Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Thục Nhàn » Thứ 3 19/01/16 10:05

HOA VĂN TRÊN TRỐNG ĐỒNG Ở QUẢNG TÂY,TRUNG QUỐC
Bài tập môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
HVCH: Nguyễn Thục Nhã
MSHV: 156031060105
Lớp: Châu Á Học 2015-2017
Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn.
1. Phân tích cấu trúc tên đề tài:
HOA VĂN TRÊN TRỐNG ĐỒNG Ở QUẢNG TÂY,TRUNG QUỐC
Cấu trúc ngữ pháp: [Hoa văn trên trống đồng] [<Quảng Tây, Trung Quốc>]
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Hoa văn trên trống đồng
Phạm vi nghiên cứu: Tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
3. Các cặp đối lập cơ bản:
[Hoa văn] [Trên trống đồng] [Quảng Tây, Trung Quốc]
Hoa văn > < Hình vẽ
Hoa văn > < Biểu tượng
Hoa văn > < Ký hiệu
Hoa văn trên trống đồng > < Hoa văn khác
Quảng Tây, Trung Quốc > < Các nước khác (Việt Nam…)
Vấn đề đi sâu nghiên cứu: Giải mã nguồn gốc, ý nghĩa các hoa văn trên trống đồng ở Quảng Tây, Trung Quốc.
4. Sơ đồ cấu trúc:
Cấp zero: Hoa văn
Đối tượng: Hoa văn trên trống đồng > < Hoa văn khác
Không gian: Tỉnh Quảng Tây, Trung QUốc > < Các nước khác
Cách thức: Dưới góc nhìn văn hoá > < Dưới góc nhìn khác
Hình đại diện của thành viên
Thục Nhàn
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 8:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Thục Nhàn » Thứ 3 19/01/16 10:17

Mọi người ơi, mình muốn chèn cái sơ đồ cấu trúc giống mọi người thì làm như thế nào vậy? Cám ơn mọi người đã đọc tin ^^
Hình đại diện của thành viên
Thục Nhàn
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 8:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Admin » Thứ 5 21/01/16 8:22

Thục Nhàn đã viết:Mọi người ơi, mình muốn chèn cái sơ đồ cấu trúc giống mọi người thì làm như thế nào vậy? Cám ơn mọi người đã đọc tin ^^
Trả lời bạn Thục Nhàn đồng thời nhắc luôn các bạn đọc bài viết này:
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng viewtopic.php?f=27&t=20&start=0&st=0&sk=t&sd=a
Hình đại diện của thành viên
Admin
Quản trị viên
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 10:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Thứ 7 23/01/16 12:36

chào bạn Nhã, :D , mình chưa thấy bạn giới hạn thời gian ở tên đề tài (cái này không bắt buộc), nhưng ở giới hạn cũng chưa thấy. Vậy là bạn Nhã nghiên cứu hoa văn trên trống đồng từ khi hình thành đến nay, hay có giai đoạn cụ thể nào không?
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Thục Nhàn » Thứ 3 26/01/16 10:35

Chào bạn Trân, hí hí, em chọn toàn thời gian á chị, tại em nghĩ hoa văn trên trống đồng có đặc trưng riêng và em cũng muốn tìm hiểu sau này người ta đúc trống đồng có mô phỏng giống hệt lại hoa văn đó không hay có cải biên thêm những hoa văn khác vào. Cám ơn chị Trân nghen :D :D :D Mọi người có tài liệu nào liên quan đến đề tài của em thì cho em với nha, em cám ơn nhiều nhiều nhiều ;)
Hình đại diện của thành viên
Thục Nhàn
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 8:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 3 26/01/16 12:45

Trong các cặp đối lập mình chỉ thấy bạn đối lập hoa văn trên trống đồng ở Quảng Tây, TQ với các nước khác mà không có đối lập giữa QT với các tỉnh khác cùng TQ?
Ngoài ra trong sơ đồ bạn cũng nên cụ thể các nước khác là các nước nào, góc nhìn khác là góc nhìn nào?
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Thục Nhàn » Thứ 3 26/01/16 15:35

Cám ơn bạn lamha nha, ban đầu mình định so sánh với các nước có trống đồng trong khu vực như Việt Nam, Malay...nhưng giờ thấy rộng quá nên mình chỉ chọn so sánh với Việt Nam thôi. Nhờ ý kiến của bạn mà mình nghĩ thêm cặp đối lập nữa là: hoa văn trên trống đồng QT ><hoa văn trên trống đồng Vân Nam. Theo mình biết thì trống đồng tập trung nhiều nhất ở hai vùng này. Cám ơn ý kiến của bạn nha. Còn về góc nhìn khác quả thật là mình chưa nghĩ ra rồi^^
Hình đại diện của thành viên
Thục Nhàn
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 8:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Thục Nhàn » Thứ 4 10/02/16 9:36

Thân gửi Thầy và các thành viên trong diễn đàn, mình xin đổi đề tài của mình thành " Văn hoá trống đồng của dân tộc Choang ở Quảng Tây, Trung Quốc" và sửa lại bài tập 1 như sau, mong các bạn góp ý giúp mình, mình chân thành cám ơn!
VĂN HOÁ TRỐNG ĐỒNG CỦA DÂN TỘC CHOANG Ở QUẢNG TÂY,TRUNG QUỐC
Bài tập môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
HVCH: Nguyễn Thục Nhã
MSHV: 156031060105
Lớp: Châu Á Học 2015-2017
Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn.
1. Phân tích cấu trúc tên đề tài:
VĂN HOÁ TRỐNG ĐỒNG CỦA DÂN TỘC CHOANG Ở QUẢNG TÂY,TRUNG QUỐC
Cấu trúc ngữ pháp: [Văn hoá trống đồng của dân tộc Choang] ]<Quảng Tây, Trung Quốc>]
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Văn hoá trống đồng
Chủ thể: Dân tộc Choang
Phạm vi nghiên cứu: Tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Thời gian: toàn thời
3. Các cặp đối lập cơ bản:
[Văn hoá trống đồng][Dân tộc Choang][Quảng Tây, Trung Quốc]
Văn hoá vật thể >< Văn hoá phi vật thể
Nhạc cụ cổ truyền >< Nhạc cụ hiện đại
Dân tộc Choang >< Dân tộc khác (Dao…)
Quảng Tây >< Vân Nam
Vấn đề đi sâu nghiên cứu: Tìm hiểu trống đồng (cấu tạo, phân loại, hoa văn…) và văn hoá trống đồng của người Choang (tín ngưỡng, hoạt động văn hoá…)

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Thục Nhàn
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 8:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Thục Nhàn » Thứ 4 10/02/16 11:17

Bài tập thực hành 2: Định vị đối tượng và lập đề cương chi tiết
Đề cương chi tiết:
1. Lý do chọn đề tài:

Trống đồng đa số được tìm thấy ở Đông Nam Á (Idonesia, Thái Lan, Myanma, Campuchia, Lào, Malaysia, Phillippines), Nhật Bản và phía Nam Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Vân Nam và khu tự trị người Choang ở Quảng Tây). Trống đồng được tìm thấy ở những vùng khác nhau có đặc điểm gì giống và khác nhau hoặc văn hoá trống đồng của các vùng đất khác nhau như thế nào….là những câu hỏi thôi thúc tác giả tìm hiểu về đề tài này. Để bổ sung thêm hiểu biết về trống đồng tác giả đã chọn tìm hiểu về văn hoá trống đồng của một dân tộc khá gần với nước ta đó là dân tộc Choang ở Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
2. Mục đích nghiên cứu:

Choang là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Người Choang xem trống đồng là vật phẩm nghệ thuật quý báu của dân tộc, vừa là nhạc cụ, vừa là vật tượng trưng cho quyền lực và sự giàu có. Những hoa văn trên trống đồng thể hiện trình độ nghệ thuật cao của người Choang từ mấy ngàn năm trước. Vì xem trống đồng như báu vật nên văn hoá trống đồng của người Choang đã xuất hiện rất lâu đời và phát triển liên tục cho đến ngày nay. Hiện ở Bảo tàng Dân tộc Quảng Tây đang bảo quản hơn 500 trống đồng. Việc giải mã các hoa văn trên trống đồng và tìm hiểu các hoạt động văn hoá liên quan đến trống đồng của dân tộc Choang sẽ phần nào làm rõ văn hoá trống đồng của họ đối chiếu với văn hoá trống đồng của nước ta.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Tại phương Tây nhiều nghiên cứu về trống đồng được cho là đã xuất hiện từ năm 1682 (L.Bezacier,Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, Paris, Picard, 1972. Đến TK 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Cho đến cuốn “Alte Metalltrommeln aus Sudost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam. Các nghiên cứu về trống đồng được bắt đầu từ cuối TK19 và bởi phương Tây, về sau này các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Có rất nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về trống đồng cũng như văn hoá trống đồng, đây là cơ sở để tác giả đi sâu tìm hiểu về một mảnh ghép nhỏ nhưng quan trọng trong bức khảm văn hoá trống đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Văn hoá trống đồng
Chủ thể: Dân tộc Choang
Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Đóng góp phần nào để nhìn nhận và đánh giá văn hoá trống đồng của dân tộc Choang, làm cơ sở để so sánh đối chiếu với Việt Nam từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về văn hoá trống đồng.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp nghiên cứu so sánh
Nguồn tư liệu: từ các thành tựu nghiên cứu của các thế hệ đi trước trong và ngoài nước về trống đồng, văn hoá trống đồng kết hợp với các tư liệu về đời sống xã hội của dân tộc Choang.
7. Bố cục của đề tài:

Dẫn nhập
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1 Tìm hiểu các khái niệm
Văn hoá vật thể
Trống đồng
Văn hoá trống đồng
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Choang
1.3 Văn hoá trống đồng trong đời sống văn hoá của người Choang
Chương 2 Trống đồng của Dân tộc Choang
2.1 Sử liệu và khảo cổ
2.2 Cấu tạo, phân loại và cách sử dụng
2.3 Hoa văn trên trống đồng
Chương 3 Văn hoá trống đồng của dân tộc Choang
3.1 Tổng quan về ý nghĩa trống đồng trong đời sống dân tộc Choang
3.2 Trống đồng trong các hoạt động văn hoá và lễ hội của dân tộc Choang
3.3 Giá trị văn hoá trống đồng
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Hình đại diện của thành viên
Thục Nhàn
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 8:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoa Văn Trên Trống Đồng Ở Quảng Tây, Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenthanhnguyen » Thứ 3 16/02/16 21:24

Chào Nhã! Theo anh thì trong mục 1.1 Tìm hiểu các khái niệm, Nhã không cần thêm phần định nghĩa về Trống đồng, chỉ cần 2 khái niệm là Văn hóa vật thể và văn hóa trống đồng là đủ. Còn mục 1.3 hình như hơi trùng với mục 3.2. Thân!
RANDOM_AVATAR
nguyenthanhnguyen
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 12:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron