logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Đào tạo - Huấn luyện
  • Đào tạo ở Khoa VHH
  • Kết quả đào tạo
Thursday, 22 May 2008 15:58

Đào Ngọc Tú. Văn hóa của người Java ở Indonesia

Người post bài:  TT VHH

Đào Ngọc Tú

Năm sinh : 1979

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:

VĂN HÓA CỦA NGƯỜI JAVA Ở INDONESIA 

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Mục đích nghiên cứu
  3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
  6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
  7. Bố cục luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm văn hóa

1.1.2 Khái niệm văn hóa tộc người

1.1.3 Khái niệm văn hóa vật chất – văn hóa tinh thần

1.2 Cơ sở thực tiễn 

1.2.1 Tổng quan về Indonesia

1.2.2 Người Java ở Indonesia

CHƯƠNG 2:  VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI JAVA

2.1 Hoạt động kinh tế truyền thống

2.1.1 Trồng trọt – Chăn nuôi

2.1.2 Đánh bắt cá

2.1.3 Thủ công

2.2 Lĩnh vực văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

2.2.1 Văn hóa ẩm thực

2.2.2 Văn hóa trang phục

2.2.3 Văn hóa cư trú

2.2.4 Văn hóa giao thông

CHƯƠNG 3 : VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI JAVA

3.1 Tổ chức xã hội

3.1.1 Gia đình – Dòng tộc

3.1.2 Làng xã

3.2 Lĩnh vực văn hóa giao tiếp và nghệ thuật

3.2.1 Ngôn ngữ giao tiếp

3.2.2 Nghệ thuật ngôn từ

3.2.3 Nghệ thuật diễn xướng

3.2.4 Nghệ thuật tạo hình

3.3 Tôn giáo - Tín ngưỡng – Phong tục – Lễ hội

3.3.1 Tôn giáo – Tín ngưỡng

3.3.2 Phong tục

3.3.3 Lễ hội

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Bản đồ – Biểu trưng quốc gia

Phụ lục 2 : Gamelan

Phụ lục 3 : Hoa văn trên vải Batik

Phụ lục 4 : Ẩm thực của người Java

Phụ lục 5 : Keris

Phụ lục 6 : Đám cưới

Phụ lục 7 : Mitoni 

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HÓA CỦA NGƯỜI JAVA Ở INDONESIA

Java là dân tộc có số dân đông nhất ở Indonesia hiện nay. Theo số liệu gần đây nhất (vào năm 2001), dân số Java có khoảng 109 triệu người, chiếm gần một nửa (46,2%) ở quốc gia vạn đảo này. Người Java còn được cho là tộc người xuất hiện khá sớm ở Indonesia và là cộng đồng có một nền văn hóa rất lâu đời, phong phú gắn liền và chi phối toàn bộ đời sống văn hóa và quá trình phát triển ở Indonesia ngày nay.Trong quá khứ và hiện tại, người Java còn có những mối quan hệ đặc biệt với các cư dân trong vùng không chỉ dừng lại phạm vi Indonesia hiện nay mà còn có những quan hệ hết sức thú vị với các cư dân trong vùng Đông Nam Á. Trong giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc hiểu biết văn hóa các dân tộc ở các quốc gia khác nhau là hết sức cần thiết. Tìm hiểu, nghiên cứu dân tộc Java về mặt văn hóa giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về dân tộc này, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn so sánh với văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, hiểu thêm về đất nước, con người Indonesia, một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa, là nước có quan hệ hữu nghị thân thiện thắm tình anh em với dân tộc Việt Nam.Đề tài nghiên cứu “Văn hóa của người Java ở Indonesia” tập trung tìm hiểu văn hóa người Java ở Indonesia về khía cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Trong quá trình hình thành và phát triển, người Java đã có những ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội như thế nào để tạo nên những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Đề tài góp phần cung cấp những kiến thức văn hóa về Indonesia, góp thêm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về văn hóa tộc người.

Người Java là dân tộc đông dân nhất (chiếm gần ½ dân số Indonesia) và cũng là dân tộc có nền văn hóa phát triển cao so với các nhóm dân tộc khác của Indonesia. Họ sinh sống ở các tỉnh miền Tây, Trung tâm Java và một số nơi khác ở Indonesia. Dù hòn đảo Java chỉ chiếm 7% diện tích nước Indonesia, nhưng đây lại là nơi cư trú của hơn 60% dân số Indonesia. Đảo Java là một trung tâm văn hóa, văn minh và quyền lực chính trị của Indonesia trong suốt hơn một nghìn năm thời kỳ ảnh hưởng Ấn Độ và ngày nay Java vẫn là một trung tâm quyền lực với thủ phủ là Jakarta. Chính đảo Java là nơi nuôi dưỡng, phát triển nền văn hóa nghệ thuật và ngôn ngữ của người Java, góp phần tạo nên bức tranh đa văn hóa sinh động của Indonesia – một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa ở khu vực Đông Nam Á, có nhiều điểm tương đồng với một số dân tộc ở Việt Nam trong đó có các dân tộc cùng ngữ hệ Mã Lai – Đa đảo.Người Java lấy sản xuất nông nghiệp trồng lúa làm phương thức hoạt động kinh tế chính nên cũng chính sản xuất nông nghiệp trồng lúa đã ảnh hưởng đến việc hình thành những giá trị văn hóa vật chất của người Java.Do ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên nhà của người Java được làm bằng những vật liệu chủ yếu có sẵn trong môi trường tự nhiên nơi mà họ cư trú như: gỗ, tre, nứa, lá, mây, v.v…  Trang phục của người Java cũng vì thế là các loại vải tự làm ra từ nhiều loại tơ, sợi thực vật và màu nhuộm cũng được chế biến chủ yếu từ thực vật. Người Java có nghề dệt thủ công để từ đó làm ra trang phục cho mình, trong đó nổi bật là váy, áo, thắt lưng, khăn quấn đầu, v.v… phần lớn được trang trí bằng các kiểu hoa văn hình học, thực vật hoặc muôn thú.Người Java là những cư dân nông nghiệp cư trú lâu đời trên đảo Java và Indonesia nên họ không chỉ thạo nghề trồng trọt (canh tác trên ruộng và rẫy) và chăn nuôi (gia súc và gia cầm) mà còn giỏi nghề đánh cá. Do vậy mà thức ăn chính của tộc người này được chế biến chủ yếu từ vật liệu chính vẫn là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, rau, cá, thịt,.. với độ mặn của muối và mùi hương gia vị của ớt, tiêu, v.v… tương đối cao  và với cách ăn truyền thống bằng tay tạo nên những giá trị văn hóa gắn liền với môi trường tự nhiên rất rõ.Người Java sống trên vùng hải đảo và giỏi nghề đi biển, nên đã sớm có những mối giao lưu với nhiều tộc người trên thế giới, vì vậy mà sự ảnh hưởng qua lại về văn hóa cũng đã diễn ra. Đó chính là điều kiện xã hội để người Java sớm tiếp xúc, tiếp thu nền văn minh Ấn Độ, cũng theo đó chữ viết Sanskrit có nguồn gốc từ Ấn Độ được người Java sử dụng để sáng tạo ra chữ viết và sáng tác văn học tại cộng đồng của người Java trong nhiều thế kỷ đầu Công nguyên. Các tác phẩm văn học cổ như Ramayana, Tantu Panggelaran, cũng như nhiều tác phẩm văn học dân gian Java đều là những dấu vết và minh chứng cho sự giao lưu với Ấn Độ. Văn hóa Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu đậm vào văn hóa tín ngưỡng của người Java trong việc hình thành và phát triển các đền đài theo lối kiến trúc Ấn giáo và tinh thần đạo giáo, tín ngưỡng Phật, Hindu. Tiếp đó, sự tiếp xúc giao lưu với thế giới Ả Rập đã tạo điều kiện cho người Java sáng tạo nên chữ viết riêng  huruf Jani – Arab của mình thay cho chữ Sanskrit, làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa – nghệ thuật dân gian phong phú của Java. Khi Islam ngày càng ngự trị vững vàng trong lòng người Java, văn hóa Ấn Độ, Ấn giáo ngày càng thưa dần sự ảnh hưởng của mình, cũng là lúc Islam giáo chi phối mạnh mẽ vào tín ngưỡng và hình thành văn hóa của người Java. Cũng vì thế, văn hóa Java cho đến ngày hôm nay mang đặc trưng văn hóa Islam, đóng vai trò ngày càng tiêu biểu cho nền văn hóa Islam ở đất nước vạn đảo Indonesia.

Môi trường tự nhiên vùng hải đảo với nhiều ưu đãi và không ít những thách đố đã trở thành một điều kiện khách quan khiến cho người Java có một đời sống tâm linh rất phong phú. Điều đó chứa đựng trong hàng loạt lễ nghi cổ truyền của việc thờ cúng tổ tiên, sự sùng bái đa thần và hàng chuỗi lễ nghi liên quan đến sản xuất nông nghiệp và các bước chuyển gian đoạn trong một đời người. Văn hóa Java được hình thành do ứng xử với tự nhiên, hòa quyện vào văn hóa Ấn Độ, văn hóa Islam được người Java tiếp xúc bởi các điều kiện xã hội đã hình thành một đặc trưng văn hóa rất độc đáo của Java Indonesia không dễ  lẫn lộn với tộc người khác.

Chính đời sống tâm linh đa dạng và phong phú là một trong những cơ sở quan trọng cho nguồn cảm hứng nghệ thuật được thể hiện trong những công trình kiến trúc và điêu khắc của người Java. Sự phong phú và đa dạng của các điệu múa (bao gồm cả múa rối), các trường ca, truyện cổ cùng với sự độc đáo của các loại nhạc khí đã là những đóng góp quý báu của văn hóa Java vào kho tàng văn hóa ở Indonesia, ở khu vực Đông Nam Á và văn hóa của nhân loại.Như vậy, với nền văn hóa truyền thống lâu đời của mình, người Java đã góp phần quan trọng tạo nên bức tranh văn hóa độc đáo ở Indonesia.

Ngày nay, trong bối cảnh khu vực cũng như trong tình hình quốc tế nói chung đã và đang tạo bầu không khí hòa dịu, điều này đã giúp cho Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi để đối thoại cởi mở với Indonesia và các nước khác trong khu vực. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/ 7/1995 đã mở ra cơ hội mới cho việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại đầu tư giữa nước Việt Nam và Indonesia. Bên cạnh đó, văn hóa cũng nằm trong sự phát triển, là nhân tố nội sinh của sự phát triển. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Do đó, tìm hiểu “Văn hóa của người Java ở Indonesia” là công việc khoa học cần thiết  mà luận văn này đóng góp một phần để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các dân tộc anh em, tạo thêm sức mạnh đoàn kết, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển.

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 9 (2008-2011)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 8 (2007-2010)

  • Danh sách học viên đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ Khóa 7 (2006-2009)

  • Ngô Thị Thanh. Tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hóa Việt Nam …

  • Nguyễn Văn Long, Quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị …

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 102
  • Tổng :
  • 3 8 2 7 1 0 6 2
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Kết quả đào tạo