Cây dừa Bến Tre và giá trị....

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tận dụng MTTN, văn hoá đối phó với MTTN, vấn đề văn hoá & môi trường...

Cây dừa Bến Tre và giá trị....

Gửi bàigửi bởi Hieu_Dang » Thứ 3 08/04/08 23:18

Không phải đơn thuần mà nhắc đền Bến Tre người ta lại nghĩ ngay đến những tên gọi khác là “xứ dừa”,” miêt dừa”… Không biết cớ sự gì mà người đời lại khái quát “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre”., dừa và Bến Tre, Bến Tre và dừa, từ lâu đã gắn liền với nhau trở thành một biễu tượng văn hóa rất riêng….
Rất khó có loại cây trồng nào có giá trị sử dụng như cây dừa. “phanh da xẻ thịt” cây dừa biết được giá trị của nó là ko ít: Dừa là vật liệu cho con người làm nhà che nắng, che mưa. Vỏ dừa đánh tơi thành chỉ để bện các loại dây thừng, lưới bảo vệ bờ biển; mụn dừa còn lại của khâu sản xuất chỉ xơ dừa được tận dụng phục hồi các đồi trọc; cơm, cái và nước dừa sản xuất thực phẩm, rồi thân dừa dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ như:đũa, muỗng, nĩa, đĩa, bình, ly, tách.Chà dừa (có người gọi là râu) là sản phẩm lồng đèn, lẵng hoa. Mo nan làm thuyền hoa. Cọng lá dừa làm giỏ xách, lẵng hoa. . Cơm dừa hiện tại còn 3 sản phẩm chính. Dầu dừa thô là mặt hàng truyền thống, nhưng vì sức cạnh tranh yếu nên nhường chỗ cho cơm dừa nạo sấy, sản xuất ra để xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước. Kẹo dừa vẫn là mặt hàng có thương hiệu mạnh…….(TÍNH GIÁ TRỊ)

TÍNH CHỌN LỰA: Tùy theo giá trị và mục đích của chủ thể mà mỗi người có sự lựa chọn riêng cho mình.

TÍNH NHÂN SINH: Dừa đồng hành với người Bến Tre không chỉ trong chiến đấu, mà còn góp phần đắc lực trong hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại quê hương. Dừa Bến Tre có mặt ở mọi nơi, mọi thời gian dù cả trong chiến tranh máu lửa và sẽ tồn tại, phát triển mãi mãi cùng với đất và người trên ba dãy cù lao ở hạ nguồn sông Cửu Long cũng như đã từng tồn tại qua nhiều thăng trầm theo dòng lịch sử dân tộc..

TÍNH LỊCH SỬ: Cây dừa di thực đến Việt Nam từ thế kỷ XIX, được trồng phổ biến vào đầu thế kỷ XX chủ yếu ở các tỉnh Trung bộ và Nam bộ đặc biệt là Bến Tre, do sự du nhập giống dừa từ các thương thuyền của những doanh nhân từ Malaysia, Philippines ra vào các cảng biển Việt Nam thời đó.Và rồi tồn tại mãi đến tận ngày nay như một phần không thể thiếu của cuộc sống con người.

TÍNH BIỂU TRƯNG:Cây dừa là sự tổng hòa cùa con người Bến Tre, tạo nên “ Dáng đứng Bến Tre” bất hủ, dáng dừa cong cong với những tàu lá rũ làm ta liên tưởng đền vẻ đẹp thướt tha của người phụ nữ , tuy nhiên , bên cạnh sự dịu dàng ấy là sức sống mãnh liệt, sức chống chọi và chịu đựng dẻo dai biểu trưng cho hình ảnh mạnh mẽ của người đàn ông

Hum..1,..2,...3,....4,....5......ah , đủ hết rùi , mừng wa!!!Mong nhận đc sự góp ý của pà con, mặc dù thừa bik mọi người chỉ thích đồ " nóng" và ngán "đồ nguội", hic, hic!!!Thanks!!!
[center]bắt đầu hôm nay vẫn chưa là muộn!...[/center]
Hình đại diện của thành viên
Hieu_Dang
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 24/03/08 19:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Cây dừa Bến Tre và giá trị....

Gửi bàigửi bởi ngoclan » Thứ 5 10/04/08 13:16

Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre
( Con gái của Bến Tre )
Năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về
Ôi những con người làm nên Đồng Khởi

Ơi, những cây dừa để lại cho ta bóng quê
Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre
Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre

Mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe
Vườn trái trái xum xuê, biển khơi tôm cá đầy ghe
nhớ con sông dài Hàm Luông bến ta quen ghé
Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre
Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre
<a href='http://www.vanhoahoc.edu.vn/imageho
"cây dừa"một cái gì đó rất riếng đối với mỗi người con của đất BẾN TRE,tại sao lại có "tên gọi là xứ dửa??"tôi cũng không biết cái tên gọi đó nó gắn liền với nơi tôi sống đó tự bao giờ nữa nhưng mỗi khi tôi đi đâu hay gặp những người bạn khác tỉnh thì tôi liền được hỏi những câu như :quê bạn chắc có nhiều dừa lắm hả??ở đó chắc có nhiều dừa lắm hả ,bạn về quê nhớ mua kẹo dừa lên cho mình nhé !!mỗi lần đi học trên thành phố về ,tôi cảm thấy hạnh phúc và vui lắm vì khi đứng trên phà"RẠCH MIỄU"đưa tôi từ bờ TIỀN GIANG -BẾN TRE"đứng trên phà nhìn cảnh sông nước bao la không khí thoáng mát,hai bên bờ nhìn thấy toàn là dừa cảm thấy lòng mình yên tĩnh lắm và có cái cảm giác thân quen khi tôi đã đứng trên quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên ,đến bờ bên kia các bạn sẽ thấy toàn là đặc sản của "XỨ DỪA"kẹo dừa "MỎ CÀY ",bánh phồng"THANH LONG",bánh ít,bánh tét ,bánh đậu cũng thật tuyệt vì có hương vị của dừa ,hương vị ngọt ngọt ,béo béo của kẹo ,những trái dừa thật ngọt làm cho những người quê tôi không thể nào quên ,nếu các bạn có đến BẾN TRE thì sẽ nhìn thấy thưởng thức mới thấy được ,"trăm nghe không bằng mắt thấy "

"CÁC BẠN CÒN NHÌN THẤY HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI CON GÁI BẾN TRE"

Bậu sang phà Rạch Miễu, Qua lẽo đẽo theo sau
Đôi bóng trăng trên đầu (ơ hờ) tưởng như áo cô dâu
Áo bậu đỏ cánh kiến (ơ hơ) da bậu vàng phù sa
Mắt ngời xanh nước biển, tim bậu hồng lòng qua

Bậu sang phà Rạch Miễu, ngoe nguẩy xuống Bến Tre
Về Cái Mơn, Lương Hòa hay là, Về Sơn Đốc, Ba Tri ?
Guốc bậu rụng tiếng lá (ơ hơ), thoang thoảng mùi làm duyên
Thoáng mùi thương quá đỗi; Mùi tình Lục Vân Tiên

** Đợi ánh trăng lên đầu cầu soi bước em về
Lòng qua như con nước
lênh đênh vào trong mong nhớ
Vịnh Bến Tre tim bồi hồi lòng muốn theo người ơi !!!

ĐK:

Bậu sang phà Rạch Miễu, vô Chợ Giữa nhởn nhơ
Về Trúc Giang đang chờ hay về, Cù Lao Ống trăng mơ ?
Tức bàn chân quấn quýt ớ hơ... quanh quẩn vòng thủy chung
Bóng dừa vương áo mỏng, in đậm chùm yêu thương

Bậu sang phà Rạch Miễu, thăm trường cũ Nam Xương
Lư lắc lư xe thổ (ha) mộ... Chèn ơi quá dễ thương !
Quyết lòng theo bén gót (ớ hơ), năn nỉ hoài hổng nghe
Ước gì đương trắc trở... Gặp nụ cười Bến Tre !

chắc rằng mỗi nơi có những đặc sản khác nhau mà không hay có thể đi xa mà không nhớ đến ,đối với tôi cũng thế!!!!!!!!!!!
em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên
Hình đại diện của thành viên
ngoclan
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 5 13/03/08 15:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Cây dừa Bến Tre và giá trị....

Gửi bàigửi bởi Kim Thanh » Thứ 2 13/07/09 6:42

TÍNH LỊCH SỬ: Cây dừa di thực đến Việt Nam từ thế kỷ XIX, được trồng phổ biến vào đầu thế kỷ XX chủ yếu ở các tỉnh Trung bộ và Nam bộ đặc biệt là Bến Tre, do sự du nhập giống dừa từ các thương thuyền của những doanh nhân từ Malaysia, Philippines ra vào các cảng biển Việt Nam thời đó.Và rồi tồn tại mãi đến tận ngày nay như một phần không thể thiếu của cuộc sống con người.

Bạn đã quá chủ quan để viết lên điều này mà quên rằng Tranh dân gian Đông Hồ fcos cách đây hơn 500 năm đã có bức "Hứng dừa" và tục nhuộm răng đen của người Việt xưa cũng đã dùng đến than gáo dừa. Và ở VN có làng dừa cổ từ thời vua Lý Nam Đế, đó là làng Yên Sở, huyện Hoài Đức, nay thuộc Hà nội
RANDOM_AVATAR
Kim Thanh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 17:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến0 khách