Tiểu ban 1: Lịch sử Việt Nam: truyền thống và hiện đại
Trưởng tiểu ban: PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật
Thư ký: Nguyễn Mạnh Dũng
Định hướng nội dung:
I. Những vấn đề Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại
1. Những phát hiện mới khảo cổ học
2. Vấn đề ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân
3. Phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
4. Tư tưởng, văn hóa Việt Nam thời trung đại
5. Nhà nước phong kiến Việt Nam và những đánh giá mới về vai trò của các triều đại phong kiến đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
II. Những vấn đề về lịch sử Việt Nam cận - hiện đại
1. Chuyển biến của xã hội Việt Nam dưới sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp và phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược
2. Cách mạng giải phóng dân tộc 1930-1945
3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954
4. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975
5. Quan hệ quốc tế của Việt Nam trong những năm 1975-1985
III. Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập
1. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam
2. Thành tựu đổi mới trên các lĩnh vực
3. Đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế
Tiểu ban 2: Văn hóa và giao lưu văn hóa trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: PGS.TS. Lê Hồng Lý This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thư ký: Nguyễn Phương Châm This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Định hướng nội dung:
1. Những vấn đề lý luận về văn hóa và giao lưu văn hóa Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững (lý thuyết, khái niệm, tranh luận,…)
2. Những vấn đề thực tiễn về văn hóa và giao lưu văn hóa Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững (thực trạng giao lưu và biến đổi văn hóa; Vai trò và ý nghĩa của văn hóa và giao lưu văn hóa trong phát triển xã hội; Sự tiếp nối truyền thống-hiện đại trong văn hóa và giao lưu văn hóa,… )
3. Những vấn đề đặt ra cho văn hóa và giao lưu văn hóa Việt Nam hiện nay (Nền tảng văn hóa bản địa trong quá trình giao lưu và hội nhập; tiếp biến văn hóa trong phát triển xã hội; Tính địa phương và tính toàn cầu trong văn hóa; Con người-yếu tố nền tảng trong giao lưu và hội nhập văn hóa,…)
4. Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong xu hướng giao lưu và hội nhập hiện nay (nguy cơ đồng dạng hóa văn hóa, nguy cơ suy giảm vai trò điều tiết của văn hóa trong xã hội,…)
Tiểu ban 3: Kinh tế Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
Thư ký: Nguyễn Đăng Minh
Định hướng nội dung:
1. Kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quá trình hội nhập và hướng tới phát triển bền vững: các mô hình liên quan đến tăng trưởng (tăng trưởng xanh, tái cấu trúc nền kinh tế, các mô hình chuyển đổi…), lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, tỉ giá…
2. Phát triển các ngành kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và hướng tới phát triển bền vững: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
3. Phát triển các lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và hướng tới phát triển bền vững: thương mại, đầu tư, tài chính…
4. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập và hướng tới phát triển bền vững
Tiểu ban 4: Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: PGS.TS. Trần Đức Cường
Thư ký: Phạm Hồng Hà
Định hướng nội dung:
1. Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
2. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và quản lý xã hội.
3. Vấn đề thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam trong quá trình phát triển.
4. Thực hiện “xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”.
5. Cơ sở pháp lý của phát triển xã hội ở Việt Nam.
6. Vai trò của Nhà nước đối phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam.
7. Vai trò của các tổ chức xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam.
8. Quan hệ giữa gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tiểu ban 5: Dân tộc và tôn giáo trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: PGS.TS. Phạm Quang Hoan
Thư ký: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Định hướng nội dung:
1. Những chuyển đổi kinh tế-xã hội của các tộc người ở Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập
2. Bản sắc văn hoá tộc người và vùng trước yêu cầu hội nhập, bảo tồn và khai thác phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam
3. Các vấn đề quan hệ tộc người quốc gia và khu vực
4. Những đóng góp của các tôn giáo đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
5. Phát huy các giá trị của tín ngưỡng truyền thống phục vụ sự phát triển bền vững của Việt Nam
6. Tôn giáo Việt Nam trong hội nhập khu vực, quốc tế và đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam
Tiểu ban 6: Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Trưởng tiểu ban: GS.TS. Trương Quang Hải
Thư ký: Bùi Văn Tuấn
Định hướng nội dung:
1. Tài nguyên thiên nhiên: tiềm năng, hiện trạng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý chúng
2. Môi trường: hiện trạng và diễn biến môi trường, định hướng và các công cụ quản lý môi trường
3. Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu toàn cầu: nguy cơ, hậu quả và cảnh báo các dạng tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu; các giải pháp ngăn ngừa, phòng tránh và thích ứng với chúng
4. Phát triển bền vững: các tiêu chí và chỉ tiêu phát triển bền vững; đánh giá thực trạng và đề xuất các mô hình phát triển bền vững; định hướng và các giải pháp phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
Tiểu ban 7: Hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời đại pháp quyền, vì sự phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: GS.TSKH. Đào Trí Úc
Thư ký: TS. Mai Văn Thắng
Định hướng nội dung:
1. Chủ nghĩa lập hiến Việt Nam hiện đại
2. Phát triển các nguồn của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại
3. Cải cách pháp luật và cải cách thể chế ở Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững
4. Hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
5. Đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho quá trình phát triển của Việt Nam
Tiểu ban 8: Ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: PGS.TS. Phan Trọng Thưởng
Thư ký: Nguyễn Đức Hạnh
Định hướng nội dung:
1. Tác động của quá trình hội nhập đến sự phát triển của ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật Việt Nam đương đại – Thực trạng và ứng xử
2. Sự biến đổi hệ giá trị ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc trước xu thế hội nhập – cơ hội và thách thức
3. Thành tựu ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển
4. Kinh nghiệm xử lí mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế trong quá trình giao lưu và hội nhập trên các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật
5. Sự phân hóa về thị hiếu nghệ thuật của công chúng Việt Nam đương đại trước tác động của hội nhập
6. Vai trò của dịch thuật trong quá trình giao lưu và hội nhập
7. Tác động của các phương tiện kỹ thuật, truyền thông đến ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật thời kỳ hội nhập
8. Vai trò của giáo dục, đào tạo, ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật Việt Nam trong hội nhập và phát triển
9. Hướng đi nào cho các bộ môn nghệ thuật Việt Nam (âm nhạc, hội họa, mỹ thuật, điện ảnh, sân khấu…) trước xu thế hội nhập và phát triển bền vững
Tiểu ban 9: Giáo dục, khoa học công nghệ và phát triển con người Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Thư ký: Nguyễn Chí Thành
Định hướng nội dung:
1. Vai trò Giáo dục trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững
2. Sự phát triển Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững (chính sách, chiến lược, phát triển nguồn nhân lực, phát triển mô hình nhà trường...)
3. Phát triển con người, chỉ số phát triển người và hệ thống giáo dục các nước, trong đó có Việt Nam.
4. Giáo dục tiếng mẹ đẻ và dạy học môn Lịch sử
5. Giáo dục công dân Việt Nam thế kỉ 21 và công dân toàn cầu
6. Không gian Giáo dục mới thế kỉ 21
7. Đặc trưng cơ bản của kỉ nguyên thông tin và tác động của nó tới triết lý giáo dục
8. Kinh tế tri thức và lực lượng sản xuất trực tiếp cho nền kinh tế - cơ hội và
thách thức của Giáo dục Việt Nam
9. Khoa hoc và công nghệ với phát triển con người Việt Nam trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế
Tiểu ban 10: Nông thôn Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: GS.TS. Đỗ Hoài Nam
Thư ký: PGS. Vũ Tuấn Huy
Định hướng nội dung:
1. Vấn đề an ninh lương thực và nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới – Nhìn nhận và đánh giá.
2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nền nông nghiệp xanh và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
3. Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình phát triển bền vừng nông thôn theo hướng hiên đại của một quốc gia. Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
4. Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững nông thôn theo hướng hiện đại. Kinh nghiệm quốc tế và vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
5. Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu trong phát triển bền vững nông thôn. Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
6. An sinh xã hội ở nông thôn. Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của Việt Nam.
7. Hợp tác Nam – Nam trong phát triển nông nghiệp và sự tham gia của Việt Nam.
Tiểu ban 11: Di cư và đô thị hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: GS.TS. Trịnh Duy Luân
Thư ký: Ths. Trịnh Thái Quang
Định hướng nội dung:
1. Mô hình đô thị hoá Việt Nam thập niên 2000. Quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và tốc độ đô thị hóa
2. Mô hình tập trung dân cư quá mức tại các đô thị lớn (primacy) và các giải pháp.
3. Sự phát triển các đô thị nhỏ và vừa, đô thị vệ tinh trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình trăng trưởng ở Việt Nam.
4. Quy hoạch đô thị và vấn đề xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị.
5. Dân nghèo, dân nhập cư đô thị và vấn đề nhà ở bất quy tắc của họ. Phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị.
6. Di dân nông thôn - đô thị và tác động kinh tế xã hội tới các địa phương đầu đi (original) và đầu đến (destination) trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.
7. Phát triển đô thị bền vững về xã hội và môi trường trong điều kiện Việt Nam
Tiểu ban 12: Đào tạo Việt Nam học trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: GS.TS. Đinh Văn Đức
Thư ký: Ths. Phùng Thị Thanh Lâm
Định hướng nội dung:
1. Các định hướng phát triển nội dung mới trong đào tạo Việt Nam học từ nay đến năm 2022 (10 năm) ở Việt Nam và các cơ sở nước ngoài
2. Xây dựng chương trình đào tạo và cải cách chương trình đào tạo Việt Nam học theo hướng hiện đại và thực tiễn
3. Lập diễn đàn trao đổi thông tin đào tạo Việt Nam học Việt Nam và quốc tế
4. Giảng dạy Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài: Nội dung, phương pháp và kỹ năng
5. Xây dựng học liệu chuyên ngành Việt Nam học (liên kết Việt Nam và quốc tế)
6. Đào tạo Việt Nam học theo hướng tích hợp và liên ngành
Tiêu ban 13: Các vấn đề nghiên cứu khu vực
Trưởng tiểu ban: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
Thư ký: Tống Văn Lợi
Định hướng nội dung:
1. Vùng đất Nam Bộ: Hình thành, phát triển và hội nhập
2. Ổn định và phát triển bền vững khu vực Biển Đông
3. Nguồn lực phát triển bền vững vùng Thủ đô
4. Những không gian xã hội - văn hóa khác. Lợi thế của nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu so sánh theo khu vực
Tiểu ban 14: Quan hệ quốc tế của Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững
Trưởng tiểu ban: PGS.TS. Phạm Quang Minh
Thư ký: Nguyễn Thị Thùy Trang
Định hướng nội dung:
1. Sự thay đổi của môi trường quốc tế và khu vực 2 thập niên đầu thế kỷ XXI (Những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống)
2. Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Anh, Nga)
3. Các nỗ lực và sáng kiến hợp tác của ASEAN
4. Quan điểm, chính sách và quan hệ của Việt Nam
Tiểu ban 15: Tư liệu về Việt Nam – cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Việt Nam học
Trưởng tiểu ban: GS.TS. Hồ Sĩ Quý
Thư ký: Ths. Phùng Diệu Anh
Định hướng nội dung:
1. Lý do nghiên cứu Việt Nam học. Đối tượng, các đặc trưng của Việt Nam học?
2. Cách tiếp cận và các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu và trình bày công trình nghiên cứu Việt Nam học.
3. Giới thiệu, mô tả các nguồn tư liệu về Việt Nam tại các Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, các bộ sưu tập của các tổ chức và cá nhân… tại các nước trên thế giới.
4. Các vấn đề về bản thân nguồn tư liệu và các vấn đề cần nghiên cứu đặt ra từ các nguồn tư liệu về Việt Nam.
5. Nghiên cứu Việt Nam học tại Việt Nam và ở nước ngoài, nghiên cứu của người Việt Nam và của người nước ngoài.
6. Giới thiệu và đánh giá về các công trình và các tác giả tiêu biểu trong nghiên cứu Việt Nam học.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính sử dụng trong Hội thảo là tiếng Việt và tiếng Anh.
Đăng ký tham dự
1. Tải Mẫu đăng ký tham dự Hội thảo tại đây.
2. Điền đầy đủ các thông tin theo mẫu và gửi về địa chỉ:
• Theo đường bưu điện:
Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
ĐT/Fax: (04) 62730472
• Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thời gian nhận
• Đăng ký tham dự và tóm tắt báo cáo từ 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6 năm 2012.
• Báo cáo toàn văn từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 2012
Các thông tin về hội thảo theo dõi tại website của Hội thảo.