Tham dự hội thảo, về phía nhà trường, có PGS. TS. Võ Văn Sen – Hiệu trưởng nhà trường, TS. Hồ Minh Quang – Trưởng khoa Đông Phương học, TS. Nguyễn Thanh Tuấn – Trưởng phòng đào tạo, Trưởng BM Indonesia học (khoa Đông Phương học); về phía các trung tâm nghiên cứu, có TS. Phù Văn Hẳn – Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân – Phó Trưởng khoa Nhân học, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, PGS.TS. Hoàng Văn Việt – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thái Lan,… cùng nhiều thầy, cô và sinh viên có quan tâm đến chủ đề.
Tiết mục của sinh viên ngành Indonexia (khoa Đông Phương học).
Hội thảo bao gồm 2 phiên: (1) Cộng đồng Islam ở Việt Nam và (2) Cộng đồng Islam ở các quốc gia Đông Nam Á (ĐNÁ).
Chủ tọa đoàn của phiên 1 (từ trái sang): TS. Hồ Minh Quang, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân và TS. Phù Văn Hẳn.
PGS. TS. Võ Văn Sen nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn giáo Islam tại khu vực ĐNÁ: “Hiện nay, ĐNÁ là khu vực có tính Islam nhất trên thế giới. Islam xuất hiện ở ĐNÁ vào thế kỷ X, số lượng người theo đạo Islam tại khu vực này cũng bằng 1/5 trên tổng số toàn thế giới (300 triệu người trên 1 tỷ 570 triệu người). Trong đó Indonesia, Malaysia,... là những nước mang đậm nét Islam giáo"
PGS. TS. Võ Văn Sen nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn giáo Islam tại khu vực ĐNÁ.
Đánh giá về việc tổ chức Hội thảo, TS. Phù Văn Hẳn cho biết: “Chúng tôi luôn hoan nghênh những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vì với hội thảo này, các nhà khoa học sẽ đóng góp những hiểu biết mới và đúng đắn hơn về Islam, giúp chúng ta gắn bó và kết nối với cộng đồng Islam trên toàn thế giới.”
TS. Phù Văn Hẳn phát biểu tại Hội thảo.
PGS. TS. Võ Văn Sen trao tặng hoa cho TS. Phú Văn Hẳn.
TS. Phù Văn Hẳn trao sách và hoa cho PGS. TS. Võ Văn Sen.
PGS. TS. Hoàng Văn Việt báo cáo đề dẫn: “Islam được cho là theo đường buôn bán của người Ấn Độ vào ĐNÁ vào khoảng thế kỷ X, do đó Islam ở ĐNÁ là sự cộng sinh của văn hóa bản địa truyền thống Ấn Độ. Hiểu về vấn đề này, trong quản lý nhà nước cần sự hài hòa giữa nguyên tắc nhà nước và nguyên tắc của làng Chăm Islam (mỗi làng Chăm đạo Hồi đều có một tộc trưởng đứng đầu), đồng thời cần giúp đỡ họ vì người Chăm thường có thu nhập thấp."
PGS. TS. Hoàng Văn Việt báo cáo đề dẫn.
Từ 2 phiên thảo luận được trình bày, các bài tham luận đã cung cấp có nhiều thông tin nghiên cứu cho vùng Nam bộ:
Theo TS. Phú Văn Hẳn, đạo Islam có thể được du nhập vào ĐNÁ và đến Việt Nam đầu tiên do những vết tích tìm được ở một văn bia có loại chữ cổ tại Phan Rang, Nha Trang.
TS. Nguyễn Thanh Tuấn trình bày về vấn đề nghiên cứu.
Theo các báo cáo, từ nửa thế kỷ XX trở đi, có 2 xu hướng chuyển đổi tôn giáo chủ yếu, đó là từ Chăm Bani sang đạo Công giáo, Tin Lành hoặc sang Hồi giáo. Dù Chăm Bani bắt nguồn từ Chăm Islam nhưng Chăm Bani vẫn thể hiện tính dân tộc mạnh mẽ trong khi đó thì Chăm Islam thống nhất hơn với Islam ở các nước trong khu vực. Vấn đề chuyển đổi này cũng tạo lên rất nhiều khơi gợi nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh khác, cụ thể là Liệu có sự chuyển đổi ngược lại từ Islam sang các tôn giáo khác? hay Khi chuyển đổi có sự xung đột nào không do đạo Tin Lành và đạo Islam có sự khác biệt rất lớn?
Nguồn: hcmussh.edu.vn