NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi ngantam_ca08 » Thứ 5 26/03/09 15:25

Chào Hoang tu Khmer,
Trong phật giáo của người Khmer, thấy Hoàng nói nhiều về vai trò của nam giới trong phật giáo. vậy xin cho mình hỏi, người phụ nữ khmer có vai trò như thế nào trong phật giáo của người khmer.

cám ơn
Chúc mọi người "Hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, Ngày mai sẽ hạnh phúc hơn hôm nay"
RANDOM_AVATAR
ngantam_ca08
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 18:41
Đến từ: Đồng Tháp
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi ngantam_ca08 » Thứ 5 26/03/09 15:37

Chào Hoang tu Khmer,
Trong phật giáo của người Khmer, thấy Hoàng nói nhiều về vai trò của nam giới trong phật giáo. vậy xin cho mình hỏi, người phụ nữ khmer có vai trò như thế nào trong phật giáo của người khmer.

cám ơn
Chúc mọi người "Hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, Ngày mai sẽ hạnh phúc hơn hôm nay"
RANDOM_AVATAR
ngantam_ca08
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 18:41
Đến từ: Đồng Tháp
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi Dao Vu Hoang » Thứ 5 26/03/09 19:55

[justify]Cảm ơn Ngân Tâm với câu hỏi rất thú vị. Một câu hỏi không khó nhưng không đơn giản để trả lời. Vì khi trả lời câu hỏi này phải xét ở nhiều khía cạnh của đời sống xã hội của đồng bào Khmer. Như Hoàng đã nêu Phật giáo đã chi phối cuộc sống của người Khmer từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, thậm chí là "sau khi chết".

Ngân Tâm nói đúng, trong xã hội người Khmer thường đề cao vai trò của nam giới. Nhưng chỉ trong nghi thức và các hoạt động của tôn giáo thôi. Trong chùa Khmer chỉ có nam giới đi tu, chứ không có nữ giới đi tu bao giờ. Xin nói thêm là, đi tu ở đây phải đáp ứng được các yêu cầu sau: vào chùa học kinh kệ, giữ giới, khoác y casa, cạo đầu, không có cuộc sống trần tục,...). Do đó, xét trong môi trường nhà chùa cũng như ngoài xã hội thì nam giới luôn có vị trí và vai trò quan trọng trong Phật giáo. Sau khi hoàn tục, người con trai sẽ trở về cuộc sống trần tục nhưng trong lễ nghi Phật giáo thì vai trò của người đó vẫn còn. Người con trai sau khi hoàn tục có thể trở thành một vị Archar, tức một chức sắc của tôn giáo, người này có nhiệm vụ hướng dẫn các tín đồ làm lễ bái và cúng dường chư tăng. Archar là người giữ vai trò trung gian giữa sư sãi và phật tử. Nói tóm lại, trong nghi lễ bất kỳ như: lễ cầu an, lễ đặt bát, lễ sám hối...mà không có Archar là không được. Như vậy, Archar phải là một vị nam giới từng tu học trong chùa. Xét mọi khía cạnh, Phật giáo Khmer dành ưu tiên cho nam giới hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nữ giới được. Vai trò của phụ nữ trong Phật giáo rất nhiều ấy chứ! Mặc dù trong lễ nghi không được nhắc đến nhiều. Theo Hoàng biết thì hiện nay số lượng các tín đồ nữ đến chùa và làm lễ đông hơn nam giới. Họ thường đến chùa trì kinh, lạy Phật, quét dọn, lau chùi...và một công việc rất quan trọng của nữ giới đó chính là việc bếp nút. Mỗi chùa thường có từ 2-3 người nữ ở độ tuổi từ 45 - 60 chuyên làm công việc này.

Nói chung, trong lễ nghi thì vai trò của nam giới luôn được đề cao hơn nữ giới. Điều đó không có gì là có sự phân biệt cả. Nó được xã hội chấp nhận và được cả cộng đồng đồng thuận.

Xin chào Ngân Tâm nhé! :D[/justify]
RANDOM_AVATAR
Dao Vu Hoang
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 15/01/09 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi ngantam_ca08 » Thứ 6 27/03/09 18:07

Cám ơn câu trả lời của Hoàng,
Nhưng mình còn một thắc mắc, trong Phật giáo vẫn có những ngôi chùa dành riêng cho nữ giới xuống tóc tu hành như nam giới vậy. Ngay cạnh nhà nội mình có một ngôi chùa dành cho các nữ tu như thế.Trong Phật giáo Khmer không có trường hợp này sao ? Vì sao vậy?
Chúc mọi người "Hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, Ngày mai sẽ hạnh phúc hơn hôm nay"
RANDOM_AVATAR
ngantam_ca08
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 18:41
Đến từ: Đồng Tháp
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi Dao Vu Hoang » Thứ 7 28/03/09 14:05

[justify]Hoàng thừa nhận Ngân Tâm nói đúng. Hiện nay trong Phật giáo, mà cụ thể là trong hệ phái Nam Tông đã xuất hiện nữ giới vào chùa tu. Đó là một hiện tượng chỉ xuất hiện gần đây thôi và đã bắt đầu phổ biến, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có trường hợp tu riêng trong chùa, mà đã có nam và nữ cùng tu chung một chùa (trường hợp này đang tồn tại trong hệ phái Nam Tông Việt Nam). Cho đến nay, vẫn chưa có những đánh giá về hiện tượng đó và Giáo hội cũng không cấm.

Riêng Phật giáo Nam Tông Khmer không có trường hợp nữ cạo đầu đi tu bao giờ. Xã hội Khmer không tồn tại đặc trưng đó, và cũng không thể giải thích vì sao và tại sao. Có lẽ câu hỏi này không thể lý giải được. Hoàng đã ở chùa hơn 5 năm và không bao giờ nghe các vị sư nói về trường hợp đó. Dẫu có hỏi đi chăng nữa thì cũng chỉ là một câu trả lời rất đơn giản "Trong phong tục tập quán của đồng bào Khmer không có trường hợp nữ cạo đầu đi tu". Và, không thể lý giải vì sao. Khi có dịp nghiên cứu về phong tục tập quán cũng như văn hóa của đồng bào Khmer thì người ta rất không thiện cảm nếu chúng ta đặt câu hỏi "Tại sao không thấy phụ nữ cạo đầu đi tu?"

Xin lỗi Ngân Tâm, Hoàng hoàn toàn bất lực trước câu hỏi này.

Trong trường hợp trả lời theo ý kiến chủ quan thì nam và nữ nếu tu cùng một chùa sẽ ảnh hưởng không tốt đến dư luận và rất dễ xảy ra những vấn đề tế nhị.

Chào Ngân Tâm nhé!![/justify]
RANDOM_AVATAR
Dao Vu Hoang
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 15/01/09 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi congtudatinh » Thứ 4 01/04/09 10:18

Bạn Hoàng mến,
Bạn tự xưng là ở chùa hơn 5 năm mà không điều tra được một vấn đề phụ nữ Khmer có cạo đầu đi tu không là sao? Theo tôi được biết, đạo Phật có 4 chúng: kỷ kheo, tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di cơ mà? Theo tôi được biết, Thái Lan là một nước Phật giáo Nam tông, tuy phụ nữ không được xuất gia làm ni nhưng họ cũng đi tu cơ mà! Phụ nữ cũng có thể cạo đầu, nhưng không được mặc áo vàng như Tăng giới cho nên họ không thuộc một thành phần của Tăng già Thái. Vậy ở Cam-pu-chia và cộng đồng người Cam-pu-chia ở Việt Nam có trường hợp này không?
RANDOM_AVATAR
congtudatinh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 6:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi congtudatinh » Thứ 4 01/04/09 10:42

Theo tôi được biết, ở truyền thống Phật giáo Bắc tông thì Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni nếu phạm luật Ba la di là đã bị đuổi ra khỏi tăng chúng rồi. Pàràjika (Pali), hay Pàrájikà dharmàh (Sanskrit): là giới điều quan trọng nhất của Tỳ kheo, người phạm lỗi Ba la di lập tức mất tư cách Tăng sĩ vì vậy mà Trung Quốc dịch nghĩa là đoạn đầu, nghĩa là chém đầu. Cũng như ở ngoài đời, nếu phạm tội cực nặng thì bị chém đầu. Đó là các tội: dâm dục, trộm cắp, giết người, đại vọng ngữ như chưa chứng quả Thánh mà dám tuyên bố đã chứng quả). Như vậy bất kỳ vị tu sĩ nào phạm tội dâm dục thôi là đã bị đuổi ra khỏi Tăng già Phật giáo rồi. Phật giáo Bắc tông chia việc hành dâm ra làm hai loại: chính dâm và tà dâm. Chính dâm là quan hệ với người vợ/chồng mình. Tà dâm là quan hệ với người không phải là vợ/chồng mình. Đã là Tăng sĩ thì chính dâm và tà dâm đều cấm tuyệt. Vậy nếu theo suy luận của tôi thì Tăng sĩ Phật giáo Khmer nếu phạm tội tà dâm tức là phạm luật Pàràjika tức sẽ bị Tăng chúng trục xuất ra khỏi Tăng già, tức đã mất tư cách, thân phận làm Tăng rồi. Đó là hình thức kỷ luật cao nhất đối với tu sĩ Phật giáo.
RANDOM_AVATAR
congtudatinh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 6:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi StarLady » Thứ 4 09/03/11 13:52

Theo mình, bạn congtudatinh đã hoàn toàn nhầm lẫn về quan điểm trình bày của bạn Dao Vu Hoang. Đó là một sự nhầm lẫn và hỏng kiến thức vô cùng. Bạn Dao Vu Hoang đang trình bày về "Ngôi chùa trong đời sống của đồng bào Khmer ở Nam Bộ (Việt Nam)" chứ có nói đến Thái Lan gì đâu. Bạn không thể đem Phật giáo Thái Lan ra so sánh với Phật giáo Khmer Nam Bộ được. Hơn nữa, trong danh xưng của Phật giáo Nam Tông Khmer làm gì có "tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di cơ mà?".

Có lẽ mình tin bạn Dao Vu Hoang cũng đồng tình với cách trả lời này của mình. Chào bạn congtudatinh. Phải chăng bạn "đa tình" quá nên không biết gì về Phật giáo Nam Tông Khmer?
RANDOM_AVATAR
StarLady
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 16/12/08 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi thanhnhan » Thứ 4 09/03/11 21:06

Đúng như bạn Starlady nói, bạn congtudatinh hoàn toàn hỏng kiến thức và có những nhận định thiếu chính xác. Quan điểm trình bày của bạn Dao Vu Hoang là quá rõ ràng. Bạn Hoàng đã tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ (Việt Nam). Còn vấn đề "tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di cơ" hoàn toàn không liên quan gì Phật giáo Nam Tông Khmer. Bạn congtudatinh dường như nhầm lẫn trầm trọng và bạn đã đưa ra quan điểm của Phật giáo Bắc Tông để đánh giá những phân tích của bạn Hoàng. Bạn congtudatinh ơi! Nên xem lại kiến thức của bạn đi.
RANDOM_AVATAR
thanhnhan
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 05/03/09 16:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi StarLady » Thứ 4 09/03/11 21:29

Theo Hoàng, những đánh giá của Starlady và thanhnhan đã thay Hoàng trả lời cho những quan điểm thiếu sót của bạn congtudatinh. Bạn congtudatinh nên biết rằng Phật giáo là một tôn giáo lớn, trong Phật giáo có nhiều hệ phái khác nhau như Hệ phái Đại thừa (Mahayana), Tiểu thừa (Theravada), Mật tông (Vajrayana), v.v.. Hiện nay, cả hai hệ phái Đại thừa và Tiểu thừa đều ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội của dân ta. Mặc dù xuất phát từ Phật giáo nhưng mỗi hệ phái đều có những quan điểm hay những giới luật khác nhau. Vd: Tiểu thừa thì cho phép nhà sư ăn mặn và cấm ăn sau 12h trưa, trong khi Đại thừa thì bắt buộc các Thầy tu phải ăn chay; kể cả y áo của các nhà sư và thầy tu cũng khác nhau. Tất nhiên, các danh xưng trong Phật giáo giữa 2 hệ phái Đại thừa (Bắc tông) và Tiểu thừa (Nam tông) cũng khác nhau (như nhận định của 2 bạn starlady và thanhnhan). Hơn nữa, trong hệ phái Nam tông ở nước ta còn chia ra 2 nhánh, đó là Nam tông Việt Nam và Nam tông Khmer. Và một vấn đề không thể nhầm lẫn là: Nam tông Khmer ở Nam Bộ không có nữ xuất gia đi tu.

Do đó, bạn congtudatinh không nên đem Phật giáo Tiểu thừa ở Thái Lan và những quan điểm liên quan đến Phật giáo Bắc tông mà đánh giá thiếu khoa học vào bài viết của Hoàng nhé.

Có lẽ, khoảng thời gian ở Chùa 5 năm, Hoàng được học kinh kệ, giáo lý và kể cả tiếng Pali và hơn nữa bản thân Hoàng là người Khmer, Hoàng khẳng định chắc chắn quan điểm của mình là đúng.

Nếu không đồng tình với ý kiến này, bạn congtudatinh có thể đến địa chỉ Chùa Chăntarăngsây, số 164/235 Trần Quốc Thảo mà gặp Hoàng nhé. Hoàng vẫn đang ở Chùa.
RANDOM_AVATAR
StarLady
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 16/12/08 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron