Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 6 04/01/08 7:32

Chọn và nêu vấn đề hợp lý. Trích dẫn và nhận xét hơi nặng nề. Cần suy nghĩ và kiến giải thêm: Nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào?
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi yenlam » Thứ 6 04/01/08 13:46

[center]Quản lý nhà nước trong đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa. [/center]
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì Quản lý có nghĩa là: “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Quản lý văn hóa là “tổ chức và điều khiển” hướng các hoạt động văn hóa đi theo một chiều hướng đúng đắn, nhất định. Một thực trạng rất đáng buồn hiện nay là đội ngũ làm công tác quản lý văn hóa cả nước vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp, có trình độ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Quản lý văn hóa không có nghĩa là xây dựng ra một đội ngũ chuyên đi phạt, xử lý những vi phạm về văn hóa. Mà những người làm công tác này còn có vai trò “điều khiển” hướng các hoạt động văn hóa theo một chiều hướng tích cực nhất.
Chính vì thế, những người làm công tác quản lý văn hóa cũng cần phải có một nền tảng trình độ tri thức nhất định để nhận thức đúng công việc của mình, có tầm tri thức để kiểm tra đánh giá đúng những hiện tượng sự việc xảy ra trong đời sống văn hóa người dân. Để từ đó mới có thể “tổ chức và điều khiển” các hoạt động văn hóa một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn nhất, hợp lòng dân nhất. Muốn vậy phải xác định được ngay từ việc tuyển dụng nguồn nhân sự đầu vào của những người làm công tác quản lý văn hóa phải xác định rõ ít nhất phải là bậc đại học. Chú trọng vào những đối tượng đã học qua ngành văn hóa, quản lý văn hóa để khỏi tốn phí, thời gian cho việc đào tạo lại.
Bên cạnh đó, việc tu nghiệp cũng cần phải thường xuyên được chú trọng. Những người làm công tác quản lý phải được học tập cập nhật những cách thức quản lý hiệu quả, những văn bản, quy định của nhà nước để áp dụng một cách linh hoạt, không máy móc. Mỗi một vùng, một tỉnh, một thành phố, một địa phương có những đặc điểm riêng biệt vì thế, người làm công tác quản lý văn hóa cần phải có sự linh hoạt, biết áp dụng học tập, những cách thức quản lý hiệu quả của các nơi khác. Điều này không đồng nghĩa với việc máy móc, cứng nhắc trong việc sử dụng những công cụ văn bản, mô hình trong việc quản lý văn hóa ở địa phương mình. Đấy chính là một trong những vấn đề cốt lõi, mà nhà nước cần phải chú trọng trong việc đào tạo, xây dựng đội ngũ làm công tác quản lý văn hóa sao cho chuyên nghiệp, và hiệu quả nhất.
RANDOM_AVATAR
yenlam
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 10:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 6 04/01/08 15:04

LỄ HỘI VÀ VAI TRÒ QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC
Tỉnh Hà Tây, theo thống kê một năm có khoảng 600 lễ hội lớn nhỏ. Và trên đất nước ta, từ Bắc chí Nam có l ẽ rất khó để thống kê được chính xác bao nhiêu lễ hội được tổ chức trong một năm. Có thể thấy mấy năm gần đây, Việt Nam “nở rộ” lễ hội. Đ ứng ở gó c độ nào đ ó, có thể thấy đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự quan tâm của xã hội về vấn đề văn hoá. Tuy nhi ên trong cái mừng cũng phải thấy đôi điều còn băn khoăn, lo lắng.
Có lẽ không cần phải nhắc lại về ý nghĩa của lễ hội trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân. Vấn đề mà người viết muốn trao đổi ở đây là vai trò quản lí của nhà nước đối với việc tổ chức lễ hội.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, dù Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 308/2005/QĐ-TT Ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội nhưng có lẽ giữa quyết định và thực tế quản lí vẫn còn một khoảng cách khá xa. Sự " nở rộ" của lễ hội đi kềm với sự lúng túng trong vấn đề quản lí. Nhiều lễ hội truyền thống vẫn còn tình trạng lộn xộn, tốn kém mang mù sắc mê tín dị đoan. Đặc biệt tình trạng này có thể dễ dàng nhận thấy trong những lễ hội mang tính chất hội làng, hội đình. Ở đó, người trong làng thường đứng ra tổ chức mà ít thấy sự tham gia của chính quyền địa phương.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay không chỉ có lễ hội truyền thống mà còn có các lễ hội mang màu sắc hiện đại. Nếu những lễ hội truyền thống đã có lề lối, công thức mở hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì những lễ hội hiện đại lại gặp khá nhiều lúng túng trong khâu xây dựng kịch bản. Nếu chú ý sẽ thấy kịch bản trong các lễ hội hiện đại na ná giống nhau. Một điều đsng quan tâm nữa là nhiều lễ hội bị thương mại hoá làm mất đi ý nghĩa văn hoá của chúng. Đành rằng, trong thời hiện đại không thể phủ nhận vai trò của yếu tố kinh tế trong lễ hội (xem lễ hội như một sản phẩm du lịch thu hút khách) nhưng nếu quá thiên về thương mại, kinh tế, quên đi cái lõi của lễ hội là một hoạt động văn hoá tinh thần thì có lẽ lễ hội không còn là lễ hội. Ví dụ, trước khi sự kiện Festival hoa Đà Lạt năm 2007 diễn ra, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về sự chuẩn bị của thành phố Đà Lạt cho một sự kiện văn hoá mang tầm quốc gia, quốc tế. Những thông tin đó là du khách trong và ngoài nước háo hức chờ đón. Nhưng khi Festival diễn ra thì du khách đến với Đà Lạt đều có chung cảm giác thất vọng vì thực chất lễ hội ấy quá nghèo nàn về giá trị văn hoá mà nặng về thương mại. Có người còn cho rằng đó là lễ hôi của băng rôn, áp-phích, khẩu hiệu quảng cáo. Có thể thấy hoạt động tưng bừng nhất trong suốt thời gian lễ hội diễn ra lại là...hội chợ hàng tiêu duàng. Và "đám cưới hoa" - một sự kiện hứa hẹn nhiều điều bất ngờ với những kỉ lục Việt Nam được xác lập lại thật sự gây bất ngờ về số lượng các "sự cố". Khi trả lời về điều đó, Ban tổ chức lại nói do bận nhiều việc quá nên không thể kiểm soát hết được. Qua đó cho thấy sự lỏng lẻo, yếu kém trong việc quản lí của Nhà nước về vấn đề lễ hội.
Tóm lại, theo tôi vai trò quản lí cảu Nhà nước chưa tương xứng với sự "nở rộ" của lễ hội trong thời gian qua. Để lễ hội thật sự trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, thiết nghĩ Nhà nước nên tăng cường vai trò quản lí của mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực chứ không chỉ dừng ở việc ban hành những quyết định chung chung.
Theo tôi, trong tình hình tỉnh tỉnh làm lễ hội, huyện huyện làm lễ hội như một phương thức tạo "thương hiệu văn hoá" cho địa phương mình thì Nhà nước cần chú ý ĐỊNH HƯỚNG việc tổ chức lễ hội. Đối với lễ hội truyền thống thì định hướng sao cho việc tổ chức đó vẫn giữ được bản sắc, đặc trưng văn hoá đồng thời không lãng phí, tốn kém hay mê tín dị đoan. Đối với lễ hội hiện đại thì định hướng sao cho có sự hài hoà giữa văn hoá và yếu tố thương mại, nhưng trọng tâm của lễ hội phải hướng tới là các giá trị văn hoá. Và nên chăng có sự kiểm soát đối với các lễ hôi hiện đại này về phần kịch bản, nội dung các hoạt động văn hoá trước khi cho phép tổ chức chúng. Vì tôi nghĩ nếu cứ dễ dãi thông qua việc tổ chức một lễ hội nếu có chút kinh phí, chút ý tưởng mà không quan tâm đến ý nghĩa, giá trị văn hoá thật sự mà chúng đạt được thì không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn đến tình trạng " bội thực" lễ hội, làm lễ hội mất đi ý nghĩa tinh thần quý báu vốn có của nó.
Và bên cạnh việc quản lí chặt chẽ hơn về vấn đề tổ chức lễ hội, các cơ quan quản lí văn hoá nên chú ý đào tạo nguồn nhân lực có am hiểu sâu sắc về văn hoá nói chung và lễ hôi nói riêng. Có nguồn nhân lực tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước về vấn đề lễ hội. Có như vậy, lễ hội mới mãi là "món ăn tinh thần" không thể thiếu của người dân đồng thời là sản phẩm du lịch độc đáo đối với du khach trong và ngoài nước.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 6 04/01/08 15:44

Trước tiên Tôi xin cáo lỗi về vịêc nhập dữ liệu có sơ xót (như chúng ta lại nhập thành chúng tao,…). Để là rõ quan điểm của mình như thầy Tới có nhận xét “Dẫn chứng và trích dẫn "lịch sử vấn đề" hơi nặng nề”. Tôi ghi nhận ý kiến đó, thế nhưng một vấn đề khi nêu ra để nghiên cứu, vịêc lựa chọn phương pháp tiếp cận là một việc làm hết sức cần thiết trong khoa học. Trở lại vấn đề thầy đưa ra “xây dựng và sử dụng công cụ quản lý” điều đó có nghĩa là liên quan đến những thiết chế và định hướng của nhà nước, từ đó tôi chọn hướng tiếp cận vấn đề đó chính là “chính trị văn hóa”(politic culture). Theo tôi đây là một quan điểm cần thiết hơn bao giờ hết, dĩ nhiên là chúng ta không bàn về chính trị (người viết nhấn mạnh). Nhưng chính những thiết chế, những đường lối sẽ tác động rất lớn đối với định hướng phát triển của xã hội. Việc trích dẫn “nặng nề” có lẽ ở đây tôi chưa phân tích rõ quan điểm của mình, theo tôi vịêc trích dẫn ấy không phải là “phê phán, vạch lá tìm sâu” mà là một vịêc làm “ôn cố tri tân” và để chí ra rõ hướng tiếp cận của mình “đó chính là sự va chạm giữa những thiết chế định hướng xã hội” đã gây ra những hậu quả gì đối với văn hóa? chỉ ra chúng ta đã làm được gì và vấp phải những sai lầm gì, từ đó đưa ra những hướng giải quyết, định hướng trong công cuộc xây dựng công cụ quản lý văn hóa.
Có lẽ tôi đã không nêu ra dụng ý của mình một cách rõ ràng.
Vấn đề mà tôi muốn nhấn mạnh đó chính là sự va chạm giữa các thiết chế, quy luật vân động và phát triển là không phủ nhận sạch trơn, mà là kết thừa và phát triển. Một điều mà tôi phát hịên ra trong lịch sử của những cuộc cải cách đó chính là sự va chạm giữa những thiết chế, truyền thống và hiện đại, đó là điều mà tôi muốn đề cập trong những trích dẫn của mình. Trước tiên tôi xin giải thích “sự va chạm giữa những thiết chế”điển hình như khi Tần Thủy Hòang thống nhất Trung Hoa, ông ta lập tức áp dụng chính sách “pháp trị”(Hàn Phi Tử) và ông bài bác, đàn áp Nho học(Khổng Tử), không tiếp thu và biến đổi nó mà là “phủ nhận” đó là một sai lầm, kế đến phong trào cải cách Trung Quốc 1919 cũng đã gây tra những thiệt haị đáng kể về vốn văn hóa truyền thống đó là một điều mà tôi phát hiện, từ những khía cạnh “chính trị văn hóa” ấy cho chúng ta một cứ liệu rõ ràng rằng “xây dựng và sử dụng công cụ quản lý” có liên quan mật thiết giữa hai hặt :chủ thể (những định hướng nhà nước) và khách thể (những giá trị truyền thống của dân tộc và xã hội). Vịêc xác lập như vậy giúp cho chúng ta có một cái nhìn hòan thiện hơn .
Kế đến tôi xin làm rõ sự va chạm giữa những khía cạnh truyền thống và hịên đại, đã có một thời gian chúng ta bài bác những giá trị văn hóa dân gian, những lễ hội cổ truyền, …và tiếp thu những cái mà chúng ta cho là “văn minh” tôi xin nhấn mạnh “văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc”, GS. Trần Văn Khê từng phát biểu rằng “chúng ta nên nhớ rằng, bạn bè trên thế giới khi đến Việt Nam là muốn nhìn thấy bộ mặt thật của văn hóa Việt Nam chứ không phải muốn thấy chúng ta bắt chước thế giới gỏi đến mức nào.”(Tạp chí Văn Hiến, số1(70) – 2007, trang14). Có một thời gian chúng ta bài bác sách tiếng Anh, đốt sách tiếng Anh ngay chốn công cộng, đó là những sai lầm, hạn chế.
Từ sau đại hội đảng lần VI, với những chính sách cải cách kinh tế, xã hội, … không cứng nhắc, rập khuôn,.. Từ đó đã thay đổi diện mạo của Việt Nam. Những vấn đề ấy giúp cho chúng ta tìm hiểu chuyện xưa và hiểu chuyện nay hơn (ôn cố tri tân), trên cơ sở đó tôi đề xuất ra hướng “xây dựng và sử dụng công cụ quản lý” như sau:
Chúng ta phải hiểu rõ quy luật phát triển là có kế thừa và tiếp thu cái mới, trong mối tương tác giữa chủ thể (định hướng, chính sách của nhà nước) và khách thể (đó là những giá trị văn hóa truyền thống và hịên đại), như vậy thì mới tòan diện.
Về phía chủ thể cần phải triển khai:
Trước tiên là đội ngũ cán bộ quản lý phải chuyên nghiệp, không xử lý vấn đề theo cảm tính, theo định kiến, mà phải khách quan (kiến thức chuyên môn, trình độ nhận thức).
Khi đưa ra một quyết định về quản lý cần xem xét trên nhiều phương diện (tòan diện), chứ không theo quan điểm cảm tính (gần đây vấn đề game online gây rất nhiều tranh cãi, có rất nhiều ý kiến mang tính chất phiến diện, mà không nhận thấy giá trị của nó trong đời sống).
Tập trung xây dựng, phục hồi những di sản văn hóa (bảo tồn văn hóa, những di tích).
Giới thiệu văn hóa Việt Nam đến các nước bạn (quảng bá văn hóa; một điều nghịch lý là các bảo tàng Việt Nam hễ thấy Tây nghĩ là giàu và tính tiền theo “Tây” bán vé cho người Việt 2000đ, thì người nước ngòai 20.000đ, chúng ta không nên có những lối quan đểm như vậy).
Khách thể (những giá trị văn hóa):
Phát huy và giữ gìn “bản sắc dân tộc”, những giá trị văn hóa nào không còn phù hơp thì phải quên lãng (như nhuộm răng, ăn trầu, …).
Những nhu cầu về sinh hoạt văn hóa dân gian cần phải khuyến khích (mới đây không gian văn hóa cồng chiên đã được công nhận là di sản văn hóa thế giời, …)
Văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc, nên bảo tồn vả phát huy (bài trừ những tiêu cực lạm dụng mê tín dị đoan, …).
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 6 04/01/08 21:23

Bài thảo luận: “ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐÀO TẠO, XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA”
Tên học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (K8)

Quản lý nhà nước trong đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa có thể nói là vấn đề rất quan trọng của mỗi một đất nước, đặc biệt tại đất nước chúng ta vấn đề này càng quan trọng hơn. Một đất nước có nhiều nét văn hóa đặc sắc, có nhiều lễ hội, đình chùa…. và trong giai đoạn hội nhập hiện nay với sự giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, các hoạt động văn hóa, lễ hội lại càng phong phú và đa dạng hơn. Chính vì thế việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Vậy dưới góc độ Quản lý nhà nước thì chúng ta phải làm gì?
_ Một cán bộ quản lý văn hóa cần phải trau dồi những tư tưởng văn hóa, như: đạo đức, lí tưởng, lối sống, tập quán lòng yêu nước, sự nhân ái, sự am hiểu pháp luật (dưới cái nhìn văn hóa).
_ Nhà nước phải là cầu nối quan trọng giữa nhà quản lý văn hóa với các hoạt động văn hóa. Đào tạo và xây dựng phải có bài bản, từ thấp đến cao, phải đến nơi đến chốn (do vậy quan trọng nhất là phải có những định hướng đúng đắn, khoa học để từ đó xây dựng được hệ giá trị hoàn chỉnh)
_ Công việc quản lý văn hóa là một việc làm “khá nhạy cảm”, nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức quản lí tốt (hệ thống lý luận vững chắc), đồng thời phải kết hợp nhịp nhàng giữa tình và lí khi xem xét các vấn đề nhạy cảm liên quan đến văn hóa (thuộc về tín ngưỡng,tâm linh…)
_ Nhà nước phải thường xuyên nâng cao kiến thức cho đội ngũ quản lí văn hóa, kiên quyết xử lí nghiêm đối với những trường hợp tiếp tay cho những hiện tượng “trá hình”, núp bóng văn hóa để hoạt động.
Kết luận: Vấn đề quản lý ở nước ta hiện nay vẫn chưa được tốt lắm, vì còn ảnh hưởng của thói quan liêu, cửa quyền nên mọi hoạt động quản lý chỉ ở mức độ tương đối. Trong giai đoạn này, đứng trước những thử thách của thời đại thì bắt buộc Quản lí nhà nước phải được thưc hiện chặt chẽ hơn, toàn diện và đồng bộ hơn (thể hiện trong việc đưa ra: những quy phạm pháp luật, hành chính, chính sách…).
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron