Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế và văn hóa (sẽ được bàn dưới góc độ văn hóa học). Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là “cà phê chè” (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là “cà phê vối” (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít)
PHẦN I: NHẬN ĐỊNH CÀ PHÊ LÀ VĂN HOÁ
Trước hết, để khẳng định cà phê là văn hoá, chúng ta sẽ bàn về tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống của cà phê
1. Tính nhân sinh:
Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Cà phê là một loại cây do con người trồng, dùng để làm thức uống hằng ngày (nếu dùng vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe: tuần hoàn máu, tim mạch, tiêu hóa tốt…) .Trong thiên nhiên, cà phê là thức ăn của một số động vật. Nhưng nó được con người ngẫu nhiên phát hiện và chế biến thành thức uống rất tốt cho sức khỏe. Đây chính là đặc điểm khu biệt giữa con người và động vật trong việc sử dụng cà phê (sẽ bàn cụ thể ở các phần sau).
2. Tính lịch sử: Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ IX, nó được con người ngẫu nhiên khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ. Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các tu sĩ tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các tu sĩ đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê. Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.
Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Ba dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta) – cà phê vối cà phê mít - Coffea excelsa – với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phê chồn") của Indonesia và Việt Nam. Đây không phải là một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới
3. Tính giá trị (trong hệ tọa độ C – K –T)
- Chủ thể: Cà phê là một loại thức uống thông dụng trên toàn thế giới. Tất cả mọi người (cả Nam và Nữ) đều sử dụng cà phê với nhiều mục đích khác nhau như: thưởng thức trong đồ uống, làm hưng phấn tinh thần (trong công việc), Giảm đau (trong y học)…
- Không gian: cà phê có mặt ở hầu hết khắp nơi trong: giao tiếp, công cộng, gia đình, bệnh viện, dược phẩm (thuốc chữa bệnh)…tất cả mọi người hầu hết đều thừa nhận giá trị mà cà phê mang lại cho con người.
- Thời gian: Cà phê được con người sử dụng từ rất lâu đời. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà con người có cách chế biến và sử dụng khác nhau trong:
+ Thưởng thức, làm hưng phấn tinh thần (bất cứ thời gian nào nhưng thường là sáng và tối)
+ Chữa bệnh (caffein), tùy theo nhu cầu.
4. Tính hệ thống:
Trải qua thời gian khá dài nên tùy theo chủng loại và nhu cầu mà con người có những cách trồng và chế biến khác nhau. Nhưng thường là: hái, phơi khô, bóc (tách) lấy hạt, rang, xay, cho vào phin và chế nước sôi.
PHẦN II: VĂN HOÁ CÀ PHÊ
1. Văn hoá tận dụng:
1.1 Thưởng thức cà phê: Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau:Ở các nước Đức, Thụy Sỹ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908. Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso, loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn, cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê. Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ", theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên. Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam. Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press), sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc. Cà phê tan: loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay. Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng. Ngay như ở Việt Nam ta. Mặc dù là cùng chung một quốc gia nhưng văn hóa tận dụng cà phê trong thưởng thức ở mỗi nơi lại có sự khác biệt với nhau. Tùy theo không gian và thời gian mà nhu cầu thưởng thức cà phê cũng khác nhau như: mùa đông, khí hậu mát mẻ (có nơi lạnh) người ta chế biến và thưởng thức cà phê nóng. Mùa hè khí hậu (nóng nực) thì chế biến và thưởng thức cà phê đá. Rõ ràng. Văn hóa thưởng thức cà phê mang yếu tố không gian và thời gian rõ rệt (hệ tọa độ K – T)
[center]

[center]

[center]

[center]

1.2 Cà phê trong giao tiếp: Chúng ta biết rằng, chức năng chính của cà phê là dùng làm đồ uống trong thưởng thức. Tuy nhiên, ngoài chức năng thưởng thức, cà phê còn được biết đến với văn hóa giao tiếp trong: công việc đàm phán của các đối tác kinh doanh làm ăn, không gian gặp gỡ tâm sự bạn bè, tình yêu…với chức năng này, yếu tố không gian cà phê là rất quan trọng. Tùy thuộc vào điều kiện giao tiếp mà không gian cà phê cũng có sự khác nhau dẫn đến các yếu tố đi kèm với không gian cà phê cũng rất đa dạng và phong phú “từ thượng vàng đến hạ cám”như: cà phê sinh viên (kí túc xá), cà phê văn phòng (đồng nghiệp, đối tác), cà phê công viên, cà phê vỉa hè (bạn bè, tình yêu tâm sự) …Rõ ràng với những không gian trên, cà phê đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của con người, nó là một chất “xúc tác” là “gia vị” giúp cho việc giao tiếp của con người thêm thi vị và phấn chấn.
[center]
[center]

[center]

1.3 Cà phê giải trí: cùng với thưởng thức và giao tiếp, từ lâu con người đã biết tận dụng cà phê đi kèm với giải trí. Ngoài việc cà phê xuất hiện trong thưởng thức, giao tiếp, nó còn mang tính “đa chức năng” văn hóa trong việc kết hợp: thưởng thức – giao tiếp – giải trí. Đã từ rất lâu, người ta đã biết đến “phòng trà – cà phê nhạc”; “cà phê – nhạc sống”; “fine art coffee”; “galary cà phê” hoặc “cà phê bida”…Thậm chí giới trẻ ngày nay còn có cả cà phê…Rock nữa chứ! Ở không gian và thời gian này cà phê thật sự là một chất “xúc tác trung gian”. Tùy theo không gian và nhu cầu thưởng thức của con người mà cà phê sẽ “xúc tác” khác nhau (thông qua cách chế biến) và con người có thể lựa chọn cho mình các không gian của cà phê để “thưởng thức – giao tiếp – giải trí”
[center]

[center]

1.4 Cà phê trong y học: Cà phê ngoài các chức năng được con người tận dụng để: thưởng thức, giao tiếp, giải trí…nó còn được tận dụng trong Y học. Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. Chẳng hạn như cà phê có tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu thông tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục chần chừ thì tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì caffein bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không ngủ được nữa. Phương pháp an thần này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ở những người này cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ của họ được tốt hơn.Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep (Vol.27, Nr.3), để tận dụng được công dụng của cà phê trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn thì nên uống cà phê nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ, thay vì uống một cốc thật to vào buổi sáng. Cách này đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm: họ sẽ cảm thấy dễ thức khuya hơn cũng như giữ được sự tập trung cao hơn. Trước đây cà phê từng bị coi là chất gây nghiện và tạo ra chứng bất lực. Tuy nhiên vào năm 1923, qua một thí nghiệm ở người, nhà nghiên cứu Amantea đã phát hiện ra rằng, caffein không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục khác giới mà còn tăng khả năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông.
1.5 Tận dụng bã cà phê: Do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên người ta có thể sử dụng bã cà phê như một chất bón cây rất hữu hiệu. Trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, phốt pho, nitơ cũng như các chất khoáng khác giúp ích cho sự phát triển của cây. Bã cà phê còn là một chất rửa tay tuyệt vời. Ngoài ra, do bao gồm nhiều hạt nhỏ và không bị bám dính nên người ta thường sử dụng bã cà phê để làm sạch những vật dụng mà tay không thò vào được như chai lọ hay các ấm đun nước. Bã cà phê còn là thức ăn yêu thích của nhiều loài giun, vốn là người bạn gần gũi của cây cối. Người ta đã phát minh ra phương pháp sản xuất dầu diesel sinh học từ cà-phê. Tại Mỹ, người ta đã tái chế bã cà-phê thành những khúc củi dùng đốt lò sưởi có tên gọi là Java.
2. Văn hoá đối phó: Cà phê mang tính “đắng” và “nóng”Vì vậy để đối phó với nó, con người có nhiều cách pha chế theo nhiều cách rất phong phú. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, đã có rất nhiều cách chế biến rất phong phú với chất đắng của cà phê. Phổ biến nhất đó là tùy thuộc vào thời tiết mà con người sẽ có cách pha chế cho hợp với khẩu vị và thời tiết.
2.1 Đối phó với vị đắng trong khi uống:
+ Cà phê đen: Mùa đông, khí hậu mát mẻ (có nơi lạnh) nên người ta thường pha chế cà phê đặc và uống nóng. Tùy thuộc vào “đô” uống mà họ sẽ pha chế đặc hoặc cho thêm nước sôi vào cho loãng hoặc cho nhiều đường…Mùa hè khí hậu nóng nên thường thì pha loãng và cho nhiều đá dùng để giải khát. Loại pha chế này cũng có nhiều tên gọi khác nhau theo kiểu “trông mặt mà bắt hình dong” như: Miền Trung thì gọi là cà phê đen, Miền Nam thì gọi là cà phê đá…
+ Cà phê sữa: Tùy theo thời tiết mà pha chế tương tự như cà phê đen nhưng cho cà phê với sữa thành cà phê sữa. Tùy theo khẩu vị mà cho sữa vào nhiều hay ít và loại này có nhiều tên gọi: Miền Bắc thì gọi là Nâu đá hay Nâu nóng. Miền Nam thì gọi là cà phê sữa đá hay cà phê sữa nóng. Hoặc cho nhiều sữa hơn cà phê thì gọi là “bạc xỉu” (tên gọi này không biết xuất phát từ đâu)
+ Cà phê rhum, cà phê trứng gà… Cũng pha chế gần giống như cà phê sữa nhưng cà phê Rhum thì cho thêm đá còn cà phê trứng gà thì không cho đá.
2.2 Đối phó mùi hôi, vật dùng hoen ố:
Dùng để chà rửa và khử mùi hôi các vật dụng trong gia đình. Bã cà phê còn rất công hiệu khi sử dụng để tẩy rửa các vật dụng bị hoen ố hay có mùi hôi hoặc những chai lọ không thể cho giẻ lau vào… Chỉ cần một ít bã cà phê cùng với một ít nước, cho vào chai (lọ) vào lắc đều thì sẽ khử sạch mùi hôi và chất bẩn bám trên các vật dụng…
3. Văn hoá sùng bái:
Cà phê có chất caffeine có thể gây ra chứng nghiện (không đáng kể) và nó còn là chất kích thích thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn, xua tan cảm giác buồn ngủ… cho người sử dụng. Chính vì thế, cà phê được con người sử dụng khá phổ biến, nhất là các giới: Tri thức và văn nghệ sĩ. Những giới người này họ cần sự hưng phấn và tỉnh táo để làm việc và nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn…Với những người Phải thức khuya hoặc có cường độ làm việc căng thẳng, cà phê chính là “thuốc tiên” giúp họ vượt qua được cơn buồn ngủ và kích thích thần kinh làm tăng phấn chấn. Với những người bị ốm (đau) cà phê được chiết xuất và pha vào thuốc cảm giúp cho họ vượt qua được cảm giác mệt mỏi…Đặc biệt ở Việt Nam đã có Festival cà phê được tổ chức tại:
Tuần lễ văn hóa cà phê 2007, diễn ra ở công viên Tao Đàn, TP HCM, vào ngày 15/12/2007.
Gần 1 tấn cà phê hòa tan "3 trong 1" đã được 160 công nhân pha chế cho ly cà phê khổng lồ này. Sau khi hoàn tất thủ tục để đại diện Tổ chức Guiness thế giới giám sát và công nhận kỷ lục, cà phê khổng lồ đã được rót mời khách tham quan triển lãm văn hóa và ở 20 điểm truyền hình trực tiếp khác tại TP HCM.
[center]

Ly cà phê khổng lồ được mô phỏng theo mẫu tách cà phê của Vinacafe nhưng bằng inox.
Để chuẩn bị cho ly cà phê kỷ lục, Vinacafe Biên Hòa đã đặt chế tạo riêng một chiếc tách bằng inox cao khoảng 1,6 m.
Ly cà phê lớn nhất thế giới được máy bay trực thăng cẩu lên không trung tại Buôn Mê Thuột
[center]

[center]

4. Văn hóa lưu luyến:
4.1 Cà phê nhìn từ góc độ nghệ thuật: Không những cà phê được con người sử dụng ttrong thưởng thức mà cà phê còn là đề tài sáng tác trong Mỹ thuật và Âm nhạc với các tác phẩm âm nhạc điển hình như: “Ly cà phê Ban Mê” của nhạc sĩ Nguyễn Cường, “Ly cà phê cuối năm” của nhạc sĩ Minh Toàn; “Cô hàng cà phê” (không rõ tác giả)…
4.2 Cà phê nhìn từ góc độ văn học: Cà phê còn đi vào văn học với “phố cà phê Hàng Hành” của tác giả Nguyễn Huy Thiệp.
[center]

5. Văn hóa cà phê nhìn từ góc độ kinh tế - Văn hóa – du lịch:
Cà phê không chỉ mang đến cho con người nhiều giá trị như trên đã trình bày mà nếu nhìn dưới góc độ kinh tế, nó còn mang đến cho con người nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Điển hình tại Festival cà phê Buôn Mê Thuột 2008, đã có một hội thảo “Phát triển cà phê bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế” bàn về giá trị của cà phê trong tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch. Tại vùng đất Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Thông qua tiềm năng kinh tế mà cà phê mang lại, hội thảo đã định hướng phát triển kinh tế cà phê với gắn với mô hình văn hóa du lịch cho du khách trong nước và quốc tế.
Lễ hội cà phê tại làng cà phê Trung Nguyên trong Festival cà phê Buôn Ma Thuộc 2008
[center]

[center]

[center]

[center]

Với bước đầu viết bài, thật sự năng lực và hiểu biết còn hạn chế. Qua bài viết này, mong Thầy và các bạn đóng góp thêm để bài viết tốt hơn.