logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
Thursday, 17 August 2017 07:29

Nguyễn Danh Ngà. Bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích Đức Thánh Hoàng Mười ở Nghệ An

Người post bài:  Lê Thị Ninh

Additional Info

  • Tiêu đề:

    BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

    KHU DI TÍCH ĐỨC THÁNH HOÀNG MƯỜI Ở NGHỆ AN

  • Tác giả:

     

    Nguyễn Danh Ngà

Nguyễn Danh Ngà. Bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích Đức Thánh Hoàng Mười ở Nghệ An

Đức Thánh Hoàng Mười được thờ tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, được biết đến như một nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa Dân tộc, UBND huyện Hưng Nguyên phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo Giá trị lịch sử, văn hóa của di tích đền Ông Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An nhằm nghiên cứu làm rõ các giá trị lịch sử, văn hóa có liên quan đến Đức Thánh Hoàng Mười ở Nghệ An trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam thủ, tứ phủ của người Việt. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn các di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước hiện nay nói chung và sự nghiệp phát triển văn hóa du lịch ở Nghệ An nói riêng.

Biểu tượng Đức Thánh Hoàng Mười ở Nghệ An

Theo truyền thuyết dân gian, ông Hoàng Mười (còn gọi là ông Mười Nghệ An), là con của vua cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước.

Cho đến nay có rất nhiều dị bản về thân thế của ông. Theo nhân dân vùng Nghệ Tĩnh thì ông được hóa thân thành Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, làm đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân triều Lê.

Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.

Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà).

Tại vùng đất xứ Nghệ, ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, ví dụ như có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế.

Cũng theo huyền tích dân gian thì trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam.

Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời.

Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là ông Hoàng Mười, không chỉ vì ông là con trai thứ mười của vua cha, mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (mười mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương. Ngày ông giáng sinh 10-10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông cờ quạt bút sách... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.

Chúng tôi cho rằng, tất cả các truyền thuyết dân gian nói trên về ông Hoàng Mười đều là những cách giải thích đượm chất huyền tích hóa một biểu tượng anh hùng xứ Nghệ, gắn với một nam thần tiêu biểu được dung nạp vào hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Qua hàng trăm năm nay, biểu tượng này càng ngày càng được tôn sùng và phổ cập do sức sống và sự lan tỏa mãnh liệt của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ mà việc hầu đồng, hát văn là những hình thức phổ biến và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Trong nghi lễ hầu đồng, văn hay hát để thỉnh ông Mười bằng việc nhắc đến công trạng của ông tại Nghệ An:

Ông Mười trấn thủ Nghệ An

Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Dày

Để ca ngợi tài, đức của ông, người ta đã sáng tác những bài thơ lục bát cho dễ hiểu, dễ nhớ và diễn đạt thành những câu hò xứ Nghệ, ví dụ như:

- Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt

Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa

Cung gươm lên ngựa đề cờ

Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam

- Năm cửa ô tới Đô Thành

Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười...

- Đất lề quê thói Nghệ An

Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười...

Bên cạnh đó, còn tấu theo điệu hò Nghệ Tĩnh để ca ngợi thánh ông:

- Muối đã mặn ba năm còn mặn

Gừng đã cay chín tháng vẫn cay

Ghế ông tình nặng nghĩa dày

Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng

Đền thờ Thánh Ông Hoàng Mười, một di tích lịch sử - văn hóa có giá trị tại Nghệ An

Đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, tọa lạc trên vùng đắc địa sơn thủy hữu tình. Đền nằm giữa một cánh đồng lúa bát ngát, biệt lập với làng mạc, phía sau là núi Dũng Quyết được coi là hậu chẩm. Nhìn từ trên cao sẽ thấy hình tượng đầu một con hạc đẹp tuyệt do những con sông Mộc, sông Vĩnh tạo thành, đầu con hạc đội Lam Giang, mỏ chầu về Đồng Trụ Sơn. Đấy là nơi có đền thờ ông Hoàng Mười linh thiêng, Mỏ hạc linh từ là tên chữ của đền, có nghĩa là ngôi đền linh thiêng tọa trên vùng đất có hình con hạc mà đền lại nằm ở vị trí phía mỏ.

Theo các nguồn tư liệu hiện có, đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê trên mảnh đất bằng phẳng với diện tích 10.615m². Trước đây đền có quy mô bề thế với các công trình kiến trúc như tam quan có voi quỳ, hổ phục, cửa tả cửa hữu với đôi cột nanh sừng sững, ba toà hạ điện, trung điện và thượng điện uy nghi. Trong chiến tranh chống Mỹ phá hoại miền Bắc, đền phải tạm rời vào làng. Đến năm 1995, đền mới được khôi phục lại và vẫn giữ được hình dáng ban đầu.

Toàn bộ kiến trúc của đền ông Hoàng Mười mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn. Hệ thống gỗ trong di tích được chạm trổ công phu, các chi tiết long, lân, quy, phụng được chạm khắc sinh động, phản ánh được tư duy sáng tạo, sự tài hoa của nghệ nhân xứ Nghệ. Ông Hoàng Mười được thờ tại đền là một danh tướng thời nhà Lê, gốc ở tỉnh Nghệ An, được nhân thế hóa, phàm tục hóa thành Thái uý Vĩ quốc công, trở thành vị thần chính ở đền.

Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu văn hóa thì có giả thuyết ông Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí, người sinh ra tại Nghệ An, được trao quyền trấn thủ Nghệ An và là người có nhiều công lao khai khẩn và phát triển xứ Nghệ. Bởi xét về lịch sử ngôi đền được xây dựng vào năm 1634, tức cùng thời của Nguyễn Xí. Hơn nữa, Nguyễn Xí lại là quan đại thần, là bậc khai quốc công thần dưới thời Lê, có công phò vua đánh tan giặc Minh xâm lược, khi thiên hạ thái bình, ông lại cùng ăn, cùng ở với dân, giúp bách tính vượt qua khổ ải vươn đến phú quý, hưng thịnh. Xét trên công lao đó, dân chúng chí tôn ông là Thánh Hoàng Mười là điều hiển nhiên và cũng hợp với ý nguyện của muôn dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong số 21 đạo sắc phong cho Thánh Ông Hoàng Mười, đáng chú ý là đạo sắc phong của vua Khải Định ngày 25 - 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) tôn phong ông là Quang úy Trung đẳng thần, trong tín ngưỡng tâm linh nhân dân tôn vinh là Thượng đẳng thần.

Tăng cường công tác bảo tồn khu di tích đền Ông Hoàng Mười và các di sản văn hóa lễ hội của Nghệ An

Từ lâu nay, không chỉ có các thanh đồng đạo quan mới sùng bái và phối thờ ông Hoàng Mười trong hệ thống tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ ở Việt Nam mà ngay cả người dân không phải là đệ tử của ngài cũng có đức tin qua những cuộc hành hương đi đến các di tích khấn cầu hay dự hầu đồng, xem lễ hội; trong số này đền Ông Hoàng Mười tại Hưng Nguyên, Nghệ An và đền Chợ Củi, Nghi Xuân, Hà Tĩnh là những nơi thu hút đông đảo khách thập phương từ mọi miền của đất nước.

Chính vì thế, bên cạnh việc tổ chức phục vụ chu đáo các hoạt động đón tiếp khách hành hương cần có kế hoạch tổ chức tốt các lễ hội, nhất là lễ hội đền ông Hoàng Mười vào ngày 10-10 âm lịch hàng năm. Lễ hội này có các hoạt động hấp dẫn như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người…Chúng tôi cho rằng, để khai thác tốt những giá trị của di tích và lễ hội với tư cách là những tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành văn hóa, ngành du lịch và chính quyền các cấp của tỉnh Nghệ An.

Đồng thời, để khai thác có hiệu quả những tài nguyên du lịch này, cần xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý khai thác những tài nguyên du lịch khác trên địa bàn Nghệ An nói chung, đặc biệt là cụm di tích tâm linh đền Ông Hoàng Mười và quần thể di tích Phượng Hoàng - Trung Đô, (nơi được vua Quang Trung chọn làm nơi đóng đô trên đường kéo quân ra Bắc đại phá quân Thanh, cách ngôi đền không xa về phía đông bắc) với khu du lịch nghỉ dưỡng Cửa Lò, Cửa Hội.

Trước mắt, đề nghị các cơ quan văn hóa của tỉnh và Bộ ủng hộ việc Bộ VHTTDL ra quyết định xếp hạng Di tích quốc gia cho khu di tích đền Ông Hoàng Mười thuộc làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trên cơ sở khu di tích này đã được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An quyết định xếp hạng Di tích cấp tỉnh từ năm 2002 và đặc biệt là vị trí  của di tích này trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2016 vừa qua.

Về phần mình, Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa dân tộc sẽ làm hết sức để tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, trong đó có hệ thống di tích của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam và khu di tích đền Ông Hoàng Mười, tỉnh Nghệ An.

Nguồn: Tạp chí VHNT số 397, tháng 7 - 2017

Lên trên

Cùng chủ đề

  • Nguyễn Hải Hoành. Bàn thêm về nguồn gốc chữ Quốc ngữ

  • Nguyễn Thanh Lợi. tín ngưỡng thờ Bạch Mã Thái Giám

  • Cao Xuân Hạo. Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô của người Việt

  • Nikulin. Vua Hàm Nghi - Một họa sĩ

  • Nguyễn Hữu Sơn. Giá trị văn học của Nam Phong tạp chí

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 56
  • Tổng :
  • 3 8 2 5 9 6 4 6
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân