Văn hoá đô thị và Văn hoá học đô thị

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Văn hoá đô thị và Văn hoá học đô thị

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Chủ nhật 22/04/07 22:47

Các bạn ơi,
Lớp mình vừa học xong môn "Văn hoá học đô thị", mình đưa lên một số khái niệm liên quan để tụi mình sử dụng khi làm tiểu luận nhé:

1. Hoàng Phê 1992. Từ điển tiếng Việt. Trung tâm từ điển ngôn ngữ.
Đô thị: Nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thuơng nghiệp và có thể cả công nghiệp; Thành phố và thị trấn.
Thành phố: Khu tập trung đông dân cư quy mô lớn, thuờng có công nghiệp và thuơng nghiệp phát triển.
Thị trấn: Khu tập trung đông dân cư, sinh hoạt chủ yếu là sản xuất thủ công nghiệp, thuơng nghiệp, quy mô nhỏ hơn thị xã.
Thị xã: Khu tập trung đông dân cư, nhỏ hơn thành phố, lớn hơn thị trấn.
Thành thị: Thành phố, thị xã, nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thuơng nghiệp phát triển (nói khái quát); phân biệt với nông thộn

2. Nguyễn Lân 1989. Từ điển từ và ngữ Hán-Việt. NXB TP.HCM.
Đô: Nơi chính phủ trung ương đóng
Đô thị: Chỗ tụ họp buôn bán đông đúc.
Đô thành: (thành: địa phương có cơ quan chính quyền đóng, trước kia có tường vây kín) Kinh đô (cũ).
Thành: Tường vây quanh; đô thị
Thị: Chợ; chỗ đông người.
Trấn: Đè ép; giữ gìn; Làm cho yên.

A.Toynbee (Ng. Kiến Giang…dịch) 2002: Nghiên cứu về lịch sử – Một cách thức diễn giải. NXB Thếgiới. 448 tr.
Đô thị là nơi đông dân cư không sản xuất thực phẩm.

Khi học môn PPNCKH, có một số bạn làm định nghĩa đô thị, các bạn có thể đưa lên đây để cả lớp tham khảo khi viết tiểu luận.
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá học đô thị

Gửi bàigửi bởi yeudaikho » Thứ 3 23/10/07 10:46

Sao em post bài mới lên diễn đàn không được nhi? Chị có cách nào chỉ em vơi.. hic
Hình đại diện của thành viên
yeudaikho
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/06/07 21:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá học đô thị

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 3 23/10/07 11:40

Nếu bắt đầu thì bấm vào "Mở chủ đề mới". Còn nếu trả lời trong chủ đề có sẵn thì bấm vào "trả lời". Sau đó thì nhập văn bản vào khung và nhấn "chấp nhận". Xong, một ý kiến đã được thầy Thêm cho vào bộ nhớ để tính điểm thảo luận. hi hi
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá học đô thị

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 6 09/11/07 19:44

Hiện nay, xã hội đang xôn xao vì hiện tượng vợ chồng chủ quán phở ở HN đối xử dã man với người làm công hơn 10 năm trời


Chủ quán phở tra tấn người làm suốt 10 năm đã bị bắt

Thứ tư, 7/11/2007, 11:58 GMT+7

Sáng 7/11, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt vợ chồng chủ quán phở Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ người khác. Hai người này bị tố cáo dùng nhục hình tra tấn dã man cô gái Nguyễn Thị Bình, hơn 10 năm qua.

10h sáng, cơ quan điều tra tiến hành khám xét nơi ở của vợ chồng Đức, Phương tại tại số nhà 24 ngõ 108B, đường Nguyễn Trãi (Nhân Chính, Thanh Xuân). Hàng trăm người dân đã kéo đến xem. Thậm chí, một số tiểu thương ở chợ Thượng Đình còn bỏ bán hàng buổi sáng để "xem vợ chồng nó bị bắt thế nào".

Tại nơi ở của Đức, Phương, cơ quan điều tra thu giữ một số vật chứng mà Bình khai được dùng để hành hạ, tra tấn em như: kìm kẹp thịt, roi dây điện, gậy phơi quần áo...

Trao đổi với VnExpress, Trưởng Công an quận Thanh Xuân Lê Mạnh Tuấn, cho biết, vụ việc kéo dài nhưng đến nay quận mới vào cuộc là do em Bình không trình báo với công an cũng như ít tiếp xúc với những người xung quanh.

"Chúng tôi đang tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi khác của vợ chồng Đức, Phương. Trong quá trình thu thập chứng cứ, nếu đủ cấu thành tội khác, sẽ tiếp tục xử lý", ông Tuấn nói.

Theo xác minh của công an, khoảng 23h ngày 5/11, Công an quận Thanh Xuân nhận được tin báo Nguyễn Thị Bình, bị chủ quán Chu Minh Đức, Trịnh Hạnh Phương đánh đập, hành hạ dã man. Ngay sau đó, công an đã xác minh vụ việc, đưa Bình đi khám thương tật và xác định có những vết sẹo phù hợp với lời khai của Bình.

Tại cơ quan điều tra, sau những phút phủ nhận ban đầu, cuối cùng bà Phương thừa nhận có sử dụng muôi bán phở hắt nước sôi vào người Bình, dùng tay đánh vào mặt, bắt lột quần áo quỳ gối để đánh. Còn ông Đức cho biết, có dùng tay đánh vào mặt và "phía dưới" của Bình.

Trước đó, chiều 6/11, khi được triệu tập đến làm việc tại cơ quan điều tra, cặp vợ chồng Đức - Phương phủ nhận việc đánh đập dã man Nguyễn Thị Bình, mà chỉ nhận là "dạy bảo" người làm.

"Họ tra tấn quá dã man"

Trao đổi với VnExpress, bà Hà Kim Bình, người đã cứu cô bé khỏi nhà vợ chồng Đức - Phương cho biết, sau nhiều lần chứng kiến cảnh cô gái bị hành hung, bà đã quyết định giải thoát cho Bình. 11h trưa ngày 20/10, bà Bình thuê xe ôm đến đón cô gái đi trốn. "Vừa chạy con bé vừa sợ bị chủ bắt lại", bà Bình nhớ lại.

"Tôi làm việc này chẳng phải là vì lợi lộc hay họ hàng máu mủ gì mà chỉ vì thương nó. Tôi không thể tưởng tượng được mức độ dã man của các hành vi tra tấn. Mọi người đều biết sự việc nhưng không ai dám đứng ra tố cáo. Thậm chí, đứa trẻ con ở đây cũng biết cô gái bị đánh đập, mắng chửi thế nào", bà lão 70 tuổi bức xúc.

"Cháu Bình kể, nhiều khi còn bị chủ bắt cởi quần áo, nằm giang tay ra để họ dùng chân đạp vào chỗ kín. Đau quá, nó co người lại và lấy tay che liền bị ông chủ chạy tới đá vào mặt. Trận đòn hiểm này khiến cháu không đi tiểu được và phải đi viện", bà Hà Kim Bình rơm rớm nước mắt.

Còn cô Nguyễn Thị Tuân, hàng xóm gia đình ông Chu Minh Đức, kể, hơn chục năm trước, trong lần đi chợ qua, cô từng chứng kiến cảnh bà Phương cầm con dao thái hành đập vào đầu Bình. Khi lên tiếng bênh vực thì cô Tuân liền bị vợ chồng ông Đức chửi rủa: “Tôi đánh cháu tôi phận sự gì chị can thiệp vào”.

Là hàng xóm nên cô Tuân biết khá rõ hoàn cảnh của Bình. Việc em bị đánh tím mặt đã trở thành chuyện thường ngày. "Những lúc vợ chồng Đức ăn cơm, Bình chỉ được cầm bát cơm ra ngoài sân đứng ăn. Chủ cho cái gì thừa thãi không ăn cũng bị đánh. Cùng là con người tôi không nghĩ họ lại đối xử với cô bé tàn ác thế”, cô Tuân nói.

Sau khi được cứu thoát, Bình được gia đình bà lão tốt bụng đưa lên trú tại một trang trại ở Hà Tây tĩnh dưỡng. Sau nửa tháng thoát khỏi sự tra tấn như cơm bữa, giờ Bình đã béo lên được 2 kg, những vết thương trên người em đang lành sẹo.


"Cháu không ngờ bị mẹ bỏ rơi"

Sinh năm 1986 nhưng nhìn Nguyễn Thị Bình, không ai đoán cô đã 22 tuổi. Lưng cô gái này còng lại, hai chân khuỳnh ra, đi lại trông khá vất vả. Sau khi được đưa đi khám tại Bệnh viện 103, Bình đã tới công an quận Thanh Xuân để lấy lời khai. Do không biết chữ nên cô gái 22 tuổi này phải điểm chỉ vào bản khai.

Bình kể, khoảng năm 1993-1994, em theo mẹ xuống Hà Nội làm thuê cho quán phở của Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương ở số 24, ngõ 108B, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Không lâu sau, mẹ em bỏ đi và bảo "Tết mẹ quay lại đón". Từ đó, Bình bị giữ luôn lại, chưa một lần được về quê, ngay cả khi bà ngoại mất.

Theo Bình, mỗi ngày cô phải xách 20 thùng nước loại 20 lít nên người đi bị vẹo. Hơn chục năm làm quần quật suốt ngày nhưng không được trả đồng nào. Khách thương tình cho tiền thì bị chủ lấy mất và vu cho "tội" ăn cắp.

Làm quần quật từ 4h sáng tới 21h tối nhưng mỗi bữa cô gái đang ở tuổi ăn tuổi lớn này chỉ được chia cho 2 miếng thịt, thậm chí nhiều khi còn bị ăn đồ thừa của "cô chú". Nhà chật nên khi xong việc, cô gái này vẫn phải đứng ngoài sân chờ con trai ông chủ học bài xong mới được vào kê ván ra nền nhà ngủ.

Những trận đòn khiến Bình rùng mình mỗi khi nhắc đến chiếc roi điện "chuyên dùng màu vàng vàng, để một chỗ, khi nào cần là lấy ra". Trên lưng cô gái này chẳng chịt những vết sẹo vừa kịp liền da, hai bên mạng sườn là những vết thâm tím do bị kìm kẹp còn hai ngón chân cái cũng bị đánh nát đến mức bay mất móng.

Bình kể dịp giáp Tết vừa qua: "Trời mưa rét, 2h chiều, cô đánh em một trận bằng roi điện. 4h chiều cô lại tiếp tục bắt cởi quần áo đứng quỳ giữa sân. Đến 1h đêm, chú bảo cho vào nhà mặc quần áo chuẩn bị đi chợ nhưng cô nhất quyết không đồng ý. Để khỏi tê chân, em quỳ một đầu gối, đến khi mỏi thì đổi sang đầu gối kia".

Mặc dù nhiều lần có ý nghĩ trốn chạy khỏi sự tra tấn này nhưng thấy cô chú dọa "nếu tìm thấy sẽ đánh cả mày lẫn người cưu mang" nên cô gái lại từ bỏ ý định. "Mong muốn lớn nhất của em là được hòa nhập với mọi người. Giờ em không muốn gặp lại mẹ vì không ngờ lại bị mẹ bỏ rơi như thế!", Bình nói trong nước mắt.

Tiến Dũng - Xuân Tùng
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/11/3B9FC0DA/


Theo các bạn, hiện tượng này tại sao lại xảy ra ở HN? Liệu có thể có hiện tượng tương tự như vậy ở một thôn xóm nào đó không?
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Đô thị và môi trường

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 7 10/11/07 19:37

Đô thị hoá là quá trình tất yếu. Tuy nhiên cái giá phải trả cho nó cũng quá đắt. Các bạn đọc bài này và cho ý kiến nhé.

Ban công căn gác nhỏ nhìn ra khoảng giếng trời rộng thênh thang là khoảng cách vuông vắn của những khu nhà cao tầng ôm trọn 4 căn nhà cấp bốn lợp mái tôn. Ngay ngày đầu tiên chuyển đến, gã đã được chào đón bởi những tiếng lích chích của đàn chim sẻ. Đón nhận mối giao hảo ấy, mặc kệ những chồng sách vở, đá cuội, cổ vật gốm sứ... bề bộn khắp nhà, gã ra chợ rước về một miếng ván rộng và một túi thóc để tìm cách đánh bạn với lũ chim.

Sáng sáng, trước khi đọc sách và lúc xuống đường, gã rắc thóc đầy tấm ván để làm quà cho lũ chim. Đêm về, việc đầu tiên của gã là ra nhìn tấm ván trên mái nhà hàng xóm để lòng khấp khởi theo tiết tấu của những hạt thóc thừa.

Giờ thì mỗi ngày gã phải múm 2 nắm thóc thả xuống tấm ván thì mới đủ cho chừng gần hai chục con sẻ nhà ghé thăm mỗi ngày. Bù lại, sáng sáng, khi những ánh bình minh vừa khẽ khàng lách qua tấm mành, đàn sẻ đã ríu rít đến nhắc gã rằng nỗi nhớ Hà Nội đã dày thêm một ngày.

... Cách đây chừng 9 tháng, có một hiện tượng thiên nhiên, trước thì là bình thường nhưng từ 15 năm nay đã trở thành chuyện lạ: một đàn cò lại bay giữa phố phường Hà Nội. Cứ tầm 15h-18h30 hàng ngày, tại đường Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy (địa phận tổ 60, KTT 27-7), thường xuyên xuất hiện một đàn cò lớn với số lượng ước tính tới hơn 1.000 con, bay trắng trời, tiếng đập cánh và tiếng kêu xào xạc của chúng vang động cả khu vực.

Cái đầm lầy cũ có rau muống, bèo tây, bìm bìm... và một rừng ổi (do dân địa phương trồng để đợi đền bù khi giải phóng mặt bằng) chiều chiều lại là bến đỗ của những con cò ngàng nhỏ và cò ruồi sau một ngày kiếm ăn vất vả.

Từ khi đàn cò xuất hiện, người dân Hà Nội có một thú vui là chiều chiều chạy xe đến xem cảnh tượng lạ mắt và thanh bình ấy. Quày quả vượt hơn ba ngàn cây số để ra ngắm đàn cò trắng bay giữa chiều vàng rồi gã thơ thẩn ước rằng nếu có quyền, mình sẽ hủy ngay dự án xây chung cư cao tầng để giữ lấy một khoảng xanh làm duyên cho phố xá Hà thành vốn xám ngắt bê tông cốt thép, để những chú Bồng chanh (chim bói cá) có những chiếc cọc nhọn để đậu mà rình bắt tép, để đàn chim sẻ, chim sâu lích chích chuyền cành, ríu ran tha rác làm tổ, để chiều chiều những đàn cò trắng lại bay về trú ngụ...

Cuộc sống bộn bề thật khó mà dung được những điều lãng mạn. Thế nên cái mộng ước của gã chẳng được mấy hồi. Chiều chiều, cùng với những bậc cha mẹ đưa con cái đi ngắm cánh cò bay ra từ cổ tích, những đôi trai gái dắt nhau đi hưởng khoảnh khắc thanh bình mà ngắm chim chao lượn trong mắt nhau..., đám thợ săn vốn thính tai tinh mắt đã xuất hiện để ngạo nghễ và trơ trẽn khoe tài thiện xạ.

Chưa hết, khi bóng đêm phủ xuống, từ khoảng 21h trở đi, những đội quân bẫy chim chuyên nghiệp lại đột nhập vào nơi đàn cò trú ngụ rồi mở băng casset có ghi âm tiếng chim cuốc (thường sống gần gũi với loài cò) để dụ cò từ các bụi cây ra và sau đó chúng dễ dàng bị những tấm lưới giăng sẵn chụp xuống. Đàn cò xao xác, bàng hoàng, những con may mắn thoát chết thì lập tức hốt hoảng bay đi...

Những cánh cò mỏng manh chao nghiêng ấy cũng chịu chung số phận như những bậc tiền bối. Cách đây chừng 15 năm, một đàn cò hơn 1.000 con cũng bay về làm tổ ở bán đảo Hòa Bình trong công viên Thống Nhất.

Nhưng chỉ chưa đầy hai tháng sau, cũng do bị săn đuổi nên chúng bay đi mất. Đằng đẵng 15 năm, người dân Thủ đô mới lại may mắn được ngắm cò bay giữa phố thị, ấy thế mà rồi người Tràng An lại không biết giữ chân, chứ nói gì đến việc làm bạn với chúng.

Sáo nâu là anh sáo sậu
Sáo sậu là cậu bồ nông
Bồ nông là ông tu hú
Tu hú là chú chim ri
Chim ri là dì chim chích...

Một ngày, những bài đồng dao ấy sẽ chẳng còn người hát bởi tiếng chim đã trở thành... di sản, Hà Nội của tôi ạ.

Đỗ Quang Tuấn Hoàng
(theo http://www1.thanhnien.com.vn/Doisong/20 ... 215321.tno)
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách