logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Đào tạo - Huấn luyện
  • Đào tạo ở Khoa VHH
  • Kết quả đào tạo
Sunday, 19 October 2008 21:58

Nguyễn Thị Tâm Anh. Hình tượng Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Người post bài:  TT VHH

 

 

Nguyễn Thị Tâm Anh

Năm sinh: 1979

Cơ quan công tác: Đại học Mở Bán công Tp. HCM

 

 

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:

HÌNH TƯỢNG CHẰN TRONG VĂN HÓA KHMER NAM BỘ

 

MỤC LỤC

DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6. Phương pháp nghiên cứu

7. Cơ sở lý thuyết

8. Kết cấu đề tài

 

CHƯƠNG 1: Khái quát về người Khmer Nam Bộ và cơ sở lý luận

1.1. Người Khmer ở Nam Bộ

1.1.1.      Lược sử quá trình hình thành cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ

1.1.2.      Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Khmer Nam Bộ

1.2. Thuật ngữ khoa học và cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

1.2.1.      Các thuật ngữ khoa học sử dụng trong đề tài

1.2.1.1. Hình tượng

1.2.1.2. Biểu tượng

1.2.1.3. Type và motif

1.2.1.4. Hình tượng Chằn

1.2.2.            Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

1.2.2.1. Chủ nghĩa tượng trưng trong nghệ thuật

1.2.2.2. Trường phái biểu trưng và trường phái chức năng

1.2.2.3. Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa

1.2.2.4. Nhân học nghệ thuật và nhân học biểu tượng

1.2.2.5. Mối quan hệ giữa nghệ thuật, biểu tượng và tôn giáo

 

CHƯƠNG 2: Hình tượng Chằn trong tín ngưỡng và lễ hội cư dân Khmer Nam Bộ

2.1. Nguồn gốc hình tượng Chằn

2.2. Hình tượng Chằn trong tín ngưỡng dân gian

2.2.1. Tục treo vũ khí của Chằn

2.2.2. Tục vẽ mặt Chằn

2.2.3. Tục thờ Wissawon

2.3. Hình tượng Chằn trong các ngày lễ và lễ hội

2.3.1. Lễ hội Chol Chnam Thmay (Lễ vào năm mới)

2.3.2. Lễ hội Ok Om Bok (Lễ cúng trăng hay Lễ đút cốm dẹp)

2.3.3. Lễ Kathan Nah Tean (Lễ dâng y)

 

CHƯƠNG 3: Hình tượng Chằn trong nghệ thuật Khmer Nam Bộ

3.1. Hình tượng Chằn trong nghệ thuật ngôn từ

3.2. Hình tượng Chằn trong nghệ thuật diễn xướng

3.2.1. Sân khấu Rôbăm

3.2.2. Sân khấu Dù kê

3.3. Hình tượng Chằn trong nghệ thuật tạo hình

3.3.1. Điêu khắc

3.3.2. Hội họa

 

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng thuật ngữ tiếng Khmer sử dụng trong luận văn

Phụ lục 2. Biên bản phỏng vấn

Phụ lục 3. Dân số dân tộc Khmer tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính

Phụ lục 4. Các bảng biểu liên quan đến truyện Reamker

Phụ lục 5. Nghi thức chi tiết trong lễ cúng Tổ Lakhol ở Campuchia

Phụ lục 6. Hình ảnh

 TÓM TẮT LUẬN VĂN

HÌNH TƯỢNG CHẰN TRONG VĂN HÓA KHMER NAM BỘ

 Nam Bộ khoảng thế kỷ XIII khi còn hoang sơ thì những nhóm nhỏ cư dân Khmer đã tới đây sinh sống. Từ thế kỷ XVI, người Việt từ Đàng Trong, từ miền Trung cũng bắt đầu vào lập nghiệp tại Nam Bộ ngày càng đông. Cuối thế kỷ XVII, một số nhóm người Hoa cũng đến ngụ cư và cuối thế kỷ XIX, một bộ phận nhỏ người Chăm từ Campuchia đã về Nam Bộ sinh sống. Quá trình cộng cư trong hơn 3 thế kỷ qua của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm trên vùng Nam Bộ này đã tạo nên sự giao lưu tiếp biến văn hóa hình thành nên một diện mạo văn hóa vùng Nam Bộ mang tính đa dạng phong phú, vừa gắn với đặc trưng văn hóa từng dân tộc, vừa thể hiện sắc thái văn hóa chung của toàn vùng.

Người Khmer tại Nam Bộ cũng mang những đặc điểm chung của cư dân Đông Nam Á, đời sống chủ yếu dựa trên việc canh tác lúa nước. Họ có những tín ngưỡng như thờ nữ thần lúa, tục thờ đá, thờ những linh vật dưới dạng tôtem như rắn, rồng, chim thần, cá sấu, thờ những vị thần bảo hộ dòng họ và vùng đất cư trú như Arak, Neakta... Chằn là một trong những hình tượng mà người Khmer ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ dung hợp với tín ngưỡng bản địa. Cơ tầng văn hóa bản địa của cư dân Khmer đã hòa quyện với nền văn hóa Ấn Độ qua Bà la môn giáo và Phật giáo tạo nên nét văn hóa đặc trưng.

Hình tượng Chằn thể hiện dưới dạng một người cao lớn, mặc giáp trụ, tay cầm đao, có sức mạnh phi thường, đặc biệt gương mặt hung dữ, mắt trợn to, miệng rộng, răng nanh nhọn lởm chởm… Hình tượng này trong các khía cạnh văn hóa Khmer mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Trong văn học, hình tượng Chằn thường xuất hiện tượng trưng cho cái xấu, cái ác, của nhân vật phản diện, chuyên phá hoại, gây ra nghịch cảnh, đau khổ cho nhiều người. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân cũng như trong nghệ thuật tạo hình ở chùa Khmer, hình tượng Chằn xuất hiện với chức năng như vị thần bảo vệ người dân, bảo vệ chùa... biểu trưng cho điều thiện, điều lành.

Image 

Hình tượng Chằn Khmer Nam Bộ mang nhiều nét ảnh hưởng tiếp biến của văn hóa Ấn Độ và chúng tôi cho rằng nghiên cứu hình tượng Chằn Khmer dưới góc độ văn hóa học sẽ giúp làm rõ thêm văn hóa của dân tộc Khmer, một dân tộc có vai trò quan trọng không nhỏ ở Nam Bộ. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ” để tìm hiểu.

Trong phạm vi tài liệu chúng tôi có thể bao quát được, vẫn chưa có một công trình chuyên khảo về hình tượng Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ, do đó, tham khảo những tài liệu văn bản của ngành Văn hóa học, Văn học, Lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc học cùng với điều tra điền dã là nguồn tư liệu chủ yếu để thực hiện đề tài.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần hiểu biết về đặc điểm nền văn hóa của người Khmer và đóng góp một phần trong việc bảo tồn và phát huy, giữ gìn vốn văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn góp phần nhỏ cung cấp tư liệu nghiên cứu về văn hóa người Khmer Nam Bộ cho các ban ngành chức năng, cho công tác giảng dạy, học tập về văn hóa của người Khmer Nam Bộ ở các trường, các viện nghiên cứu.

Ngoài phần Dẫn luận và Kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát về người Khmer Nam Bộ và cơ sở lý luận

Mục 1: Trình bày khái quát quá trình hình thành văn hóa tộc người Khmer ở vùng Nam Bộ và những hoạt động kinh tế – văn hóa – xã hội. Qua đó, nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ như là một bối cảnh chung làm cơ sở cho việc nghiên cứu hình tượng Chằn.

Mục 2: Cơ sở lý luận áp dụng cho đề tài.

Chương 2. Hình tượng Chằn trong tín ngưỡng và lễ hội cư dân Khmer Nam Bộ

Giới thiệu về nguồn gốc của hình tượng Chằn và mô tả, phân tích hình tượng Chằn trên các khía cạnh văn hóa trong đời sống người Khmer Nam Bộ từ tín ngưỡng dân gian đến các lễ hội. Qua đó, thấy được sự tác động của hình tượng Chằn trên các lĩnh vực này làm cơ sở chung cho những phân tích cụ thể hơn ở chương 3.

Chương 3. Hình tượng Chằn trong nghệ thuật Khmer Nam Bộ

Trình bày góc nhìn đồng đại về hình tượng Chằn, khảo cứu hình tượng Chằn trên các bình diện của nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng và tạo hình. Có thể nói sự độc đáo và đặc sắc của hình tượng Chằn chủ yếu thể hiện qua các khía cạnh trên. Xuất phát từ văn học, hình tượng Chằn đi vào những môn nghệ thuật diễn xướng và tạo hình. Rồi từ đây, hình tượng Chằn lại phát tán những ảnh hưởng của mình trở ngược vào đời sống cư dân Khmer Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu trong chương nhằm chứng minh sự độc đáo và cần thiết của một biểu tượng văn hóa (Chằn) trong nền văn hóa một dân tộc (Khmer).

Do tính chất của đề tài, phần nội dung của chương 3 chiếm số trang khá lớn vì chúng tôi sử dụng khoảng hơn 30 trang cho hình ảnh minh họa nhằm làm rõ các đề mục được trình bày.

Cụ thể hơn, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:

Trong lễ nghi tín ngưỡng, cư dân Khmer đã dung hòa tín ngưỡng liên quan đến Chằn vào Phật giáo. Nhiều nghi lễ thế tục cũng như nghi lễ trong Phật giáo Khmer có hình tượng Chằn hầu như ẩn chứa ý nghĩa cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa chiến thắng hung tàn. Cư dân Khmer với truyền thống nông nghiệp đã mượn hình ảnh Chằn để thể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn trong đời sống của họ.

Trong các tác phẩm văn học cụ thể là truyện Reamker, hình tượng Chằn được thể hiện biểu cảm và đa dạng, nó mang giá trị giáo dục nhận thức, bày tỏ quan niệm sống của dân gian, đồng thời hình tượng Chằn cũng nêu lên những giá trị, những bài học về đạo đức nhân sinh mà thế hệ trước mong muốn các thế hệ sau kế tục và gìn giữ.

Trong nghệ thuật diễn xướng của người Khmer Nam Bộ, hình tượng Chằn có một vị trí nổi bật, được người Khmer xem là linh hồn trong sân khấu Rôbăm và Dù kê. Chằn trong các loại hình sân khấu trên ngoài tác dụng giải trí còn mang ý nghĩa để cầu mưa, xua đuổi dịch bệnh, tà ma và những điều không tốt trong đời sống để được sự yên bình. Hình tượng Chằn nói chung tiêu biểu cho cái xấu, cái ác tồn tại trong cuộc sống của con người. Chằn cũng là biểu trưng của những khó khăn trở ngại nhằm thử thách ý chí con người. Chằn còn thể hiện khát vọng hoàn thiện bản thân và là một biểu tượng nghi lễ trong đời sống tâm linh của cư dân Khmer Nam Bộ. Như vậy, vượt lên trên tầng nghĩa thông thường của một hình tượng, Chằn đã trở thành một biểu tượng văn hóa mang tính “thiêng”.

Image 

Trong nghệ thuật tạo hình, Chằn là một mô típ khơi nguồn sáng tạo bất tận đối với các nghệ nhân Khmer. Hình tượng Chằn được khắc họa ở một số vị trí mang tính bảo vệ, ngăn chặn tà ma xâm nhập vào chùa chủ yếu với các tư thế đứng hoặc ngồi trong khuôn viên ngôi chùa Khmer. Nghệ thuật tạo hình Khmer Nam Bộ chủ yếu lấy đề tài từ những thần thoại Bà la môn và Phật thoại. Hình tượng Chằn ở đây đã được cải hóa, quy phục bởi đức Phật và trở thành thế lực bảo vệ cho chùa, qua đó, đề cao tinh thần khoan dung và chính nghĩa của Phật giáo đã chiến thắng sự hung bạo. Nghệ nhân dân gian Khmer bằng tài nghệ của mình đã thể hiện được ý nghĩa sâu sắc trên.

Như vậy, khởi nguyên từ một hình tượng xuất phát từ nền văn hóa Ấn Độ mang dấu ấn Bà la môn giáo nhưng Chằn hầu như trở thành một hình ảnh gần gũi với Phật giáo Khmer Nam Bộ. Điều này cho thấy sự hòa quyện giữa Bà la môn giáo, Phật giáo với các tín ngưỡng dân gian hình thành nên sắc thái văn hóa đặc trưng của dân tộc Khmer.

Với kết quả khảo sát bước đầu về hình tượng Chằn để thực hiện luận văn, chúng tôi nêu vài suy nghĩ, kiến nghị mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc sắc của cư dân Khmer Nam Bộ:

Như trong nội dung luận văn đã nêu, nghệ nhân diễn xuất vai Chằn trong tuồng Rôbăm đều phải đội mặt nạ Chằn. Một số tuồng diễn có nhiều vai Chằn nên mỗi mặt nạ Chằn đều có những chi tiết khác nhau, vì thế, việc chế tác các loại mặt nạ Chằn cho tuồng Rôbăm đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao và am hiểu về nghệ thuật sân khấu Rôbăm. Như vậy, chế tác mặt nạ nói chung và mặt nạ Chằn nói riêng là một nghề thủ công rất cần thiết, nhưng hiện nay ở Nam Bộ chỉ còn rất ít nghệ nhân dân gian Khmer làm mặt nạ này. Do đó, nghề làm mặt nạ Chằn trong tuồng Rôbăm có nguy cơ mất dần vì không có người kế thừa. Vì lý do này, chúng tôi nghĩ nhà nước nên có chế độ khích lệ khen thưởng đặc biệt cho các nghệ nhân lành nghề, hoặc có chủ trương thiết lập cơ sở đào tạo nghề làm mặt nạ Chằn. Khuôn viên chùa Khmer có thể là một trong những nơi thích hợp để lưu truyền nghề này.

Nghệ nhân đóng vai Chằn trước đây có rất nhiều và trong số đó có những người diễn rất xuất sắc, nhưng đội ngũ này ngày càng ít đi do nhiều nguyên nhân khác nhau, các ngành chức năng nên chăng hỗ trợ mở trường lớp để đào tạo các nghệ sĩ tuồng Rôbăm, Dù kê nói chung và nghệ sĩ diễn vai Chằn nói riêng, nếu được nên huấn luyện cho trẻ em Khmer ngay từ bé và đào tạo thành nghề đến khi lớn vì chúng tôi cho rằng xây dựng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần cho các hình thức nghệ thuật diễn xướng có thể tồn tại bền lâu.

Hình tượng Chằn là mô típ thể hiện nghệ thuật tạo hình độc đáo, đặc trưng của văn hóa Khmer, du khách thường rất ưa chuộng mô típ này, do đó, ngành du lịch có thể quảng bá, giới thiệu hình tượng Chằn qua sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Với các chuyến khảo sát thực tế tại Campuchia, Lào, Thái Lan năm 2006, chúng tôi nhận thấy có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhỏ gọn, rất tiện lợi để làm quà lưu niệm cho khách du lịch như mặt nạ Chằn, tượng Chằn bằng đồng, bằng bạc... Ở Thái Lan, mặt nạ dùng trong sân khấu Khol được bày bán ngay tại nơi trình diễn và các siêu thị, cửa hàng bán đồ lưu niệm. Thiết nghĩ, cư dân Khmer Nam Bộ cũng có thể áp dụng hình thức kinh doanh như trên. Với cách thức này, nghệ nhân Khmer sẽ tìm được đầu ra cho các sản phẩm chế tác, từ đó có thể góp phần duy trì và bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra, hiện nay nhiều tượng Chằn trong chùa Khmer bị hư hỏng, mất mát, do đó, các ngành chức năng cũng như các chùa Khmer cần có biện pháp bảo tồn, phục chế và tu sửa những loại tượng này vì đây là các tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo.

Nói tóm lại, luận văn này bước đầu tìm hiểu về Chằn, một trong những biểu tượng văn hóa của cư dân Khmer Nam Bộ, chúng tôi hy vọng nội dung luận văn sẽ cung cấp thêm tư liệu về nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer tại Nam Bộ cũng như góp phần tìm hiểu sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar, Indonesia.

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 9 (2008-2011)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 8 (2007-2010)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 7 (2006-2009)

  • Ngô Thị Thanh. Tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hóa Việt Nam …

  • Nguyễn Văn Long, Quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị …

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 88
  • Tổng :
  • 3 8 2 6 0 3 0 6
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Kết quả đào tạo