logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ
    • Khái quát về Trung tâm
    • Nhân lực Trung tâm
      • Thành viên Trung tâm
      • Cộng tác viên
    • Giới thiệu Khoa Văn hóa học
      • Khái quát về Khoa
      • Nhân lực của Khoa
  • Tin tức
    • Tin nhà (Trung tâm)
    • Tin ngành
    • Tin liên quan
  • Đào tạo - Huấn luyện
    • Các chương trình
    • Tổ chức và Hiệu quả
    • Đào tạo ở Khoa VHH
      • Chương trình đào tạo
      • Kết quả đào tạo
  • Nghiên cứu
    • Lý luận văn hóa học
      • LLVHH: Những vấn đề chung
      • VHH: Phương pháp nghiên cứu
      • VHH: Các trường phái - trào lưu
      • Loại hình và phổ quát văn hóa
      • Các bình diện của văn hóa
      • Văn hóa học so sánh
      • Vũ trụ quan phương Đông
      • Văn hóa và phát triển
      • VHH và các khoa học giáp ranh
    • Văn hóa Việt Nam
      • VHVN: Những vấn đề chung
      • Văn hóa cổ-trung đại ở Viêt Nam
      • Văn hóa các dân tộc thiểu số
      • Văn hóa Nam Bộ
      • Văn hóa nhận thức
      • Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
      • Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
      • Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
      • Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
    • Văn hóa thế giới
      • VH Phương Đông: Những vấn đề chung
      • VH Phương Tây: Những vấn đề chung
      • Quan hệ văn hóa Đông - Tây
      • Văn hóa Trung Hoa và Đông Bắc Á
      • Văn hóa Đông Nam Á
      • Văn hóa Nam Á và Tây Nam Á
      • Văn hóa châu Âu
      • Văn hóa châu Mỹ
      • Văn hóa châu Phi và châu Úc
    • Văn hóa học ứng dụng
      • VHƯD: Những vấn đề chung
      • VHH nghệ thuật
      • Văn hóa đại chúng
      • Văn hóa giao tiếp
      • Văn hóa du lịch
      • Văn hóa đô thị
      • Văn hóa kinh tế
      • Văn hóa quản trị
      • Văn hóa giáo dục - khoa học
    • Tài liệu phổ cập VHH
      • Văn hóa Việt Nam
      • Văn hóa thế giới
      • VHH ứng dụng
    • Tài liệu tiếng nước ngoài
      • Theory of Culturology
      • Vietnamese Culture
      • Applied Culturology
      • Other Cultures
      • 中文
      • Pусский язык
    • Thư Viện Số (Sách - Ảnh - Video)
      • Tủ sách Văn hoá học
      • Thư viện ảnh
      • Thư viện video
    • Các nhà văn hóa học nổi tiếng
  • Tiện ích
    • Dịch vụ Văn hóa học
    • Dịch vụ ngoài VHH
    • Trợ giúp vi tính
    • Từ điển Văn hóa học
    • Thư viện TT và Khoa
    • Tổng mục lục website
    • Tủ sách VHH Sài Gòn
    • Giải đáp thắc mắc
  • Thư giãn VHH
    • Văn chương Việt Nam
    • Văn chương nước ngoài
    • Nghệ thuật Việt Nam
    • Nghệ thuật thế giới
    • Hình ảnh vui
    • Video vui
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
  • Văn hóa học ứng dụng
  • Văn hóa đô thị
Monday, 28 April 2008 04:45

Trần Ngọc Khánh. Đình làng Nam bộ và các giải pháp tồn sinh…

Người post bài:  TT VHH

ĐÌNH LÀNG NAM BỘ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỒN SINH

TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH

 

 

Trần Ngọc Khánh

 

(ĐHQG TP. HCM)

Trong quá trình đô thị hóa Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh những tòa nhà bê-tông đồ sộ mọc lên ngày càng nhiều, các đình làng trang trọng thuở nào không còn giữ được không gian văn hóa và kiến trúc cổ kính, bị lọt thõm hoặc thừa thải như kẻ ngoại cuộc. Đình làng Nam bộ tồn tại như là phế tích giữa lòng đô thị. Đó là điều đau xót, không chỉ đối với những ai có lòng lưu luyến hoài cổ, mà cả đối với những người biết trân trọng “biểu tượng” của một nền văn hóa vốn dĩ đã góp phần hun đúc truyền thống, làm nên bản sắc một thời của người Việt ở Nam bộ.

Vị trí của đình đối với truyền thống văn hóa dân tộc hẳn là điều không phải bàn cãi. Đặc biệt, đối với lưu dân Nam bộ, điều khủng khiếp với họ ở vùng đất mới không hẳn là rừng thiêng nước độc hay cọp beo thú dữ, mà có thể là vì họ canh cánh tâm trạng “vong quốc”, sợ đứt đoạn với giềng mối của tổ tiên ông bà để lại, vì nói như nhà văn Sơn Nam: “Có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ. Bằng không thì chỉ là lục bình trôi sông, một dạng lưu dân tập thể”. Cho nên, họ “lập làng ở đâu dựng đình ở đó”. Đình vốn là một hình thái tín ngưỡng dân gian thâm nhập vào đời sống cộng đồng và sớm trở thành “biểu tượng” văn hóa đặc sắc.

Có người ví đình giống kim tự tháp ở Ai Cập. Cũng có người nhìn thấy ở đình mô thức dân chủ của nhà nước cộng hòa ở nông thôn. Còn với người Nam bộ, đình có ý nghĩa cao trọng không khác “vật thiêng”, có quyền lực mạnh mẽ vô song, không cưỡng lại được. Cho nên, với tư cách là một biểu tượng văn hóa, đình làng từng thể hiện nhu cầu tinh thần gần như độc tôn gắn với đời sống xã hội (một dạng thiết chế văn hóa đa chức năng ở làng xã). Với tư cách là một hình thái tín ngưỡng dân gian, đình làng còn là “của ăn” nuôi dưỡng đời sống tâm linh, là bức tranh nhiều màu sắc tập hợp các hình thái tín ngưỡng cổ truyền của cư dân nông nghiệp. Đình có vai trò “trung tâm” tổ chức các hoạt động văn hóa hết sức cuốn hút, là nơi chủ yếu thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt lưu lạc một thời.

Do đó, có lẽ không nên dông dài mà cần nói thẳng: Phải cứu lấy đình! Phải để cho đình tồn sinh với tư cách là di sản văn hóa đặc sắc, cả về tinh thần lẫn vật chất, trong khi tiến hành đô thị hóa hiện đại. Nhưng bằng cách nào?

Thực trạng

Quá trình đô thị hóa, đặc biệt kể từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm cho đình không còn gắn với làng. Điều đó có nghĩa, đình mất đi “chân đứng” để tồn tại. Các chức năng của đình gần như bị xóa sổ. Chưa ai thống kê ở thời kỳ hoàng kim có bao nhiêu đình trên đất Sài Gòn – Gia Định ? Cũng không ai dám khẳng định “số phận” của khoảng ba trăm ngôi đình còn sót lại sẽ đi về đâu? Liệu đình có vị trí thích hợp nào trong nếp sống đô thị văn minh, hiện đại?

Đây không hẳn là câu hỏi mà hiện nay là bài toán chưa có lời giải. Đó là “món nợ” day dứt đối với các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của thành phố, cũng là tiếng nói của lương tri đối với công lao gầy dựng của “tiền hiền”, “hậu hiền”. Và đó cũng là thước đo thử thách độ dày bản lĩnh của dân tộc, bởi vì, nếu không thể đứng vững trên đôi chân truyền thống của văn hóa Việt Nam thì chúng ta không thể nào tạo lập nên bản sắc trên chặng đường đô thị hóa, sẽ dễ bị choáng ngợp hòa tan khi hội nhập với nền văn minh hiện đại!?…

Ở đây, chúng tôi không lạm bàn các giải pháp cụ thể thuộc về chủ trương chính sách. Các biện pháp của nhà nước đối với hàng trăm ngôi đình ở thành phố, ít nhiều đều vấp vào cách thức xử lý hành chính, chủ quan hoặc thiếu tính toàn cục, có thể nên làm đối với ngôi đình này mà không nên làm đối với ngôi đình khác. Dựa trên các yếu tố đặc thù của đình Nam bộ, chúng tôi thử phân tích một số khía cạnh “tồn sinh” về phương diện văn hóa của đình làng, hy vọng qua đó có thể tiếp cận yêu cầu mang tính quy luật về sự phát triển tự thân hoặc khách quan của mô hình văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng các giải pháp chiến lược đối với di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu này của thành phố trong quá trình đô thị hóa hiện đại.

Giá trị tồn sinh của đình Nam bộ

Ngày nay không ít người quan niệm giản đơn coi đình Nam bộ thuộc về tín ngưỡng dân gian, và người ta “ứng xử” với đình như thể biểu thị sự tôn trọng(?) đối với một truyền thống tín ngưỡng. Điều đó đúng song chưa đủ!

Đình Nam bộ có lẽ đáng chú ý hơn các nơi khác vì đó còn là “biểu tượng” văn hóa của chủ thể quốc gia dân tộc. Đối với người Nam bộ, đình từng là nơi thể hiện hầu như toàn bộ thế giới quan và nhân sinh quan của người lưu dân xa xứ… Vẻ uy nghi trang trọng “kính nhi viễn chi” của đình, ngoài căn nguyên tín ngưỡng, có thể vì ở đó có sự kết tinh quyền lực của “hồn thiêng sông núi”, xây đắp bằng máu và mồ hôi thuộc về truyền thống văn hóa của dân tộc. Cho nên, ngoài sự tồn tại biểu hiện dưới dạng thức tín ngưỡng, đình Nam bộ có lẽ còn là nơi thể hiện giá trị tồn sinh thuộc về phạm vi đời sống văn hóa. Giá trị tồn sinh đối với chủ thể là sự lựa chọn, còn đối với khách thể là sự thích ứng ở các hoàn cảnh khác nhau. Cho nên, đình làng ở Nam bộ như được khoác lên mình “chiếc áo mới”, không bị bó hẹp ở hình thái tín ngưỡng mà thể hiện các nhu cầu thuộc về đời sống văn hóa.

Giá trị tồn sinh trong đời sống văn hóa của lưu dân Nam bộ có thể khái quát là yêu cầu quần tụ, cố kết cộng đồng trên phạm vi đất đai lãnh thổ; là nỗi niềm hướng vọng trở thành bộ phận thống nhất với quê cha đất tổ thông qua thế lực phong kiến của triều đình Huế; cũng có thể phát sinh từ nhu cầu chính đáng thuộc về đời sống tinh thần qua các hình thức lễ lạt, tín ngưỡng, hội hè, nghệ thuật dân gian, vui chơi giải trí… hoặc xuất phát từ nhu cầu tâm thức trước các thế lực huyền bí của tự nhiên và các hiện tượng nhiễu nhương trong đời sống xã hội, v.v.

Giá trị tồn sinh của một hình thái văn hóa – xã hội không nằm ở “giá trị” của sự tồn tại (chẳng hạn như một thứ đồ cổ) mà tùy thuộc vào nhu cầu và các điều kiện khác nhau làm cho nó tồn tại. Khi hoàn cảnh biến đổi thì bản thân sự tồn tại cũng biến đổi nhằm đáp ứng theo nhu cầu đời sống văn hóa của cư dân. Tín ngưỡng dân gian ở đình Nam bộ không còn ở thể nguyên vẹn, mà có thể được bổ sung hoặc thay thế bằng một loạt các danh mục khác nhau như đối tượng thờ cúng, nghi thức tế tự, cách thức bài trí... Giá trị tồn sinh thực chất là tiến trình vận động kéo dài sự tồn tại dưới các hình thức khác nhau, là một thứ đặc sản văn hóa, hoặc có thể coi là hệ quả vận dụng tuần tự các giải pháp mang tính khách quan.

Giải pháp

Giải pháp là tập hợp của nhiều biện pháp như biện pháp kinh tế, biện pháp quản lý, hành chính, giáo dục… Các biện pháp thuộc về nhà nước là chủ trương, chính sách, song khi nói đến giải pháp thì nên chú ý trước hết là giải pháp văn hóa.

Giải pháp văn hóa bao gồm ba tính chất: toàn cục, khách quan và nhân bản. Một giải pháp không mang yếu tố toàn cục thì rất dễ phiến diện hoặc thiển cận; thiếu yếu tố khách quan sẽ là một chiều, áp đặt chủ quan; không dựa trên nền tảng nhân bản là chưa đạt đến mục tiêu vì quyền lợi nhân sinh. Yêu cầu toàn cục đòi hỏi phải đặt giải pháp trong một toàn thể đang vận động, chịu tác động đồng thời của những điều kiện và phương thức khác nhau. Đã là giải pháp thì không thể nửa vời kiểu “đem con bỏ chợ” hoặc “được chăng hay chớ”, tức là không có giải pháp gì cả. Giải pháp không có nghĩa là “biện pháp đối phó tức thời” mà phải thấu đáo, tức là không phải giải pháp tình thế mang tính áp đặt mà trước hết phải tỏ tường “đường tắt lối rẽ” theo quy luật vận động khách quan thuộc về bản chất của hiện tượng. Và cuối cùng, tính nhân bản sẽ là thước đo của giải pháp về tính hiệu quả trong các điều kiện nhân sinh.

Đối với di tích lịch sử văn hóa đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều công trình điều tra, khảo sát về tình hình và thực trạng với không ít đề xuất. Song phần nhiều là những yêu cầu, “biện pháp” có tính sách lược. Dường như chưa thấy giải pháp cụ thể ở tầm chiến lược vĩ mô. Hoặc “sắc phong” liệt hạng lấy có là di tích lịch sử văn hóa, hoặc chung chung đại loại như trương bức bình phong tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng(?), thực chất là để mặc cho đình hữu sinh hữu diệt, tạo ra bộ mặt nhợt nhạt ảm đạm vốn là biểu tượng văn hóa đặc sắc của tiền nhân.

Từ khía cạnh “tồn sinh” của đình làng vận động qua các thời kỳ đô thị hóa ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, thử bàn về một vài giải pháp đã được tiền nhân vận dụng hiệu quả, hy vọng đó cũng là những gợi ý góp phần xây dựng các giải pháp chiến lược đối với các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc trong khi thành phố đang có nhiều đòi hỏi bức bách tiến hành đô thị hóa hiện đại.

1. Giải pháp kiến trúc: Để có thể biểu hiện hoặc bảo tồn một giá trị phi vật thể, người ta lựa chọn một hay nhiều giá trị vật thể. Giá trị vật thể không phải “vật trao đổi ngang giá” với giá trị phi vật thể, mà thực ra chỉ biểu hiện phần nào đó của giá trị thực. Có điều ở đời người ta thường lấy vật chất hoặc các biểu hiện vật chất để cân đo giá trị, coi vật chất đã là giá trị. Đó là cái tầm thường, thiển cận của nhãn quan.

Đối với đình làng Nam bộ, ban đầu tiền nhân đã lựa chọn kiến trúc “tường rơm mái lá” làm lớp vỏ bọc của giá trị, để “bảo tồn” giá trị mà không làm suy xuyển tính biểu trưng của đình làng. Kể từ cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX, giải pháp kiến trúc của tiền nhân lựa chọn để bảo tồn giá trị đình làng kết hợp hai phương diện, vừa trùng tu kiên cố vận dụng các điều kiện môi trường, kỹ thuật tiên tiến của thời đại (xây tường lát gạch), vừa bồi dặm các đường nét kiến trúc truyền thống của đình làng. Tất nhiên, các biểu hiện vật thể kiến trúc của đình Nam bộ so với đình Trung bộ và Bắc bộ có thể còn khá đơn sơ, thô thiển hoặc đường nét truyền thống còn thiếu sắc sảo, song đó lại là biểu hiện tính chất đặc trưng của văn hóa Nam bộ, không có chỗ cho sự đánh giá khen chê!

Trong quá trình hiện đại hóa thành phố Hồ Chí Minh, do điều kiện bảo tồn, làm nổi bật nét đặc trưng và theo xu thế “nhất thể hóa” nền văn hóa Việt Nam, thiển nghĩ kiến trúc đình vẫn có thể là sự kết hợp hài hòa của hai phương diện kể trên, bảo đảm vừa hiện đại trong phạm vi quy hoạch kiến trúc đô thị, vừa giữ gìn nguyên vẹn đình làng theo phong cách truyền thống. Đó là quá trình đồng thời, vừa là sự chọn lựa thích ứng với các điều kiện đô thị hóa. Đó cũng là cách thức vận dụng sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khóa 8): xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc dân tộc”, để sự tồn sinh của đình không là kéo dài kiếp sống thừa mà góp phần nhuận sắc, tiếp thêm sinh khí cho đời sống văn hóa của thị dân.

2. Giải pháp không gian vật thể (còn gọi là giải pháp “tùng tự”): Các kiến trúc đình làng chiếm lĩnh phạm vi không gian giới hạn trong thôn làng. Theo Minh Điều hương ước, chỉ có xã thôn mới dựng đình, còn ở ấp chủ yếu dựng nhà vuông. Song trong điều kiện chiến tranh và áp lực đô thị hóa, một số xã thôn bị sáp nhập hoặc biến mất, dẫn đến hiện tượng “tùng tự” (phối tự) trong các ngôi đình ở thành phố. Chẳng hạn, đình An Bình (đường An Bình, phường 7, quận 5) có tùng tự “thần hoàng bổn cảnh” các thôn Hòa Thuận, Đức Lập (cũ) và Phụ quốc Đô đốc Trần Thượng Xuyên; Nghĩa Nhuận hội quán (số 27, đường Phan Văn Khỏe, phường 13, quận 5) thờ Quan thánh Đế quân và Thiên hậu Thánh mẫu có tùng tự ba vị thần Thành hoàng thôn Tân Nhuận, Quí Đức và Tân Lộc (huyện Tân Long cũ), v.v.

“Tùng tự” có thể là biện pháp miễn cưỡng song tỏ ra là giải pháp hợp lý, vì trong điều kiện thôn xã bị triệt tiêu dưới áp lực đô thị, cư dân phiêu bạt tứ tán thì đình làng trên thực tế hầu như đã mất đi ý nghĩa tồn tại. Trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, không phải tất cả cái gì cổ truyền đều phải bảo tồn (có khi người ta còn lầm tưởng đó là “bản sắc” của văn hóa làng cần khôi phục như một số dạng lễ hội), mà đúng ra chỉ nên giữ lại phần tập trung tinh túy nhất, thiết thực nhất của truyền thống để hình thành nên bản sắc mới của thời đại.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng chục ngôi đình được “phong cấp” công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đáng tiếc là người ta chủ ý tôn tạo bảo tồn ngôi đình về mặt kiến trúc vốn không hẳn là vật thể văn hóa tiêu biểu nhất. Chính không gian và cảnh vật bao quanh ngôi đình mới là cảnh sắc quan trọng nhất của đình làng Nam bộ. Đình không làng tựa như bóng ma dờ dật, không còn là di tích!

Mặt khác, giải pháp không gian vật thể không chỉ coi trọng yếu tố không gian mà còn nhấn mạnh cả yếu tố vật thể. Trong điều kiện không gian đô thị chật hẹp, đình khó tồn tại về mặt vật thể mà không bị xâm hại. Để cho đình tồn sinh, thiết nghĩ nên “hiện đại hóa” ngôi đình kiểu mẫu bằng các mô-típ truyền thống dân tộc đặc sắc (chẳng hạn cổng tam quan ở lăng Ông Bà Chiểu trước kia từng là biểu tượng của thành phố Sài Gòn); phải chăng có thể vận dụng giải pháp “tùng tự” để quy hoạch lại hợp lý các ngôi đình trong phạm vi không gian đô thị; cũng có thể tổ chức lại các Ban quý tế, bảo đảm thực hiện trọn vẹn các nghi thức tế tự theo phong tục và “tín ngưỡng”, làm cho các dịp lễ kỳ yên “xuân thu nhị kỳ” không lạc lỏng giữa chốn đô thị mà thực sự trở thành những ngày hội truyền thống dân tộc.

3. Giải pháp tín ngưỡng: Tín ngưỡng dân gian không phải là niềm tin theo nghĩa “mộ đạo” của tôn giáo, mà có thể nằm ở “ngã ba đường” giữa phong tục tập quán và mê tín dị đoan. Thậm chí có khi khó lòng phân biệt giữa phong tục và tín ngưỡng, vì khoảng cách giữa cái phàm tục và cái thiêng liêng nhiều khi mong manh như sợi tóc, “sai một li đi một dặm”, tùy theo quan niệm và cách nhìn của mỗi thời đại. Giải pháp tín ngưỡng của tiền nhân thực chất là giải pháp văn hóa. Không nên coi đó là mê tín dị đoan hoặc đánh đồng với tín ngưỡng-tôn giáo.

Đình làng Nam bộ hầu hết đều thờ chữ “Thần” viết bằng tiếng Hán. Đó không là một vị thần cụ thể mà thường tập hợp nhiều vị thần thuộc về các thế lực tự nhiên (hổ, rắn, cá voi…) hoặc là các công thần nhuốm màu sắc tín ngưỡng dân gian. Song vượt lên trên hết đó là sự thể hiện nét đẹp nhân bản của đời sống văn hóa. Ngoài ra, trong khuôn viên đình còn thờ thần đất (tín ngưỡng thờ mẫu), thần nông (đàn xã tắc), v.v. thể hiện tâm thức độc đáo của cư dân nông nghiệp thuở xưa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có nhược điểm tách rời con người khỏi “người mẹ” tự nhiên, làm cho con người ngày càng trở nên ích kỷ – khi cái đầu của nhận thức phình ra thì lồng ngực nơi có trái tim không chừng sẽ teo lại. Văn hóa tín ngưỡng, nhất là tín ngưỡng dân gian, một khi đã trải qua cuộc sàng lọc giả-chân của tri thức, có thể là liều thuốc nhân văn “thập toàn đại bổ” làm phong phú đời sống tinh thần, lãng mạn và thi vị hóa đời sống hiện thực, góp phần thăng hóa làm quân bình và bay bổng con người.

4. Giải pháp nghệ thuật: Nghệ thuật ra đời khi con người phết nét “thiêng” lên sản phẩm vật chất. Hoạt động nghệ thuật không nhằm phục vụ thần linh, mà trước hết là cách thức thể hiện để đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất của con người. Không hiếm các lễ thức, trò chơi dân gian xuất phát từ ước vọng của cộng đồng muốn được chủ động bằng cách bắt chước tính chất mầu nhiệm của tự nhiên, tác động vào tự nhiên để đáp ứng theo nhu cầu của con người. Nghệ thuật xuất phát từ ý tưởng thăng hóa cao sang, đươc thể hiện bằng các giá trị vật chất, song không biến mất theo “của lễ” mà quay trở lại phục vụ nhân sinh.

Các nghi thức tế tự, tế lễ ở đình làng là bức tranh sinh động đầy tính biểu cảm nghệ thuật, làm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của người thông lễ. Trong dịp lễ kỳ yên ở các ngôi đình Nam bộ nói chung và ở Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh nói riêng đều có lồng ghép một số hình thức biểu diễn nghệ thuật và trò chơi dân gian. Tuy nhiên, đó không phải đơn thuần là vui chơi giải trí mà chính là nghệ thuật cộng hưởng, thể hiện tâm thức của cộng đồng về cách sống ở đời, đạo lý làm người nhờ “thần” chứng giám (diễn tuồng Hát bội ở vỏ ca quay mặt về hướng chánh điện của đình); là cách thức cộng sinh với trời đất thể hiện tâm thức dân gian thông qua các tập tục, trò chơi… Hoặc các điệu múa bóng rỗi theo khuynh hướng nghệ thuật xiếc nhằm thể hiện khả năng phối sinh của con người tác động vào tự nhiên, bộc lộ mặt tích cực của tín ngưỡng dân gian trong giải pháp nghệ thuật.

oOo

Nêu lên một vài giải pháp “tồn sinh” của đình làng trong quá trình đô thị hóa, có thể nhận thấy “đình làng” vẫn có sức sống và cơ may tồn tại. Không chỉ tồn tại, đình còn là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của văn hóa đô thị, có thể đóng vai trò tích cực trong đời sống nhân sinh. Cho nên, nếu như chúng ta có thể nhận biết thấu đáo về những giá trị văn hóa, biết vận dụng và phát huy các giải pháp tồn sinh đầy tính nhân bản thì vẻ đẹp cổ kính trang nhã của đình được bảo tồn đến nơi đến chốn có thể góp thêm hương vị làm cho đời sống tinh thần của thị dân càng thêm phong phú, hài hòa, trở thành nguồn lực thể hiện “bản sắc” dân tộc trong cơn lốc đô thị hiện đại.

Nguồn: TNK, 8/2001


Lên trên

Cùng chủ đề

  • Nguyễn Minh Trí. Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh

  • Hiền Trang. Từ James Joyce đến Nguyễn Công Hoan: Lịch sử của thị dân

  • Nguyễn Thị Hậu. Di sản văn hóa đô thị Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh quan điểm, công cụ bảo tồn và phát huy giá trị

  • Lê Thị Trúc Anh. Một số vấn đề về văn minh đô thị ở Tp.HCM

  • Trịnh Duy Luân. Văn hóa và môi trường xây dựng của khu 36 phố phường Hà Nội với những mối đe doạ trước sức ép của sự phát triển

Thông báo

Tư vấn khoa học và kỹ năng nghiên cứu…

Tủ sách văn hoá học Sài Gòn

  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Tủ sách VHH

Phóng sự ảnh: Toạ đàm khoa học: Xây dựng…

Hình ảnh văn hóa Tết xưa (sưu tầm)

Phóng sự ảnh: Lễ hội truyền thống VHH 2011

Phóng sự ảnh Lễ hội truyền thống VHH 2010

Thành phố Sankt-Peterburg, Nga

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi 2

Tranh Bùi Xuân Phái

Bộ tem tượng Phật chùa Tây Phương

Bộ ảnh: Đá cổ Sapa

Bộ ảnh: Phong cảnh thiên nhiên

Bộ ảnh: Việt Nam quê hương tôi

"Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời":…

Con dê trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Văn hóa Tết ở Tp.HCM (Chương trình truyền…

Văn hóa Tp. HCM: Một năm nhìn lại và động…

Phong tục Tết cổ truyền của người Nam Bộ

Bánh tét và Tết phương Nam

Con ngựa trong văn hóa và văn hóa Việt Nam

Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi

Nhìn lại toàn cảnh thế giới từ 1911-2011…

Tọa độ chết - một bộ phim Xô-Việt xúc động…

Video: Lễ hội dân gian Việt Nam

Văn hoá Việt từ phong tục chúc Tết

Văn hoá Tết Việt qua video

Tết ông Táo từ góc nhìn văn hoá học

“Nếp nhà Hà Nội” trên “Nhịp cầu vàng”: tòa…

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua video: từ…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Xem phim “Tử Cấm…

Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long…

Phim "Chuyện tử tế" – tập 2 (?!) của “Hà…

Default Image

Hướng về 1000 năm TL-HN: "Chuyện tử tế" -…

Sách “Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam”

Nguyễn Văn Bốn. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người…

Sách: Quản lý và khai thác di sản văn hóa…

Hồ Sĩ Quý. Con người và phát triển con người

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 3

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 2

Alonzo L. Hamby. Khái quát lịch sử Mỹ. Phần 1

Hồ Sỹ Quý. Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á (Phụ…

Hồ Sỹ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Hồ Sĩ Quý. Về Giá trị và Giá trị Châu Á…

Sách: Chuyên đề Văn hoá học

Sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam…

FitzGerald. Sự bành trướng của Trung Hoa…

Hữu Đạt. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao…

Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu)

Gs. Mai Ngọc Chừ. Số phận & Tâm linh

Trần Văn Cơ. Những khái niệm ngôn ngữ học…

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 3 - hết)

Đoàn Văn Chúc. Văn hóa học (Phần 2)

Các nhà VHH nổi tiếng

Julian Haynes Steward

Wen Yi'duo (Văn Nhất Đa)

Leslie Alvin White

Huang Wen'shan (Hoàng Văn Sơn)

Radcliff-Brown, Alfred Reginald

Sapir, Edward

Margaret Mead

Thăm dò ý kiến

Bạn thích cuốn "Cơ sở văn hoá VN" của tác giả nào nhất?

Chu Xuân Diên - 4.8%
Lê Văn Chưởng - 0.9%
Trần Diễm Thuý - 1%
Trần Ngọc Thêm - 37.4%
Trần Quốc Vượng - 53%
The voting for this poll has ended on: 26 06, 2020

Tổng mục lục website

tong muc luc

Tủ sách VHH Sài Gòn

tu sach VHH SG

Thống kê truy cập

  • Đang online :
  • 74
  • Tổng :
  • 3 8 2 7 5 1 1 5
  • Đại học quốc gia TPHCM
  • Đại học KHXH&NV
  • Tran Ngoc Them
  • T.c Văn hóa-Nghệ thuật
  • Tc VHDG
  • Viện NCCN
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Đông phương học
  • Phòng QLKH
  • Khoa Việt Nam học
  • Khoa Hàn Quốc học
  • BM Nhật Bản học
  • Khoa Văn học - Ngôn ngữ
  • Khoa triết học
  • Khoa Quan hệ quốc tế
  • Khoa Xã hội học
  • Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa
  • viettems.com
  • myfaifo.com
Previous Next Play Pause

vanhoahoc.vn (các tên miền phụ: vanhoahoc.edu.vn ; vanhoahoc.net)
© Copyright 2007-2015. Bản quyền thuộc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
ĐT (028) 39104078; Email: ttvanhoahoc@hcmussh.edu.vn; ttvanhoahoc@gmail.com. Giấy phép: số 526/GP-BC, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27-11-2007
Ghi rõ nguồn vanhoahoc.vn khi phát hành lại các thông tin từ website này.

Website được phát triển bởi Nhà đăng ký tên miền chính thức Việt Nam trực thuộc Trung Tâm Internet VNNIC.

Văn hóa đô thị