Em chầo thầy Thịnh,
Em có ý kiến đóng góp giống anh Tùng, thầy thử tìm xem 2 nội dung so sánh có điểm nào giống nhau không nha.
Chúc thầy luôn vui ạ ^^
tungtruong2009 đã viết:Hi a.Thịnh, về phần bài tập so sánh, T chưa thấy có sự so sánh thực sự trong đó. So sánh thì phải có sự giống nhau và khác nhau. Còn sơ đồ của a chỉ là bảng liệt kê thôi. Đôi chút góp ý nhé.
Tùng
Ming Ming đã viết:Em chầo thầy Thịnh,
Em có ý kiến đóng góp giống anh Tùng, thầy thử tìm xem 2 nội dung so sánh có điểm nào giống nhau không nha.
Chúc thầy luôn vui ạ ^^
đỗ văn duy thịnh đã viết:Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Đỗ Văn Duy Thịnh
Lớp: Châu Á học 2018-2
BÀI CHỈNH SỬA
----------------------------
BÀI THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH TÊN ĐỀ TÀI
Tên đề tài: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THÁI LAN THỜI HIỆN ĐẠI
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
<Giáo dục đại học Phật giáo> <ở Thái Lan>< thời hiện đại>
- Cụm từ trung tâm: <Giáo dục đại học Phật giáo>
- Cụm từ định tố: <Thái Lan > <thời hiện đại>
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đại học Phật giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Thái Lan
+ Giới hạn chủ thể: Đại học Phật giáo
+ Giới hạn thời gian: Thời hiện đại – Từ thời vua Chulalongkorn đến nay
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Giáo dục Đại học Phật giáo >< Giáo dục Đại học Khoa học xã hội=>Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
+ Đại học PG Thái Lan>< Đại học PG Đài Loan=> Rõ ràng, ít mâu thuẫn
+ Đại học PG Thái Lan >< Học viện PG Việt Nam=> Không rõ ràng, mâu thuẫn? =>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+Giáo dục PG Thái Lan bậc cao truyền thống ><GD ĐHPG Thái Lan hiện đại=>Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Giả thiết nghiên cứu: Hiện Thái Lan có 2 hệ thống trường Đại học Phật giáo là Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) và Đại học Phật giáo Mahamakut (MBU). Hai trường này do Hoàng gia Thái Lan thành lập và bảo trợ với tiền thân là Viện đào tạo chỉ dành cho các nhà sư, sau này từ 1997 được Bộ giáo dục Thái Lan công nhận và mở thêm các chuyên ngành khoa học xã hội cùng nhiều hệ đào tạo và nhiều chi nhánh cho mọi đối tượng theo học. Sở dĩ Thái Lan lại thành công với mô hình ĐHPG, vừa thích ứng với sự biến đổi xã hội, vừa đào tạo tầng lớp tu sĩ có học thức cho Phật giáo Thái Lan là do được hỗ trợ nguồn lực tài chính mạnh mẽ cộng sự ủng hộ từ Hoàng gia với mô hình giáo dục ĐHPG thích hợp với thay đổi của thời đại.
----------------------------------------------------------------------------
BÀI THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THÁI LAN THỜI HIỆN ĐẠI
1.Lí do chọn đề tài
Nếu tính từ lịch sử vương quốc Sukhothai chính thức được thành lập thì lịch sử phát triển giáo dục Thái Lan đã được gần 800 năm. Nó được chia làm hai thời kỳ chính là thời kỳ giáo dục truyền thống và thời kỳ giáo dục hiện đại. Trong giai đoạn giáo dục truyền thống, Phật giáo giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục xã hội Thái. Đến thời vua Rama V, giáo dục Thái Lan tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của nền giáo dục phương Tây và biến chuyển mạnh sang giai đoạn giáo dục hiện đại và nền giáo dục Phật giáo truyền thống dần tách khỏi nền giáo dục thế tục.
Vương triều Chakri đến nay đã trải qua mười đời vua, vị vua được nhắc đến nhiều nhất trong vương triều này là Chulalongkorn vì những đóng góp của ông này trong việc cải cách vương quốc Thái trong nhiều lĩnh vực. Đứng trước những khó khăn từ trong nước và sự bủa vây của thực dân Anh và Pháp, ông vẫn tiếp tục công cuộc cải cách quốc gia về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa nhằm duy trì quyền lực thống trị, phát triển quốc gia và duy trì nền độc lập trước sự nhòm ngó của các đế quốc phương Tây. Phật giáo Thái Lan nói chung và nền giáo dục Phật giáo nói riêng không tránh khỏi những sự thay đổi của thời đại. Trong lĩnh vực tôn giáo, vua Chulalongkorn đã tiến hành hàng loạt những cải cách trong Tăng đoàn Phật giáo, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo. Chính trong triều đại này, vua Chulalongkorn đã tiến hành những cải cách vô cùng quan trọng để tiêu chuẩn hóa giáo dục trong tăng viện Phật giáo và thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc gia. Tuy nhiên, giáo dục trong các tăng viện vẫn thường bị hiểu lầm, đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ giữa Tăng đoàn và chế độ quân chủ. Sự giới thiệu và áp dụng của các vị vua Thái Lan về các kỳ thi chính thức trong các tăng viện chỉ đơn giản được coi là bằng chứng cho sự tôn sùng của hoàng gia đối với Phật giáo, được cho là đang ngày một suy tàn và do đó cần sự can thiệp của hoàng gia.
Ngày nay, chùa không còn giữ vai trò giáo dục phổ cập như trước, hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, thì môi trường giảng dạy Phật học cũng phải thay đổi theo nhu cầu của thời đại, nhất là việc đào tạo và giảng dạy tu sĩ để duy trì nền móng kinh tạng cho Phật giáo Thái.
Cho nên, việc xuất hiện các trường Phật học dưới sự bảo trợ của Hoàng gia từ thời Vương triều Rama V, sau này, cùng với việc tiếp thu nền giáo dục phương Tây, chuẩn hóa việc đào tạo trình độ Phật học nâng cao, không những đáp ứng việc đào tạo Tăng tài mà còn tạo ra những con người đủ năng lực và phẩm chất để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Từ những nhận định trên, đề tài “Giáo dục Phật giáo Thái Lan thời hiện đại” được chọn để bước đầu tìm hiểu sự chuyển biến của nền giáo dục Phật học bậc đại học cùng với vòng xoay của thời đại
2. Mục đích nghiên cứu
- Hiểu rõ hơn nền giáo dục Đại học Phật giáo Thái Lan qua góc nhìn giáo dục Phật giáo truyền thống và hiện đại.
- Hiểu rõ hơn về bối cảnh, nội dung, cách thức và phương châm và sự chuyển biến của giáo dục truyền thống đến mô hình Đại học Phật giáo Thái từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan hơn, đặt biệt là sự tác động từ các chương trình cải cách của hoàng gia và tăng đoàn Thái Lan.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Tiếng Việt…
- Tiếng Anh…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đại học Phật giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Thái Lan
Thời gian: thời hiện đại
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đóng góp một cái nhìn khoa học, hệ thống về công trình nghiên cứu.
- Đóng góp thực tiễn cho việc hiểu biết về nền giáo dục đại học Phật giáo Thái Lan.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Phương pháp hệ thống
- Tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp tiếp cận liên ngành
7. Kết cấu đề tài
Ngoài chương dẫn nhập và kết luận gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn và thực tiễn
1.1. Giáo dục, giáo dục Phật giáo và các vấn đề đặt ra
1.1.1. Khái niệm giáo dục, giáo dục đại học
1.1.2. Giáo dục Phật giáo và các vấn đề liên quan
1.2. Khái lược bối cảnh Phật giáo vào Thái Lan từ thời Rama V đến nay
1.3. Giáo dục tu viện Phật giáo Thái Lan truyền thống
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Cải cách của vua Chulalongkorn (Rama V) và tăng đoàn Phật giáo Thái Lan đối với lĩnh vực giáo dục Phật giáo (1868-1910)
2.1. Những cải cách của vua Chulalongkorn và giáo hội trong giáo dục Phật giáo
2.2. Thành lập các viện đào tạo Phật học và các chương trình bảo trợ của hoàng gia
2.3. Chương trình giảng dạy mới (Nak Tham) và tiêu chuẩn hóa giáo dục tăng viện
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Tiêu chuẩn hóa giáo dục đại học Phật giáo và tiến trình hội nhập nền giáo dục quốc gia từ thời vua Rama VI (1910 đến nay)
3.1. Thành lập trường đại học Phật giáo theo mô hình phương Tây
3.2. Giáo dục đại học Phật giáo trong tiến trình hội nhập giáo dục quốc gia
3.3. Những mâu thuẫn trong các hệ thống giáo dục đại học Phật giáo của Thái Lan hiện nay
3.4. Một số nhận định và gợi ý cho giáo dục đại học Phật giáo Việt Nam
Tiểu kết chương 3.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI THỰC HÀNH 3:
SƯU TẦM TÀI LIỆU VÀ SỬ DỤNG DOCUMENT MAP
Tên đề tài: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THÁI LAN THỜI HIỆN ĐẠI
I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Quang Hưng (chủ biên) .(2003). Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội. Hà Nội: Tôn giáo
2. Hammalawa Saddhatissa. (2003). Đạo đức học Phật giáo. (Thích Thiện Chánh dịch). Hà Nội: Hồng Đức.
3. Học viện PGVN tại Tp.HCM. (2019). Chương trình Phật học tại Việt Nam và trên thế giới. Tp.HCM: Hồng Đức
4. Học viện PGVN tại Tp.HCM. (2019). Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội. Tp.HCM: Hồng Đức.
5. Học viện PGVN tại Tp.HCM. (2019). Giáo dục Phật giáo: bản chất phương pháp và giá trị. Tp.HCM: Hồng Đức
6. Học viện PGVN tại Tp.HCM. (2019). Phật học Việt Nam thời hiện đại: bản chất, hội nhập và phát triển. Tp.HCM: Hồng Đức;
7. Junjiro Takakusu. (1972). Tinh hoa triết học Phật giáo. (Tuệ Sỹ dịch). Sài Gòn: Ban tu thư viện đại học Vạn Hạnh.
8. Ngô Trọng Anh. (1969). Khả tính của giáo dục Phật giáo với sự khủng hoảng của giáo dục hiện đại. Tạp chí tư tưởng (số 4) – Viện đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn: Đăng Quang: 15-47
9. Ngô Trọng Anh. (1974). Quan niệm về Phật giáo về giá trị con người trong giáo dục. Tạp chí tư tưởng (số 3). Sài Gòn: Ấn Quán Vạn Hạnh: 72-89
10. Nguyễn KhắcViện. (1998). Thái Lan - Một số nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử. Hà Nội: Thông tin lý luận
11. Nguyễn Quốc Vương. (2017). Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam. Hà Nội: Tri Thức
12. Nguyễn Tương Lai. (2013). Bàn về Phật giáo Thái Lan trong thời hiện đại. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2: 26-36.
13. Nguyễn Thị Hồng Lam. (2017). Phật giáo trong hệ thống giáo dục Thái Lan hiện đại. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 7: 54-61.
14. Nguyễn Văn Thông. (2015). Giáo dục Phật giáo Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm vào giáo dục Phật giáo Việt Nam. Tạp chí quản lý giáo dục, số 75: 32-37.
15. Thích Minh Châu. (1968). Xây dựng một triết lý về giáo dục trong tinh thần Phật giáo. Tạp chí tư tưởng (số 2) - Viện đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn: Đăng Quang: 33-53
16. Thích Minh Châu. (1970). Phê bình giáo dục thực dụng Tây phương và xác định đường hướng giáo dục Phật giáo. Tạp chí tư tưởng (số 1) – Viện đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn: Thăng Long: 21- 40
17. Thích Thánh Nghiêm. (2008). Lịch sử Phật giáo thế giới. Hà Nội: Khoa học xã hội.
18. Thích Vinh Đạo. (2016). Triết lý giáo dục đạo đức học Phật giáo nguyên thủy. Hà Nội: Hồng Đức.
19. Trần Quang Thuận. (2015). Phật giáo Thái Lan. Hà Nội: Hồng Đức
20. Trần Thuận. (2019). So sánh Phật giáo Thái Lan và Phật giáo Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2: 61-67.
B. Tài liệu tiếng Anh
21. Amarjiva Lochan. (2011). Buddhist education in southeast Asia: crisis and remedies. University of Delhi: 489-508
22. Buddha Dhamar Education Association Inc. (2002). Buddhism in Thailand. The Word Buddhist University press
23. Chantanee, A. (2019). Curriculum Quality Management with Quality Cycle and Four Iddhipadas in the Higher Education Institution. The Journal of International Association of Buddhist Universities (JIABU), 12(1), 385-395. Truy xuất từ https://www.tci-thaijo.org/index.php/Ji ... iew/217264
24. David Wyatt. (1969). The Politics of Reform in Thailand: Education in the Reign of King Chulalongkorn. New Haven CT: Yale University Press
25. Dinh, T. B. L. (2019). The Human Personality Development: An Integration Method of Psychoanalysis and Theravāda Buddhism Perspective. The Journal of International Association of Buddhist Universities (JIABU), 12(1), 129-141.
26. Gerald W. Fry. (2018). Education in Thailand An Old Elephant in Search of a New Mahout. Springer Nature Singapore Pte Ltd. Truy xuất từ https://doi.org/10.1007/978-981-10-7857-6
27. Jane Bunnag. (2007). Buddhist Monk, Buddhist Layman: A Study of Urban Monastic Organization in Central Thailand. Cambridge University Press
28. Justin Thomas McDanie. (2008). Gathering Leaves and Lifting Words: Histories of Buddhist Monastic Education in Laos and Thailand. University of Washington Press
29. Karuna Kusalasaya. (2005). Buddhism in Thailand Its Past and Its Present. Sri Lanka: The Buddhist Publication Society.
30. Keyes, C. F. (1977). Millennialism, Theravada Buddhism, and Thai Society. The Journal of Asian Studies, 36(2), 283-302.
31. Khammai Dhammasami. (2018). Buddhism, Education and Politics in Burma and Thailand. Bloomsbury Academic. Truy xuất từ http://www.ojs.mcu.ac.th/index.php/ijbe ... /2782/2070
32. Kirsch, A. T. (1977). Complexity in the Thai Religious System: An Interpretation. The Journal of Asian Studies, 36(2), 241-266.
33. Mackenzie (2007). New Buddhist Movements in Thailand. Taylor & Francis e-Library. Truy xuất từ http://www.ahandfulofleaves.org/documen ... kenzie.pdf
34. Mahamakut Educational Council. (1961). Buddhist Education In Thailand. Published by Mahamakut educational council
35. OECD/UNESCO. (2016). Education in Thailand. An OECD-UNESCO Perspective, Reviews of National Policies for Education, OECD Publishing, Paris. Truy xuất từ http://dx.doi.org/10.1787/9789264259119-en
36. Phophichit, N. (2018). Buddhism and Human Development: Buddhist Influenced Factors Enables Resilience in Adolescents. The Journal of International Association of Buddhist Universities (JIABU), 11(3), 154-164. Truy xuất từ https://www.tci-thaijo.org/index.php/Ji ... iew/219104
37. Phra Rajavaramuni. (1987). Buddhist and Education. Bangkok: Chulalongkorn University press.
38. PhrakruArunsutalangkarn. (2016). Buddhism and Education in Thai Society. Journal of Buddhist Education and Research. Vol. 2 No. 1 (January – June 2016).
39. Phramaha Panya Kham Ai & Poonpilas Asavisanu. (2016). Learning-Centered Leadership for Buddhist Monastic Education in Thailand. Prajñā Vihāra Vol. 17 No 1, January-June 2016, p99-106. Truy xuất từ http://www.assumptionjournal.au.edu/ind ... /1475/1550
40. Reynolds, F. E. (1977). Civic Religion and National Community in Thailand. The Journal of Asian Studies, 36(2), 267-283.
41. S. J. Tambiah. (1976). World Conqueror and World Renouncer: A Study of Buddhism and Polity in Thailand against a Historical Background. Cambridge University Press
42. Stacy L. Carter. (2006). The development of special education services in Thailand. International journal of special education vol21 no.2 2006, p32-36. Truy xuất từ https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ843603.pdf
43. The Mahamakuta education coucil. (1989). Acts on the administration of buddhist order of Shanga of Thailand. The Buddhist University Mahamakuta Thailand press.
44. Tuan, N. (2018). A Comparison on the structure of Buddhist Sangha Administrative System Between Thailand and Vietnam. The Journal of International Association of Buddhist Universities (JIABU), 11(3), 65-83. Truy xuất từ https://www.tci-thaijo.org/index.php/Ji ... iew/219049
45. Ven. Phra Rajpnyamedhi. (2006). Buddhism in the Kingdom of Siam:Its Past and Its present. International Journal of Buddhist Thought & Culture. Vol.7 pp. 17-32
46. W.A.R Wood. (1926). A history of Siam. T.Fisher Unwin Ltd London.
47. Yoneno Ishii. (1986). Shanga, State, and society: Thai Buddhism in History. The University of Hawaii press.
II. DOCUMENT MAP
-------------------------------------------------------------------
BÀI THỰC HÀNH 4
YÊU CẦU: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA (TRÌNH BÀY THEO 7 BƯỚC VÀ LẬP SƠ ĐỒ)
I. Xây dựng định nghĩa
1.Định nghĩa: Giáo dục đại học.
Ronald Barnett đưa ra bốn khái niệm chủ yếu về Giáo dục đại học (trích trong cuốn Quality Assurance in Higher Education (trang 5)):
Định nghĩa 1: Higher education as the production of qualified human resources.
Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn.
Định nghĩa 2: Higher education as training for a research career.
Giáo dục đại học là đào tạo nhà nghiên cứu.
Định nghĩa 3: Higher education as the efficient management of teaching provision.
Giáo dục đại học là quản lý hiệu quả việc tổ chức giảng dạy.
Định nghĩa 4: Higher education as the matter of extending life chances.
Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống.
---
Định nghĩa 5: Giáo dục đại học là bộ phận của khoa học giáo dục, nghiên cứu quá trình giáo dục, đào tạo thanh niên thành nhân lực khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ khoa học theo yêu cầu phát triển của xã hội. (Từ điển giáo dục học. (2001). Nhà xuất bản Từ điển bách khoa liên kết với Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa (trang 105-106).)
2.Phân tích định nghĩa:
Định nghĩa 1:
Ưu điểm: Ngắn gọn, súc tích trong 1 câu, cho rằng giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà mục đích là cho ra nguồn nhân lực đạt chuẩn.
Khuyết điểm: Cho người học như một sản phẩm trong dây chuyền sản xuất, người học hoàn toàn thụ động.
Định nghĩa 2:
Ưu điểm: Ngắn gọn.
Khuyết điểm: Chỉ nói về một khía cạnh về nội dung giáo dục đại học là nghiên cứu.
Định nghĩa 3:
Ưu điểm: Ngắn gọn, súc tích, đề cao đặc trưng của giáo dục là tổ chức giảng dạy hiệu quả.
Khuyết điểm: Chỉ nói về tổ chức giảng dạy mà không nói về mục đích đào tạo đối tượng được giảng dạy.
Định nghĩa 4:
Ưu điểm: Nói rõ giáo dục đại học là mở rộng cơ hội.
Khuyết điểm: Chỉ nói về mở rộng cơ hội, nhưng không nói là mở rộng cơ hội cho ai.
Định nghĩa 5:
Ưu điểm: Mang tính bao quát, giáo dục đại học là bộ phận của ngành khoa học giáo dục, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Khuyết điểm: Chưa nói về không gian cho việc đào tạo.
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
Định nghĩa 2, 3, 5: Định nghĩa đặc trưng.
4. Đặc trưng giống của định nghĩa "giáo dục đại học" nằm trong lớp định nghĩa về "giáo dục".
5. Xác định những ngoại diên
- Giáo dục sau đại học
- Giáo dục trung học
- Giáo dục tiểu học
6. Tìm tất cả các tiêu chí để khu biệt khái niệm
- Là bộ phận của giáo dục bao hàm giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại cơ sở giáo dục bậc cao.
- Nhằm giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
7. Tổng hợp mục 4 + 6 xây dựng thành định nghĩa
Giáo dục đại học là bộ phận của khoa học giáo dục, nghiên cứu quá trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp nhằm tạo ra nguồn nhân lực đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu của xã hội.
II. Sơ đồ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI THỰC HÀNH 5
LẬP SƠ ĐỒ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI THỰC HÀNH 6
LẬP MÔ HÌNH
Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách