VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi viendabuon » Thứ 5 28/02/08 15:03

Em chào thầy và mọi người!!!
Thưa thầy ,theo thầy thì:văn hóa là 1 hệ giá trị;và trong bài giảng cho sinh viên thầy có nói rằng:giá trị là cả truyền thống,nếp sống ,chuẩn mực,tư tưởng,...giá trị phụ thuộc vào người đánh giá,nơi đánh giá.....Nhưng ở Việt Nam các tệ nạn như đĩ điếm,lưu hành các băng đĩa sex... bị lên án rất gay gắt,hay như vụ Hoàng Thùy Linh mới đây...Vậy tại sao các vấn nạn này lại được xem là :"văn hóa",là"văn hóa đồi trụy" như thế thì các tệ nạn này có giá trị gì ,thưa thầy.
Em rất mong được sự giải thích rõ ràng hợn
Em xin cảm ơn thầy và mọi người!!!!!!!!
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi 1 chốc ,nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
viendabuon
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 4 27/02/08 13:52
Đến từ: khoảng lặng vÅ© trụ
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi TATHUYTHANH » Thứ 6 29/02/08 14:22

Thưa thầy, cũng như thắc mằc của bạn, nếu như thầy nói rằng mọi thứ đều có giá trị, như vậy mọi thứ đều là văn hóa, cũng như em được học thì văn hóa là cái tồn tại lâu dài theo thời gian, trải qua thời gian được kiểm nghiệm thì nó trở thành văn hóa, hay nói cách khác thì văn hóa còn mang tính lịch sử. Ví dụ như một cây bút bi, khi nó được sử dụng thì nó trở thành văn hoá (có giá trị), nhưng khi nó không được sử dụng nữa, nó trở thành vô giá trị, như vậy nó ko còn là văn hóa nữa, vậy thì tính lịch sử của nó thể hiện ở đâu?
Rất mong thầy và mọi người giải đáp cho em thắc mắc này!
Cho mình khoảng trống trong lòng đề thấy cuộc sống này đầy...
RANDOM_AVATAR
TATHUYTHANH
 
Bài viết: 104
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 19:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 7 01/03/08 11:15

viendabuon đã viết:ở Việt Nam các tệ nạn như đĩ điếm, lưu hành các băng đĩa sex... bị lên án rất gay gắt,hay như vụ Hoàng Thùy Linh mới đây...Vậy tại sao các vấn nạn này lại được xem là :"văn hóa",là"văn hóa đồi trụy" như thế thì các tệ nạn này có giá trị gì ,thưa thầy


Tôi nói rằng mọi thứ do con người tạo ra đề có giá trị, nhưng giá trị là khái niệm có tính tương đối, để đánh giá, phải xét trong hệ toạ độ của nó. Lấy ví dụ hiện tượng đĩ điếm:

Chủ thể = người phụ nữ bán dâm;
Không gian = khu vực hoạt động quy ước của những người mua bán dâm (vd: đường Huyền Trân Công Chúa, các nhà nghỉ, nhà khách loại thấp...);
Thời gian = buổi tối.

Trong hệ toạ độ C-K-T đó, hiện tượng đĩ điếm có giá trị:
- Đối với chủ thể (người bán dâm) và người tổ chức (chủ nhà chứa, khách sạn, v.v.): là một hoạt động siêu lợi nhuận (ít vất vả, thu nhập cao)
- Đối với khách có nhu cầu sinh lý: thoả mãn được nhu cầu mà không phải tốn kém quá nhiều (vd, không phải sang tận Thái Lan);

Hiện tượng này nếu đặt trong hệ toạ độ khác, hoặc chỉ cần khác đi một thông số của toạ độ, vd, vẫn K-T đó, nhưng chủ thể là người qua đường thì nó sẽ trở thành phản giá trị, thành “văn hóa đồi trụy”.

Giống như sầu riêng với chủ thể là người biết ăn thì là thơm, là giá trị, còn đối với người không biết ăn thì là thối, là phản giá trị. Ngay cả đối với người biết ăn, nhưng khi đang họp cơ quan (không đúng K-T) hoặc lúc quá no, lúc đang ngủ (không đúng T) thì sầu riêng cũng không phải là giá trị.

Về Vàng Anh, bạn nên xem topic liên quan tại địa chỉ viewtopic.php?f=52&t=225
Và bài của GS. Thịnh tại địa chỉ http://www.vanhoahoc.edu.vn/site/index. ... Itemid=118


TATHUYTHANH đã viết:một cây bút bi, khi nó được sử dụng thì nó trở thành văn hoá (có giá trị), nhưng khi nó không được sử dụng nữa, nó trở thành vô giá trị, như vậy nó ko còn là văn hóa nữa, vậy thì tính lịch sử của nó thể hiện ở đâu?


Câu hỏi của em không được rõ, hơi lẫn lộn các phạm trù.

Tính lịch sử: Bất kỳ một vật nào tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định đều có tính lịch sử (không nhất thiết phải có giá trị, không nhất thiết phải là văn hoá).

Tính giá trị: Bất kỳ cái gì đem lại lợi ích nào đó đều có giá trị (không nhất thiết phải có tính lịch sử, không nhất thiết phải là văn hoá).

Văn hoá: Bất kỳ cái gì hội đủ 4 đặc trưng (tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử) trong một hệ toạ độ nhất định đều là văn hoá.
Như vậy cây bút bi khi được một người dùng để viết (hệ toạ độ; người viết – bàn giấy – giờ làm việc) thì nó có giá trị, nó là văn hoá. Khi cây bút đó hỏng, nó vẫn tiếp tục có tính lịch sử (vì nó vẫn tồn tại), nhưng không có giá trị viết lách nữa. Song nó vẫn là văn hoá, vì nó sẽ có giá trị trong một hệ toạ độ khác, vd nó có thể được đem bán ve chai, khi đó chủ thể = bà bán ve chai, không gian = nơi buôn bán ve chai; thời gian = giờ làm việc. Giá trị là lợi nhuận mang lại cho người chủ chiếc bút, cho bà bán ve chai, cho công nghiệp tái sản xuất đồ nhựa.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: CÒN NHIỀU BẠN CHƯA BIẾT SR DỤNG DIỄN ĐÀN

Gửi bàigửi bởi ngocminh » Thứ 6 14/03/08 9:39

Thưa thầy ! em là thành viên mới được đăng nhập vào diễn đàn ,nhưng mà em không biết đẻ gửi bài viét của mình thì fải gửi vào đâu, ở chỗ nào.Ở lớp em cũng thấy rất nhiều bạn cũng rơi vào hoàn cảnh như em ,thậm chí nhiều bạn còn chưa đăng kí đươc. Thầy có cách nào giúp chúng em không a. :(
Cảm ơn thây.! Em xin lõi vì đã gửi tin lên phần thảo luận này
Kí hộ cái! olala
ngocminh
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 6 14/03/08 8:30
Đến từ: Tuyen Quang City!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi Admin » Thứ 7 15/03/08 8:28

Bạn Ngocminh hãy xem trả lời tại địa chỉ:
viewtopic.php?f=51&p=2697#p2697
Hình đại diện của thành viên
Admin
Quản trị viên
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 10:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 7 15/03/08 12:50

Chào bạn TaThuyThanh,
Minh cũng vừa cùng với thầy và các bạn trong lớp bàn luận với nhau về khái niệm “Văn hóa là một hệ giá trị”. Do đó, khi bạn dặt vấn đề cây viết làm ví dụ cụ thể thì mình cũng nhảy vào cho vui .


Bạn TaThuyThanh cho rằng cây viết hết mực thì trở thành vật vô giá trị, không còn văn hóa . Nhưng thầy Thêm đã giải thích rằng giá trị của cây viết hết mực vẫn còn và mình cũng thống nhất với thầy những quan điểm ấy. Tuy nhiên, theo mình nghĩ, những giá trị thầy nêu nghiêng về giá trị vật chất (nhưng vẫn là văn hóa) và do đó mình sẽ nêu lên giá trị tinh thần của cây viết hết mực để thầy cùng các bạn góp ý.

Ngoài những giá trị mà thầy Thêm đã đề cập, chúng ta giả sử cây viết ấy được chính tay một nguyên thủ quốc gia, một danh nhân nào đó đã từng sử dụng vào một việc trọng đại có ảnh hưởng đến chính trị, lịch sử, văn hóa của xã hội thì sao? Thí dụ cây viết của Shakespear đã sử dụng để biên kịch vở Romeo và Juliet. Thử hỏi mặc dù đã hết mực và trải qua thời gian lâu như thế cây viết ấy còn giá trị không ? Liệu bảo tàng của chúng ta có khả năng bỏ tiền ra để sở hữu “cây viết hết mực” ấy không? Hoặc giả cây viết đã hết mực đó đã được Lê Đức Thọ và Kissinger sử dụng để ký kết hiệp định Paris thì sao? Vô giá trị chắc? Hoặc, nếu đó là cây viết của Đặng Thùy Trâm đã sử dụng dùng để viết ra những dòng nhật ký mà hiện nay khi đọc lại, hai quốc gia đã từng là 2 kẻ đối đầu đã phải có cái nhìn khác về cuộc chiến đã qua?Hoặc gần với chúng ta nhất, giả sử cây viết hết mực ấy là quà tặng vào một dịp nào đó của người thân, của người yêu thì bạn sẽ nghĩ sao? Hết mực thì hết tất cả ư? Mình nghĩ không đến nỗi như thế!

Vậy thì cây viết hết mực còn giá trị không hở bạn? :?: :?: :?:
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

CÂY TRE VIỆT NAM VÀ KHÍA CẠNH VĂN HÓA TỪ CHÍNH BẢN THÂN NÓ

Gửi bàigửi bởi vuthanhduy » Chủ nhật 23/03/08 20:10

Chào Thầy và các bạn!

Như chúng ta đã biết: “Văn hóa là hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Do vậy Văn hóa là cái rất gần gũi có những thứ tưởng chừng nhỏ bé, bình thường vô nghĩa nhưng thực ra nó lại mang một giá trị văn hóa.

VD: Cây tre Việt Nam

Giá trị: Tre dùng để làm nhà, đắp đê chống lụt, giảm gió bão, bảo vệ đất đai, là nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công, mĩ nghệ (mây tre đan…), đồ gia dụng (thúng mủng rổ rá….), làm đôi đũa trong bữa ăn… .Đặc biệt cây Tre còn là vũ khí trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
Nhân sinh: Do con người trồng và chăm sóc
Biểu trưng: Tinh thần đoàn kết, anh hùng bất khuất, sức sống mãnh liệt, dẻo dai của con người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm.
Lịch sử: Cây Tre xuất hiện tự ngàn xưa, sinh trưởng và phát triển rồi gắn bó mật thiết với con người Việt Nam.
Lựa chọn: Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng nó( trong hoàn cảnh nào? Mục đích để làm gì?...)
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
RANDOM_AVATAR
vuthanhduy
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 16:21
Đến từ: Ninh Bình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi hoaaanhdao » Chủ nhật 23/03/08 21:07

Mình đồng ý với các tính giá trị , tính biểu tượng ,tính lịch sử,tính lựa chọn mà bạn đã đưa ra nhưng mình muốn bổ sung về tính nhân sinh.Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người.Không chỉ cây tre được con người trồng và chăm sóc mà bên cạnh tính nhân sinh còn đươc thể hiện ở sự tác động của con người dưới nhiều hình thức khác nhau tạo nên giá trị của cây tre.
RANDOM_AVATAR
hoaaanhdao
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 6 29/02/08 10:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi hoaaanhdao » Thứ 2 24/03/08 21:59

Chào thầy cùng tất cả các bạn tham gia vào diễn đàn!
Tất cả các sự vật hiện tượng trong sống hàng ngày đều mang trong mình những đặc trưng nhất định của văn hoá.Em muốn đưa xem xét về chiếc xe đạp dưới góc nhìn văn hoá.
Tính giá trị:xe đạp phục vụ cho việc đi lại,vận chuyển hàng hoá của con người ;xe đạp còn là phương tiện giao thông không gây độc hại cho môi trường;đối với những em nhỏ chưa từng được tự mình chạy xe đạp thì nó la món quà rất có ý nghĩa;ngày nay đi xe đạp còn mang lại một vẻ đẹp thẩm mĩ,sức khoẻ
tính nhân sinh:xe đạp là do con người sáng tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của mình;con người ngày càng cải tiến xe đạp cho phù hợp với cuộc sống hiện đại như là xe đạp điện,...
Tính lịch sử:trước khi xe đạp ra đời con người ta đã sử dụng xe kéo,xe ngựa,...để làm phương tiện cho mình,dần dần do nhu cầu tăng vận tốc trong di chuyển người ta được cải tiến thành xe đạp
Tính đặc trưng:nói đến xe đạp người ta nghĩ ngay đến một thời học sinh,đến sự lãng mạn trong tình yêu đôi lứa,gợi nhớ một thời kì lịch sử của dân tộc(kháng chiến chống Pháp,thời kì bao cấp).
RANDOM_AVATAR
hoaaanhdao
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 6 29/02/08 10:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA LÀ 1 HỆ GIÁ TRỊ?!

Gửi bàigửi bởi TATHUYTHANH » Thứ 3 25/03/08 9:45

Mình rất cảm ơn bạn lehang đã cho mình ý kiến về giá trị của một “cây bút hết mực”. Mình cũng rất đồng ý với nhận xét của thầy Thêm, nhưng hình như bạn chưa thực sự hiểu về thắc mắc của mình, cây bút mà mình đang nói đến đây chỉ đơn giản là một cây bút hết sức bình thường, nó không phải là một cây bút của một Nguyên thủ Quốc gia, hay của một ngừơi nổi tiếng nào đó trong những ví dụ mà bạn nêu ra, mình không phản đối rằng những ví dụ mà bạn nêu ra rất có giá trị. Nhưng hãy xét một cây bút bình thường thôi, có phải khi bạn dùng hết mực thì nó không còn giá trị, ít nhất là đối với chính bạn hay không? ;)
Cho mình khoảng trống trong lòng đề thấy cuộc sống này đầy...
RANDOM_AVATAR
TATHUYTHANH
 
Bài viết: 104
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 19:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron