Nhưng tôi kinh ngạc nhận thấy rằng công dân Mỹ được chào đón ở Việt Nam, rằng không việc gì phải giấu căn cước của mình. Ngay từ đầu, tôi đã khởi phát một cuộc khám phá quê hương mới của mình và người dân ở đây. Thông thường, khi tôi bước chân tới một đất nước là nơi công tác mới, tôi thường lao vào tìm hiểu văn hóa bản địa thông qua thức ăn, nghệ thuật, và ngôn ngữ. Tuy nhiên tôi nhanh chóng nhận thấy rằng cửa sổ tốt nhất để vào Việt Nam là tìm hiểu một dịp lễ cổ truyền độc đáo của đất nước này.
Tết Nguyên Đán, hay đơn giản là Tết, là dịp lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam và được biết đến nhiều nhất. Từ “Tết” có gốc gác là từ “tiết”, dùng chỉ một trong nhiều đốt của một lóng tre, cũng có nghĩa là một sự chuyển tiếp giữa hai mùa. Có nhiều ngày lễ ở Việt Nam cũng được gọi là tết, nhưng không có lễ hội nào trong số đó lộng lẫy như ngày đầu xuân, cũng là lúc chúng ta chào mừng năm mới, nhìn lại năm cũ, và tự hứa hẹn về những gì mình sẽ làm cho tương lai.
Ấn tượng đầu của tôi về Tết là, dù tương tự với Năm mới của Trung Quốc, nó nổi bật một bản sắc Việt Nam. Các giám đốc tặng các phong bì hồng điều cho nhân viên, những người chữ đẹp viết các lời chúc năm mới bằng chữ Nho, và hình ảnh Ngựa thể hiện năm Giáp Ngọ 2014 được bầy bán khắp nơi. Bên cạnh những gì giống với Nguyên đán của Trung Quốc, cái Tết Việt không chỉ đón năm mới. Nó nhiều hơn là tống cự nghênh tân. Mỗi năm sống ở Việt Nam, tôi lượm lặt được nhiều hơn những hương vị của dịp lễ hội kéo dài đến 10 ngày này.
Tết được tính theo âm lịch. Bởi vì chồng tôi theo Hồi giáo và tất cả những ngày lễ đạo Hồi cũng dựa trên lịch âm, tôi thuộc về những ai hiểu được những đất nước sống theo hai lịch cùng một lúc.
Vợ chồng tôi “ăn” cái Tết đầu tiên năm 2014. Sự phấn khích và mong đợi trong suốt các tuần lễ trước Tết quả là mãnh liệt. Các bạn Việt Nam dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa của mình. Dòng xe máy tuôn trào hối hả, chất đầy những cây quất trên các chậu cảnh trên yên sau. Bàn thờ tổ được trang hoàng với nhiều hoa. Khu vực nghĩa trang gần nhà tôi, các ngôi mộ được chỉnh trang và dọn sạch cỏ dại.
Nhận thấy ngay các hoạt động này, nhưng phải vài năm sau tôi mới hiểu ra rằng đây là các nỗ lực mời hồn tổ tiên về đón xuân với gia đình. Dù hiểu biết về phong tục thờ gia tiên và nhận thức rõ ràng về địa vị của bàn thờ tổ trong mỗi nhà, tôi vẫn rất kinh ngạc khi khám phá được rằng Tết không chỉ dành cho người trần thế. Đây là dịp lễ gắn kết người trần và người đã khuất. Đây là một phương thức thăng hoa nhận thức của chúng ta, khi quá khứ, hiện tại và tương lai đan xen vào nhau,
Tôi và chồng tôi tham gia Hội những người bạn của di sản Việt Nam trong một dịp cúng Táo quân. Từng người trong chúng tôi quỳ xuống bên bờ hồ và thả những con cá chép nhỏ, bằng cách đó gửi những thông điệp thiêng liêng tới Vua Bếp trên trời. Tết không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên, mà còn là dịp tôn thờ các vị thần phù hộ cho gia đình và canh giữ thiên đường.
Lời chào ngày Tết sẽ là “Chúc mừng năm mới” dành cho bất cứ ai bạn gặp trên phố hay trong các cửa hiệu. Sẽ có nhiều cách để thể hiện lời chúc cho năm mới, nhưng tôi đã chắc chắn được rằng mình phát âm chuẩn nhất bằng tiếng Việt những từ này.
Vào những ngày ngay trước Tết, Hà Nội trải qua một cuộc “hành hương” đông đảo, khi nhiều gia đình trở về sinh quán của mình. Những ai sinh sống ở hải ngoại chọn dịp đầu Xuân để về thăm quê hương. Anh của một người bạn tôi đã từ Đức quyết định về thăm nhà, sau nhiều năm ở nước ngoài. Sự chờ đợi người con xa xứ đã làm tăng thêm sự phấn khích trong gia đình bạn tôi. Tết quả là một thời điểm sum họp gia đình.
Trước giao thừa, một phách lặng chợt gieo xuống dãy phố tôi ở. Rồi ngay sau nửa đêm, một hồi trống thúc, chào mừng năm mới, và báo hiệu rằng, những lời cầu khấn của các gia đình mời gia tiên của họ về ăn Tết trong mười ngày tới vừa kết thúc.
Vào ngày mồng 1 Tết, Hà Nội biến thành một làng quê tĩnh mịch. Hai vợ chồng tản bộ trên đường tròn quanh Hồ Tây, dừng bước trước mỗi chùa, đền. Các gia đình mặc quần áo mới thắp hương, lễ bái trước bàn thờ trong chùa, và đốt vàng mã, tiền âm. Phụ nữ mặc áo dài màu sáng, có cả màu đỏ, chụp ảnh trên nền là mặt hồ lung linh.
Bước chân vào phủ Tây Hồ, một ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, trên con phố dẫn vào cổng phủ la liệt những quầy bán bánh tôm, các loại bánh ngọt, hoa quả, và hương nhang. Những ông cụ phất phơ chòm râu viết những điều ước, những lời cầu nguyện để du khách đốt, bằng cách đó gửi thông điệp của mình cho các vị thần.
Bên cạnh Phủ Tây Hồ, lữ khách cúi lạy ba vị nữ thần: Mẫu Thượng ngàn mặc áo màu xanh tượng trưng cho rừng, Mẫu Thoải áo trắng tượng trưng cho Nước, và Mẫu Địa mặc áo vàng, tượng trưng cho Đất. Chúng tôi được một lữ khách trẻ tuổi cho hay những cặp vợ chồng mong mỏi có con thường tới cầu nguyện ở đây.
Khi viếng thăm các thánh địa này, tôi nhận thấy sự giao thoa các ảnh hưởng của sự tôn thờ tổ tiên, Đạo Mẫu, Nho giáo và Phật giáo. Tết hội tụ được một đức tin vượt ra ngoài bất kỳ một cách hành đạo nào. Nó cung cấp một phương cách kết nối thiên nhiên, thần thánh, gia đình, bạn bè, và cả những người hoàn toàn xa lạ, với bản thân hướng thiện của mỗi chúng ta - cái bản ngã mà chúng ta muốn trở thành trong năm mới.
Ngày mồng 2, một vài bạn thân, những ai không về quê ăn Tết, mang quà cho chúng tôi - những chiếc bánh chưng. Tinh tế nhận biết đặc tính kiêng thịt heo của chồng tôi, họ đã mang tới những chiếc bánh chưng chay - đó là bánh gạo nếp nhân đậu, gói trong lá dong. Như những người chủ gia đình bận rộn hôm nay, họ thường mua bánh chưng, chứ không còn gói bánh tại nhà.
Về truyền thống, trẻ con thường phụ với người lớn gói bánh chưng, rồi thức đợi nồi bánh chín tới sau 8 tiếng đồng hồ. Bên nếp lửa đun nồi bánh chưng, người lớn sẽ đọc chuyện cho các em nhỏ nghe.
Những thay đổi trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Một số tục lệ ngày Tết đang biến mất. Tôi được biết trước kia cửa các căn nhà ở Hà Nội được trang hoàng bởi hai băng giấy có đề câu đối ở hai bên cửa. Một truyền thống nữa của Hà Nội là cho tiền các trẻ em gõ cửa từng nhà vào hát, và bắt nhịp bằng cách xúc xắc những ống tre đựng những đồng xu.
Ở đây có hai nhu cầu thiết yếu về nhân văn, một là thấu đáo về nhận thức ta là ai về phương diện cá nhân, và hai là gắn bó với cộng đồng. Người Việt chia sẻ một di sản - là con cháu của Vua Rồng Lạc Long Quân, và một tiên nữ trên núi, là Âu Cơ. Một nét đặc thù của Tết, là nó đề cao cả bản sắc cá nhân lẫn bản sắc dân tộc. Anh ăn Tết ư - vậy anh là người Việt.
Trong suốt dịp Tết, cả nước hòa quyện với nhau trong di sản của từng người: quê hương, tình làng nghĩa xóm, tổ tiên, bạn bè và gia đình. Từ rước Rồng đến múa Lân, từ việc mua tranh Tết đến trang hoàng nhà cửa, từ làm mứt Tết đến hoa đào Tết, đều chói sáng một bản sắc văn hóa Việt.
Nay, sang đảm nhiệm công tác tại một đất nước khác, tôi đã ở xa đất Việt Nam. Nhưng mỗi bận vào Xuân, tôi lại thấy nỗi nhớ Việt Nam trỗi dậy. Chưa từng nấu bánh chưng khi còn ở Hà Nội nhưng tôi đang tìm hiểu công thức làm bánh này. Hầu hết các vật liệu chính có ở nơi đây, và tôi đã chọn phương án dùng lá chuối và lá tre thay cho lá dong. Và tôi có thể tự làm khuôn gói bánh bằng gỗ. Nhưng ai sẽ giúp tôi tìm được một chậu quất ngày Xuân?
Lê Đỗ Huy dịch
EATING TẾT : DECODING A NATIONAL IDENTITY
Mary Pecaut
I first set foot in Vietnam in 2014. As a U.S. citizen embarrassed by my country’s policies during and following the American-Vietnam war, I was uncertain about the welcome that awaited me. Because I spoke French and had family members living in Toronto, I prepared to answer that certain-to-be-asked question, Where are you from? by replying, Canada.
I was pleasantly surprised to find that U.S. citizens are very welcome in Viet Nam and that there was no need to hide my identity. Upon arrival, I started my quest to understand my new home country and her people. Usually when I arrive in a newly assigned country, I dive into the local culture through food, art and language. I soon discovered that the best window into Vietnamese culture was by understanding a unique Vietnamese national holiday.
Tết Nguyên Đán otherwise known as Tết is the most important and popular holiday in Vietnam. The word Tết comes from the Vietnamese word tiet - the knotty internode on a bamboo stem which has come to mean a transition between seasons. There are numerous Vietnamese Tết Festivals, but none as extravagant as the Lunar New Year also considered as the beginning of Spring when we welcome in the new, assess the past year, and commit to the future.
My first impression of Tết was that it was similar to the Chinese New Year, but with a Vietnamese twist. Employers presented red envelopes of money to their staff, calligraphers wrote new year’s wishes in Chinese characters and horse statues representing the animal zodiac signs for 2014 were on sale in abundance. While there are similarities with Chinese New Year, Tết is not just a new year’s celebration. It is more than saying good-bye to the old and hello to the new. Each year living in Vietnam, I have gleaned more about the significance of this 3-10 day celebration.
Tếtis based on a lunar calendar. Because my husband is Muslim and all of the religious holidays in Islam are based on a lunar calendar, I understand how countries may follow two different calendars simultaneously.
My husband and I ‘ate our first Tết’ in Hanoi in 2014. The excitement and anticipation in the weeks before Tết were palpable. Vietnamese friends cleaned and decorated their homes. Motorbikes streamed by with orange fruited kumquat trees in clay pots strapped to the back. Branches dotted with pink blossoms decorated family altars. At the cemetery in my neighborhood, tombstones were cleaned and the gardens around them weeded. While I observed this activity, I didn’t realize until years later that preparations were being made to invite the spirit of ancestors to participate in the festivities. I knew about the practice of ancestor veneration and greatly appreciated the prominence of family altars in each home, but I was surprised to discover that Tết is not just for the living. It is a celebration which brings the living and the dead together. It is a way to transcend our notion of time - merging past, present and future.
My husband and I joined members of Friends of Vietnam Heritage at a presentation about the Kitchen God. One by one, we knelt by the lake and released small carp, sending sacred messages to the Jade Emperor in heaven. Tết is not only a time to honor ancestors, but also household and heavenly deities.
Chúc mừng năm mới replaced xin chao as we greeted people on the streets and in the shops. With so much practice repeating best wishes for the new year, I’m quite certain thatChúc mừng năm mới was the first phrase in Vietnamese that I pronounced correctly!
In the days just before Tết, Hanoi experienced a mass exodus as families returned to their hometowns. Those who could afford to travel from overseas were choosing to come home at this time of year. One friend’s brother was arriving from Germany after many years abroad. Anticipation of his arrival added to the excitement in their household. Tet was clearly a time for families to reunite.
The eve of Tết, a hush fell over our neighborhood. Just after midnight, we heard drumming, welcoming the new year, and signifying the completion of special prayers by families inviting their ancestors to join in the Tết festivities of the next ten days.
On Day 1, Hanoi was transformed into a quiet village. My husband and I walked the circumference of Tây Hồ, stopping at each temple and pagoda along the way. Families dressed in new clothes lit incense, bowed before the altar, and burned paper votive offerings including fake money. Women in brightly colored au dais - many of them dressed in red - posed for photos against the backdrop of the lake.
As we approached Phu Tây Hồ, a temple dedicated to Princess Lieu Hanh, the street leading to the gate was packed with colorful stalls selling snacks like banh tom, prawns cooked in a thick batter as well as sweets, cakes, fruit, andincense. Bearded elderly men wrote prayers for visitors to burn to send to the gods and goddesses.
Inside Phu Tây Hồ, visitors bowed before the three mother goddess statues: Mau Thuong Ngan wearing green to represent the forest, Mau Thoai dressed in white, symbolizing water; Mau Dia in gold, symbolizing the earth. We were told by a young temple visitor that those who desire fertility blessings often pray here.
As we visited the holy sites, I could see the influences of ancestor veneration, mother goddesses, Confucianism and Buddhism converging. Tết invokes a spirituality beyond any one practice. It provides a way to connect to nature, the Divine, family, friends, and complete strangers and to our better selves - the person we want to become in the new year.
Day 2 A few close friends who did not travel back to their family’s hometown, came to call bearing gifts of bánh chưng. Attentive to my husband’s dietary restriction of no pork, they brought a vegetarian version - square packets of delicious glutinous rice with mung beans steamed in la dong. Like many busy households they now buy bánh chưng rather than make it at home. Traditionally, children helped prepare bánh chưng and while they waited for it to steam for eight hours, family members would read stories to them.
In life, change is inevitable. Some Tết practices are disappearing. I am told that the doors of homes in Hanoi were once decorated with red scrolls of Cau doi (parallel sentences) one on each side of the door. Older generations in Hanoi describe offering money to singing children who would come to their home, tapping bamboo sticks filled with jingling coins.
There are two essential human needs - to be grounded in our understanding of who we are individually and to belong to a community. Vietnamese have a shared heritage as descendants of the Royal Water Dragon, Lai Long Quan and the mountain fairy Au Co. One of the remarkable aspects of Tết is that it celebrates both personal and national identities. To celebrate Tết is to be Vietnamese.
During Tết the entire country focuses on reconnecting with one’s heritage, hometown, village life, ancestors, friends and family. From dragon parades and lion dances, to village banners and home decorations, from sugared dried fruits like mut, to peach flowers, the Vietnamese culture shines.
Now that I’ve been assigned to another country, Vietnam seems far away. Yet as Tết approaches, I feel a deep sense of nostalgia. I never cooked bánh chưng while living in Hanoi, yet now I find myself looking up recipes. Most ingredients are available here andI rationalize that banana leaves and bamboo leaves may be substituted for la dong. And surelyI can make cake molds out of wood.Where will I find a kumquat tree?
Nguồn: http://vanhoanghean.com.vn