Sủi cảo trong văn hoá Trung Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: Sủi cảo trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi traucon » Thứ 4 11/06/08 21:12

traucon xin thú thật nhé, khi học môn Văn Hóa Trung Hoa, bài tập được giao cho là phân tích tọa độ văn hóa cho đề tài, mà đề tài được Thầy khuyến khích là mới lạ, độc đáo,..trong đầu traucon chỉ nghỉ ngay đến sủi cảo thôi, có lẽ vì traucon thích sủi cảo, và đề tài này cũng ít người quan tâm đến. Nhưng thật sự để làm một bài tiểu luận kết thúc môn học thì traucon không dám, vì traucon không tìm được nhiều tài liệu, số ít tài liệu traucon tìm được cũng nói chung chung, làm traucon loay hoay, lờ mờ làm bài tập một cách đối phó, cũng nói chung chung…
traucon rất “đuối” tài liệu sủi cảo, như truyền thuyết Trung Hoa về loại bánh này, trong Phong tục-lễ nghi dân gian Trung Quốc của Hồng Phi-Kim Thoa, trang 179, có ghi là “Sử thoại về sủi cảo” chỉ với già nửa trang, traucon xin trích dẫn phần chính được coi là sử thoại ấy: “ Theo sách cổ ghi chép, tiền thân của sủi cảo là vằn thắn, lấy mì gói nhân thịt làm thành hình tròn là được. Về sau có người thay đổi hình tròn của vằn thắn thành hình mặt trăng non, gọi là “phấn giảo”, người miền Bắc khi nói chuyện không phân biệt rõ, gọi “phấn giảo” thành “giao tử” tức sủi cảo”. Theo tài liệu này thì sủi cảo phải ra đời ở miền Bắc nơi chủ yếu dùng bột mì. Và traucon chưa tìm được tài liệu truyền thuyết Trung Hoa nào khác nói rõ về sự ra đời này.
Còn bột làm sủi cảo hiện nay theo traucon được biết là từ bột gạo và bột nếp, cũng có thông tin rất thú vị, cũng trong Phong tục-lễ nghi dân gian Trung Quốc trang 11 có ghi: “Bữa cơm cuối năm ở Hàng Châu, Tô Châu, Thượng Hải…món bánh “Chẻo” (tên gọi khác của sủi cảo) là không thể thiếu được, điều đó tượng trưng cho “Nguyên bảo” (nghĩa là đỉnh vàng). Dùng trứng gà làm vỏ, bên trong có nhân thịt, vỏ là màu sáp vàng, nhân là màu phớt hồng…” vậy vỏ bánh rất đa dạng, không nhất thiết là từ bột gạo và nếp… Theo traucon thì, đầu tiên vỏ sủi cảo làm bằng bột mì, quá trình lan rộng của sủi cảo đã khiến sử dụng bột gạo và nếp làm vỏ bánh. Có thể do ưu điểm vỏ bánh làm từ bột gạo và nếp (ngon hơn, đẹp hơn, dễ chế biến hơn…) mà hiện nay bột gạo và nếp thường được dùng làm vỏ bánh sủi cảo.
traucon chậm trễ trong việc trả lời là do bí…thật sự!
RANDOM_AVATAR
traucon
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 18:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron