VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 3 25/03/08 10:02

nói về " cây bút " của Thúy Thanh thôi :D
có lẽ buổi học về csvh của thầy Hiệu - Thanh nghỉ phải không ?
hôm í cũng đã bàn về cái bút bi khi hết mực . bản thân cây bút bi hết mực trong thời điểm đó là " phi giá trị " nhưng mà từ " bút bi " lại cực kì có giá trị nó đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc khi chuyển từ nhiều loại công cụ viết sang một loại công cụ hiện đại hơn !
cây bút của Thanh đã hết mực .. hãy giữ lại đi :) khoảng 100 năm nữa nó sẽ trở thành một " giá trị đích thực " khi người ta muốn quay ngược lại thời gian để nghiên cứu về một nền " bút bi tối cổ " nào đó :)
****
Trong cái sơ đồ xác định khái niệm văn hóa cũng đã đề cập đến những yếu tố " phi giá trị " .. nhưng đúng như thầy Thêm nói
Tính giá trị: Bất kỳ cái gì đem lại lợi ích nào đó đều có giá trị (không nhất thiết phải có tính lịch sử, không nhất thiết phải là văn hoá).

vì bản thân " giá trị " cũng chỉ là tương đối - có những cái " phi giá trị " mới đánh giá / so sánh được với những cái có " giá trị " phải không ? thì đấy ! phi giá trị là có giá trị rồi :)
chúc bạn không băn khoăn nữa nhé !
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 3 25/03/08 10:34

Người viết thấy các bạn sinh viên văn hoá bàn cái “giá trị” và hơi mông lung, mình đã từng đề cập, không có một giá trị chung chung cho mọi đối tượng, thí dụ trong triết học khi hỏi con gà và cái trứng, cái nào có trước, nói con gà có trước không ổn, nói cái trứng có trước càng có vấn đề (cãi nhau tới sáng). Khi nói đến giá trị thì không thể không xét đến ba yếu tố là: C – K – T và còn phải xét thêm ở hệ thống và lịch sử nữa (theo anh Meohen đã bổ sung), trường hợp chi Hằng nêu ra cũng thế đó là đối với một nguyên thủ quốc gia (chủ thể - không gian - thời gian rõ ràng), ngay cả đối với giá trị ve chai cũng thế (đối với những người ve chai, còn người khác thí vứt cho ve chai lụm, …) thậm chí ngay bạn tôi giả dụ cây viết do cô bé Skoalls tặng bạn chẳng hạn, hết mực nó vẫn còn là một vật hết sức có giá trị, không nỡ vứt, thậm chí 5 năm sau vào một ngày đẹp trời Skoalls hỏi anh nhớ ngày đầu tiên em tặng anh cái gì không? Bạn trả lời rằng cấy viết đấy! cây viết đã vẽ nên chuyện tình của chúng ta, …v.v… (đây là thí dụ, nếu mạo phạm xin lượng thứ, không có ý gì khác) và rồi giá trị luôn phải xét như thế đấy!
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 3 25/03/08 10:53

à anh ơi ! bạn em đang đề cập đến " cái bút bình thường " không gắn nó với " tình cảm "
còn anh nói Khi nói đến giá trị thì không thể không xét đến ba yếu tố là: C – K – T và còn phải xét thêm ở hệ thống và lịch sử nữa

... có cần thiết ko ? sao mình ko nghĩ thoáng ra như thầy Thêm nhỉ
[Quote ] Tính giá trị: Bất kỳ cái gì đem lại lợi ích nào đó đều có giá trị (không nhất thiết phải có tính lịch sử, không nhất thiết phải là văn hoá). [/Quote]
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 3 25/03/08 11:42

Không, ở đây không phải là vấn đề tình cảm, mình đang đề cập đến giá trị đó chứ và đang xét với chủ thể - không gian - thời gian đấy! và có nghĩa là với người này thì có giá trị nhưng người khác thì không Như trong trường hợp cây viết hết mực (đối với một người thì hoàn toàn không có giá trị vứt đi, nhưng với người khác thì lại cực kỳ giá trị (mấy mụ ve chai), hoặc trong trường hợp nó đã trở thành một vật kỹ niệm (trường hợp chị Hằng nêu, và trường hợp mình vừa nêu). Có nghĩa là với người này thì có giá trị như với người khác là không, và điều muốn nói là không có cái giá trị chung chung cho mọi đối tượng. và phải xét nó trong trường hợp với ai (chủ thể), trong hoàn cảnh nào (không gian) và gai đoạn nào (thời gian).
xin tham khảo thêm trong một số bài viết:
viewtopic.php?f=33&t=611
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 3 25/03/08 11:55

thì vấn đề này .. có ai dám phản bác j đâu ... ạ
giá trị hay phi giá trị không có sợi dây ngăn cách !
okey ! anh xét nó trong mối quan hệ với chủ thể/ không gian/và thời gian cũng như em xét về tính mục đích của nó mà thôi !
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi phuonghongxixon » Thứ 3 25/03/08 17:02

Thưa thầy,chào các bạn! Em có một thắc mắc muốn nhờ thầy giải đáp!
Thưa thầy, theo như nhiều dẫn chứng và phân tích về tính văn hóa của một vài sự vật, sự việc thì văn hóa là có rất nhiều quanh chúng ta. Nhưng những hiện tượng như đĩ điếm hay tự tử( tiêu cực)...rõ ràng là những điều xấu! Vậy văn hóa có thể phân ra thành văn hóa tốt- xấu hay không?Hay những điều ấy chỉ mang tính giá trị?
Mong thầy,cùng cá bạn giúp em giải đáp thắc mắc!
HÃY CHO NHỮNG GÌ BẠN MUỐN NHẬN!
Hình đại diện của thành viên
phuonghongxixon
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 8:34
Đến từ: GIA LAI
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi giomat » Thứ 3 25/03/08 17:19

Theo tôi nghĩ các hiện tượng đó vốn có một giá trị nhất định nhưng tốt hay xấu là ta đang xét ờ giá trị đạo đức đó thô 8O i
Hình đại diện của thành viên
giomat
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/07 16:41
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 3 25/03/08 20:48

Tôi e rằng hình như một số bạn đã có sự nhầm lẫn.

Đúng là tôi có nói rằng bất kỳ cái gì đem lại lợi ích nào đó đều có giá trị (không nhất thiết phải có tính lịch sử, không nhất thiết phải có tính nhân sinh, v.v.). Nhưng chính vì thế mà không thể đi đến kết luận cực đoan rằng mọi thứ đều là văn hoá. Ở đây có ba chữ “nhưng”:

Thứ nhất, một sản phẩm chỉ có giá trị trong đúng hệ toạ độ C-T-K gốc của nó. Sai đi chỉ một trong 3 thông số thì nó đã có thể trở thành phi giá trị. Giữa giá trị và phi giá trị (cũng như giữa mọi cặp đối lập) không có ranh giới rạch ròi, nhưng trong một hệ toạ độ C-T-K cụ thể, ta vẫn có thể phân biệt cái này là giá trị, còn cái kia là phi giá trị. Vd, đối với người chỉ còn khả năng sống thực vật thì tự tử là giá trị.

Thứ hai, một sản phẩm nào đó có giá trị, nhưng để kết luận rằng giá trị có phải là một thuộc tính của nó hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ giá trị của nó đến đâu. Nếu mức độ đó thấp thì giá trị không phải là thuộc tính điển hình của nó. Ví dụ, đối với người có điều đau khổ lớn thì tự tử là một giải pháp giải thoát (do vậy tự tử có giá trị), song nếu vượt qua đau khổ đó để sống và làm những việc có ích thì tốt hơn nhiều (do vậy trong C-T-K cụ thể này, mức độ giá trị của tự tử rất thấp, nói cách khác, tự tử vẫn là phi giá trị). Cũng giống như vịnh Hạ Long tuy có những yếu tố do con người đóng góp để tạo ra (tên gọi, truyền thuyết), nhưng mức độ rất thấp nên tóm lại nó vẫn không có tính nhân sinh.

Thứ ba, một sản phẩm có thể có giá trị như một thuộc tính điển hình, nhưng chưa chắc đã là một giá trị văn hoá. Muốn trở thành giá trị văn hoá, thì giá trị đó phải đồng thời tồn tại trong một C-T-K điển hình (không quá nhỏ) và sản phẩm đó phải đáp ứng ba đặc trưng còn lại của văn hoá là tính hệ thống, tính nhân sinh, tính lịch sử.

Tục ăn bọ hung, ăn nhái bén là giá trị văn hoá đối với một số tộc người. Nghề mãi dâm là giá trị văn hoá đối với một số dân tộc và đối với một bộ phận người cung cấp và sử dụng dịch vụ này trong xã hội. Nhưng những việc như tự tử, rải đinh, giết người vô tội... không phải là giá trị văn hoá trong mọi C-T-K.

Tự tử tuy có tính nhân sinh và tính lịch sử (xưa nay đã, vẫn và sẽ xảy ra), nhưng nó chỉ là giá trị như một thuộc tính điển hình đối với một người cụ thể trong khoảng thời gian chỉ còn khả năng sống thực vật. Một người không phải là chủ thể điển hình và không tạo thành hệ thống. Giai đoạn chỉ còn khả năng sống thực vật không phải là thời gian điển hình. Do vậy, tự tử không phải là một giá trị văn hoá.

Việc rải đinh chỉ có giá trị như một thuộc tính điển hình đối với một người cụ thể có tính ích kỷ và vô nhân đạo. Nó là một phát minh quái gở của một bộ phận cực nhỏ người Việt Nam ở cuối tk. XX (không có tính lịch sử). Việc giết người vô tội vẫn xảy ra xưa nay (có tính lịch sử), nhưng không có giá trị như một thuộc tính điển hình. Việc rải đinh, việc giết người vô tội đều chỉ là công việc của cá nhân những kẻ không bình thường (không phải chủ thể điển hình), không trở thành một công việc có tổ chức (không có tính hệ thống).
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 3 25/03/08 23:53

TathuyThanh

Cho mình góp ý kiến về việc bạn Thúy Thanh thắc mắc về tính giá trị của cây bút hết mực nhé, thầy Thêm đã dạy : là văn hoá thì tất cái gì cũng có giá trị cả, mình hoàn toàn đồng ý về vấn đề này, và tôi nghĩ bạn có tìm bất kì cái gì xấu xa hay vô dụng trên thế giới này cũng không tìm được cái văn hoá vô giá trị ấy đâu (tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, về bất cứ cái gì xấu xa nhất và..được gọi là vô dụng nhất) tất nhiên, cái bút hết mực không nằm ngoài tầm nghĩ của tôi
Bạn nghĩ xem cái bút hết mực (dẫu cho nó là cây bút hết mực bình thường), chúng ta sẽ làm gì???vứt bỏ ư? tất nhiên, nhưng nó chỉ vô giá trị trong hoàn cảnh của bạn mà thôi. Bạn đã từng thấy 1 học sinh nghèo không có tiền mua thước dùng bút hết mực của mình để làm thước chưa? có những nghệ công dùng những cái bút nhỏ tạo nên nhiều đồ lưu niệm đẹp mắt, mình cũng đã từng thấy những người lấy bút hết mực để búi tóc đấy thôi....Như vậy, những lúc như thế thì cấy bút hết mực lại có giá trị đối với họ , bạn nghĩ sao?? :) ,đó là do bạn chưa xét vào hoàn cảnh của người khác thôi. Bạn cứ tìm những thứ khác nữa đi nhé, mình sẽ giải thích cho.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 27/03/08 9:54

babykiss viết "văn hoá thì tất cái gì cũng có giá trị cả, mình hoàn toàn đồng ý về vấn đề này, và tôi nghĩ bạn có tìm bất kì cái gì xấu xa hay vô dụng trên thế giới này cũng không tìm được cái văn hoá vô giá trị ấy đâu"

e là bạn đã nhầm lẫn hoàn toàn rồi , bạn vui lòng đọc kỹ lại phần thầy đã giải thích ngay phía trên bài viết của bạn nhé !
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron