nguồn cội và là môi trường văn hóa của nhiều hệ tư tưởng chính thống trong xã hội. Trong truyền thống văn hóa nhiều nước Đông Á, đó có Việt Nam, văn hóa dân gian luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ và liên tục của các triều đại phong kiến tập quyền, chính vì thế văn hóa dân gian phải tự thân vận động biến đổi để tìm kiếm phương thức tồn tại và phát triển tốt nhất có thể có, hoặc phải biến đổi cấu trúc, tính chất và đặc điểm có thể thoả hiệp tốt nhất với văn hóa chính thống. Sự vận động biến đổi khác nhau qua các nền văn hóa và tuỳ vào thời kì lịch sử. Kết quả của quá trình này là sự đa dạng trong cấu trúc và thể hiện của văn hóa dân gian của các quốc gia dân tộc trong thế giới đương đại. Như vậy, trong văn hóa dân gian, sự giống nhau trải rộng qua các nền văn hóa có chăng chỉ là nguồn gốc, phương thức tư duy và nền tảng hình thành, trong khi sự khác biệt trong cách thức mà các dân tộc đúc khuôn nên diện mạo vào hóa dân gian dân tộc mình là mang tính phổ quát.
Bối cảnh thế giới phát triển, đang được chuyển hóa thành "cái làng toàn cầu" (global village), với chủ nghĩa tiêu dùng văn hóa phương Tây mà đại diện là McDonald và Coca cola bắt đầu lan tỏa và nhanh chóng làm chủ thế giới. Cùng với nó là sự bùng nổ của internet và mạng thông tin xã hội toàn cầu, con người tin tưởng vào sự chia sẻ, sự thông hiểu văn hóa và cái gọi là "tính khả thi của làng toàn cầu" ấy nhưng không có nghĩa thông tin được chia sẻ trên các mạng xã hội không có nghĩa là văn hóa được chia sẻ và con người xích lại gần nhau; mà thay vào đó sự áp đảo của thông tin độc tôn tư tưởng phương Tây đã tạo nên sự mâu thuẫn, sự đối kháng văn hóa của nhiều dân tộc và nhiều khu vực trên thế giới mà Samuel Hungtington đã cảnh báo là "sự va chạm giữa các nên văn minh" (the clash of civilization), minh chứng đó chính là nhiều sự kiện như sự kiện 11/9 tại Mỹ, phong trào IS cực đoan ở Trung Đông đến các làn sống chủ nghĩa dân tộc đang lên khắp thế giới. PGS.TS. Võ Văn Sen cho rằng khoa học công nghệ và chủ nghĩa duy lý không giúp nhân loại xây dựng một thế giới hòa đồng và chia sẻ mà ngược lại đã làm gia tăng các khoảng cách theo cấp số nhân.
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, sớm nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa dân gian cũng như sự giao lưu đa văn hóa lấy nguồn gốc và cảm hứng từ văn hóa dân gian. Chính hoạt động giao lưu văn hóa trên cơ sở của tương đồng và tương cận về nền tảng, phương thức tư duy và nguyên tắc kết tinh tri thức ứng xử trong cuộc sống thường nhật các dân tộc có thể đóng vai trò câu nối tư tưởng, giúp rút ngắn các khoảng cách và mang các dân tộc đến gần nhau hơn. Do trong quá trình phát triển của các dân tộc có nhiều biến đổi do hoàn cảnh lịch sử và nhất là sự chi phối của văn hóa chính thống, việc tìm hiểu bản chất, cấu trúc, cơ chế hình thành, quy luật phát triển và tác động của văn hóa dân gian trong truyền thống từng dân tộc là hết sức cần thiết để trong quá trình giao lưu văn hóa có thể tránh sự hiểu nhầm, sự va chạm và mâu thuẫn không đáng có, và để tối đa hóa hiệu quả, ý nghĩa của nó.
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm trình bày tham luận. Ảnh: Việt Thành
Đó chính là mục tiêu chính của hội thảo lần này và cũng là hoạt động chào mừng 60 năm lập Trường (1957-2017), PGS.TS. Võ Văn Sen hy vọng các ý kiến của các tác giả và các nhà nghiên cứu khác sẽ làm sáng tỏ các vấn đề của văn hóa dân gian và giao lưu văn hóa trong xã hội đương đại.
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng trình bày tham luận. Ảnh: Việt Thành
TS. Nguyễn Ngọc Thơ trình bày tham luận. Ảnh: Việt Thành
ThS. Nguyễn Tuấn Nghĩa trình bày báo cáo. Ảnh: Việt Thành
Quy tụ 40 tham luận, trong đó có 30 tham luận của các tác giả đến từ TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, cùng với 10 tham luận của các tác giả đến từ các nước Malaysia, Singapore, Thái Lan, Australia, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Ngoài ra, hội thảo còn tổ chức cho các tác giả khảo sát thực tế tại thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng để trải nghiệm và tìm hiểu bức tranh giao lưu văn hóa tộc người ở Nam Bộ Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc sẽ lựa chọn các tham luận có chất lượng phản biện lại, biên tập và xuất bản dưới dạng sách kỷ yếu chuyên đề khoa học.
PGS.TS. Võ Văn Sen (bìa phải) tặng hoa cho đại diện Hội nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa người Hoa thế giới. Ảnh: Việt Thành
PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân thay mặt Cty CP. Mật ong Xuân Nguyên nhận hoa cảm ơn của nhà trường. Ảnh: Việt Thành
Thay mặt BTC hội thảo, PGS.TS. Võ Văn Sen đã gửi lời cảm ơn đến Trung tâm nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân gian người Hoa thế giới phối hợp cùng tổ chức hội, cảm ơn công ty Cổ phần Mật Ong Xuân Nguyên tài trợ kinh phí đi thực tế tại Sóc Trăng.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm. Ảnh: Việt Thành
Kết thúc hội thảo, các nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam đã có chuyến khảo sát 02 ngày tại Sóc Trăng tìm hiểu sự giao lưu văn hóa dân gian của các tộc người trong bối cảnh hiện nay.
Nguồn: http://qlkh.hcmussh.edu.vn
Hình ảnh hoạt động thực tế tại Thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng
Tham dự lễ hội dân gian của người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Ảnh: Việt Thành
Làm việc với trường THCS Dân lập Bồi Thanh - Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Ảnh: Việt Thành
Đại diện nhà trường thông báo quá trình hình thành và giảng dạy của thầy và trò
Trường THCS DL Bồi Thanh với đoàn nghiên cứu. Ảnh: Việt Thành
Chụp hình lưu niệm cùng đoàn nghiên cứu. Ảnh: Việt Thành