Ba phương pháp : cào bằng, bù trừ và tương ứng là 3 phương pháp xã hội ta từng dùng bao đời nay.
Nhưng xem ra chỉ đạt được hình thức của công bằng chứ chưa thật sự công bằng.
Quản lý muốn cho công bằng ngoài phương pháp quản lý cần có
tiêu chí quản lý ( mục tiêu cần đạt được ) hay
chiến lược quản lý. Vậy chiến lược hay tiêu chí quản lý cho công bằng là gì ?
Đó là theo lợi ích và sự phát triển
- Vì lợi ích chung cùng "chia xẻ "
- Vì sự phát triển của mỗi thành viên, đến sự phát triển của tập thể
Theo kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn, ngắn hạn là cái nhất thời đạt được , dài hạn là để tồn tại và phát triển.
Do đó muốn cho công bằng trong quản lý thì phải linh hoạt trong phương pháp.
Ví dụ cho hai đứa trẻ ốm mập ăn :
Trong kế hoạch ngắn hạn, để cho cả hai đều có thức ăn thì áp dụng pp "cào bằng".
Trong kế hoạch dài hạn, nuôi hai đứa trẻ khôn lớn, thì áp dụng pp bù trừ và tương ứng. Ở đây bạn Tuấn Nghĩa ( Zilba Dragon ) dẫn ra phương pháp thì đúng nhưng thao tác và thủ thuật chưa hợp lý vì không đề cập đến tiêu chí của công bằng. Nuôi đứa mập không phải vì nó bụng to hơn mà cho nó ăn nhiều hơn, nuôi đứa ốm không phải vì nó ốm mà cho nó ăn hơn đứa mập để chúng nó có cơ hội béo như nhau. Cách làm này có khi còn hại đến cả hai.
Tiêu chí ở đây là vì lợi ích sức khoẻ, dinh dưỡng phải có chế độ riêng cho từng đối tượng . Đứa béo có khẩu phần ăn ít chất béo, bổ sung chất xơ và vitamin trái cây chẳng hạn. Đứa ốm thì bổ sung đạm và protein từ trứng , sữa... Khẩu phần ăn khác nhau về chất nhưng có cùng về lượng, như vậy cả hai đều được lợi mà không ai tỵ nạnh ai.
Muốn đạt được điều này, nhà quản lý phải có trí tuệ và tri thức sâu rộng. Kẻ dốt nát mà muốn đem đến công bằng cho mọi người thì như mò kim đáy bể , cuối cùng thất bại thỉ đổ thừa cho công bằng sao khó quá. Trần Bình - tể tướng đời Hán khi còn nhỏ đã biết cách chia thịt cho dân làng sao cho công bằng, ông được các bô lão khen, ông cười nói rằng : "Sau này cháu làm tể tướng cũng giỏi như chia thịt vậy".
