Văn hóa Phương Tây và văn hóa Á Đông (khám phá qua hình ảnh)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về quan hệ văn hóa Đông - Tây

Văn hóa Phương Tây và văn hóa Á Đông (khám phá qua hình ảnh)

Gửi bàigửi bởi QUYPIG » Thứ 3 11/12/07 16:20

Mấy hình này rất hay, post lên cho bà con cùng xẹm Bạn thích bức hình nào, đồng tình bức hình nào, và ko đồng tình với bức hình nao?????

Xanh --> Phương Tây
Đỏ --> Á Đông

Quan điểm
Hình ảnh


Cách sống
Hình ảnh

Đúng giờ

Hình ảnh

Giao thiệp
Hình ảnh

Tức giận
Hình ảnh

Xếp hàng đợi
Hình ảnh

Phố phường ngày Chủ nhật

Hình ảnh

Tiệc tùng

Hình ảnh
Khuynh hướng

Hình ảnh
Du lịch

Hình ảnh

Giải quyết vấn đề
Hình ảnh

Ba bữa một ngày

Hình ảnh
Phương tiện giao thông

Hình ảnh

Cuộc sống của người già
Hình ảnh

Tâm trạng và thời tiết
Hình ảnh

Sếp
Hình ảnh

Trong nhà hàng

Hình ảnh

Trẻ em
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
QUYPIG
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 14:43
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Khác biệt Đông-Tây: dẫn chứng minh họa

Gửi bàigửi bởi mikiki311 » Chủ nhật 09/11/08 18:32

[justify]Nói về sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây, người ta có thể hình dung một phương Đông nông nghiệp, trọng tĩnh, hướng nội, tư duy tổng hợp, trọng quan hệ với các nền triết học cao siêu, huyền bí tương phản với một phương Tây du mục, năng động, hướng ngoại, tư duy phân tích, đề cao tính cá thể với các tư tưởng tự do dân chủ...
Mình đang tìm ra những dẫn chứng cụ thể sinh động để minh họa cho sự khác nhau này và tình cờ tìm thấy một bài viết của BBC nói về vấn đề này. Mình tạm dịch ra như thế này:
[/justify]

[justify][center]Cách nhìn khác nhau giữa phương Đông và phương Tây[/center][/justify]

[justify]Cách tiếp cận khác nhau
Trong một công trình nghiên cứu, sau khi quan sát cử động mắt của các sinh viên, một nhà khoa học thuộc đại học Michigan đã tuyên bố: “ Người phương Đông và người phương Tây có những cách nhìn thế giới khác nhau…”
Nhà nghiên cứu đã so sánh cách 26 sinh viên người Trung Quốc và 25 sinh viên Mĩ xem các bức tranh có họa tiết động vật và tĩnh vật trên những bối cảnh phức tạp.
Trong khi các sinh viên châu Âu có xu hướng để mắt tập trung vào những điểm chính thì các sinh viên châu Á lại dán chát mắt vào các chi tiết thuộc về phong nền, bối cảnh.
Giáo sư đại học Michigan đã kết luận rằng “ Con người đến từ các nền văn hóa khác nhau có thể tập trung sự chú ý của mình vào các tiêu điểm khác nhau, cho dù họ cùng ở trong một môi trường giống nhau”

Khám phá từ cuộc nghiên cứu này có vẻ đồng tình với kết luận của các cuộc nghiên cứu trước đây cho rằng: người phương Đông tư duy bao quát và có tính tổng hợp hơn so với người phương Tây, nên đã có xu hướng tập trung vào bối cảnh một cách bản năng. Ngược lại, người phương tây tư duy tập trung và mang tính phân tích hơn.
Một cuộc nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng: ban đầu, cả sinh viên mỹ lẫn sinh viên trung Quốc đều nhìn vào nền bức tranh trước. Nhưng sau 420 miliseconds (khoảng 1/3 giây), nhóm phương Tây bắt đầu chuyển sự tập trung của họ vào những chi tiết nổi bật của bức tranh. Điều này ngược lại với những sinh viên Trung Quốc, họ vẫn dán mắt vào bối cảnh của bức tranh.

Trí nhớ khác nhau

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra khả năng ghi nhớ các chi tiết quan trọng của các sinh viên khi họ bị các bối cảnh khác làm phân tâm
Các sinh viên trung Quốc có khuynh hướng dễ quên những chi tiết này hơn các sinh viên Mỹ. Trong kí ức của họ, có sự liên hệ nhập nhằng không phân định giữa các chi tiết nổi bật và nền của bức tranh.
Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Richard Nisbett đã viết: “ Thiên hướng nhanh chóng nắm bắt và tập trung lâu vào các chi tiết nổi bật của bức tranh chứng tỏ rằng người phương tây mã hóa các chi tiết thị giác nhiều hơn người phương Đông. Nếu như vậy thì điều này cũng có thể giải thích vì sao các sinh viên Mỹ nhanh chóng nhận diện các chi tiết quan trọng hơn, cho dù đặt họ vào phong nền của một bức tranh khác”

Kết luận từ các nhà nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu đã cho rằng các lối sống xã hội có thể đóng một vai trò quan trọng trong các cách tiếp cận khác nhau này.
- “ Người châu Á sống trong một mạng lưới các mối quan hệ xã hội phức tạp với những vai trò xã hội mang tính bắt buộc. Do đó, tập trung vào bối cảnh là chức năng quan trọng để họ sinh tồn và phát triển có hiệu quả hơn”
- “Mặt khác, người phương tây sống trong một thế giới ít có sự ràng buộc xã hội nào có thể đè nén tính tự chủ tự lập, điều đó làm cho họ ít tập trung vào bối cảnh hơn”
- “Con người đến từ các nền văn hóa khác nhau, nhìn thế giới một theo những cách khác nhau, cho dù họ ở chung một môi trường sống. Kết quả là, chúng ta nhìn thấy thế giới ở những góc đọ khác nhau, theo những cách khác nhau”

Nguồn: http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/4173956.stm

Các bạn nào có những dẫn chứng, ví dụ nào để minh họa cho sự khac biệt Đông -Tây này thì đóng góp vào diễn đàn nhé![/justify]
RANDOM_AVATAR
mikiki311
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 7 08/11/08 9:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Khác biệt Đông-Tây: dẫn chứng minh họa

Gửi bàigửi bởi Admin » Chủ nhật 09/11/08 23:46

Đề nghị các bạn trước khi tạo chủ đề mới cần xem hết các chủ đề đã có để tránh trùng lắp, ví dụ cùng trong phần "Văn hóa thế giới" này đã có topic "Văn hóa Phương Tây và văn hóa Á Đông (khám phá qua hình ảnh)" viewtopic.php?f=35&t=286 có nội dung gầm gũi với topic này.

Và cũng cần biết tới những tài liệu chuyên sâu về vấn đề mình quan tâm, ví dụ, về vấn đề quan hệ đông-tây này có "§2. LOẠI HÌNH VĂN HÓA" trong sách "Tìm về bản sắc văn hóa VN" của GS. Trần Ngọc Thêm (có trên website vanhoahoc (http://www.vanhoahoc.edu.vn/site/index. ... mitstart=4).

Admin
Hình đại diện của thành viên
Admin
Quản trị viên
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 10:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Khác biệt Đông-Tây: dẫn chứng minh họa

Gửi bàigửi bởi mikiki311 » Thứ 2 10/11/08 15:42

Em cảm ơn thầy đã nhắc nhở, em xin rút kinh nghiệm cho các lần sau ạ.
RANDOM_AVATAR
mikiki311
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 7 08/11/08 9:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BỮA TIỆC ĐÔNG - TÂY

Gửi bàigửi bởi kngocdp05 » Thứ 5 13/11/08 23:19

Hình ảnh

Đây là một bức tranh trong chùm tranh “Phương Đông – Phương Tây” của nữ họa sĩ Yang Liu, một bộ tranh khá thú vị về sự khác biệt văn hóa giữa phương Tây và phương Đông trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Bức tranh trên đã thể hiện không thể nào rõ hơn thói quen tiệc tùng của người phương Đông (màu đỏ) và người phương Tây (màu xanh), một trong những minh chứng cho tính tập thể của phương Đông và tính cá nhân của phương Tây.

Bàn tiệc đặc trưng của phương Đông là tiệc mâm, một mâm cho tất cả mọi người hay nhiều mâm, nhưng đều là những mâm cố định và người ngồi mâm nào thì biết mâm nấy. Mặt khác, người ta có xu hướng sắp xếp những người quen biết nhau, hay cũng thuộc 1 tập thể nào đó vào chung một mâm, và thật ngại cho những ai phải đơn độc tham gia vào một cái bàn nào đó mà không có “bạn đồng môn”, họ sẽ cảm thấy ngay sự trơ trọi của mình ngay giữa một bàn tiệc rôm rả.

Điều này phản ánh tính tập thể và khép kín của nền văn hóa nông nghiệp phương Đông. Trong tập thể, vai trò cá nhân sẽ trở nên nhỏ bé, điều này giảm bớt gánh nặng phải thể hiện vị trí của mình giữa chốn đông người của mỗi người tham gia. Trong tập thể, họ dễ dàng định hướng được cần nói cái gì, cần làm cái gì mà không sợ sai sót hay tự chịu trách nhiệm. Những gì họ cần làm là hòa vào đám đông và đi theo mọi người. Tuy nhiên, đám đông bao giờ cũng khép kín, bởi 1 đám đông được tạo nên bởi những yếu tố chung như hoàn cảnh sống, suy nghĩ, cách thể hiện… Nó tạo thành 1 phong cách chung mà nếu như bạn không hiểu và không theo được nó, bạn sẽ trở thành người đứng ngoài.

Về phía phương Tây, nếu xem trong phim ảnh, bạn sẽ thấy từ những buổi dạ tiệc sang trọng đến những buổi party rôm rả của sinh viên, tất cả đều ưa chuộng hình thức tiệc đứng. Tại những buổi tiệc này, họ có những dãy bàn để đồ ăn và thức uống chung cho tất cả mọi người. Những người tham gia luôn di động để lấy thức ăn và bắt chuyện với nhau. Họ tham gia vào bữa tiệc, hoạt động với tư cách cá nhân. Không một nhóm nào được hình thành một cách rõ rệt và cố định. Những bữa tiệc như thế này, tính mở, tính giao lưu của nó rất cao bởi tính tự do của người tham gia được đặt lên hàng đầu. Họ có toàn quyền quyết định hoạt động của mình, như ăn gì, uống gì, đứng ở vị trí nào, bắt chuyện với ai mà không chịu bất cứ yếu tố ràng buộc khách quan nào.

Người viết bài này nói riêng thích một bữa tiệc theo kiểu Tây phương hơn. Bởi như thế, một bữa tiệc đông người sẽ là một buổi gặp gỡ, giao lưu thú vị với rất nhiều những con người mới và qua đó, chúng ta có thể tiếp xúc với những phong cách mới, lối suy nghĩ và những kiến thức mới thay vì ẩn mình trong một hội bàn tròn quen thuộc nào đó.
GIFT IS NOT A DESTINATION, IT'S THE WHOLE JOURNEY
RANDOM_AVATAR
kngocdp05
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 22:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa Phương Tây và văn hóa Á Đông (khám phá qua hình ảnh)

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Chủ nhật 05/04/09 23:47

[justify]Cuốn sách The Geograhy of Thought: How Asians and Westerners Think Differently…and Why của tác giả Richard Nisbet là một cuốn sách có những liên tưởng so sánh và lý giải thú vị về sự khác biệt giữa tư duy văn hóa phương Tây và phương Đông. Dưới đây, xin post phần giới thiệu ngắn gọn những ý tưởng chính trong chương 7 của tác phẩm nêu trên qua bài viết của độc giả Hoàng Thạch Quân:

… Trong hai nhóm tục ngữ sau, bạn thích các câu tục ngữ trong nhóm nào hơn?

Nhóm 1:
- Có nửa ổ bánh mì còn đỡ hơn là không có ổ bánh mì nào.
- Một người mà đòi chống lại mọi người thì chỉ có thất bại.
- “Ví dụ như” không phải là bằng chứng.

Nhóm 2:
- Quá khiêm tốn là biểu hiện một nửa của sự tự cao.
- Không cần coi chừng kẻ thù mà chỉ cần cẩn thận với những người bạn.
- Một người đàn ông có thể mạnh hơn sắt thép nhưng lại mềm yếu hơn một con ruồi.

Nếu bạn thích nhóm tục ngữ thứ nhất, bạn có thể tự hào mình có lối tư duy của phương Tây, chính xác hơn là tư duy giống sinh viên Mỹ. Nếu bạn thích nhóm tục ngữ thứ hai, bạn có thể tự hào rằng tư duy của bạn thấm nhuần được tư tưởng Á Đông. Đó là kết quả thu được từ một cuộc thử nhiệm của giáo sư Tâm lý Xã hội Mỹ Nisbet. Trong thử nghiệm của mình, ông đưa hai nhóm câu tục ngữ trên cho sinh viên của trường ĐH Michigan và sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và yêu cầu họ cho biết nhóm câu tục ngữ nào khiến họ cảm thấy thích thú. Sinh viên Mỹ cho biết họ thích nhóm 1, còn sinh viên Trung Quốc thì thích nhóm 2.

Vậy giữa hai nhóm câu tục ngữ này có sự khác biệt nào? Rõ ràng, những ý tưởng được thể hiện trong các câu tục ngữ nhóm 2 dung hàm 2 ý tưởng/khái niệm hoàn toàn mâu thuẫn, đối chọi nhau. Ví dụ trong câu đầu, Quá khiêm tốn là biểu hiện một nửa của sự tự cao, theo lẽ thường tình, khiêm tốn là trái ngược với sự kiêu ngạo, người ta không thể vừa khiêm tốn, vừa kiêu ngạo. Hoặc trong câu 2, theo lôgic thì chúng ta chỉ đề phòng kẻ thù chứ ai lại đi đề phòng bạn bè? Nói một cách ngắn gọn, nhóm thứ 1 biểu hiện ý tưởng thuần túy lôgic, nhóm thứ 2 thì chứa đựng sự mâu thuẫn về lôgic.

Trên thực tế, giáo sư Nisbet nhận thấy rằng chúng ta thường gặp những ý tưởng dạng nhóm 2 trong kho tàng tục ngữ của Trung Quốc nhiều hơn là kho tục ngữ Mỹ. Để tránh trường hợp sinh viên Trung Quốc chọn nhóm 2 là vì đã quen thuộc với chúng, ông chọn trong bộ sưu tập các câu tục ngữ Do Thái một số câu và chia chúng làm 2 nhóm giống như trên. Kết quả vẫn không thay đổi, sinh viên Trung Quốc thích các câu tục ngữ có hàm chứa yếu tố mâu thuẫn về ý tưởng nhiều hơn sinh viên Mỹ.

Theo giáo sư Nisbet kết quả trên phần nào cho thấy có sự khác biệt về cách tư duy giữa Đông và Tây. Có thể mô tả sự khác biệt này như sau: tư duy của phương Tây tuân thủ các nguyên tắc của lôgic. Nếu như ta đã phân loại thành 2 nhóm A và B, thì một vật không thể vừa thuộc về nhóm A và vừa thuộc về nhóm B. Như vậy là phản lôgic và không có ích lợi cho tư duy khoa học. Trong khi đó truyền thống tư duy của phương Đông vẫn ý thức được rằng bản chất của thực tại là luôn thay đổi. Thế giới mà ta đang sống không tĩnh mà là động, và trạng thái của một sự vật, hiện tượng không tồn tại bất biến mà luôn trong quá trình chuyển hóa thành một trạng thái khác. Ví dụ lá cây vào mùa xuân là màu xanh, sang mùa thu thì chuyển thành màu vàng và vào mùa đông thì rơi rụng xuống đất không còn trên cành nữa. Chính vì thực tại là luôn biến động và thay đổi nên người phương Đông cho rằng các khái niệm (do con người đặt ra để phản ảnh thế giới thực tế) không mang tính cố định và khách quan mà là chủ quan và có thể linh động thay đổi.

Hơn nữa, theo triết lý phương Đông vì thực tại luôn thay đổi, nên các cặp phạm trù đối ngược, nghịch lý, bất thường luôn được tạo ra trong cuộc sống. Cũ và mới, tốt và xấu, mạnh và yếu tồn tại trong mọi thứ. Đơn cử một ví dụ dễ hiểu sau: nếu tôi đứng dạy trong một lớp học toàn học trò giỏi, ngoan, dễ thương, ác ý trong thâm tâm tôi sẽ bị kìm chế, tạm thời biến mất, thiện ý sẽ được vun đắp và nảy sinh bên trong tôi; ngược lại, nếu tôi gặp phải những học trò lười, đạo đức tính cách có vấn đề, lúc đó hoàn cảnh sẽ dễ dàng làm nảy sinh tà ý trong thâm tâm tôi (những cảm xúc như ghét chúng nó, muốn trừng phạt chúng nó hay “đì chúng nó sói trán” v.v.). Tóm lại, Cái Tôi của tôi theo Đông phương không tồn tại bất biến mà luôn thay đổi, tùy thuộc vào hoàn cảnh và các yếu tố khác tác động (chẳng hạn, khi vui thì tôi sẵn sàng làm người tốt, khi buồn thì dễ trở thành người xấu), và cái thiện lẫn cái ác luôn tồn tại sẵn có bên trong tôi chỉ cần gặp phải đúng môi trường chúng sẽ được tạo sinh. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên nếu đạo Lão quan niệm rằng hai mặt đối lập của một sự vật luôn tồn tại chung với nhau, đối chọi nhau nhưng có liên quan với nhau và kiềm chế lẫn nhau.

Quá coi trọng yếu tố logic, phương Tây có khuynh hướng xem nhẹ yếu tố môi trường, vì theo tư duy của phương Tây, một vật thể A dù trong bất cứ môi trường nào cũng vẫn là A, nó không thể vừa là A vừa là đối-A . Ví dụ một con mèo ở Mỹ thì qua Việt Nam cũng vẫn là mèo, mèo không thể tự nhiên biến thành chó được. Trong khi đó phương Đông lại cho rằng cuộc sống luôn thay đổi, luôn chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác và vì vậy xem trọng mối quan hệ giữa một vật thể và tổng thể môi trường xung quanh. Theo đó, một vật thể trong môi trường này có những đặc tính này nhưng khi sang một môi trường khác chúng sẽ chuyển thành những đặc tính khác. Ví dụ: một người đàn ông với vai trò là con trong một gia đình sẽ thể hiện những đặc tính khác với khi anh ta ra ngoài xã hội và đảm nhận vai trò doanh nhân trên thương trường. Một ví dụ khác minh họa cho quan niệm một vật thể có thể vừa là A và đối-A: tôi đang ngồi đây và đang sống. Tôi biết mình đang còn sống vì vào lúc 8:20:01 ngày 9/8/2006 tôi vẫn còn đang thở ra, hít vào, và vào lúc 8:20:02 ngày 9/8/2006 tôi vẫn còn hít vào, thở ra. Nhưng nếu xét từ một góc độ khác, cứ sau mỗi giây phút hít vào thở ra là các tế bào trong cơ thể tôi đang già đi. Giả sử tôi có thể sống đến 80 tuổi thì sự sống của tôi đang bị rút ngắn dần lại theo từng giây phút tôi hít vào, thở ra. Nói cách khác, mỗi một giây phút tôi đang sống đồng nghĩa với tôi đang chết dần theo từng giây. “Đang sống” như vậy cũng có nghĩa là “đang Chết”.

Vậy sự khác biệt về tư duy này có thể dẫn đến những hệ quả gì trong cuộc sống? Giáo sư Nisbet và cộng sự tiến hành thử nghiệm sau. Họ cho sinh viên Mỹ và Trung Quốc đọc một câu chuyện mô tả sự xung đột giữa hai mẹ con trong một gia đình và một câu chuyện về sự xung đột giữa những cảm xúc trái ngược nhau bên trong một cá nhân (tập trung vào chuyện học hay chỉ muốn chơi) và yêu cầu các sinh viên phân tích những xung đột này. Họ phân loại các câu trả lời của sinh viên thành 2 nhóm sau. Nhóm 1 bao gồm những câu trả lời cho rằng xung đột bắt nguồn từ cả hai phía, mỗi phía đều góp phần tạo ra xung đột hoặc tin rằng có thể hòa giải hoặc chuyển hóa được sự đối kháng giữa học và chơi. Chẳng hạn như câu sau sẽ thuộc nhóm 1: “cả hai người chẳng ai hiểu ai, vì vậy mới có xung đột, ”hay“ người ta vẫn có thể vừa học tốt và vừa vui chơi”. Ngược lại, những câu trả lời nhóm 2 đổ lỗi cho một trong hai người là nguyên nhân gây ra xung đột hoặc cho rằng muốn học tốt thì không chơi, và muốn vui chơi thì không học. Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy: trong câu chuyện xung đột giữa hai mẹ con, 72% các câu trả lời của sinh viên Trung Quốc thuộc nhóm 1, so với tỉ lệ 26% sinh viên Mỹ. Về sự đối kháng giữa học - chơi, một nửa sinh viên Trung Quốc có câu trả lời thuộc nhóm 1, trong khi đó chỉ có 12% sinh viên Mỹ có câu trả lời được xếp vào nhóm 1.

Nếu như những thử nghiệm trên của giáo sư Nisbet là đáng tin cậy, ta có thể rút ra vài kết luận sơ khởi sau: tư duy của phương Tây là tư duy kiểu “trắng đen phân biệt rõ rệt, không có vùng đất xám”. Có thể nói tư duy kiểu này là tư duy đơn giản một chiều, khá cứng nhắc và có thể dẫn đến những hành động cực đoan, vì nó không tìm cách dung hòa sự bất đồng, không tìm con đường trung dung giữa hai phía để đi. Nó sẽ khăng khăng cho rằng trách nhiệm thuộc về một phía và phía này phải sửa đổi hành vi để cải thiện tình hình. Chính vì trong thực tế cuộc sống không có nhiều tình huống “giấy trắng mực đen rõ ràng” như vậy nên tư duy theo kiểu này không giúp làm cho xung đột khá hơn mà làm cho nó tồi tệ đi, và khi mức chịu đựng giữa hai phía chạm đến giới hạn cuối cùng, bạo động sẽ phát sinh.

Mặc dù giáo sư Nisbet tin rằng kiểu tư duy “biện chứng” của Đông phương như trên không phải là không có ở phương Tây, bằng chứng là nó được thể hiện qua tư tưởng của các triết gia như Hegel, Kant, Marx. Tuy nhiên cuối cùng, Nisbet vẫn cho rằng tư duy của Đông và Tây là khác nhau và người phương Tây thường không ý thức được tư duy của họ bám chặt vào các nguyên tắc lôgic đến mức nào, trái ngược với kiểu tư duy “biện chứng” của phương Đông.

Nguồn: Internet

P/S: Mặc dù sự khác biệt nêu trên không biểu hiện qua hình ảnh…, nhưng vì không muốn tạo chủ đề mới cho một nội dung “từa tựa” như vậy về văn hóa Đông – Tây nên chúng tôi gửi bài vào topic này. Mong các thành viên thông cảm và ủng hộ. Tks![/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa Phương Tây và văn hóa Á Đông (khám phá qua hình

Gửi bàigửi bởi alo_love » Thứ 4 03/11/10 21:00

Hai nền văn hoá Đông-Tây rất khác biệt, tạo dấu ấn riêng. Hiện nay, sự giao lưu văn hoá Đông-Tây đã phần nào làm cho khoảng cách văn hoá đó xích lại gần nhau hơn.
Phú Yên miền thương nhớ..........
Hạnh phúc thật chỉ như mảnh thủy tinh.
Chạm thật nhẹ mảnh thủy tinh mờ nhạt.
Nắm thật chặt bàn tay sẽ chảy máu.
Đánh rơi rồi có tìm lại được đâualo_love
Hình đại diện của thành viên
alo_love
 
Bài viết: 68
Ngày tham gia: Thứ 3 14/09/10 18:01
Đến từ: Thị Xã Sông Cầu-Phú Yên
Cảm ơn: 9 lần
Được cám ơn: 8 lần


Quay về Quan hệ văn hóa Đông - Tây

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách