CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi Hieu_Dang » Thứ 5 08/05/08 22:44

Mình nghe mí bồ nhắc đến chợ nổi Cái Bè nhiều quá mà,vì mình là dân Cái Bè đây nè
trtuongvi89 đã viết:Chưa đi miền Tây nên mình cũng không thể nào hình dung ra được sự bẩn thỉu đến mức nào của sông nước nơi đây. Hy vọng mình sẽ tận mắt chứng kiến trong một thời gian gần nhất.
Mình nghe câu này hơi bị "dị ứng " ấy , vì thường thường người ta không sử dụng cách nói như của Vi đâu, mong muốn đến miền Tây là để tận mắt chứng kiến vẻ đẹp mộc mạc , chân chất của con người và vùng sông nước Nam Bộ mà đúng không ??? chứ hổng lẽ đi miền Tây là để xem ở đây bẩn như thế nào??......
Đôi lúc mình muốn hiểu được 1 vấn đề cần phải thâm nhập vào nó nhiều lắm, như Thầy từng bảo là có những nhà nghiên cứu muốn tỉm hiểu 1 tộc người phải đến đó sống và thậm chí là lấy vợ ở đó nữa.....cũng như nhiều người thành thị đến nông thôn, muốn hòa nhập với họ thì phải ko ngại ngần bước xuống ruộng sâu...nếu không ngại bẩn thì mới cảm thấy vui với cảm giác sống với thiên nhiên chứ???
Trở lại chuyện chính là chợ nổi, nó là 1 trong những "đặc sản" của miền Tây, mang đậm nét bản xứ....ai chưa từng biết đều muốn xem chợ nổi như thế nào?? ta trách về vấn đề vệ sinh, vấn đề ô nhiễm môi trường cho họ , nhưng sao không nghĩ đó cũng là một trong những gì vốn không thể thay đổi , làm ăn trên sông nước thì không thể lúc cần vệ sinh lại nhanh chân lên bờ tìm WC được, đâu phải họ không muốn vệ sinh hơn mà vì không có chính sách nào tối ưu??(Wc di động liệu có thể thực thi ko?) :roll: chứ không phải
DMai đã viết:thấy tiện lợi là "tiện thể" luôn

quê mình ở Cái Bè nhưng thật sự mình không rành sông nước lắm đâu, đó chỉ suy nghĩ của mình thôi!!! :mrgreen:
[center]bắt đầu hôm nay vẫn chưa là muộn!...[/center]
Hình đại diện của thành viên
Hieu_Dang
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 24/03/08 19:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi DMai » Thứ 6 09/05/08 12:48

Ý của Hiếu là ko đồng ý với ý kiến của mình???Nhưng tính tùy tiện của người Việt
Hieu_Dang đã viết:chứ không phải
DMai đã viết:thấy tiện lợi là "tiện thể" luôn

:mrgreen:
là do văn hoá gốc nông nghiệp mà, tính hệ thống của nó ko chặt chẽ bằng văn hoá gốc du mục chứ???
Im lặng còn tốt hơn là nói một cách vô ích
RANDOM_AVATAR
DMai
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 8:58
Đến từ: Tien Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi DMai » Thứ 2 12/05/08 9:06

Ah,mình quên,vấn đề vệ sinh ở đây không phải như Hieu_Dang nghi dau mà là vấn đề về môi trường,vứt rác trên dòng sông thôi.Như mình nói"thấy tiện lợi là tiện thể lưôn" Đó có phải là do "văn minh nông nghiệp trọng tĩnh","lối tư duy tổng hợp và biện chứng luôn phải đắn đo ,cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với lối sống trọng tình đã dẫn đến cách thức tổ chức cộng đống,theo lối linh hoạt,LƯÔN BIẾN BÁO CHO THÍCH HỢP VỚI TỪNG HOÀN CẢNH CỤ THỂ "
Và,"mặt trái của tính linh hoạt là TÙY TIỆN" .Biểu hiện tiêu biểu của bebh65 tùy tiện là tật co giãn trong khái niệm giờ gaiac61 9gio72 cao su),của bệnh coi thường phép nước là sự thiếu tôn trọng pháp luật....."
"Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của nông nghiệp kém hơn hẳn so với cư dân gốc du mục"
(Tìm về BSVHVN)
Im lặng còn tốt hơn là nói một cách vô ích
RANDOM_AVATAR
DMai
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 8:58
Đến từ: Tien Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi luna » Thứ 2 12/05/08 10:18

DMai đã viết:Như mình nói"thấy tiện lợi là tiện thể luôn". Đó có phải là do "văn minh nông nghiệp trọng tĩnh","lối tư duy tổng hợp và biện chứng luôn phải đắn đo ,cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với lối sống trọng tình đã dẫn đến cách thức tổ chức cộng đống,theo lối linh hoạt,"Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của nông nghiệp kém hơn hẳn so với cư dân gốc du mục"
(Tìm về BSVHVN)

đời sống của người dân nông nghiệp được thể hiện như thế là vừa trọng tình, trọng tĩnh, lại vừa linh hoạt?? linh hoạt ở chỗ họ tiện thể sông nước mênh mông ko mấy ai để ý??
"văn minh nông nghiệp trọng tĩnh" nên người dân không mấy thay đổi??
mình nghĩ họ cũng muốn thay đổi nếp sống "nổi" nhưng còn do điều kiện kinh tế bó cái chân. nhưng nếp sống này ko thay đổi e rằng gây ảnh hưởng ko tốt đến tiềm năng du lịch.
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
luna
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 3 06/05/08 11:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH » Thứ 3 13/05/08 20:36

Hieu_Dang đã viết:Trở lại chuyện chính là chợ nổi, nó là 1 trong những "đặc sản" của miền Tây, mang đậm nét bản xứ....ai chưa từng biết đều muốn xem chợ nổi như thế nào?? ta trách về vấn đề vệ sinh, vấn đề ô nhiễm môi trường cho họ , nhưng sao không nghĩ đó cũng là một trong những gì vốn không thể thay đổi , làm ăn trên sông nước thì không thể lúc cần vệ sinh lại nhanh chân lên bờ tìm WC được, đâu phải họ không muốn vệ sinh hơn mà vì không có chính sách nào tối ưu??(Wc di động liệu có thể thực thi ko?)

mình nghĩ văn hóa bản địa thể hiện đậm nét ở chợ nổi , ko chỉ ở vấn đề vệ sinh còn ở phong cách ứng xử, mua bán. người dân miền Tây thật mộc mạc dễ gần nhưng đa số do bân lo buôn bán ngày đêm nên họ ít khi tạo điều kiện cho con đi học, tiếp xúc với truyền thông đại chúng, và xem trọng vấn đề môi trường và tiềm năng du lịch ở địa phương :? :o :( 8O :|
Hình ảnh
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình đại diện của thành viên
NGUYENTHITRANGTHANH
 
Bài viết: 86
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 17:26
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi hoaaanhdao » Thứ 3 13/05/08 21:36

Mình thấy người Nam Bộ sống rất phóng thoáng nên chắc là việc xả rác của người dân trên chợ nổi nguyên nhân một phần cũng do phong cách sống này quy định.Họ sống phóng thoáng bởi thiên nhiên ở Nam Bộ rất thuân lợi đã ban cho họ một cuộc sống tốt đẹp, no đủ và ý thức về cách ứng xử với môi trường tự nhiên cũng "thoáng" hơn :oops: .
RANDOM_AVATAR
hoaaanhdao
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 6 29/02/08 10:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi giomat » Thứ 2 19/05/08 9:00

hoaaanhdao đã viết:Họ sống phóng thoáng bởi thiên nhiên ở Nam Bộ rất thuân lợi đã ban cho họ một cuộc sống tốt đẹp, no đủ và ý thức về cách ứng xử với môi trường tự nhiên cũng "thoáng" hơn :oops: .

mình cũng nghĩ vậy , đọc tài liệu lí luận vhh của thầy thì thấy việc các ghe xuồng có wc tại chỗ âu cũng là văn hóa đối phó với việc bài tiết => người dân đã bao đời hành xử như thế , buôn bán nên ai cũng thế =>tính lịch sử , nhân sinh, biểu tượng, chủ thể có đây ... 8O
vậy hiện tượng văn hóa này có được giải quyết ko còn là phim dài nhiều tập :roll:
Hình đại diện của thành viên
giomat
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/07 16:41
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH » Thứ 2 19/05/08 9:38

Mình xin bổ sung 1 số thông tin để các bạn có thể nhìn chợ nổi bao quát hơn :
8O
Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm.
Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không.
Chợ nổi Cái Bè nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), Phụng Hiệp là tên của huyện, còn địa điểm họp chợ là giao điểm của bảy nhánh sông…
chợ nổi Châu Đốc (An Giang) gần thị xã Châu Đốc…
Chợ nổi Cái Răng: Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng. Tương lai chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn nhất vùng.
Chợ nổi Phong Điền: Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 17 km, đây là nơi mua bán sản phẩm miệt vườn.
Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên. Đồng bằng sông Cửu Long là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những mặt hàng này được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc thành nghề truyền từ đời này sang đời khác. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp nơi trong đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều, giá rẻ.
:idea:
Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được.
Ở Thái Lan có chợ nổi Taling Chan nằm ở thủ đô Băng Cốc, và nhiều chợ nổi khác ở các tỉnh lân cận.
Ở Campuchia cũng có các chợ nổi họp dọc theo sông Mekong và bên bờ hồ Tonle Sap.
như vậy chợ nổi ko phải là chỉ có ở VN , thiết nghĩ ngành du lịch phải có kế hoạch bảo tồn, quan tâm đối với chợ nổi => sạch đẹp, đậm chất Nam Bộ , ấn tượng tốt với du khách và cả dân bản xứ !!!
nhưng lưu ý: khai thác du lịch (tham quan chợ nổi) liệu có ảnh hưởng xấu đến môi trường, nếp sinh hoạt truyền thống ko ??(1 cách ồ ạt và lạm dụng) :roll: 8O
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình đại diện của thành viên
NGUYENTHITRANGTHANH
 
Bài viết: 86
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 17:26
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi DMai » Thứ 5 22/05/08 17:06

NGUYENTHITRANGTHANH đã viết:Mình xin bổ sung 1 số thông tin để các bạn có thể nhìn chợ nổi bao quát hơn :
8O
Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không.
: 8O

Những thứ cây đó được gọi là cây "bệu" thì phải
Im lặng còn tốt hơn là nói một cách vô ích
RANDOM_AVATAR
DMai
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 8:58
Đến từ: Tien Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CHỢ NỔI- NÉT VĂN HOÁ VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ => VẤN ĐỀ VỆ SINH

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH » Thứ 3 27/05/08 7:01

Mời bạn xem thêm tại :http://www.dhdlvanlang.edu.vn/news/tintucsukien.aspx?id=954, cây bệu là nét đặc trưng cho chợ nổi, ngày nay nó vẫn tồn tại như 1 hình thức quảng cáo, rất có ích. :D
Hình ảnh
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình đại diện của thành viên
NGUYENTHITRANGTHANH
 
Bài viết: 86
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 17:26
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách