Re: Mytien
Cũng có lý hỉ. Quyết định luận địa lý hay quyết định luận văn hóa đều k ổn. Vậy tại sao không kết hợp cả hai cái , để trung hòa nhỉ?
nguoidanbadep205 đã viết:Re : thanhdieu
Mình hơi băn khoăn điều này : “Có phải chăng do độ cao 1500 m so với mực nước biển, các hoạt động giao lưu vùng miền có phần hạn chế, dân cư vốn thưa thớt dẫn đến ít giao tiếp, trao đổi, ít nói?”
- Đà lạt vốn là thành phố du lịch, du khách đến đây không chỉ là trong nước mà cả nước ngoài. Đây là điều kiện để giao lưu, gặp gỡ rất nhiều đối tượng khác nhau, từ mọi miền khác nhau. Vậy không thể cho rằng “các hoạt động giao lưu…hạn chế…” dẫn đến người dân ít nói.
- Ngược lại người Đà Lạt rất mến khách, dễ gần. Tìm hiểu các giai đoạn hình thành dân cư Đà Lạt ta dễ dàng nhận ra, người Đà Lạt không có mấy người là người dân bản xứ mà đa số là các luồng dân từ Bắc, Huế, Quảng đi vào …. Do bỏ quê hương để đi lập nghiệp, họ luôn muốn tạo những mối quan hệ xung quanh, dễ hòa nhập, dễ kết thân.
- Cũng không thể cho rằng người Đà lạt ít giao tiếp, trao đổi, ít nói hơn người vùng khác.
nhatdominh đã viết:Bạn Diệu ơi, trong sách "Việt Nam cái nhìn địa văn hóa" của GS Trần Quốc Vượng, chỗ mà bạn hỏi ở trang 321, GS viết về miền Trung, bạn đã tra từ điển về :“cồn” và “bàu” thì cồn là dải cát nổi lên tạo thành gò, đồi ở sông, biển do tác động của gió. Còn bàu là chỗ sâu trũng nằm dưới chân cồn. Dân gian có câu "nhất cận thị nhì cận lộ tam cận giang". Trong hai địa thế này thì con người ngày xưa thường chọn sống ven vùng nào có nước, do đó sẽ sinh sống ven bàu. Sống ven bàu có nước để sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi...cho nên các di chỉ cư trú được tìm thấy ở ven bàu. Cồn thì chỉ là một dải cát thì không thể nào sinh sống thuận tiện được. Khi chôn người chết người ta sẽ chọn nơi cao ráo để chôn, cho nên người ta chôn trên cồn. Vì vậy di chỉ mộ táng được tìm thấy ở trên cồn. Ngày nay, vị thế một ngôi mộ vẫn phải ở nơi cao ráo để giữ vững mộ chứ người ta không chọn chỗ trũng nước.
Cồn thì cao, nhô lên tương ứng với dương, còn bàu thì trũng xuống tương ứng với âm, mà con người thì sống dưới chân cồn nhưng mà ven bàu, nghĩa là con người sống ở giữa trung hòa âm dương ấy. Cho nên, GS đã xem cồn và bàu là hai thực thể âm dương của một hệ sinh thái âm dương đặc sắc của miền Trung.
Do ở đây, GS cũng bàn ít về vấn đề bàu và cồn cho nên mình đọc và hiểu như vậy đó, và cũng là người miền Trung như bạn nên mình sẽ cố gắng thu thập thêm tài liệu để hiểu rõ hơn về văn hóa cồn-bàu này và sẽ chia sẽ được nhiều thông tin hơn nữa.
Không biết có đáp ứng thắc mắc của bạn hay không, nếu có vấn đề gì bạn và lớp mình tiếp tục đưa ra và mổ xẻ để hiểu thêm nhé!
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách