logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Đào tạo - Huấn luyện
  • Đào tạo ở Khoa VHH
  • Kết quả đào tạo
Friday, 17 October 2008 17:48

Nguyễn Phúc Bình. Văn hóa qua địa danh ở Sài Gòn – Tp. HCM

Người post bài:  TT VHH

 

 

Nguyễn Phúc Bình

Năm sinh: 1973

Cơ quan công tác: Đại học Mở Bán công Tp. HCM

 

 

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:

VĂN HÓA QUA ĐỊA DANH Ở SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH

 Image

MỤC LỤC

DẪN LUẬN

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
  2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
  3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3.1 Nghiên cứu địa danh ở nước ngoài

           3.2 Nghiên cứu địa danh Việt Nam

          3.3 Nghiên cứu địa danh ở Tp. Hồ Chí Minh

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
  2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
  3. PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC VÀ NGUỒN TÀI LIỆU

6.1 Phương pháp nghiên cứu

6.2 Nguyên tắc nghiên cứu

6.3 Nguồn tài liệu nghiên cứu

  1. BỐ CỤC LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.             NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1.1.        Địa danh

1.1.1.1            Khái niệm địa danh

1.1.1.2            Phân loại địa danh

1.1.1.3            Các phương thức đặt địa danh

1.1.2.        Văn hóa

1.1.2.1.              Khái niệm văn hóa

1.1.2.2.               Khái niệm địa văn hóa

1.1.2.3.              Giao lưu văn hóa

1.1.2.4.              Tính đa tầng và hội nhập của văn hóa

1.1.2.5.              Quan hệ giữa địa danh và văn hóa

1.1.2.6.              Mối quan hệ giữa địa văn hóa và địa danh

1.2.             LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN – TP.HỒ CHÍ MINH

1.2.1.            Giai đoạn buổi đầu khai hoang

1.2.2.            Giai đoạn vua chúa nhà Nguyễn (1698 – 1862)

1.2.3.            Giai đoạn thuộc Pháp (1862 – 1945)

1.2.4.            Giai đoạn chế độ Việt Nam Cộng hòa (1945 – 1975)

1.2.5.            Giai đoạn thống nhất (sau 1975)

1.3.             ĐỊA LÝ

1.3.1.            Vị trí

1.3.2.            Địa hình

1.3.3.            Giao thông

1.3.4.            Khí hậu

1.3.5.            Tài nguyên thiên nhiên

1.4.             XÃ HỘI

1.4.1.            Dân tộc

1.4.2.            Văn hóa cư dân thành phố Hồ Chí Minh

1.5.             KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH SG – TP.HCM

1.5.1.        Kết quả thu thập địa danh

1.5.2.        Kết quả phân loại địa danh

Chương 2: VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA ĐỊA DANH SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA

2.1.             ĐỊA DANH  SÀI GÒN – TP.HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN KHÔNG GIAN VĂN HÓA

2.1.1.        Địa hình

2.1.2.        Thủy văn

2.1.3.        Động vật

2.1.4.        Thực vật

2.1.5.        Nguyên vật liệu

2.1.6.        Màu sắc, ánh sáng

2.1.7.        Vị Trí

2.2.             ĐỊA DANH SÀI GÒN – TP.HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN THỜI GIAN VĂN HÓA

2.2.1.        Địa danh phản ánh các giai đoạn lịch sử

2.2.2.        Địa danh phản ánh các thay đổi về hành chính

2.3.             ĐỊA DANH SÀI GÒN – TP.HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN CHỦ THỂ VĂN HÓA

2.3.1.        Địa danh phản ánh tên người

2.3.1.1.          Địa danh phản ánh các dân tộc cư trú trên địa bàn

2.3.1.2.          Địa danh phản ánh tên danh nhân

2.3.2.        Địa danh phản ánh tâm

2.3.2.1.          Ước vọng giàu có

2.3.2.2.          Ước vọng an bình, thịnh vượng

2.3.2.3.           Ước vọng đổi đời

2.3.2.4.           Ước vọng cuộc sống tươi đẹp

2.3.2.5.          Tâm lý kiêng kỵ

2.3.2.6.          Sở thích dùng số thứ tự

Chương 3: VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA ĐỊA DANH Ở SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN CÁC HOẠT ĐỘNG

3.1.             ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

3.1.1.        Tên chợ

3.1.2.        Nghề nghiệp và sản phẩm

3.1.3.        Chức năng

3.2.             ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG

3.2.1.        Tên các công trình giao thông

3.2.2.        Tên đường phố

3.2.2.1.          Tên đường đặt  trước 1954

3.2.2.2.          Tên đường từ 1954 đến 1975

3.2.2.3.          Tên đường từ sau tháng 4/1975

3.2.3. Tên Cầu

3.3.             ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC    

3.3.1.        Ngôn ngữ

3.3.1.1.          Tiếng dân tộc

3.3.1.2.          Từ biến âm

3.3.2.        Văn học

3.3.2.1.          Cổ tích, truyền thuyết về địa danh

3.3.2.2.          Ca dao dân ca có địa danh

3.3.3. Am nhạc

3.4.             ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ VUI CHƠI GIẢI TRÍ

3.4.1.        Địa danh phản ánh hoạt động giáo dục

3.4.2.        Địa danh phản ánh hoạt động vui chơi giải trí

3.5.             ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG    

3.5.1.        Địa danh gắn với hoạt động tôn giáo

3.5.2.        Địa danh gắn với hoạt động tín ngưỡng

3.6. ĐỊA DANH PHẢN ÁNH CÁC HOAT ĐỘNG QUÂN SỰ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

TÓM TẮT LUẬN VĂN  

VĂN HÓA QUA ĐỊA DANH Ở SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH

 

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.             NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1.1.        Địa danh

1.1.1.1. Khái niệm địa danh

Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cách định nghĩa riêng tuỳ cách lập luận và hướng tiếp cận của mình. Với tư cách là một nhà ngôn ngữ học, Lê Trung Hoa đã nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học, ông đã đưa ra cách định nghĩa sau “Địa danh là những từ hoặc ngữ được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ”

1.1.1.2. Phân loại địa danh

Sự phân loại địa danh tùy thuộc vào mục đích và phương pháp tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Trong luận văn này sử dụng cách phân loại theo loại hình của đối tượng địa lý với tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên.

1.1.1.3. Các phương thức đặt địa danh

Khi nghiên cứu địa danh ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi bám sát vào  các đặc điểm đặt tên của Lê Trung Hoa, cụ thể là:phương thức tự tạo, vay mượn, chuyển hóa.

            1.1.2. Văn hóa

1.1.2.1.  Khái niệm văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo chúng tôi, định nghĩa của Trần Ngọc Thêm bao quát và hợp lý. Theo ông, văn hóa có 4 đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Chức năng cơ bản của văn hoá gắn liền với đặc trưng của văn hóa, đó là tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giao tiếp xã hội và chức năng giáo dục.Trên cơ sở phân tích, đánh giá những biểu hiện về nội dung và giá trị của văn hóa, ông đã định nghĩa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

1.1.2.2. Khái niệm địa văn hóa

Địa văn hóa là một phạm trù để định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng là một trong những phương pháp để lý giải các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên tác động đến cuộc sống con người và tạo ra những đặc trưng văn hóa khác nhau giữa các dân tộc ở những vùng địa lý khác nhau.

1.1.2.3.  Giao lưu văn hóa

Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của văn hóa, chỉ trong giao lưu văn hóa mới có thể tồn tại. Không có hoạt động, không có giao lưu thì cũng không có bản chất xã hội của con người, và do đó – cũng không thể có văn hóa. Giao lưu văn hóa được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi văn hóa của các bên. Sự giao lưu diễn ra trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố văn hóa địa phương (văn hóa nội sinh) và yếu tố văn hóa từ bên ngoài du nhập vào (văn hóa ngoại sinh).

1.1.2.4.  Tính đa tầng và hội nhập của văn hóa

Trong địa danh ở vùng đất này, tên các đơn vị hành chánh của các quận, huyện thường được sử dụng từ Hán Việt, hầu hết các yếu tố này đều mang ý nghĩa tốt đẹp, phản ánh tâm tư, ước vọng của người dân mong muốn nơi mình ở được thịnh vượng, bình an, tồn tại lu di, hay những địa danh chỉ vị trí phương hướng …nên thường sử dụng một số chữ như: Bình, An, Tn, Ph, Hưng, Mỹ … Đặc điểm này có nhiều nét tương đồng với nhiều nơi khác ở Việt Nam, bên cạnh những yếu tố địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt ở địa bàn cịn cĩ cc địa danh mang  yếu tố Khmer, Chăm, Pháp … Điều này chứng tỏ các tầng văn hóa đ hịa hợp tạo nn một yếu tố văn hóa đa dạng và phong phú trên mảnh đất nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

1.1.2.5 Quan hệ giữa địa danh và văn hóa

Văn hóa học là một khoa học liên ngành, cũng như các liên ngành khác, văn hóa và địa danh có mối liên hệ với nhau. Địa danh là một hiện tượng ngôn ngữ, về bản chất, nó còn là một hiện tượng văn hóa. Địa danh trong quá trình này cùng phát triển đồng hành với văn hóa.Địa danh là một hiện tượng văn hóa. Văn hóa đi vào mọi phương diện của cuộc sống con người. Địa danh là vật dẫn của văn hóa. Cũng như một số hiện tượng ngôn ngữ khác, trong quá trình phát triển của văn hóa, địa danh là công cụ vận chuyển và truyền bá tích cực.

1.1.2.6. Mối quan hệ giữa địa văn hóa và địa danh

Văn hóa được cấu thành từ nhiều thành tố trong đó yếu tố địa lý có một vai trò quan trọng. Vì khi nói đến địa văn hóa tức là nói đến địa lý của một vùng đất có tác động ảnh hưởng trong sự hình thành và phát triển văn hóa của vùng đất. Địa lý bao gồm những đặc điểm về tự nhiên, về địa hình, về khí hậu và văn hóa là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên.

1.2.             LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.2.1.        Giai đoạn buổi đầu khai hoang

Vào cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, trên vùng đất Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng, có các đợt chuyển cư các các cư dân từ miền Bắc vào, nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống như người Việt, Hoa, Chăm, Khmer.

1.2.2.        Giai đoạn vua chúa nhà Nguyễn (1698 - 1862)

Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam kinh lược, lấy đất Nông Nại lập phủ Gia Định, lấy đất Đồng Nai lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gịn lập huyện Tn Bình, dựng Phin Trấn.http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A0i_G%C3%B2n - cite_note-13#cite_note-13

1.2.3.        Giai đoạn thuộc Pháp (1862 - 1945)

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Php gấp rt quy hoạch lại Si Gịn thnh một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa.Vào năm 1861, địa phận Sài Gịn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Ngh v rạch Bến Ngh với một bn l sơng Si Gịn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phịng tuyến cũ của đồn Kỳ Hịa.Ngy 15 thng 3 năm 1874, Tổng thống Php Jules Grvy ký sắc lệnh thnh lập thnh phố Si Gịn.Trong suốt thời kỳ Php thuộc, Si Gịn trở thnh trung tm quan trọng, khơng chỉ hnh chính m cịn kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả Lin bang Đông Dương

1.2.4.        Giai đoạn chế độ Việt Nam Cộng hòa (1945 - 1975)

Từ năm 1949, Si Gịn đ l thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1954, Việt Nam Cộng hịa được thành lập, Sài Gịn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này. Cũng năm 1954, thnh phố tiếp nhận một lương dân cư mới từ miền Bắc Việt Nam. Với nghị định số 110-NV ngày 27 thng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Si Gịn được chia thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.Nhờ sự phát triển của kinh tế Việt Nam Cộng hịa v viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Si Gịn trở thnh một thnh phố hoa lệ với mệnh danh Hịn ngọc Viễn Đông.

1.2.5.        Giai đoạn thống nhất (sau 1975)

Sau 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hịa bị xĩa bỏ v Chính phủ Cch mạng lm thời Cộng Hịa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam Dn chủ Cộng hịa - quản lý miền Nam.Ngy 2 thng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thnh Cộng hồ X hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên Sài Gịn thnh thnh phố Hồ Chí Minh, tn của Chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 63 x, thị trấn, diện tích 2.093 km2. Khu vực nội thnh gồm 19 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gị Vấp, Tn Bình, Tn Ph (nội thnh cũ) v cc quận: 2, 7, 9, 12, Bình Tn, Thủ Đức (nội thành mở rộng) với diện tích 492,22 km2  và bao gồm 254 phường. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Bình Chnh, Cần Giờ, Củ Chi, Hĩc Mơn, Nh B, diện tích 1.601,48 km2  với 5 thị trấn v 58 x. 

1.3.             ĐỊA LÝ

1.3.1.        Vị trí

Thnh phố Hồ Chí Minh cĩ tọa độ 10° 10’ – 10° 38 vĩ độ Bắc và 106° 22’ – 106° 54 ’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Ty Bắc gip tỉnh Ty Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh B Rịa - Vũng Tu, Ty v Ty Nam gip tỉnh Long An v Tiền Giang.

1.3.2.        Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh có hình dáng dài và thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, diện tích hơn 2000 km2. Do vậy địa hình thành phố có ba dạng chính: dạng đồi gò lượn sóng thuộc thềm phù sa cũ bị bào mòn, từ Củ Chi đến quận 9; dạng đồng bằng có độ cao 5 – 10m gồm Hóc Môn và các quận nội thành; dạng đất thấp mới hình thành, bị sông rạch chia cắt và thường xuyên ngập mặn, độ cao từ 0,5 – 2m ở Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Đây cũng là khu vực cửa sông – vịnh biển của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn.

1.3.3.        Giao thông

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam v khu vực Đông Nam Á.Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích v cơng suất nh gahttp://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A0i_G%C3%B2n - cite_note-50#cite_note-50. Về giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ng ra vo: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Ty Ninh, Ký Thủ Ơn. Khu vực thnh phố Hồ Chí Minh cĩ bốn cảng biển chính: Si Gịn, Bến Ngh, Nh B, Tn Cảng cng cc cảng sơng Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước....

1.3.4.        Khí hậu

Nằm trong vng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thnh phố Hồ Chí Mình cĩ nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khơ r rệt. Ma mưa được bắt đầu từ thng 5 tới thng 11, cịn ma khơ từ thng 12 tới thng 4 năm sau. Trung bình, thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao nhất ln tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C.

1.3.5.        Tài nguyên thiên nhiên

Thnh phố khơng cĩ khống sản quý hiếm, chỉ cĩ một số khống sản phi kim loại, chủ yếu là sét , cát sỏi, đất đá dùng trong xây dựng, tương đối tập trung ở Long Bình (quận 9). Ngồi ra cịn cĩ st trắng lm đồ gốm ở Nhuận Đức và An Nhơn (huyện Củ Chi), Vĩnh Lộc (huyện Bình Chnh), một số vật liệu phụ gia như phiến đất sét, sét có tính trương nở cao.

Về thực vật, thành phố Hồ Chí Minh có 3 hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu: rừng nhiệt đới ẩm, rừng úng phn v rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm ở Củ Chi và Thủ Đức; Hệ sinh thái rừng úng phèn gồm các cánh rừng tràm tự nhiên ở tây nam Củ Chi, Bình Chnh, Hĩc Mơn, Nh B; Hệ sinh thi rừng ngập mặn tập trung ở Cần Giờ (phía nam thnh phố) với hệ thực vật kh phong ph, cĩ 104 lồi thuộc 48 họ. Rừng phịng hộ Cần Giờ đ trở thnh l phổi xanh khổng lồ của thnh phố với diện tích trn 30.000 ha.

Về động vật, xưa kia, động vật của thànhphố cũng rất đa dạng, phong phú. Trên cạn có cọp, nai, gấu, heo rừng, khỉ vượn … các loại bị st như trăn, rắn, rùa, kỳ đà … Dưới nước có nhiều rái cá, cá sấu, các loại tôm, cá, cua, sị, ốc. Cc loại chim cũng nhiều v đa dạng: le le, cị, vạc, vịt trời, chng b, mỏ nhc, chim sẻ, o gi, kt, n … Hiện nay vẫn cịn lưu lại dưới nhiều địa danh như Bến Nghé, rạch Sấu, Bàu Nai, Hóc Hươu, Rỏng Tượng, Láng Le – Bàu Cị …

1.4.             XÃ HỘI

1.4.1.        Dân tộc

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất nước, hiện có khoảng 6.239.938 người, có tỉ lệ tăng dân số rất cao, trong đó tăng cơ học cao hơn tăng tự nhiên. Nằm trong bối cảnh lịch sử chung của vùng đất Nam Bộ, cư dân Sài Gòn – Gia Định từ buổi đầu đã mang tính đa tộc. Có trên 40 dân tộc cư trú trên địa bàn này. Dân tộc Kinh đông nhất, chiếm 91,2% dân số thành phố, kế đến là dân tộc Hoa, Chăm, Khmer, Tày, Nùng, Mường, Thái ...

1.4.2.        Văn hóa cư dân thành phố Hồ Chí Minh

Như vậy vào cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, trên vùng đất này đã có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa, ... Sự cộng cư của các dân tộc làm cho  thành phố trở thành một vùng dân cư  đa tộc đa văn hóa, dẫn đến đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán. Họ đã đoàn kết gắn bó trong cuộc sống hình thành nên những đặc điểm , giá trị văn hóa tốt đẹp và ngược lại những giá trị văn hóa đó có ảnh hưởng không ít đến cách đặt địa danh của vùng đất này. Do vậy, trong quá trình phát triển lịch sử vùng đất đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã sớm là nơi hội tụ thuận hoà của một nền văn hóa đa tầng của chủ thể văn hóa – đa tộc người.

Có thể nhận ra và phân biệt rất rõ về cấu trúc làng Việt, những ngôi chùa cổ Khmer, những miếu thờ Bà Thiên Hậu, những làn điệu dân ca, trò chơi dân gian …

Là một bộ phận của văn hóa Việt Nam nói chung và của Nam Bộ nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh còn bảo lưu và kế thừa được những giá trị văn hóa của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

Về tôn giáo, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, đạo Islam, đạo Hinđu … Và các hoạt động về tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh cũng khá đa dạng và phong phú, hàng năm có tổ chức các lễ hội như sau: Lễ hội Hùng Vương; Ngày giỗ Trần Hưng Đạo; Lễ giỗ Lê Văn Duyệt đây cũng là lễ hội lớn nhất của vùng đất Nam Bộ; Lễ hội ngư dân (Cần Giờ); Lễ hội người Hoa, phần lớn người Hoa ở Chợ Lớn đều theo tín ngưỡng dân gian Hoa Nam. Tuy vậy, lễ hội lớn nhất trong năm của người Hoa là lễ Nguyên Tiêu vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch.

Về lễ hội của người Khmer: Tết Chol Chnam Thmay (Tết Năm mới); Lễ Đôn Ta (Lễ cúng ông bà);Lễ Ok Om bok (Lễ cúng Trăng).

Bên cạnh các lễ hội của người Hoa, người Khmer, cộng đồng người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có khá nhiều các lễ hội như lễ sinh nhật Thiên sứ Muhanmed (12/3 Hồi lịch); lễ Ramadan (tháng nhịn ăn) còn gọi là tháng chay từ ngày 1 đến 30 tháng 9 Hồi lịch; lễ Bố thí diễn ra ngày 1 tháng 10 Hồi lịch.

 

1.5.             KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH Ở SÀI GÒN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.5.1. Kết quả thu thập địa danh

STT

Loại hình địa danh

Số lượng

Tỷ lệ %

01

Địa danh địa hình tự  nhin

1.652

31,22

02

Địa danh chỉ các đơn vị hành chánh

905

17,10

03

Địa danh chỉ các vùng lnh thổ

413

7,80

04

Địa danh chỉ các công trình xy dựng

2.320

43,85

 

Cộng

5.290

100%

 

1.5.2. Kết quả phân loại địa danh

Tiu chí

Loại hình địa danh

Số lượng

Tỷ lệ

Tự

nhin

Địa hình tự nhin

Sơn danh

23

 

1.652

0,44

 

31,22

Thủy danh

1.455

27,50

Vùng đất phi dân cư

174

3,28

Khơng

tự

nhin

Đơn vị dân cư

 

905

905

17,10

17,10

Cc cơng trình nhn tạo

Cơng trình giao thơng

2.064

 

2.320

39,01

 

43,85

Cơng trình xy dựng

256

4,83

Vng

413

413

7,80

7,80

Cộng

5.290

5.290

100

100

 

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA ĐỊA DANH Ở SÀI GÒN – TP.HCM DƯỚI GÓC NHÌN KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA

2.1. ĐỊA DANH  SÀI GÒN – TP.HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN KHÔNG GIAN VĂN HÓA

            2.1.1.  Địa hình

            Địa danh được hình thành từ những đặc điểm, hình dáng riêng. Do đó, địa danh cho thấy các hiện tượng tự nhiên, các địa thế, hình dạng của một vùng đất. Ví dụ: các suối Ba Sa, Bé, Bà Cả Bảy,… (CC); ngọn : Bàu Năn, Bến Bà Thủ, Ông Câu (CC); rỏng: các rỏng Sau, Dài, Trâu Trên (CC),…;gò: các gò Bắc, Gió, Nổi, Xoài, Quéo, Phèn,…

            2.1.2.  Thủy văn

            Về thủy văn, địa danh ở thành phố cũng cho chúng ta biết nhiều đặc điểm và sinh hoạt của nước : vàm Nước lên (BC), rạch Nước Lớn (Q.8), rạch Nước Ngọt, kinh Nước Ngọt (NB), rạch Nước Mặn, mũi và bắc Nước Vận (CG), rạch Nước Trong (CG, TĐ), Gò Phèn (TĐ), Đồng Phèn (CC),…

            2.1.3.  Động vật

            Thông qua địa danh chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về việc chăn nuôi hoặc sản vật ở vùng đất này thật phong phú và đa dạng. Trên cạn có cọp, nai, gấu, heo rừng, khỉ, vượn .... Dưới nước có nhiều rái cá, cá sấu, các loại tôm cua,sò ốc ... các loài chim cũng rất đa dạng như le le, cò, vạc, vịt trời ... Hiện nay vẫn cón lưu lại dưới nhiều địa danh như Bến Nghé, rạch Sấu, Bàu Nai, Hóc Hươu, Rõng Tượng, Láng Le, Bàu Cò, ...

2.1.4.    Thực vật

Việc lấy  tên thực vật để  đặt địa danh là một hiện tượng rất phổ biến, thậm chí con người rất thích đặt cho con mình là tên các loài hoa, cây lá.....vì nó rất gần gũi với con người, được con người dễ dàng bắt gặp ở khắp mọi nơi. Ví dụ như: ấp Cây Sộp  (CC & HM); Chợ Bến Cỏ (CC), công viên văn hóa Đầm Sen; Rạch Bần (quận 9 và quận 1); giồng Bằng Lăng (HM), rạch Cây Bướm (NB); gò Cây Mai (quận 11); Chợ, gò Cây Quéo; chợ Cây Da Còm (quận 1), …

2.1.5.    Nguyên vật liệu

Thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều khoáng sản quý hiếm, chỉ có một số khoáng sản phi kim loại như đất sét, cát sỏi, đất đá, đất sét trắng dùng để làm đồ gốm, một số vật liệu phụ gia như phiến đất sét, sét có tính trương nở cao. Nhiều địa danh ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đã dựa vào đặc trưng nổi bật trên của đối tượng để đặt tên như: sông Bàn Đá; chợ Bàu Cát (phường 13 – quận TB; Đường Xóm Đất (phường 8, 9, quận 11).

2.1.6.    Màu sắc, ánh sáng

Màu sắc cũng là một đặc để đặt địa danh, tuy nhiên tên gọi phản ánh màu sắc ở vùng đất này không nhiều lắm, ví dụ: kinh Suối Đen, Cầu Lộ Đỏ (BTH), vườn Cau Đỏ ...

2.1.7.    Vị trí

Trong địa danh thành phố Hồ Chí Minh, việc dựa vào đối tượng để đặt tên rất phổ biến và số lượng từ ngữ chỉ phương hướng, vị trí được sử dụng tương đối khá làm tăng thêm tính đa dạng, phong phú của vùng đất này, ví dụ: ấp Đông (TĐ), Kinh Đông (CC), xã Đông Hưng Tân (HM), sông Giữa (CG), cầu Hang Trong, cầu Hang Ngoài (GV), xã Trung An, Trung Bình (CC), Hai xã Trung Lập Hạ và Trung Lập Thượng của huyện Củ Chi. Bên cạnh địa danh Hán Việt, có các địa danh Hán Việt kết hợp các số hoặc chữ số nhằm phân biệt chúng với nhau, chẳng hạn: hai ấp Tăng Nhơn 1, Tăng Nhơn 2 của xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức ( sau 30/4/1975) sau đổi thành phường Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B của quận 9; Hai ấp Xuân Hiệp 1, Xuân Hiệp 2 của huyện Hóc Môn.

2.2 . ĐỊA DANH SÀI GÒN – TP.HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN THỜI GIAN VĂN HÓA

            2.2.1. Địa danh phản ánh các giai đoạn lịch sử

            Địa danh không chỉ là tên gọi bình thường, mà từ tên gọi đó, chúng ta có thể hiểu được lịch sử của một thời đại, một sự kiện lịch sử nào đó hay những chiến công oai hùng của dân tộc. Ví dụ: đường Bạch Đằng (BTH), luỹ Bán Bích, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dinh Thống Nhất, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường 30 Tháng 4 (TB), đường Cách mạng tháng Tám (quận 1,3 và Tân Bình)...

            2.2.2. Địa danh phản ánh các thay đổi về hành chính

Ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều địa danh đã không còn được sử dụng như tổng, ấp, lân, trấn, trại, phu, am, bãi, châu, linh … và nhất là tên đường đã qua nhiều lần thay đổi. Qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức hành chính theo từng chế độ, đến nay đã có khoảng 60 tên gọi đơn vị hành chánh khác nhau. Nhiều tên gọi được sử dụng trước kia đã bị chìm vào quên lãng như am, bãi, châu, dinh, doanh, đạo, động, giáp, lân, phủ, tổng, trại, trang, trấn, …

Về tên các đơn vị hành chánh cũ, địa danh đã lưu giữ khá nhiều : tên đường An Bình, Hòa Hưng, Hòa Mỹ, Hưng Long, Tân Khai,… các tên cầu An Lạc, An Lộc, Bình Tây, Bình Tiên, Hiệp Ân, Quới Đước,…

 

2.3. ĐỊA DANH SÀI GÒN –  TP.HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN CHỦ THỂ VĂN HÓA

            2.3.1. Địa danh phản ánh tên người

            2.3.1.1. Địa danh phản ánh các dân tộc cư trú trên địa bàn

Về cư dân, các địa danh gốc Khơ-me và Pháp cho ta biết rằng trước đây hai dân tộc đó từng sống trên vùng đất này : Cần Giờ, Xoài Rạp,… Nancy, La-cai,… Một số địa danh khác nói lên nơi cư ngụ của nhiều ngoại kiều khác như xóm Tàu Ô (Q.1), xóm Mọi Lèo (Q.1), cầu Chà Va (Q.8), đất Thánh Chà (Q.1), suối Cha, mạch Cha (TĐ),… Ngoài ra, một số địa danh nói lên gốc tích đa số cư dân ở vùng ấy : xóm Cai Lậy (Q.4), đình Nam Chơn (Q.1, do dân gốc làng Chơn Sằn, tỉnh Quảng Nam xây dựng), ấp Xóm Huế (CC), xóm Phát Diệm (PN), khu Bùi Phát (Bùi Chu – Phát Diệm, PN).

            2.3.1.2. Địa danh phản ánh tên người địa phương

Hầu như là tên những người đã từng sống trên vùng đất này như:  rạch Bà Nghè (tên cũ của Thị Nghè), vườn Bà Bông (BC), vườn Bà Lớn (Q.3) và chùa Bà Đầm (PN), đồng Ông Cộ, Lăng Ông, vườn Ông Thượng (tức vườn Tao Đàn, nay là công viên Văn hóa thành phố), chùa Ông Bổn, cầu và chùa Ông Lớn, rạch Ông Lớn, rạch Ông Bé, cầu và chợ Rạch Ông, cầu, chợ và ngã ba Ông Tạ, khu Chùa Ông, đồng Chùa Ông, ấp Chùa Ông.

            2.3.1.3. Địa danh phản ánh tên danh nhân

Cũng giống các thành phố, tỉnh thành khác ở Việt Nam, Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có hàng loạt địa danh mang tên các anh hùng liệt sĩ, các danh nhân văn hóa, các danh nhân quân sự … phần lớn là tên đường phố. Nhóm gắn với lịch sử dân tộc: Hai Bà Trưng (Q.3), Lê Lợi (Q.1, TB, GV), Hàm Nghi (Q.1), Phan Bội Châu (Q.1, BTH), Đinh Tiên Hoàng (Q.1, BTH)…

Nhóm thứ hai gắn với lịch sử thành phố:  Võ Trường Toản (Q.5, BT), Ngô Nhân Tịnh (Q.5, Q.6, BT), Lê Quang Định (BTH, GV, Q.5),… Hồ Chí Minh  - Nguyễn Tất Thành - (Q.4), Trần Phú (Q.5), Nguyễn Văn Cừ (Q.1, Q.5), Tôn Đức Thắng (Q.1), Lê Hồng Phong (Q.5, Q.10), Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, Q.3), Lý Tự Trọng (Q.1), Võ Thị Sáu (Q.3),…

2.3.2. Địa danh phản  ánh  tâm lý

            2.3.2.1. Ước vọng giàu có

Thông qua từ ngữ như  Lộc, Lợi, Phát, Phú, Hưng, Vĩnh …để thể hiện ước mơ về một cuộc sống giàu có vầ vật chất lẫn tinh thần. Ví dụ: xã Phong Phú (BC), Phú Hòa Đông (CC), Phú Xuân (NB), … Các phường: Phú Định (quận 7), Phú Hữu (quận 9), Phú Lâm (quận 6), Phú Mỹ (quận 7),  … Hay là tên chợ, cầu, công viên: cầu Phú Định (quận 8), chợ Phú Lâm (quận 6), công viên Phú Lâm (quận 6), cầu Phú Long (quận 12), sông Phú Xuân , cầu Phú Xuân (NB), chợ Phú Xuân Đông (NB).

            2.3.2.2. Ước vọng an bình, thịnh vượng

Thể hiện qua các từ Hán Việt như An, Bình, Thịnh, Hòa, … trong địa danh phán ánh tâm tư, nguyện vọng đạt một cuộc sống bình an, thuận buồm xuôi gió trong mọi phương diện của cuộc sống. Ví dụ: phường An Khánh (quận 2), cầu và chợ An Lạc (BT), thị trấn An Lạc (BC), chợ An Lộc Đông (quận 12), …Bình Chánh (BC), Bình Hòa (BTH), Bình Hưng (BC), Bình Hưng Hòa (BC), Bình Khánh (CG),  ấp Bình Lợi (TĐ), …

2.3.2.3.  Ước vọng đổi đời

Khi đã an cư lạc nghiệp, người dân luôn mơ ước có một cuộc sống mới mẻ hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ: xã Tân An Hội (CC), Tân Hiệp (HM), Tân Kiên (BC), Tân Nhựt (BC), xã Tân Phú, xã Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông, Tân Chánh Hiệp (Q.12) , Tân Định (tên phường này vốn là tên lân từ đầu thế kỷ XIX) trong phường Tân Định có chợ Tân Định, tên chợ do tên lân mà ra; Phường Tân Hóa (Q.6, Q.11), Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Phong , Tân Phú, Tân Quy (Q.7), Tân Phú (Q.9), Tân Quý , Tân Sơn Nhì (TP), Tân Tạo, Tân Tạo A (BT), ở quận 7 có phường Tân Thuận Đông và Tân Thuận Tây.

2.3.2.4. Ứớc vọng cuộc sống tươi đẹp

Bắt đầu cuộc sống ở vùng đất mới, lưu dân luôn mong muốn có được một cuộc sống tươi đẹp hơn. Ở thành phố Hồ Chí Minh tương đối ít địa danh mang yếu tố Mỹ so với các địa danh này ở Đồng Nai và Đồng Tháp. Ví dụ: các ấp như Mỹ Hòa 1, Mỹ Hòa 2 (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn), Mỹ Khánh A, Mỹ Khánh B (xã Thái Mỹ - CC), Mỹ Thành (Thủ Thiêm - TĐ), Mỹ Thuận (An Lạc – quận 6), Mỹ Thủy (Mỹ Lợi - TĐ); Bên cạnh đó còn có rạch Mỹ Phú, cầu Mỹ Phú (Tân Kiên - BC),khúc sông Mỹ Khánh.

            2.3.2.5. Tâm lý kiêng kỵ

Tâm lý kiêng kỵ là một trong những biểu hiện văn hóa ứng xử của con người trong cuộc sống. Trong địa danh Sài Gòn có hai hiện tượng kiêng kị , một là kiêng gọi tên các con vật linh thiêng và hai là kiêng húy hoàng tộc cùng các gia tộc quan lại trong xã hội đương thời. Ví dụ: các địa danh có Cảnh đổi thành “Kiểng” ; hay tên bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, nên hoa đổi thành “Huê” hay “Bông” (cầu Bông – Đao Kao quận 1). Điều này ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa về ý thức “tôn quân”. Nét văn hoá này được thể hiện trong địa danh ở Sài Gòn như: chợ Tân Kiểng – ngôi chợ lớn nhất ở trấn Phiên An đầu thế kỷ XIX, lập năm 1748, chợ toạ lạc tại thôn Tân Kiểng nên có tên trên. Tân Kiểng vốn là Tân Cảnh, nhưng vì kiêng húy hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long ) nên phải nói chệch.

2.3.2.6        Sở thích dùng số thứ tự

Ngừơi dân Nam Bộ nói chung, ngừơi dân Sài gòn nói riêng có tâm lý hay dùng thứ bậc  kèm theo tên gọi, ví dụ như :cầu Ông Ba (Q.4), rạch Ông Ba (TĐ), xóm Bà Ba Bèo (PN); rạch và cầu Ông Bốn (NB), cống Tư Định, rạch Tư Nhu (NB), rạch Ông Tư Đen (CC); rạch và cầu Ông Năm, thành Ông Năm (HM); cầu và rạch Bà Sáu (NB), rạch Bà Sáu,…

           

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA ĐỊA DANH Ở SÀI GÒN – TP.HCM DƯỚI GÓC NHÌN CÁC HOẠT ĐỘNG

 

3.1 ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

            3.1.1. Tên chợ

Chợ là một hiện tượng tự nhiên trong xã hội, do nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân trong vùng, chợ được hình thành, như: Chợ Bến Thành: chợ Bến Thành mang nét văn hóa chợ đặc trưng của thành phố lớn ở phía Nam, Chợ An Đông (Quận 5), Chợ Xóm Củi (quận 8), …. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có 192 chợ.

            3.1.2. Nghề nghiệp và sản phẩm

Địa danh phản ảnh nhiều sinh hoạt ngành nghề từ xưa đến nay ở thành phố, như trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới, công nghiệp, thương nghiệp,… Ví dụ: xóm Kiệu, xóm Củ Cải; ở quận 3 có Vườn Bầu, Vườn Chuối, Vườn Xoài; Việc chăn nuôi ở thành phố trong quá khứ và hiện tại : Sở Cọp, Sở Thú, Cầu Sấu, Sở Nuôi Ngựa (Q.1), khu Chuồng Bò (Q.3), ngã năm Chuồng Chó, xóm Gà (GV),… Phản ánh sinh hoạt chài lưới trước kia có khu Vạn Chài (Q.1), khu Vạn Đò (Q.5), đình An Lợi Vạn (Thủ Thiêm),…xóm Chiếu (Q.4), xóm Cối (BC),…

            3.1.3. Chức năng

Dựa vào chức năng, tác dụng, mục đích sử dụng của đối tượng để định danh cũng là một phương thức khá phổ biến ở Sài Gòn. Ví dụ: Giao lộ Bồn Kèn, Khu Lăng Cha Cả (TB), lũy Ong Dầm (TB), Cầu Kho, cầu Muối (Q.1), ...

 

3.2.             ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG

3.2.1.        Tên các công trình giao thông

Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều kênh, rạch và 2 sông chính chảy qua là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, sông ngòi, kênh rạch là một trong những cách giao thông trên vùng đất này. Do đó, khi đặt tên cho đường phố thì tên các con kênh, rạch và tên sông cũng được đưa vào làm đa dạng thêm địa danh ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh.Các địa danh sau đây thông báo nơi có các công trình xây dựng xưa và nay : chợ Bến Thành, (sông) Dinh Bà, (sông) Bảo Tiền (DH), ngã tư Bồn Kèn (Q.1), xóm Dỏ Ngói (TĐ), khu Lăng Cha Cả (TB), lũy Ong Dầm (TB), rạch Văn Thánh (BT), cầu Kho, cầu Muối (Q.1), Thủ Đức, xóm Chùa (Q.1), xóm Đường Rầy (PN), cư xá Lữ Gia (Q.11), chung cư Nguyễn Thiện Thuật (Q.3), xóm Nghĩa Địa (BT), xóm Đình (NB), xóm Đập (BC), bến xe Miền Tây (BC),… 

3.2.2.        Tên đường phố

3.2.2.1.          Tên đường đặt  trước 1954

Thành phố bắt đầu phát triển mạnh dưới quyền thống đốc Thủy sư Đô đốc De Lagrandiere. Các đường đã được xây dựng từ 1861 lần lượt được đặt tên như  đường Bonard  (nay là đường Lê Lợi), Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), Citinat (nay là đường Đồng Khởi), Quai de Donnai (nay là đường Tôn Đức Thắng), Imperératrice (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Marins (Trần Hưng Đạo B), Gaudot và Bonhoure (Hải Thượng Lãng ông). Phần lớn các con đường thời kỳ này đều được lấy tên Pháp để đặt tên. Phản ánh thời kỳ lịch sử Pháp thuộc của vùng đất này.

3.2.2.2.          Tên đường từ 1954 đến 1975

Từ năm 1950, chính quyền Bảo Đại quản lý hành chánh của thành phố, chia địa bàn thành phố làm 6 quận hành chánh. Thời gian này một số đường mới được xây dựng và đổi tên một số đường cũ từ tiếng Pháp ra tiếng Việt như  Mạc Cửu  (tên cũ là Marché), Mạc Thiên Tích  (tên cũ là Annam), Trương Minh Giảng (tên cũ Route Nord du Camp de Course, nay là Lữ Gia), Gia Long (tên cũ là Lagrandìere, nay là Lý Tự Trọng), Nguyễn Đình Chiểu (mới, nay là Hòa Hưng), Bùi Quang Chiêu (tên cũ hẻm Cá Hấp nay là Nguyễn Thị Nhu), Đỗ Thanh Nhân (tên cũ là Yokohama, nay là Đoàn văn Bơ), Phan Chu Trinh (mới, nay là Cao Đạt) ...

3.2.2.3.          Tên đường từ sau tháng 4/1975

Ngày thống nhất đất nước, chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chánh, nhập các quận huyện của tỉnh Gia Định cũ vào thành phố Sài Gòn và gọi là thành phố Hồ Chí Minh, xếp quận Gò Vấp , quận tân Bình vào quận nội thành, nâng xã Thạnh Mỹ Tây và xã Hòa Bình lên thành quận nội thành Bình Thạnh, nâng xã Phú Nhuận lên thành quận Phú Nhuận, bỏ quận 2, nhập địa bàn vào quận 1, bỏ quận 7, nhập địa bàn vào quận 8, bỏ quận 9, nhập địa bàn vào huyện Thủ Đức. Từ đó đến nay cải tiến duy tu là chính. Một số tên đường cũ ở Sài Gòn được thay thế bằng những tên đường mới (xem phụ lục ) như: Nam Kỳ Khởi nghĩa (trước đây là đường công Lý), đường Võ Thị Sáu (trước đây là đường Hiền Vương), đường Lý Tự Trọng (trước đây là đường Gia Long), đường Hải Thượng Lãn Ong (trước đây là đường Khổng Tử), đường Nguyễn Thị Minh Khai (trước đây là đường Hồng Thập Tự), …

3.2.3. Tên Cầu

Tên cầu gắn với những sự kiện lịch sử của thành phố. Ví dụ: Cầu Bông, Cầu Sài Gòn đây là cây cầu lớn nhất thành phố, Cầu Rạch Chiếc .

 

3.3. ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC

            3.3.1. Ngôn ngữ

            3.3.1.1. Tiếng dân tộc

            Trong quá trình cộng cư với người Khơ-me và người Pháp, người dân thành phố đã tiếp thụ một số địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ hai dân tộc này. Sự tiếp nhận đó có khi tự phát (như đối với hầu hết địa danh Khơ-me), có khi tự giác (như đối với một số địa danh gốc Pháp). Từ gốc của các địa danh này có thể là địa danh, nhân danh hoặc vật danh. 

3.3.1.2. Từ biến âm

Về mặt ngôn ngữ học, việc nghiên cứu địa danh ở thành phố đã giúp ta biết thêm được một số từ cổ nay không còn dùng nữa. Chẳng hạn, hóc trong Hóc Môn, dỏ trong Dỏ Khế, thủ trong Thủ Đức, …

            Nguồn gốc và ý nghĩa của các từ mượn Khơme như bưng, vàm, sốc, Cần Giuộc, Cần Giờ,…; từ mượn Pháp (đường) rầy, bắc, La-cai,…; từ mượn Mã Lai cù lao (Pulaw); từ mượn Indonésia Chà Và (Java),… cũng được xác định.

            Mặt khác, nhờ nghiên cứu, ta biết được những địa danh đã bị biến đổi cách phát âm và cách viết, như An Thịt (Ăn thịt), Long Giang Xay (Lòng Giằng Xay), Dần Xây (Giằng Xay), Lôi Giang (Lôi Giáng), tắt Sông Trâu (Sống Trâu), Thanh Đa (Thạnh Đa), Bần Đôn (Bàu Đồn), Long Kiểng (Long Cảnh), Hàng Xanh (Hàng Sanh), …

            3.3.2. Văn học

            3.3.2.1. Cổ tích, truyền thuyết về địa danh

Những tình tiết câu chuyện đều có bằng chứng qua địa danh như rạch Thị Nghè, Hóc Môn, Cần Giuộc, Bến Nghé, Tàu Hủ (kinh), Chợ Tân Kiểng nơi thầy Trí Năng đánh cọp

            3.3.2.2. Ca dao dân ca có địa danh

Ca dao dân ca là bức tranh phản ánh sinh động về cuộc sống, sinh hoạt, chiến đấu, lao động của cư dân vùng đất này, về cảnh đẹp của quê hương đất nước, … Qua đó các địa danh cũng dần đi vào những câu ca dao, dân ca.

            3.3.3. Am nhạc

            Văn hóa nghệ thuật cũng là một bộ phận của văn hóa, thể hiện đời sống tinh thần của con người. Am nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống, các nhạc sĩ đã sáng tác rất nhiều bài hát về Sài Gòn về thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người dân ở đây.

3.4. ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ VUI CHƠI GIẢI TRÍ

            3.4.1. Địa danh phản ánh hoạt động giáo dục

             Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh cũng  phản ánh hoạt động giáo dục thời xưa, trước tiên là những chức danh có liên quan đến giáo dục như : đường Học Lạc  (quận 5), kinh Nhiu Lộc ,  đường Nhiu Tm, cầu v rạch Ơng Nhiu

            3.4.2. Địa danh phản ánh hoạt động vui chơi giải trí

Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một cơng trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.  Công viên văn hóa Đầm Sen đây là khu vực vui chơi quy mô nhất nước, Lng du lịch Bình Quới

Một trong những thú vui khi đến thành phố Hồ Chí Minh là đi dạo phố và mua sắm. Hàng hóa thật phong phú, đủ màu sắc, đủ chủng loại, từ những vật dụng thông thường hàng ngày cho đến những đặc sản nổi tiếng của mọi miền đất nước, từ hàng sản xuất trong nước đến những nhn hiệu quốc tế cĩ uy tín trn thế giới. Cửa hng thường trang trí rất đẹp, nhất là các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và thời trang, mỗi cửa hàng như một tc phẩm nghệ thuật nho nhỏ.

3.5. ĐỊA DANH PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

            3.5.1. Địa danh gắn với hoạt động tôn giáo

Thành phố có 43 di tích văn hóa được xếp hạng, 260 ngôi đình và hơn 900 chùa cùng nhiều lăng miếu còn bảo lưu những kiến trúc cổ và những giá trị truyền thống tinh thần của cư dân nơi vùng đất mới. Ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có 30 địa danh mang từ chùa: xóm Chùa (Q.1, BC, CC), cầu Chùa (CC), rạch Chùa (BC), …; Có những địa danh mang từ nhà thờ: xóm Nhà Thờ (phường 2 quận Bình Thạnh) tại đây có nhà thờ Thiên Chúa giáo; rạch Nhà thờ ở vùng Cần Giờ;

            3.5.2. Địa danh gắn với hoạt động tín ngưỡng

Về tín ngưỡng, nhiều địa danh phản ảnh khá rõ nét các sinh hoạt này. Vì đạo Phật là một tôn giáo lớn nhất ở thành phố đã hoạt động lâu đời nên có đến 30 địa danh mang từ chùa : xóm Chùa (Q.1, BC, CC), cầu Chùa (CC), rạch Chùa (BC), kinh Mương Chùa (TĐ), rạch Ngọn Chùa (BC), rạch Rỏng Chùa (TĐ), rạch Tắt Chùa (NB), …; hai địa danh mang thành tố am : rạch Cầu Am, giồng Am (DH). Một số địa danh khác cho biết nơi có đạo Thiên Chúa sinh hoạt:  xóm Đạo (HM), xóm Nhà Thơ (BT), rạch Nhà Thờ (CG).

3.6.             ĐỊA DANH PHẢN ÁNH CÁC HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ

Địa danh mô đất Mô Súng, vùng đất Đồng Tập Trận, Căn cứ Đồng Dù, Rạch Đồng Điền, vùng đất Tam Giác Sắt,  An Phú Đông  là những địa danh phản ánh các hoạt động quân sự mang sắc thái văn hóa vũ trang và những dấu ấn lịch sử sâu sắc của từng thời kỳ.

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.. KẾT LUẬN

Có thể nói đặc điểm văn hóa Nam Bộ đã tạo nhiều ấn tượng thông qua địa danh của vùng đất này. Địa danh là một hiện tượng văn hóa, thông qua địa danh ta có thể biết được nhiều điều về văn hóa như tâm lý xã hội, sinh hoạt đời sống, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng.

Địa danh ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đã lưu giữ một số lượng lớn về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội … cũng như thể hiện khá rõ nét các mặt của văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Địa danh là một sản phẩm của văn hóa cộng đồng , vì vậy mỗi địa danh dù đối tượng mất đi đều để lại những giá trị văn hóa trong đời sống xã hội hiện tại và mai sau. Giá trị văn hóa qua địa danh gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động trong từng giai đoạn hình thành và phát triển của xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu ban đầu, chúng tôi nhận thấy sự biến đổi trong địa danh ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có nhiều lý do khác nhau (nguyên nhân hiện thực, xã hội, chính trị …).

2. KIẾN NGHỊ

            Sau quá trình nghiên cứu địa danh ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nêu ra một số kiến nghị như sau :

Đính chính tên 4 danh nhân được dùng làm tên đường phố : Trần Khát Chân, Trương Quốc Dụng, Hồ Huân Nghiệp, Sương Nguyệt Anh (thay vì Trần Khắc Chân, Trương Quốc Dung, Hồ Huấn Nghiệp, Sương Nguyệt Ánh);

Thay 52 tên của 104 đường phố trùng lặp bằng tên những danh nhân khác của dân tộc hoặc những sự kiện lịch sử vẻ vang khác của đất nước (chẳng hạn nên giữ tên đường Lê Lợi ở quận 1 và bỏ tên đường Lê Lợi ở Gò Vấp (xem phụ lục));

Nên sửa những địa danh thực chất chỉ là viết sai chính tả (thay vì Thiềng Liềng, cầu Móng, Hốc Môn nên viết Thiền Liền, cầu Mống, Hóc Môn);

Nên phục hồi những địa danh bị người Pháp làm sai lạc (chẳng hạn thay vì Bần Đôn, Dần Xây nên viết Bàu Đồn, Giằng Xay);

Nên giảm hoặc bỏ số địa danh ấp, phường bằng số, thay vào đó bằng những địa danh bằng chữ cũ (nếu xét thấy còn dùng được) hoặc bằng chữ mới;

Nên phục hồi một số địa danh mang tên các danh nhân dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc có công với đất nước, như Trương Minh Giảng, Nguyễn Văn Thoại, Trương Vĩnh Ký,… dù họ còn hạn chế mặt này mặt khác.

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 9 (2008-2011)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 8 (2007-2010)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 7 (2006-2009)

  • Ngô Thị Thanh. Tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hóa Việt Nam …

  • Nguyễn Văn Long, Quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị …

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 84
  • Tổng :
  • 3 8 2 7 0 6 4 7
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Kết quả đào tạo