TRÀ ĐẠO VIỆT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: TRÀ ĐẠO VIỆT

Gửi bàigửi bởi vutruvhhk4 » Chủ nhật 25/03/12 23:32

Theo em thì lên lấy tên là nghệ thuật uống trà thì sẽ hay hơn.
Hình đại diện của thành viên
vutruvhhk4
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 6 24/02/12 23:16
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 16 lần

Re: TRÀ ĐẠO VIỆT

Gửi bàigửi bởi Thanh Nga » Thứ 2 12/11/12 23:10

Lúc trước tôi vốn không thích uống trà, vì cảm thấy nó thật đắng. Chỉ thích những loại sinh tố, nước ép. Nhưng thầy giáo của tôi là một chuyên gia về trà. Mỗi lần đến Thầy đều được thầy cho thưởng thức những loại trag khác nhau như: trà Ô Long, trà sen, trà tuyết, trà nhài, trà oải hương,...và gần đây nhất là có trà Tía tô. Thầy tôi, có hẳn những bộ ấm trà đủ kích cỡ từ ấm độc ẩm cho đến ấm dùng để uống hai người, ba người, bốn người...các loại ấm được từ sành, sứ, đất sét có tên gọi: ấm Tử sa, Gan gà, Tử Bội với nhiều kiểu khác nhau.
Cách pha trà của thầy cũng rất cầu kỳ. Thầy kể lúc ở quê vẫn thường hứng nước mưa để pha trà. Nhưng từ khi sống ở thành phố không còn làm được như vậy nữa. Nhưng nước được dùng để pha trà vẫn đảm bảo là nước sạch, đun thật sôi. Trước khi pha phải rót ít nước sôi tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà.
Đầu tiên rót một ít nước sôi tráng qua lớp trà rồi đổ đi, gọi là “rửa” trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho ngấm. Đến lần thứ 3 thì mới rót đầy ấm. Sau đó để chừng 2-3 phút thì có thể thưởng thức.
Thầy còn có cả cái kẹp bằng tre, để kẹp các ly tráng qua nước sôi. Khi rót trà lần đầu, chỉ rót mỗi ly một ít, xong lượt đầu mới rót đến lượt thứ hai. Làm như vậy bạn sẽ có thể thưởng thức được vị nguyên của trà.
Mùi trà thơm phức, uống từng ngụm nhỏ, ban đầu có hơi đắng, dần dần bạn mới cảm nhận được vị ngọt lan toả trong miệng. Có lẽ vì vậy mà tôi rất thích thưởng thức trà cũng thầy.
Thỉnh thoảng còn được cùng thầy đến Hương Trà Việt để thưởng thức loại trà được hái từ Hoàng Liên Sơn về. rất độc đáo.
Hình đại diện của thành viên
Thanh Nga
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 08/10/12 7:34
Cảm ơn: 17 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TRÀ ĐẠO VIỆT

Gửi bàigửi bởi ngocanh » Thứ 3 13/11/12 0:09

Mình có một bài viết về trà đạo, lâu lắm rồi, hồi mới tham gia Yume, hồi Yume chỉ là một trang blog bình thường thôi, bây giờ đã là trang mạng xã hội rồi (chẳng thích như xưa)! Nay đọc bài này cảm xúc về trà ùa về! Gửi các bạn bài viết hồi xa xưa đó của mình!

Việt Nam - "Trà đạo" có hay không? (14/06/2011)

Sắp tới đây, vào tháng 11, tại Thái Nguyên sẽ tổ chức Festival Trà quốc tế lần đầu tiên trên thế giới. Đây là niềm vui của người yêu Trà Việt! Một cơ hội lớn để quảng bá Trà Việt đến bạn bè thế giới. Nhân đó mà có biết bao người nói về trà, bình về trà,... Nhưng câu hỏi lớn nhất vẫn là người Việt Nam có cái gọi là "Trà đạo Việt Nam" không? Là một người yêu Trà, câu hỏi đó cũng day dứt trong tôi...
Cái thuyết Trà bắt nguồn từ người Việt (Bắc Việt Nam cổ và vùng Quảng Châu xưa) càng ngày càng được nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định. Theo Trà kinh của Vũ Thế Ngọc thì: "người Việt là dân tộc đầu tiên biết uống trà và dạy cho Trung Hoa. Từ Trung Hoa mới truyền sang Nhật Bản, Hàn Quốc và sau này là phương tây". Thuyết này được khẳng định ngay cả trong Trà kinh của Lục Vũ: "qua lô (chè) có tại Giao Châu". Và gần hơn nữa là khi tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Việt đã tìm ra quả trà hóa thạch khoảng 10.000 năm ở vùng Con Moong Hòa Bình, đã đưa ra bằng chứng cổ xưa nhất mà ta có được để một lần nữa khẳng định lại những kết luận khoa học trong và ngoài nước rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây trà thế giới. Vậy đâu phải ta du nhập văn hóa uống trà từ Trung Hoa như nhiều người nhầm tưởng, có chăng chỉ là một chút giao thoa về văn hóa mà thôi. Người Việt vẫn có văn hóa uống trà của riêng mình, mà không có một dân tộc nào có được!
Trên thế giới người ta biết nhiều đến Trà đạo Nhật Bản, với cung cách pha trà, dâng trà gắt gao! Biết đến Trà đạo của Nhật Bản khi kết hợp văn hóa uống trà với văn hóa nghệ thuật ăn mặc truyền thống. Đến với Trà đạo Nhật Bản, cái làm người ta thích thú đó là những động tác uyển chuyển, điệu nghệ trong cách pha trà của những cô gái mặc áo Kimono. Đến cách dâng trà, đón nhận trà, gửi trả ly trà,..
Nói đến trà Trung Quốc, người ta nói đến tính triết lý trong những chén trà, bên chén trà nói chuyện thế sự. Uống trà để nhấm nháp để thưởng thức hương vị trà không phải không có, nhưng thường kèm với cái triết lý nói trên. Nói đến trà Trung Quốc còn nói đến những truyền thuyết u u mặc mặc quanh tên gọi những loại trà, làm người ta thích thú.
Với người Nga, chén trà không phải để thưởng thức, nó có công dụng sưởi ấm nhiều hơn. Vào mùa đông, trong nhà luôn để ấm trà nóng trên bếp để uống ấm người. Người Ấn lại thích uống trà với sữa,...
Với người phương Tây, trà chỉ là thứ để giải khát. Và từ trà nóng của phương Đông chuyển sang một dạng mới là trà lạnh của phương Tây - một thứ giải khát được nhiều người yêu thích!
Trở lại với trà Việt, trà Việt lại phân ra làm hai loại. Một thứ đó là trà xanh dành cho tầng lớp bình dâng. Một nữa, đó là chén trà hương dành cho tầng lớp văn nhân, nho sĩ để thưởng trà.
Với trà xanh, người ta không uống bằng ly mà bằng bát, một "bát nước chè xanh" làm mát người trước khi xuống ruộng cấy cày, một "bát nước chè xanh" làm dịu mát cơn nắng ban trưa cho những khách qua đường, đó là "bát nước chè xanh" bình dị, mộc mạc, yêu thương:
"Nhà lá đơn sơ
Nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau!
(Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông)
Cái thú thưởng trà (gọi là thưởng trà chứ không gọi uống trà) của giới "tao nhân mặc khách" thì không bình dị như thế. Cũng xin giải thích luôn, tại sao tôi không gọi uống trà mà gọi là thưởng trà, ấy bởi vì ở đây không đơn thuần là nhâm nhi từng ngụm trà, mà còn bao hàm cái cầu kỳ của nghệ thuật ướp trà, cái cầu kỳ của việc pha trà, của khung cảnh ngắm khi uống trà,...
Thế tại sao lại không xuất hiện cái gọi là Trà đạo như Chado của Nhật Bản. Có lẽ tại vì, từ khi xuất hiện trà đã nhanh chóng trở thành thức uống của toàn dân, uống trà đã rất sớm trở thành thói quen của họ. Mà đã là thói quen thì cần gì phải học, thêm vào đó người Việt vốn có tính linh hoạt, không chịu gò bó trong một khuôn khổ, phép tắc nào cả. Thế, khó mà sinh ra cái gọi là "trà đạo" theo tinh thần Nhật vậy! Nhưng "tục uống trà" với cả một hệ thống kinh nghiệm từ chon trà, sao trà, ướp trà, đến pha trà rồi thưởng trà với những quy ước bất thành văn thì khác chi là một thứ đạo? (Theo GS. Trần Ngọc Thêm - Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam)
Người ta bảo:
"Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ trản trà
Mỗi nhật cứ như thử
Lương y bất đáo gia"
(Canh khuya ba ly rượu
Mai sớm vài chén trà
Mỗi ngày đều như thế
Thầy thuốc chẳng đến nhà)
Nhưng cái thú uống trà buổi sáng ấy, chẳng đơn giản, nhanh gọn như cà phê sáng. Nó đòi hỏi công phu nhiều lắm. Đơn cử như việc uống trà sen, thứ trà được coi là "đệ nhất trà", là một nghệ thuật đòi hỏi người uống phải có tâm huyết và am hiểu trà lắm. Đầu tiên, trà được chon để ướp phải là trà thượng hạng, ngày xưa người ta thường chèo xuồng, đem trà đó để vào búp sen hé nụ, ướp một đêm, sáng hôm sau lại chèo xuồng ra thu về rồi để vào hũ trà đậy kín nắp lại để lưu giữ cái mùi hương sen ngan ngát quyện trong những lá trà. Nước pha trà vào loại ngon nhất là nước thu được từ những giọt sương đọng trên lá sen khi trời còn chưa hửng nắng. Nếu không có nước đó thì có thể thay bằng nước mưa, nhưng vị kém ngon bằng.
Cái thú uống trà của người Việt là cái thú thưởng thức, thế nên ngoài trà người ta còn chuẩn bị cả cây cảnh để ngắm. Khi thì nhành lan, khi thì cành mai, cành đào, chậu cúc,... Có khi còn phải chọn đúng thời điểm như ngày rằm để chơi hoa, ngắm trăng, thưởng trà. Và bên cạnh chén trà, thường phải chuẩn bị một thứ ăn kèm nhẹ ngòn ngọt như kẹo cu đơ, kẹo lạc, bánh đậu xanh, hay như "hương cuội" của cụ Nguyễn Tuân.
Cách pha trà cũng đòi hỏi phải thuần thục, nước pha không được quá nóng, quá nguội. Phải loại bỏ chút nước đầu tiên rót vào để làm sạch trà mà không mất mùi hương. Tới cách rót trà cũng không được cẩu thả, phải rót sao cho tất cả các tách trong buổi trà giống nhau, không quá đậm, quá nhạt. Ngày xưa, người ta rót ra chén tống (chén trà lớn) sau đó san đều qua các chén nhỏ gọi là chén quân. Nhưng cách làm này có khuyết điểm của nó là làm mất độ nóng của trà.
Lại kể đến "bạn trà"! Người Việt có ba cách uống trà: độc ẩm, đối ẩm và quần ẩm. Với cách uống trà nào cũng vậy, người ta phải để tâm mình nơi chén trà, nhẹ nhàng cầm chén trà, nâng lên, đưa ngang mũi để thưởng thức mùi hương thơm ngát của trà lẫn với các loại hoa. Tiếp đến, hớp một ngụm nhỏ, thưởng thức cái vị của trà, để cho hương vị hòa lẫn vào lòng người. Mắt lim dim, ngắm hoa, cảnh! Cái thú thưởng trà ấy thi vị lắm! Đến với trà bạn không vội vã được, cho nên người ta gọi là "thiền trà" chăng?
Với độc ẩm, trong khi hương thơm cùng vị của trà thấm vào người, mắt lim dim thưởng cảnh thì lòng bắt đầu hồi tưởng những ký ức xưa, hay vọng vào thế sự, ngẫm nghĩ, suy tư, tĩnh lặng. Với đối ấm thì "bạn trà" phải là người tri kỷ, cùng chí hướng, sẽ cùng thưởng trà, ngâm thơ, bình thơ, bàn thế sự! Đến như quần ẩm thì thường nghiêng về thưởng, cùng với bạn trà thưởng trà, thưởng hoa, thưởng thơ, bình thơ,...
"Khi vườn sau khi sân trước
Khi điếu thuốc, khi miếng trầu
Khi trà chuyên dăm ba chén
Khi Kiều lẩy một đôi câu"
(Nguyễn Khuyến)
Với người Việt, mỗi người có một thú thưởng trà, một cách thưởng trà riêng, không ai ép buộc ai, không ràng buộc, không quy ước. Thế cho nên, có lẽ sẽ không có một thứ gọi là "Trà đạo Việt Nam" như Chado của Nhật Bản. Thế nhưng vẫn có cái goi là "văn hóa Trà Việt", là đạo uống trà với nghệ thuật ướp trà bậc thầy và nghệ thuật thưởng trà thú vị làm toát ra sự thanh lịch và tỏa hương. Với tư cách là người Việt, tôi vẫn tự hào về Trà Việt!
Giữa cuộc sống bộn bề những lo toan, tấp nập và vội vã, có đôi lúc hãy dừng lại thưởng một chén để cảm như Vũ Hoàng Chương:
"Nâng chén mừng anh thưởng vị trà
Đừng quên tan tác mấy đời hoa
Cạn từng hớp nhỏ cho sen đượm
Vớt lại trần ai một chút ta!"
(Qua áng hương trà)
Nguồn: http://yume.vn/news/thoi-su-kinh-te/vie ... 81ED5.html
"Nơi nào có tình thương yêu, thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu" (Loilla Cather)
(.◕‿◕.)
Hình đại diện của thành viên
ngocanh
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/12 14:27
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: TRÀ ĐẠO VIỆT

Gửi bàigửi bởi hieuhanh89 » Thứ 4 14/11/12 12:26

Chào các anh chị! Mình đọc được bài viết Trà Đạo Việt tuy ngắn gọn nhưng lại súc tích, mình rất thích. Cảm ơn người viết nhé. Mình cũng có quan tâm đến Trà Việt. Nói đến quán trà ở TP, mình có biết đến một điểm, của nghệ nhân Viên Trân, trước đây ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, nay dời về Thích Quảng Đức, anh chị có thể đến đây thưởng thức, mình thấy trà ngon và giá cũng mềm ... :)

Thân mến!
RANDOM_AVATAR
hieuhanh89
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 7 29/09/12 8:30
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách