TRAN THI HUE đã viết:[b][b]TÊN ĐỀ TÀI: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN.
[b]BÀI TẬP MÔN PPNCKH GVHD: GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm
HVCH: TRẦN THỊ HUỆ
MSHV: 19831060107
LỚP: CA1901
[/b][/b][/b]
[color=#400000]BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI[/color]
Chọn 1 đề tài NC cho mình và Phân tích đề tài đã chọn:
1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài,
[Kính Ngữ ][ trong văn hóa công sở] [ của người Nhật Bản ]
Cụm từ trung tâm: kính ngữ
Cụm từ định tố: văn hóa công sở
2.Xác định đối tượng và phạm vi NC
Đối tượng nghiên cứu: kính ngữ
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: văn hóa công sở
+Về thời gian: không giới hạn ( toàn thời)
+ Về chủ thể: người Nhật Bản
3. Lập sơ đồ
4. Xác định ( các ) cặp đối lập cơ bản
Các cặp đối lập cơ bản:
1. Kính Ngữ ><Ngôn ngữ thông thường – Rõ ràng →ít mâu thuẫn
2. Tôn Kính Ngữ><Khiêm Nhường Ngữ – không rõ ràng → vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
3. không gia công sở>< không gian khác – không rõ ràng → vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
Trọng tâm NC:
Ở Nhật Bản, thứ bậc và địa vị là điều luôn được quan tâm và thể hiện rất rõ trong cách ứng xử của họ. Không chỉ qua ngôn ngữ, cách dùng từ rất cẩn trọng mà qua cả điệu bộ cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể). Trong công sở Nhật, người Nhật luôn đề cao vai trò của người đi trước hơn là khả năng của từng người với công việc (điểm khác biệt cơ bản với người châu Âu). Vậy nên không chỉ trong gia đình, sử dụng kính ngữ ở công sở vô cùng quan trọng, chặt chẽ và nguyên tắc.Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực vẫn còn những hạn chế nhất định, và những hạn chế đó là gì? Văn hóa giao tiếp công sở của người Nhật có khác biệt như thế nào đối với môi trường công sở ( như Việt Nam ). Giải pháp để nâng cao khả năng giao tiếp hiệu quả tại công sở của người Nhật.
[color=#400000]BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
TÊN ĐỀ TÀI: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN.
PHẦN DẪN NHẬP[/color]
1. Lý do chọn đề tài - Nhật Bản là đất nước theo đẳng cấp dọc, vì vậy thứ bậc luôn rất được coi trọng và thể hiện rõ nét trong văn hóa giao tiếp của họ, đăc biệt là môi trường công sở. Vì có quá nhiều quy tắc nghiêm khắc thậm chí đến mức cầu kỳ nên giao tiếp của người Nhật vẫn còn kín đáo, khép nép. Và, chính bản thân người Nhật khi sử dụng cũng còn lăn tăn.
- Thứ hai, do sống cách biệt với nước ngoài, xung quanh là đảo. Nên bất cứ điều gì cũng đều có phép tắc riêng, như sử dụng kính ngữ để chào nhau, viết thư cho đối tác, cách thăm hỏi nhau , hay cách khen chê nhau... cũng vậy. Trong ứng xử, khen chê của người Nhật rất đặc biệt, khiến người nghe dù có bị chê bai vẫn cảm thấy hết sức thoải mái.
=> Đấy là lý do khách quan mà học viên muốn đi sâu nghiên cứu thêm.
- Học viên thấy ngay cả nụ cười của người Nhật đôi khi cũng khiến người đối diện trở nên bối rối, không hiểu hết được ý nghĩa của nụ cười đó. Nhìn chung , giao tiếp của người Nhật tương đối phức tạp. Nhiều điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành những đặc trưng cơ bản trong giao tiếp. Và văn hóa giao tiếp chốn công sở là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều người ( trong đó có học viên ) yêu thích đất nước mặt trời mọc.
=> Thêm nữa, khi đứng trên lập trường của một người đã và đang theo đuổi ngôn ngữ này, bản thân học viên khi sử dụng cũng cảm thấy rườm rà, khó hiểu. Học viên cho rằng việc sử dụng kính ngữ - đóng vai trò tiền đề tạo nên thành công của người Nhật nói riêng và của Nhật Bản nói chung.
Và, đó cũng chính là lý do chủ quan thôi thúc học viên nghiên cứu về đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu - Để hiểu và biết được tính cách, phong tục, thói quen của người Nhật thông qua việc sử dụng kính ngữ.
- Để nâng cao kiến thức về kính ngữ phục phụ cho công việc giảng dạy.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Tiếng Việt…
- Tiếng Anh…
- Tiếng Nhật...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: “kính ngữ” – ngôn ngữ thể hiện sự kính trọng
- phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: trong công sở ( nơi làm việc )
+ Giới hạn chủ thể: Người Nhật
+ Giới hạn thời gian: không giới hạn ( toàn thời )
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - ý nghĩa khoa học: thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những khía cạnh xung quanh việc sử sụng kính ngữ,
giúp ta có thể nhìn thấy được những nét nổi bật trong văn hóa giao tiếp, thói quen, các mối quan hệ xã hội trong môi trường làm
việc,...của người Nhật.
- ý nghĩa thực tiễn: luận văn có thể dùng như một tài liệu tham khảo cho sinh viên, hoặc những ai có quan tâm đến ngôn ngữ Nhật.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - Phương pháp quan sát: để điều tra, tìm hiểu, phân tích.
- Phương pháp so sánh - loại hình: để nghiên cứu cơ sở hình thành và đặc điểm.
- Phương pháp hệ thống: định vị đối tượng nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu và sắp xếp tư liệu nghiên cứu.
- Thao tác phân tích và tổng hợp: phân tích đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và tổng hợp những vấn đề được bàn luận đến trong luận vấn dưới dạng các tiểu kết.
- Nguồn tư liệu: thông qua các blog, trang web, văn chương, báo chí, sách vở,...
7. Bố cục luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT. 1.1. Ngôn ngữ Nhật Bản 1.1.1.Khái quát về tiếng Nhật
1.1.2.Tính lịch sự trong tiếng Nhật
1.2.Kính ngữ Nhật Bản 1.2.1.Khái niệm kính ngữ
1.2.2.Vai trò của kính ngữ
1.2.3.Quá trình hình thành của kính ngữ
1.3.Phân loại kính ngữ 1.3.1.Tôn kính ngữ
1.3.1.1. ý nghĩa
1.3.1.2. hình thức thể hiện
1.3.1.3. trường hợp sử dụng
1.3.2.Khiêm nhường ngữ
1.3.2.1. ý nghĩa
1.3.2.2. hình thức thể hiện
1.3.2.3. trường hợp sử dụng
1.3.3.Thể lịch sự
1.3.3.1. ý nghĩa
1.3.3.2. hình thức thể hiện
1.3.3.3.trường hợp sử dụng
1.4. Một số quy tắc trong sử dụng kính ngữ
1.4.1. Từ vựng
1.4.2. Tiền tố
1.4.3. Hậu tố
tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: KÍNH NGỮ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CÔNG SỞ NHẬT BẢN 2.1. Văn hóa công sở Nhật Bản. 2.1.1. Giao tiếp trong công sở của Nhật bản.
2.1.2. Tính văn hóa Nhật Bản và giao tiếp trong môi trường làm việc
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến cách giao tiếp bằng kính ngữ. 2.2.1. Cấu trúc xã hội
2.2.2. Tư tưởng
2.2.3. Đối nhân xử thế
2.3. những nghi thức thể hiện qua sử dụng kính ngữ. 2.3.1. Chào hỏi
2.3.2. Khen chê
2.3.3. Lời cảm ơn và xin lỗi
2.4. vai trò của kính ngữ trong văn hóa công sở. 2.4.1. Thể hiện tính lịch sự
2.4.2. Thể hiện tính tôn ti trật tự
2.4.3. Thể hiện các mối quan hệ xã hội
2.5. Một số điểm lưu ý về kính ngữ khi giao tiếp trong công sở. 2.5.1. Sử dụng sai kính ngữ
2.5.1.1. Cách nói quá lịch sự
2.5.1.2. Sử dụng hai lần kính ngữ
2.5.1.3. Nhầm lẫn trong cách sử dụng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ
tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: VỀ VIỆC SỬ DỤNG KÍNH NGỮ TRONG CÔNG SỞ 3.2. Giao tiếp trong nội bộ công ty 3.1.1. Giữa cấp trên và cấp dưới
3.1.2. Giữa đồng nghiệp với nhau
3.2. Giao tiếp bằng kính ngữ qua điện thoại. 3.2.1. Nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp bằng kính ngữ qua điện thoại
3.2.2. Cách nhận và trả lời điện thoại
tiểu kết chương 3KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy và các Anh/Chị cũng như các bạn, em xin cảm ơn ạ.
em Huệ