Chương I:NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG NAM BỘ
1.1 . Lịch sử hình thành
Quá trình hình thành nghệ thuật Cải Lương
Nghệ thuật cải lương xuất phát từ nhạc cổ- nhạc lễ biến đổi thành đờn ca tài tử rồi thành ca ra bộ kết hợp với nghệ thuật hát bội sau đó phát triển thành nghệ thuật cải lương. Nhạc cổ
Nhạc cổ Việt Nam có từ lâu đời, từ lúc còn ở miền Bắc, Trung, dàn nhạc cổ của dân tộc ta cũng đã phát triển khá cao, có nhiều thứ nhạc cụ, bài bản có ghi chép. Mở đường vào khai phá miền Nam, tổ tiên chúng ta mang theo vốn nhạc phong phú bao gồm: Nhạc lễ ( tụng đình), Nhạc đồng bong, Nhạc nhà chùa, Nhạc tuồng ( hát bội). Về nhạc lễ, trong thành phần dân cư đầu tiên của Nam bộ có một bộ phận những người được triều đình nhà Nguyễn đưa vào trong Nam để khai khẩn đất đai, trong đó có một số người trong những dàn nhạc lễ. Họ đã mang vào miền đất mới này những âm điệu cung đình rồi từ đó biến đổi nó cho phù hợp với hoàn cảnh mới từ đó mà cho ra đời loại hình mới là đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử phát triển rộng rãi trong sinh hoạt của nhân dân ( ma chay, cúng giỗ…) với nhạc cụ chủ yếu là đàn cây ( đã bỏ bớt nhiều nhạc cụ trong dàn nhạc lễ: trống, kèn, nhạc cụ bộ gõ). Đông đảo tầng lớp nhân dân tiếp thu âm nhạc mới này, nội dung của nó cũng được cải biến cho phù hợp hơn với nhu cầu của người dân: cải biến một số điệu hò, điệu lý ….truyền thống biểu diễn theo cách mới. Ngoài ra, cải cách lớn nhất biểu hiện trong việc viết lời nhạc trên những nền nhạc có sẵn. Lời ca của nhạc tài tử đã góp phần phản ảnh hiện thực đương thời và nhiều bài có nội dung yêu nước, tiến bộ. Nhạc tài tử còn có nhiều ưu thế trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân, nhất là nhân dân ở một vùng đất rộng lớn xa triều đình, bị phong kiến bóc lột, sau đó lại bị thực dân đày đọa nhưng luôn luôn mang tinh thần hào khí, nghĩa hiệp chống áp bức bất công … điều này làm cho đờn ca tài tử nở rộ trong sinh hoạt quần chúng và ngày càng phát triển. Nhạc tài tử đã kế thừa những tinh hoa của truyền thống ca nhạc dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những cái hay từ bên ngoài đưa lại rồi sáng tạo và phát triển thêm. Các danh cầm nổi tiếng từ các ban nhạc ca tài tử như: Ba Đại, Hai Trì, Năm Triều…các danh ca như Ba Đắc, Bảy Lung, Ba Niêm, Hai Cúc…tiếng tăm đồn đại khắp miền Nam.
Ca ra bộ
Từ năm 1912 đến 1915, đờn ca tài từ có một chuyển biến lớn, do lối cai tĩnh ( ngồi trên ván và đờn ca) không còn thỏa mãn được nhu cầu của quần chúng. Nghệ sĩ lúc bấy giờ có nhu cầu vừa hát vừa làm điệu bộ theo lời hát để diễn tả hết ý tứ từ đó mà cho ra đời Ca Ra Bộ ( vừa hát vừa làm động tác). Ca ra bộ sơ khai còn giản đơn với vài người trình diễn phục vụ những buổi tiệc tùng giải trí nơi thôn xóm. Về sau, ca ra bộ theo chân các gánh xiếc là tiết mục giữa những tiết mục xiếc vừa làm thư giãn vừa khích thích suy nghĩ của khán giả nên rất được hoanh nghênh. Về sau, ca ra bộ được truyền bá rộng rãi. Ca ra bộ là buổi sơ khai của sân khấu cải lương, xuất phát từ ca ra bộ mà các động tác múa cơ bản, trình thức ra đời. Lúc đầu do đáp ứng nhu cầu của người xem, người diễn viên đã biết tìm tòi sáng tạo thêm các động tác ngoại bộ để minh họa cho lời ca thêm phong phú.
Cải lương
Thời kì đầu, ca ra bộ lấy kịch bản là những tuồng hát bội cổ ( chủ yếu là những câu chuyện lịch sử Trung Hoa và Việt Nam) kết hợp với cách diễn xuất điệu bộ tự nhiên và các nhạc cụ mới (cây đàn vi-ô-lông, măng-đô-lin, ghi-ta của phương Tây được các nghệ sĩ Việt Nam khoét phím để khi chơi đàn, cung bậc và giai điệu phù hợp với dàn nhạc dân tộc đã có sẵn, cây đàn ghi-ta phím lõm là nhạc cụ chính của cải lương và đã trở thành cây đàn dân tộc của Việt Nam) của phương Tây mà hình thành nên nghệ thuật cải lương. Như vậy, từ nhạc cổ và nhạc lễ chuyển thành nhạc tài tử, từ nhạc tài tử tiến lên hình thức ca ra bộ – từ ca ra bộ chuyển thành một loại hình nghệ thuật sân khấu, có kịch bản văn học, diễn viên, nhạc công, thiết kế mỹ thuật, quá trình hình thành sân khấu cải lương là một quá trình lâu dài. Cải lương không chỉ kế thừa sân khấu tuồng truyền thống và tiếp nhận sân khấu kịch hiện đại, đó là điều kiện cho sân khấu cải lương luôn luôn phát triển hiện đại mà vẫn giữ trong nó bản sắc của sân khấu dân tộc.
Ý nghĩa danh từ “ cải lương”
Cải lương tức là “ sửa đổi cho tốt hơn”- từ xưa ở Việt Nam vốn có các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống chủ yếu là hát Chèo hay hát Tuồng ( chủ yếu là ở miền Bắc) và hát Bội ( chủ yếu ở miền Trung và Nam); vậy cho nên đến khi cải lương ra đời, nhiều người cho rằng điệu hát này tân tiến hơn nên mới dùng hai chữ “ cải lương” mà đặt cho nó. Hai chữ “ cải lương” có nguồn gốc từ ban hát của ông Châu Văn Tú sau quá trình diễn ca ra bộ đến ngày 15-11-1918 khai trương diễn cải lương vở Kim Vân Kiều truyện. Lúc đầu ông Tú coi đó là phát minh của mình nên không cho các đoàn khác sử dụng hai tiếng “ cải lương”. Nhưng theo các nhà nghiên cứu về nghệ thuật cải lương cho rằng cải lương xuất phát từ trước trong cuộc cải cách văn hóa nghệ thuật và hai chữ “ cải lương” được ông Tú lấy ra từ hai câu thơ:
“ Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”
Năm 1920, danh từ “ cải lương” xuất hiện trên bảng hiệu của gánh Tân Thinh của ông Trương Văn Thông và sau đó được sử dụng rộng rãi.
Nguyên nhân hình thành nghệ thuật Cải Lương
Sự ra đời của nghệ thuật cải lương là một quá trình lâu dài xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của thời đại. Trong đó những nguyên nhân chính như:
Sự tồn tại sâu sắc của hệ thống âm nhạc truyền thống Việt Nam là cơ sở hình thành cho loại hình nghệ thuật mới.
Sự xuất hiện một tầng lớp mới thuộc giai cấp tư sản, tiểu tư sản với yêu cầu giải phóng cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, đã thúc đẩy sự hình thành một hình thức sân khấu mới, đáp ứng được tư tưởng tình cảm của họ.
Việc cải cách sân khấu cũng nằm trong chương trình cải cách xã hội của phong trào Duy Tân khi phong trào này thất bại, một số người yêu nước chuyển hướng qua hoạt động văn hóa xã hội trong đó có cả việc cải cách sân khấu.
Nông dân là những người chịu áp bức bóc lột của phong kiến thực dân sẵn có tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Khi những sĩ phu yêu nước đề xướng ra phong trào cải lương thì nông dân là người góp phần phổ biến rộng rãi loại hình nghệ thuật này.
Quá trình phát triển của nghệ thuật Cải Lương
Giai đoạn 1918-1930
Sân khấu cải lương là kết quả từ một trò diễn phát triển thành hình thức sân khấu. Thời gian đầu ngôn ngữ văn học kịch bản cải lương chưa được phát triển và ít có sự sáng tạo, các vở diễn hầu như không chỉnh sửa ngôn ngữ văn học trong các tác phẩm mà sao chép nguyên văn, tạo sự dài dòng, thiếu kịch tính. Điển hình như vở cải lương Kim Vân Kiều kéo dài trong 3 đêm, thuật lại toàn bộ câu chuyện của tác phẩm, vì vậy những vở diễn trong những buổi đầu tuy chưa hoàn toàn đúng chuẩn mực của một kịch bản sân khấu nhưng đây chính là giai đoạn chuyển mình giúp thay đổi diện mạo của sân khấu cải lương.
Với sự xuất hiện chưa lâu, sân khấu cải lương còn khá mới mẻ so với những nghệ thuật gạo cội như hát chèo, ca trù, hát bội.. Vì vậy trong những buổi đầu, sân khấu biểu diễn của cải lương được trang trí khá đơn giản, chủ yếu dựa vào trí tưởng tượng của khán giả qua lối diễn xuất của các đào kép. Các đào kép được hóa trang khá đẹp mắt, tạo nên sức hấp dẫn đến khan giả. Tuy nhiên, sự trang trí, hóa trang nhân vật chỉ mang tính hình thức mà chưa thể hiện được hết nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Năm 1921, sân khấu cải lương có sự ảnh hưởng khá lớn của hát tuồng của Trung Hoa, thời gian này tất cả các vở diễn luôn có sự hiện diện của múa văn, múa võ theo lối diễn tuồng của Trung Hoa. Năm 1924, văn hóa phương Tây tấn công ồ ạt vào miền Nam Việt Nam, các điệu nhảy khiêu vũ, kịch nói phương Tây lần lượt được xuất hiện ngày càng nhiều trong các vở cải lương hiện đại, ngôn ngữ mang dáng dấp hiện đại hơn.
Giai đoạn 1930- 1945
Phong trào sân khấu cải lương diễn ra trên cả nước, đặc biệt diễn ra sôi nổi ở vùng đất Nam bộ. Thời gian này tồn tại song song hai hình thức sân khấu mang phong cách, màu sắc đối lập nhau:
_ Sân khấu cải lương lãng mạn, bi thương, buồn.. đây là hình thức sân khấu phù hợp vớ đông đảo tâm trạng khán giả, nên sân khấu cải lương này phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, thu hút khán giả trên tất cả mọi đối tượng từ già đến trẻ, trí thức đến nông dân.
_ Sân khấu cải lương nghiêng về cách mạng, tuy không công khai trình diễn nhưng phong trào cải lương yêu nước, đả đảo chế độ thực dân vẫn tồn tại và phát triển lớn dần theo cách mạng, đây là phương tiện để kêu gọi tinh thần yêu nước của nhân dân, đưa ra sự thật về những tội ác của chế độ thực dân Pháp. Phong trào cải lương yêu nước diễn cải lương dân tộc hiện đại, ca nhạc trong sáng lành mạnh, ngôn ngữ biểu diễn vẫn là hình thức ca và bộ, tiếp thu thêm ngôn ngữ hành động trong kịch nói hiện đại.
_ Nội dung kịch bản cải lương đã có nhiều tiến bộ. Các hướng diễn cải lương phong phú, mở ra các hình thức trang trí, âm nhạc sân khấu cải lương có nhiều thay đổi.
_ Cải lương đến giai đoạn này có năm hướng diễn như: cải lương lãng mạn, cải lương yêu nước, cải lương các sự tích về Phật, cải lương theo các tác phẩm Trung Hoa, cải lương theo các tác phẩm phương Tây…
_ Ngôn ngữ cải lương giai đoạn này tiếp nhận ngôn ngữ văn học Việt Nam kết hợp với tinh hoa văn học Đông Tây tạo nên chất trữ tình, giàu hình ảnh, chất thơ, có tính hành động tạo nên điều đặc biệt cho ngôn ngữ cải lương.
_ Từ sau 1930 đến 1945, sân khấu cải lương được mỹ lệ hóa, sân khấu được trang trí đẹp có tính cách điệu cao, đưa khán giả đến gần hơn với sân khấu, với khung cảnh mờ ảo…
_ Âm nhạc trong sân khấu cải lương là bản hòa âm giữa am nhạc dân gian, kết hợp với âm nhạc kinh kịch Trung Hoa và âm nhạc hiện đại phương Tây. Mang chất trữ tình, tự sự nhưng không hề thiếu chất hùng tráng. Tuy nhiên hướng cải lương lãng mạn mang âm hưởng buồn, bi quan lại lại tồn tại dai dẳng trong thời gian khá dài, tuy không phải là nhân tố tích cực nhưng cả nghệ sĩ lẫn khán giả đều chấp nhận sự tồn tại đó.
_ Khoảng thời gian gần 1945, cải lương dần đi đến hồi thoái trào, các đoàn hát tan rã, chỉ tồn tại những đoàn nhỏ duy trì hát đờn ca tài tử.
Giai đoạn 1945- 1975
_ Năm 1945, đất nước bị chia ra thành hai miền Nam Bắc, trên khắp cả nước hình thành hai vùng: vùng giải phóng và vùng tạm chiến, hình thành hai chiến tuyến đối đầu về nhiếu lĩnh vực: quân sự, chính trị, văn hóa xã hội và nghệ thuật.
_ Từ sự phân chia địa giới do hai chính quyền , sân khấu cải lương cũng phát triển theo hai hướng với hai phong cách khác nhau: Hướng thứ nhất là sân khấu cải lương Cách mạng, kháng chiến phục vụ nhân dân nêu lên lòng căm thù giặc, làm dấy lên tinh thần yêu nước của dân tộc. Hướng thứ hai là nghệ thuật thương mại, chạy theo thị hiếu khán giả, chủ yếu để kiếm sống.
_ Hai khuynh hướng diễn cải lương này cùng tồn tại, đôi khi tác động qua lại lẫn nhau nhưng đây là giai đoạn của khuynh hướng cải lương cách mạng, với sự phát triễn mạnh mẽ theo xu hướng hiện đại.
_ Sau năm 1945, sân khấu cách mạng phát triển chủ yếu ở vùng nông thôn và các căn cứ kháng chiến. Cải lương kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước tìm được hướng phát triển nghệ thuật theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
_ Nội dung cải lương trong thời kỳ này đã rủ bỏ được những khuôn mẫu vốn tồn tại khá lâu, thay vào đó, nhất là những vở cải lương kháng chiến đề cập đến các tầng lớp người mới như : công nhân, chiến sĩ cách mạng, nông dân… với sự xuất hiện của các hình mẫu nhân vật mới nên phương pháp sáng tác và ngôn ngữ cải lương đã có những chuyển biến thay đổi rõ rệt.
_ Ngoài ra, ngôn ngữ trong cải lương cũng đã có những chuyển biến tích cực, đưa cả văn xuôi, thơ mới cùng văn biền ngẫu vào cải lương, giảm đi những câu văn cầu kỳ sáo rỗng, thay vào đó là ngôn ngữ bình dân, thân thuộc với cuộc sống đời thường. Sau năm 1955, ngôn ngữ cải lương dần đi vào con đường chuyên nghiệp hóa, có tác giả biên kịch, đạo diễn, diễn viên đều học tập để nâng cao nghệ thuật.
_ Về mỹ thuật, trong thời kỳ kháng chiến gian khổ thì trang phục diễn trên sân khấu không cầu kỳ, đẹp lung linh như những thời kỳ trước. Sân khấu kháng chiến thể hiện sự bình dị, tả thực một cách đời thường để người xem có thể cảm nhận được cảm giác gần gũi hơn. Nhưng sau năm 1955, các đoàn cải lương diễn theo khuynh hướng thị trường có những vở diễn với trang phục lai căng, không phù hợp với vở diễn. Đây là giai đoạn khá phức tạp khi âm nhạc phương Tây xâm nhập vào cả âm nhạc cải lương của cải lương theo khuynh hướng thị trường, do đó dòng cải lương này dần mất đi giá trị nghệ thuật dân tộc, khiến những vở diễn trở nên lai tạp, Đông Tây lẫn lộn, tạo nên những vết hỏng lớn khiến phong trào cải lương trong nước dần mai một.
_ Còn những đoàn văn công phục vụ cách mạng đã có sự tiến bộ trong trang phục diễn, tuy vẫn mang phong cách bình dân nhưng lại mang đậm tính dân tộc. Trong âm nhạc cải lương kháng chiến có sự phát triển của nhạc trữ tình trong sáng, chất anh hùng ca, hùng tráng. Âm nhạc dựa trên sự xây dựng tâm hồn, tình cảm cao đẹp của những con người cách mạng.
_ Múa trong cải lương không còn là những động tác không rõ nội dung, sáo rỗng mà thay vào đó là những động tác múa có nội dung hiện thực, nhằm phục vụ vở diễn.
_ Đặc biệt nghệ thuật diễn xuất của các nghệ sĩ cải lương nhất là dòng cải lương giải phóng ngày càng khai thác được tính cách nhân vật, nâng cao khả năng diễn xuất và nhờ vậy, các vai diễn gần như lột tả hết tâm trạng của nhân vật, tạo sự thành công cho các vở diễn.
Giai đoạn 1975 đến nay
_ Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, phong trào cải lương khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam nhập lại làm một. Dòng cải lương khu vực phía Bắc có tính nghệ thuật cao về lối diễn xuất, biên kịch nhưng nghệ thuậtt ca chưa hay, lối diễn lời thoại ít ngọt ngào. Ngược lại dòng cải lương khu vực phía Nam chưa có kết cấu kịch bản đặc, lối diễn xuất chưa khai thác được nội tâm nhân vật… cả hai dòng cải lương gần như bổ trợ cho nhau những khiếm khuyết, và học hỏi những điều hay, mới lạ nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật cải lương lên tầm cao mới.
_ Ngôn ngữ văn học cải lương giai đoạn 1975- 1985 đã đổi mới từ văn phong đến kết cấu kịch bản, dần dần phát triển theo hướng lời thoại ngắn gọn, không cầu kỳ, nói thẳng lên những xung đột nội tâm của nhân vật, những mâu thuẫn trong xã hội.
_ Nghệ thuật diễn không ngừng phát triển theo hai hướng, những vở diễn cổ trang có tính hiện thực, những vở diễn hiện đại mang sức sống của những con ngưới mới trong cả lời thoại lẫn ngôn ngữ hành động.
_ Đến nay có ba hình thức trang trí sân khấu: trang trí tả thực, trang trí ước lệ và trang trí tượng trưng. Còn về phục trang trừ một số vở diễn tác giả không muốn bộc lộ rõ tính chân thực lịch sử, ngoài ra các trang phục diễn đều mang tính dân tộc, hiện thực thời đại.
_ Ngoài ra, âm nhạc đã có đầu tư với trình độ kỹ thuật cao, có phương pháp sáng tác phù hợp với sân khấu cải lương mang lại hiệu quả cao trong cho vở diễn.
1.2 Đặc điểm cải lương
Bố cục, đề tài
_ Sân khấu cải lương là một loại hình nghệ thuật tổng hợp với nhiều loại hình nghệ thuật được trình diễn trên sân khấu: ca, múa, nhạc, kịch… - Tính tổng hợp.Vậy nên bố cục của nó rất phức tạp tùy theo đặc tính riêng của từng vở diễn.
_ Ban đầu, các soạn giả đầu tiên của cải lương vốn là soạn giả của sân khấu hát bội nên bố cục của những vở cải lương đầu tiên đều mang hơi hướng hát bội. Các vở cải lương thời kì đầu hầu hết là khai thác những truyện- thơ Nôm của ta như Kim Vân Kiều truyện, Lục Vân Tiên, các câu truyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam cũ. Ngoài ra còn diễn các tích xưa ( tuồng Tàu) phù hợp với kiểu bố cục này. Nhiều soạn giả còn dựa trên những truyện xưa của Trung Quốc nhưng lấy cảnh ngộ, tình tiết của xã hội Việt Nam làm nên những vở cải lương mới lạ.
_ Các soạn giả tiếp theo lại nghiêng hẳn về cách bố cục theo kịch nói. Với vở kịch được phân thành: hồi, màn, lớp. Có mở màn, hạ màn theo sự tiến triển của vở cải lương. Vai trò của người đạo diễn phô bày sau lưng nhân vật. Với kiểu bố cục này thì các vở diễn với đề tài xã hội mới có cơ hội phát triển.
_ Nhưng vào thời kì đầu cải lương chỉ được chia thành hai dòng sân khấu lớn: tuồng Tàu (Hạnh Nguyên Cống Hồ, Trang Tử Cổ Bồn Ca, Trang Châu Mộng Hồ Điệp…) và tuồng Tây. Hiện nay tuồng cải lương được chia thành nhiều loại: tuồng Tàu, tuồng dã sử, tuồng chiến, tuồng xã hội, tuồng chưởng....
_ Đề tài trong sân khấu nghệ thuật cải lương thời gian về sau ngày càng phong phú đáp ứng nhu cầu an ủi tinh thần của con người. Những khó khăn, vất vả, bất công oan trái trong cuộc sống con người được đưa vào khai thác với nhiều kịch bản phong phú. Ví dụ như những vở cải lương nổi tiếng: Đời cô Lựu, Phạm Công Cúc Hoa…nói lên ước vọng của một cộng đồng người mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn đã lôi cuốn khán giả đến với cải lương vì tìm thấy hơi thở cuộc sống, tìm thấy chính mình trong đó- Tính Cộng Đồng.
Ca nhạc
_ Cũng như nhiều loại sân khấu khác ( hát bội, chèo), cải lương cũng được gọi là ca kịch vì ca và kịch đóng vai trò chủ yếu. Trong nghệ thuật cải lương, tác giả không chỉ sáng tác nhạc mà còn soạn lời ca theo các bản nhạc sao cho phù hợp với tình tiết và sắc thái tình cảm.
_ Ca nhạc của sân khấu cải lương sử dụng vốn ca nhạc cổ phong phú của Nam Bộ và cả việc kết hợp, thay đổi những điệu ca truyền thống của các vùng miền khác ( nhạc lễ, ca Huế…). Đó là những điệu Lý ( lý ngựa ô, lý con sáo, lý chuồn chuồn…), điệu Ngâm ( ngâm sống, ngâm bồng mạc…), những bài Nam ( nam xuân, nam ai, nam đảo), những bài Bắc ( xuân tình, cố bản, bình bán chấn…), những bài nhạc lễ…
_ Từ những làn điệu cố định này, nhạc sĩ viết loài ca và đạo diễn cho phù hợp với từng vở kịch, từng nhân vật. Với những làn điệu quen thuộc ấy, hát như thế nào cho hay, cho tình cảm và để lại dấu ấn riêng cho mình là tùy thuộc vào tài nghệ biểu diễn cũng như làm chủ nhịp điều của từng nghệ sĩ. Trong quá trình phát triển nhạc cải lương được bổ sung thêm một số bài ca mới. Ngoài ra, nhạc cải lương còn có một số điệu ca vốn là nhạc Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa- Tính linh hoạt.
Diễn xuất
_ Trong nghệ thuật cải lương, diễn viên diễn một cách tự nhiên, đặc biệt với các vở có đề tài xã hội. Diễn viên ca và diễn những cử chỉ điệu bộ uyển chuyển, mềm mại theo lời ca. Cải lương khác với kịch nói ở lời ca và khác với hát bội ở giọng điệu.
_ Trong diễn xuất cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng là để phụ họa cho những động tác trong sinh hoạt và để hài hòa với lời ca chứ không bắt buộc. Các động tác diễn xuất cũng mang tính ước lệ, cách điệu hiện thực chứ không hoàn toàn đúng với sự thật.
_ Về diễn xuất múa: cải lương lấy ngôn ngữ múa tuồng để phát triển nghệ thuật múa, các vở cải lương diễn tuồng Tây thì lấy các điệu nhảy- múa của phương Tây sáng tạo ra múa hiện đại, cải lương yêu nước- kháng chiến thì lấy những điệu múa dân gian và hiện thực cuộc sống làm ngôn ngữ múa.
_ Về múa võ: bao gồm múa võ tay không và múa võ binh khí, múa võ với cái đích là tạo dáng, tạo hình nhân vật đẹp khi diễn.
Phục trang sân khấu
_ Mỹ thuật phục trang sân khấu góp phần làm mỹ lệ hóa vở diễn, làm đẹp thêm cho nhân vật. Đó là nghệ thuật trực quan, biểu hiện hình khối, màu sắc, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật thời trang phục trang của các nhân vật.
_ Về trang trí sân khấu: mỹ thuật trang trí sân khấu có các phương pháp cơ bản
- trang trí tả thực: thống nhất hiện thưc với sân khấu
- trang trí ước lệ
- trang trí tượng trưng: khái quát đơn giản
_ Về phục trang nhân vật: người nghệ sĩ cải lương sử dụng trang phục tùy theo vai diễn, hoàn cảnh của vở diễn. Vì đề tài của các vở cải lương về sau càng ngày càng được khai thác một cách phong phú nên trang phục cũng đa dạng thêm. Tuy vậy, các loại phục trang cũng có những quy định về kiểu dáng, hoa văn, màu sắc riêng.
_ Ví dụ: trang phục cổ trang: áo bào vua, hoa văn mây thêu kim tuyến, áo màu vàng nghệ ( hoặc vàng chanh) trước ngực thêu rồng…; phục trang công chúa với áo dài tay thụng, áo màu vàng chanh sáng (hoặc màu xanh lam, hồng nhẹ); áo hoàng hậu với kiểu dáng như công chúa nhưng màu sẫm hơn, không viền; các vai phản diện có áo màu tím nhạt ( hoặc ghi nhạt) hoa văn đồng thiền hoặc mây…- tính biểu trưng
- trang phục hiện đại thì phóng thoáng hơn
Trang phục trong cải lương cổ Trang phục trong cải lương
hiện đại
Nhạc cụ
_ Cải lương cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác đều là sự kết hợp những tinh hoa cổ truyền và hiện đại ( âm nhạc trong cải lương rất đa dạng: nhạc lễ, nhạc tài tử, nhạc Tây; một vở cải lương có thể có nhiều loại nhạc cùng thể hiện ), cũng chính vì vậy mà nó có sức sống mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Âm nhạc cải lương réo rắt, trữ tình, đằm thắm đòi hỏi những loại nhạc cụ có âm thanh nhẹ nhàng; thường là đàn dây tơ và dây kim chứ không có kèn trống như hát bội. Còn so với nhạc cung đình, âm nhạc trong cải lương ít sử dụng đảo phách, ít cầu kỳ hơn, khoan thai, phóng thoáng và mang tính biền ngẫu hơn.
_ Trong dàn nhạc cải lương thì ban nhạc tài tử đóng vai trò quan trọng nhất, các loại âm nhạc khác ngoài nhạc tài tử có tình chất bổ sung làm tăng hiệu quả cho vở kịch.
_ Những loại đàn thường dùng trong các điệu cải lương:
+ Đàn Kìm ( Nguyệt Cầm): loại đàn có hai dây tơ và tám phím, có thể đàn năm dây hò khác nhau. Đàn Kìm có vai trò đặc biệt quan trọng trong dàn nhạc cải lương, có thể nói chính đàn kìm đã tạo “ hồn” cho âm nhạc cải lương.
+ Đàn Tranh ( Thập Lục): có mười sáu dây, tiếng thanh tao nhờ có dây kim và ngân nhiều, có thể thay đổi bậc dây theo hơi cao thấp của người ca.
+ Đàn Cò ( đàn Nhị): có hai dây tơ, không có phím và dùng cây cung để kéo ra tiếng. Đàn Cò rất hữu dụng trong âm nhạc Việt Nam, nó luôn có mặt trong hát bội, cải lương, tài tử…
+ Đàn Sến: loại đàn có hai dây tơ.
+ Ghita: loại đàn xuất phát từ phương Tây nhưng được trọng dụng trong âm nhạc cải lương do âm thanh phong phú, có thể đàn được bậc cao nhờ có sáu dây kim.
+ Violon ( Vĩ Cầm): có bốn dây tơ và cung kéo, đàn này ít được sử dụng vì âm thanh lớn, để làm lấn át các âm thanh khác.
+ Cây sáo: thường được dùng trong cải lương nhưng chỉ dùng cho một bậc hò.
Đàn Cò Đàn Sến Đàn Tranh
instruments-ducngan.com muanhaccu.com muanhaccu.com
Đàn Kiềm Sáo Ghita lõm
forexclip.com honque.org honque.org
_ Dàn nhạc trong sân khấu cải lương là sự kết hợp độc đáo của các loại nhạc cụ, được phân bè hay chính tùy thuộc vào yêu cầu của đoạn nhạc. Số nhạc cụ tham gia tùy thuộc vào quy mô vở diễn và đoàn cải lương. Trong sân khấu cải lương hiện đại thì nhạc cụ Tây thường là thành phần mở màn, chuyển cảnh còn nhạc cụ Việt Nam thì có biên chế không cố định.
Âm điệu
_ Bài ca cải lương thường hát theo bản nhạc, người nghệ sĩ phải theo sát với bản nhạc, không nhanh- không chậm mà bó buộc theo khuôn khổ nhịp đàn. Tuy vậy, những giọng ca hay có thể khắc phục nhược điểm này mà lấy lòng người nghe bởi sức mạnh truyền cảm trong câu hát. Cái “ hồn” của mỗi giọng ca được lột tả cùng tình cảm, tâm trạng của nhân vật với tất cả trái tim của người hát. Với những kỹ năng riêng trong luyến láy, giữ hơi, lấy nhịp…mỗi nghệ sĩ đều tạo cho mình những dấu ấn riêng- Tính Biểu Cảm.
_ Trong vở cải lương thì ca và diễn xen lẫn nhau, cho nên thường thì người nghệ sĩ phải rất linh hoạt trong diễn xuất cũng như ca hát, họ phải biết cách “ mở hơi” trong câu mỗi lần vào nhạc sao cho câu ca đúng nhịp mà mùi mẫn; đồng thời trong sân khấu cải lương, người nghệ sĩ hát và người đàn luôn phải phối hợp ưng ý với nhau mới có thể tạo nên những tác phẩm vừa lòng khán giả. Thường thì đàn nhạc luôn phải biết hơi cao thấp của từng người hát để lên dây hò trước, vì vậy người nghệ sĩ hát đúng với khả năng và chất giọng của mình, không hát hơi quá cao như bên hát Bội.
_ Nghệ thuật sân khấu cải lương là nghệ thuật tổng hợp rất nhiều các yếu tố khác nhau để có thể đem đến cho khán giả những tiết mục hoàn hảo.
1.3 Xu hướng “Cách tân cải lương”
_ “Cải lương ngày nay đã rút bao nhiêu kinh nghiệm và chúng ta có thể lạc quan rằng Cải lương đang tiến đến một hình thức nghệ thuật sân khấu, đẹp trong hình thức lẫn nội dung và mang tính truyền thống đặc biệt của người dân Nam bộ nói riêng, và niềm tự hào của người Việt Nam nói chung”. (*)
_ “Chúng tôi sẽ phát triển xu hướng này, là dựng các vở cải lương ngắn gọn, tiết tấu nhanh, tiếp cận đời sống đương đại. Và dĩ nhiên, vẫn không thể mất đi tính truyền thống, nếu không, nó sẽ là "kịch có ca" và mất luôn khán giả". (*)
Nội dung
Chuyển thể từ tác phẩm văn học mới
Cải lương là bộ môn nghệ thuật có sự kết hợp nhuần nhuyễn bậc nhất giữa truyền thống, hiện đại và sự giao lưu tiếp biến văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Xét dưới góc độ nội dung, phần lớn các kịch bản cải lương được dẫn từ lịch sử Trung Quốc, trong các tiểu thuyết hay những cốt chuyện do tác giả kịch bản đặt ra. Kịch bản cải lương được chuyển thể từ một tác phẩm văn học cũng không còn gì lạ trên sân khấu cải lương Việt Nam.. Điển hình như: Kim Vân Kiều Truyện – trích từ tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng dựa trên xu hướng cải lương hiện nay, các đạo diễn đã chú trọng đến các tác phẩm văn học mới của các nhà văn hiên đại, làm mới hơn nội dung thường trực.
Nội dung ngắn gọn, tiết tấu nhanh
Nắm bắt xu thế của cuộc sống hiện đại luôn bận rộn, vội vàng, chạy đua với thời gian thì những vở cải lương dài từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ khó có thể đáp ứng được nhu cầu giải trí của người xem hiện nay. Nhà hát kịch Trần Hữu Trang đã đưa ra thử nghiệm vở cải lương “Một nửa thiên đường”, Kịch bản: Thu Phương, chuyển thể Tô Thiên Kiều, Đạo diễn: Hoa Hạ, chỉ diễn ra trong thời gian “kỷ lục”: 1 giờ 50 phút đã gây được thiện cảm đối với khán giả và các nhà chuyên môn có cách nhận định mới về thời lượng trên sân khấu cải lương.
Bên cạnh các vở truyền thống với tiết tấu chậm, thì xu hướng mới hiện nay các vở cải lương đã tự tạo điểm nhấn mới lạ cho mình bằng một số vở có nội dung xúc tích, ngắn gọn với tiết tấu nhanh nhằm phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại cũng như để mở rộng đối tượng người xem.
Tiếp cận đời sống đương đại
Không chỉ dừng lại với các chủ đề về: lịch sử, các điển tích, điển cố văn học hay xoay quanh trích đoạn các tác phẩm văn học kinh điển: như “Đời cô Lựu”, “sân khấu về khuya” mà cải lương hiện đại đã khai thác hết sức sâu sắc và tinh tế về đời sống hiện thực đương đại, phát triển mô hình nghệ thuật mang tính chất giáo dục, truyền tải kinh nghiệm về tình cảm gia đình, xã hội. Đặc biệt là sân khấu cải lương đã đóng góp vào tiếng nói chung của xã hội về những vấn đề như tệ nạn, thiên tai, chính trị, tôn giáo … như vở “tứ đổ tường”.
Hình thức
Ngôn ngữ
_ Phù hợp với xu thế chung của xã hội cũng như những biến đổi trong cải lương hiện đại, ngôn ngữ trong các vở diễn hiện nay có những yếu tố khác so với trước đây. Nhiều vở cải lương được lấy tích từ các vở tuồng cổ về ngôn ngữ ở các vở diễn lại gần đây phần lớn đã có những thay đổi so với các vở được dựng trước đó. Như các từ có gốc cổ, mà nghĩa của từ không còn sử dụng trong đời sống hiện nay đã được thay thế. Các đoạn văn miêu tả không còn quá màu mè phô trương mà đã dần sát hơn với ngôn ngữ thực.
_ Để phù hợp với nhu cầu thưởng thức cải lương của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam mà ở mỗi nơi, các đoàn cải lương phải tự chỉnh ngôn từ cho phù hợp với thổ ngữ từng nơi để gần gũi và tạo thiện cảm với người xem.
_ Những vở diễn có những nội dung mới, hiện đại như đề cập đến giới trẻ thì đã mạnh dạn đưa vào vở diễn các ngôn từ phù hợp lứa tuổi nhằm hiện thực hóa vở diễn và gần gũi hơn với người xem.
Âm nhạc
Kết hợp với dàn nhạc giao hưởng
Từ trước đến nay, cải lương vốn mang đặc trưng của nghệ thuật trình diễn nhạc cụ dân tộc với các loại đàn dây: đàn cò, đàn nguyệt cầm, đàn sến … hay sáo, ghita được sử dụng là ghita lõm cũng là một nét sáng tạo mang tinh thần nghệ thuật dân tộc.
Việc đưa vào một số nhạc cụ dây kéo có nguồn gốc từ phương tây như: violon, kèn saxophone, clarinette và trống vào cải lương chỉ được sử dụng như là một thành phần mở màn, chuyển cảnh. Nhưng đó cũng đã là một sự thay đổi lớn lao tạo nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, để đưa dàn nhạc giao hưởng vào một vở cải lương có lẽ là điều ít ai có thể nghĩ tới.
_ Vậy mà, với vở Kim Vân Kiều đã được trình diễn trên sân khấu của nhà thi đấu Quân khu 7 đã thực sự tạo được dấu ấn khi sử dụng dàn nhạc giao hưởng HSBO qui mô tạo được ngay không khí trang trọng cho đêm diễn. Không những thế, phần âm nhạc giao hưởng đó là phần ưu điểm nổi bật nhất của vở diễn, đã hòa vào không khí một vở cải lương khá ngọt, nâng được không khí vở diễn ở nhiều trường đoạn, không lạc lõng như dư luận lo ngại trước đó.
_ Qua đó, có thể thấy rằng, nghệ thuật nói chung và cải lương nói riêng có sức sáng tạo không biên giới, kết hợp nhuần nhuyễn những cái tưởng như không có chút liên quan gì đến nhau. Đưa nghệ thuât Phương Tây hòa lẫn với nghệ thuật truyền thống Phương Đông tạo cho chúng một cái thần mới rất Việt Nam.
Chấp nhận nhiều phong cách
Nếu trước đây, cải lương chỉ sử dụng nhiều làn điệu đậm chất Trung Quốc Thì hiện nay dễ chấp nhận những phong cách biểu diễn mới du nhập những cách múa của hát Tiều, hát Quảng ("Phảnh phá", " Chống bản") kể cả những làn điệu của phương Tây hay các nước Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tính thẩm mỹ
_ Sân khấu cải lương cho ta thỏa mãn nhu cầu của thính giác của nội tâm và đặc biệt là nhu cầu của thị giác. Bởi lẽ đó, tính thẩm mỹ không chỉ dừng lại ở sự ngọt ngào của làn điệu, uyển chuyển của ca từ, của cách truyền tải nội tâm nhân vật sâu sắc của diễn viên mà còn mang tính thẩm mỹ trong nhiều khía cạnh khác như: trang phục, bối cảnh sân khấu, hay trong các điệu múa của các diễn viên.
_ So với trước đây, cải lương hiện đại được đầu tư nhiều hơn về các khía cạnh đó, tạo được nét mới lạ và thích thú cho khán giả.
Trang phục
_ Với xu hướng hiện nay, các vở cải lương đều thiên về các vở có nội dung đời sống thường nhật nên việc lựa chọn trang phục đẹp và phù hợp không quá khó khăn. Tuy nhiên thì các vở kịch truyền thống, cổ trang như: “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Kim Vân Kiều”, “Lục Vân Tiên” đã có nhiều thay đổi. So với trước đây, vì thiếu kinh phí nên các vở cổ trang hầu hết đều có những trang phục gần giống nhau, khó khăn cho người xem khi nhận biết về lịch sử, triều đại, trang phục. Hiện nay, thì trang phục của các diễn viên được chú trọng nhiều hơn, được nghiên cứu kỹ hơn về tính lịch sử thực tế của vở diễn và đẹp hơn, lung linh hơn rất nhiều. Đặc biệt với vở “Kim Vân Kiều” Tất cả phục trang của diễn viên được đặt thiết kế riêng khá phong phú, lộng lẫy và ấn tượng.
Bối cảnh sân khấu
_ Trong những năm của thập niên trước, sân khấu cải lương đã có những sự đổi mới. Có màn nhung phía trước sân khấu. Có décor fixe (bức phông có vẽ nhà cửa hoặc núi rừng tuỳ theo cảnh ở trong tuồng) và nhiều cánh gà vẽ những cảnh cung đình, hay rừng núi. Tuy nhiên, so với những năm trở lại đây, bối cảnh sân khấu cải lương đã có những sự thay đổi hết sức ngoạn mục. Bên cạnh những vở diễn mang tính đời thường thì những đồ vật quen thuộc đã được bày sẵn trên sân khấu không có gì lạ, với những ghế, giường, tủ … nhưng với những vở mang hơi hướng cổ điển thì những cảnh trí cũng được thể hiện rất thật. Như cây cầu, nơi gặp gỡ nhau, không đơn thuần chỉ là giả tưởng hay in hình lên décor fixe mà được đưa ngay trước sân khấu. Núi non hiểm trở không còn là những bức tranh vẽ mà trở thành những mô hình núi có thể bước lên một đoạn, để người xem dễ hình dung về câu chuyện cũng như được thỏa mãn nhu cầu thị giác.
Đưa vào sàn diễn các yếu tố mới lạ
_ Đây là một nét hết sức đặc biệt của sân khấu cải lương từ trước đến nay, khi Đạo diễn Hoa Hạ trong vở “Kim Vân Kiều” đã cố gắng tạo sự mới lạ trong dàn dựng như đưa đội trống, hát bội, kỹ xảo đu dây, kéo dây bay... lên sân khấu, để tạo ấn tượng cho vở diễn cũng như đưa vào sân khấu cải lương để cùng lúc gìn giữ nhiều nét đẹp của nghệ thuật dân tộc.
Kết Luận
_ Sự ra đời nghệ thuật cải lương là kết quả tất yếu của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, chính xác hơn là xã hội miền Nam lúc bấy giờ. Cải lương nằm trong dòng phát triển liên tục của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, được hình thành nhờ cải cách từ những loại hình nghệ thuật biểu diễn trước đó nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của người dân Nam Bộ và sau đó lan rộng phát triển khắp cả nước.
_ Cải lương mang những đặc trưng tiêu biểu của một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và là một bộ môn nghệ thuật thuần Việt Nam mặc dù nó có du nhập các đặc trưng, phong cách mới từ nơi khác. Do người Việt Nam luôn biết đón nhận và chắt lọc những tinh hoa của nơi khác để làm phong phú thêm cho mình.
_ Sau bao nhiêu thử thách và thay đổi, cải lương đang tiến đến một hình thức nghệ thuật sân khấu, đẹp trong hình thức lẫn nội dung và mang tính truyền thống đặc biệt của người dân Nam bộ. Cải lương mang trong mình nó những giá trị văn hóa tốt đẹp và giá trị thẩm mỹ cao.
_ Tuy nhiên, cũng như rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, cải lương hiện nay cũng đang có nguy cơ bị mai một bởi những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Song, trong một tương lai không xa, chúng ta có thể tin tưỡng rằng: nghệ thuật cải lương sẽ phát triển trong tương lai, khi đời sống kinh tế được nâng cao và người ta sẽ tìm về những giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có nghệ thuật cải lương. Cải lương không phải là lỗi thời, là quê mùa mà là một nghệ thuật của dân tộc, là tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Chương II: THỰC TRẠNG CẢI LƯƠNG Ở NAM BỘ
2.1 Thực trạng biểu diễn cải lương
_ Thực trạng cải lương ở Nam Bộ trong những năm gần đây không phát triển. Thậm chí lại có những bước thụt lùi. Sàn diễn ngày càng ít.
_ Nếu như trước đây, khi nhắc đến SKCL, người xem có thể kể tên rất nhiều đoàn hát với nhiều phong cách khác nhau để tha hồ lựa chọn thưởng thức, như Sài Gòn 1, Sài Gòn 2, Sài Gòn 3, Hương Mùa Thu, Dạ Lý Hương, Phước Chung, Văn Công, Trung Hiếu… Nhờ có nhiều đoàn hát, nhiều sàn diễn, nên các nghệ sĩ thoải mái bộc lộ tài năng của mình. Thế nhưng, hiện nay, hầu như các tỉnh miền nam và miền tây Nam Bộ chỉ còn những đơn vị công lập. Ví dụ thành phố HCM chỉ còn duy nhất đơn vị công lập - Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang tồn tại, vì thế sàn diễn của các nghệ sĩ đã bị thu hẹp đáng kể.
_ Trước thực tế ấy, có nhiều nghệ sĩ linh động đứng ra thành lập những nhóm hát, đầu tư thực hiện chương trình, vở diễn theo phương thức xã hội hóa để hoạt động, hầu mong thoát qua cơn bĩ cực. Trong số ấy, có thể kể đến Nhóm Thắp sáng niềm tin của Hoàng Song Việt, Hữu Quốc; Nhóm Sân khấu Vàng của đôi nghệ sĩ tài danh Minh Vương, Lệ Thủy; rồi các nhóm của nghệ sĩ Kim Tử Long, Vũ Luân, Tú Sương… thay nhau thắp sáng đèn ở rạp Hưng Đạo. Tuy nhiên, sự cố gắng ấy của các nghệ sĩ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc kéo khán giả đến rạp xem hát. Đó là một thực tế rất đáng lo ngại. Theo NSƯT Lệ Thủy, trước đây, một suất hát nếu bán chỉ một vài trăm vé là nghệ sĩ không muốn diễn, “bầu hát” phải trả vé, nhưng giờ thì chỉ mong đều đặn mỗi suất có vài trăm khán giả đến xem là mừng lắm rồi!
- Ðể tìm lại sức sống cho cải lương, các cơ quan chức năng, các tổ chức nghề nghiệp và bản thân đội ngũ nghệ sĩ đã đồng loạt lên tiếng, bằng cả những động thái cụ thể, nhập cuộc dấn mình vào sự nghiệp ‘thiên nan vạn nan’, tìm kiếm những con đường, những biện pháp, mạnh dạn đề xuất giải pháp, ý tưởng cần làm ngay trong thực tế để từng bước tháo gỡ khó khăn. Ví dụ ngay từ năm 2000, TP Hồ Chí Minh, một trung tâm của cải lương, đã thành lập bộ phận chuyên trách chăm lo việc chấn hưng cải lương, nhưng chỉ xới lên một số phong trào, khuấy động tinh thần xã hội trong một thời gian, rồi lại chìm lắng, ít hiệu quả thiết thực.
Ví dụ cụ thể: Ðài Truyền hình TP Hồ Chí Minh cũng mở chương trình Vầng trăng cổ nhạc, phát sóng thường xuyên nhằm gây lại sinh khí không gian văn hóa nguyên sinh của cải lương, nhưng với hơn 100 buổi đã qua cho thấy chất lượng thất thường cũng không có tác động thúc đẩy mạnh mẽ khả dĩ xoay chuyển tình thế. Nhà hát Trần Hữu Trang, đơn vị công lập bề thế của TP Hồ Chí Minh, vào năm 2004 có sáng kiến thành lập nhóm Thắp sáng niềm tin quy tụ gần 30 gương mặt nghệ sĩ trẻ có triển vọng như là một nỗ lực tạo ra sân chơi thuận lợi nhằm đào luyện thế hệ diễn viên triển vọng cho cải lương kế tục lớp đàn anh đàn chị, nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Nhà hát còn đưa các tốp nhóm tiến hành lưu diễn tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực ngoại vi, nơi khán giả ít có điều kiện thưởng thức sân khấu nhưng cách làm này cũng ngày càng bộc lộ nhiều hụt hẫng do tính chất biểu diễn lưu động gây ra. Rạp hát Trần Hưng Ðạo, tụ điểm biểu diễn quen thuộc dành cho cải lương, sau đôi lần nâng cấp, sửa chữa nhỏ nhưng vẫn thiếu tiện nghi, gần đây UBND TP Hồ Chí Minh đã quyết định tháo dỡ để xây mới thành một nhà hát hiện đại xứng tầm một đô thị lớn sầm uất. Tuy nhiên tình trạng khan giả đến xem không nhiều.
2.2 Đội ngũ nghệ sĩ
_ Ðội ngũ nghệ sĩ cải lương cũng có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận, khi một số diễn viên tên tuổi vang bóng một thời tự đứng ra tổ chức những đêm diễn, những chương trình biểu diễn chọn lọc mang tính chất chuyên đề như Bài ca tặng mẹ, Dòng sông và nỗi nhớ, Hoài niệm trong tôi, v.v. tuy có gây xôn xao công chúng nhưng chỉ mang tính khua động nhất thời và gói gọn trong phạm vi tôn vinh, tưởng niệm sự nghiệp nghệ thuật của một cá nhân nên khó lay chuyển được tình trạng xuống cấp của hoạt động cải lương nói chung. Bên cạnh đó lại có cách trở về dựng lại những tác phẩm tiêu biểu của cải lương như Lá sầu riêng, Sông dài, Tô Ánh Nguyệt, Ðoạt tuyệt, Lan và Ðiệp, Máu nhuộm sân chùa, Tình sử Dương Quý Phi, Mạnh Lệ Quân, v.v. nhằm thu hút sự chú ý của khán giả với nhà hát.
_ Ngoài ra còn có hướng đưa vào trong lòng vở diễn cải lương những nhân tố đang hấp dẫn công chúng như tăng chất hài, hoặc bổ sung tính tạp kỹ với sự tham gia của xiếc, của ca nhạc nhẹ, múa hiện đại… để đa dạng hóa mầu sắc biểu cảm bộ môn sân khấu này. Nhưng tất cả những nỗ lực như thế đều chỉ làm thay đổi bề mặt, hoặc chỉ đem thêm gia vị làm xôm trò từng tiết mục cụ thể, không động chạm tới toàn bộ hoạt động của sân khấu cải lương, không ngăn chặn được đà suy thoái của loại hình sân khấu này.
_ Nhu cầu của thị hiếu thẩm mỹ thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao lưu hội nhập quốc tế nên khán giả đến xem cải lương ít đi. Đông đảo khán giả trẻ thì họ không tìm thấy sự mới mẻ phù hợp với tâm lý. Vì vậy, khán giả cũng sẽ hạn chế về tuổi tác, chỉ co cụm ở những thế hệ bằng tuổi lớp diễn viên này, đã từng xem họ trên sân khấu suốt mấy chục năm nay để tìm về kỷ niệm, còn lớp khán giả “mới”, trẻ rất ít.
2.3 Khán giả
_ Do khan giả ngày càng ít nên một số nhà hát ít bán được vé, nên tần suất công chiếu ít. Chủ yếu chiếu miễn phí nhằm thu hút khán giả như ở tp.hcm: Chương trình "Làn điệu phương Nam" chủ đề “Đưa sân khấu cải lương đến với công chúng trẻ” do Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TPHCM tổ chức tại Nhà hát TPHCM sẽ khởi động. Khán giả trẻ nhất là sinh viên, học sinh sẽ được nhận vé miễn phí vào xem vở diễn nổi tiếng “Giọng hò Đồng Tháp” (tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc, Trần Thắng Vinh).
_ Sau suất diễn này, “Cầu vồng tuổi thơ” sẽ tiếp tục diễn đều đặn mỗi tháng/ 2 lần vào ngày chủ nhật. Dự kiến, từ năm 2013, chương trình sẽ phục vụ đều đặn vào sáng chủ nhật hàng tuần.
- Một số tỉnh, thành phố như: Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ …cũng đang chiếu miễn phí định kỳ nhằm thu hút khán giả đến với bộ môn nghệ thuật này.
- Ngoài ra, còn có những phòng trà cũng chiếu cải lương
2.4 Đánh giá và nhận xét
_ Bộ môn nghệ thuật cải lương hiện nay vẫn khoác trên mình bộ quần áo cũ. Nếu nhìn nhận công bằng thì bộ môn nghệ thuật này chưa thực sự cuốn hút phần lớn giới trẻ ở thời đại của thức ăn nhanh, nhạc hip hop, phim Hàn Quốc…
_ Cải lương vẫn chưa có những cải tiến phù hợp, vẫn còn giẫm chân tại chỗ. Đa số những tuồng được công diễn là những tuồng tích cũ của mấy chục năm về trước, nhất là những vở tuồng xã hội, không “đánh” đúng tâm lý của các bạn trẻ ngày nay. Chưa kể lớp diễn viên kế thừa những nghệ sĩ tài năng như: Thanh Nga, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Lệ Thủy, Minh Vương vẫn còn như… “lá mùa thu” hoặc chưa đủ lực về thanh, sắc. Và các nghệ sĩ với tuổi đời không còn trẻ, cũng như sức khỏe không còn sung mãn, hàng đêm vẫn phải gồng mình trên sân khấu cho từng vai diễn.
_ Đó là thế hệ người làm nghề hôm nay không đủ sức kế thừa hoặc không được chuẩn bị tốt để kế thừa, tiếp tục gìn giữ và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật sân khấu truyền thống mà các nghệ nhân, nghệ sĩ thế hệ trước đã tim tòi, khám phá, khai thác và sáng tạo. Đã có một khoảng cách khá lớn giữa các thế hệ mà nếu muốn xóa đi hoặc thu hẹp khoảng cách lại, cần phải có thời gian và những giải pháp căn cơ, lâu dài.
_ Một trong những giải pháp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay cần được trang bi kiến thức để họ có thể hiểu và yêu thích sân khấu truyền thống dân tộc, ý thức được việc tự rèn luyện cho mình bản lĩnh đủ để tiếp cận và kế thừa những tinh hoa mà thế hệ trước đã để lại
_ Chúng ta đang thiếu người dàn dựng am hiểu cải lương. Các đạo diễn đầu đoàn giờ đều cao tuổi không còn đủ sức làm việc. Do nhu cầu thúc bách, nhiều đạo diễn kịch nhảy sang lĩnh vực cai lương. Cũng có nhiều thành công bởi tài năng người đạo diễn đã cho phép họ can thiệp sâu vào quá trình sửa chữa, thay đổi nội dung và hình thức kịch bản của tác giả
_ Cải lương vẫn những kỹ thuật và nghệ thuật trình diễn cũ kỹ, không mang lại cho khán giả điều gì mới mẻ so với thời hoàng kim. Vẫn bối cảnh, kiểu cách trang trí SK được thể hiện từ cách đây hàng chục năm. Chất liệu thiết kế vẫn như ngày xưa. Nếu có đổi mới, hoành tráng thì lại vượt ra quá xa khuôn khổ SK nghệ thuật cổ truyền. Cơ sở hạ tầng cho trình diễn cải lương đã cũ và lạc hậu về mọi phương diện kỹ thuật thiết kế. Đã thế, ca diễn của các diễn viên trẻ ngày nay thiếu hẳn dấu ấn phong cách cá nhân nghệ sĩ. Thiếu cá tính của chất giọng, của phương thức luyến láy độc đáo, thiếu các tố chất và kinh nghiệm dày dạn của một ngôi sao để chinh phục khán giả bằng tài năng riêng của mình
Chương III: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
3.1: Những chính sách bảo tồn nghệ thuật cải lương
_ Sau khi mở cửa giao lưu kinh tế với các nước phương Tây, Việt Nam cũng đã giao lưu, tiếp xúc và tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa, cũng như các loại hình nghệ thuật mới. Chính điều này làm cho mảnh đất màu mỡ của nghệ thuật cải lương bị thu hẹp lại. Sự xuất hiện của nhiều bộ môn nghệ thuật làm cho đời sống giải trí của người dân ngày càng phong phú hơn và họ có nhiều lựa chọn hơn. Sự lớn mạnh các bộ môn nghệ thuật du nhập từ phương Tây góp phần làm cho nghệ thuật cải lương cải lương thụt lùi. Nắm bắt tình hình này, chính phủ đưa ra nhiều chính sách, nghị quyết để có thể bảo tồn và phát huy được nghệ thuật cải lương Nam Bộ trở lại thời hoàng kim.
_ Những quy định chung:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Điều 2. Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
d) Tri thức dân gian.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.
2. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
3. Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
b) Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;
c) Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Điều 5. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Điều 6. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
1. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:
a) Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
b) Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
c) Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;
d) Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;
đ) Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu:
a) Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO.
Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;
b) Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
d) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoàn thiện các thủ tục để gửi hồ sơ tới UNESCO theo quy định.
3. Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của UNESCO;
c) Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
d) Văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể về quyết định của UNESCO đối với di sản văn hóa phi vật thể đó.
Điều 7. Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
1. Điều tra, phân loại các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi cả nước; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền;
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống;
3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống;
4. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức;
5. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu;
6. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 8. Thẩm quyền và thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
2. Thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được quy định như sau:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải gửi đơn xin phép kèm theo đề án nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì đơn xin phép phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét cấp phép; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 9. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và quy trình, thủ tục lập, gửi hồ sơ để xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Điều 10. Chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
1. Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được hưởng các chính sách đãi ngộ sau đây:
a) Được hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về không gian, mặt bằng để tổ chức các hoạt động truyền dạy, sáng tạo, trình diễn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
b) Được giảm hoặc miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về thuế;
c) Được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng và ưu đãi khác nếu có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
_ Chính sách bảo tồn nghệ thuật cải lương của Việt Nam có nhiều điều tương đồng học hỏi văn hóa Nhật Bản. Nhật Bản đã là một nước thành công trên thế giới khi xây dựng đất nước vừa hiện đại nhất nhì thế giới, nhưng vẫn bảo tồn đươc giá trị văn hóa truyền thống. Các nghệ nhân Nhật Bản được phong tặng “ Quốc bảo dân gian” họ có địa vị cao trong xã hội, được trọng vọng và tôn kính. Bên cạnh đó, đời sống của họ được chính phủ đảm bảo, họ có thu nhập cao và hàng năm họ được chính phủ chu cấp một số tiền lớn làm nghệ thuật. Có thể nói, họ vừa có danh vừa có quyền lợi. Chính sách của chính phủ Nhật còn bảo trợ các tác phẩm nghệ thuật của “ Quốc bảo dân gian” . Việt Nam cũng áp dụng , học hỏi chính sách của Nhật Bản song chưa mang lại hiểu quả cao bởi lẽ, ngân sách dành cho nghệ nhân còn rất ít, số tiền mang tính tượng trương thậm chí không đảm bảo đời sống của nghệ nhân . Các chính sách ban ra không được thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ và triệt để nên chưa thu được hiệu quả cao
_ Về mặt thời gian , Nhật Bản có 400 năm xây dựng nền giáo dục với nhiều biện pháp cưỡng bức giáo dục từ thời Edo , Nhật Bản dành 200 năm xây dựng và cưỡng ép giáo dục văn hóa nghệ thuật truyền thống từ thời Minh Trị thứ 4 , trước ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Trong khi đó, việc bảo tồn văn hóa Việt Nam mới có được khoảng mấy chục năm trở lại đây và các luật Việt Nam chưa thể hiện sức mạnh của mình. Do đó, việc bảo tồn Việt Nam hiện nay chưa đạt hiệu quả cao
_ Việt Nam có thể học hỏi Nhật Bản song để áp dụng vào văn hóa truyền thống Việt Nam cần nghiên cứu cẩn thận để có thề sàng lọc các yếu tố văn hóa phù hợp cho mình trong quá trình phát triển.
3.2 Phát huy yếu tố con người
_ Đào tạo tài năng : Hiện nay trong quá trình bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương chúng ta thiếu một thế hệ các nghệ sĩ trẻ có tài năng và tâm huyết với nghề. Có nhiều cuộc thi được mở ra tìm kiếm tài năng trẻ, song họ vẫn chưa phải là những ngôi sao sáng , gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng . Việc được đào tạo nghệ sĩ cải lương trẻ tuổi vẫn chưa được chú trọng. Sau khi tìm tài năng trẻ, đa số trong số họ tự sống và tự hoạt động nghệ thuật mà không nhận được sự đào tạo tâm huyết và nguồn kinh phí đào tạo và hoạt động nào. Do đó, cần chú trọng đào tạo các thế hệ nghệ sĩ , để họ trở thành đầu tàu, chủ lực trong hoạt động nghệ thuật cải lương . Họ chính là linh hồn, dẫn dắt nghệ thuật cải lương sống còn theo năm tháng. Kích thích sự nghiên cứu, tìm tòi , đóng góp của họ cho nghệ thuật cải lương
_ Giáo dục và nâng cao nhận thức nhân dân về nghệ thuật cải lương: Không thể phủ nhận vai trò quần chúng nhân dân đóng vai trò sống còn cho nghệ thuật cải lương. Nếu cải lương có cải tiến bao nhiêu nhưng không có sự hưởng ứng , đồng cảm của công chúng thì mải mãi chi dậm chân tại chỗ. Ngay từ thời Minh Trị thứ 4 Nhật Bản nhận thấy vai trò quần chúng nhân dân và tập trung chính sách để nâng cao giáo dục và hiểu biết cũng như sự tự tôn dân tộc với những văn hóa truyền thống. Trải qua 200 năm chính sách, cưỡng ép học văn hóa và giáo dục văn hóa truyền thống , Nhật Bản xây dựng thành công một trong việc giáo dục văn hóa nghệ thuật truyền thống trong quần chúng nhân dân. Ngay cả đến thế hệ trẻ, họ được tiếp xúc nhiều văn hóa đương đại , loại hình nghệ thuật phương Tây hiện đại nhưng họ vẫn yêu thích và hiểu văn hóa truyền thống của mình. Họ gỉn giữ và phát huy chúng rất tốt. Nếu như tín ngưỡng thờ linga, yoni là tín ngưỡng cổ xưa, nhưng vẫn được hàng triệu bạn trẻ nước Nhật yêu thích hưởng ứng. Họ háo hức chờ đến khi đủ 18 tuổi để có thể tham gia lễ hội . Không khí buổi lễ luôn luôn náo nhiệt, sự hòa quyện của sức trẻ, nhiệt huyết và tín ngưỡng cổ xưa, tạo nên nét đẹp riêng cho văn hóa truyền thống Nhật Bản
_ Vì vậy, ngoài việc đào tạo nên thế hệ nghệ sĩ có tài , tâm huyết còn phải chú trọng đào tạo, giáo dục thế hệ biết thưởng thức văn hóa nghệ thuật truyền thống . Sự kết hợp đầy đủ này mới mang lại cho cải lương có sức sống thực sự . Bởi lẽ, có cầu mới có cung.
3.3 Xây dựng môi trường văn hóa nghệ thuật
_ Văn hóa nghệ thuật cần có môi trường để hoạt động : Một trong những điều khó khăn để phát huy và phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống chính là môi trường văn hóa. Nghệ thuật truyền thống thường được sản sinh và trưởng thành trong môi trường cổ xưa . Thời gian đã đi qua, không gian cồ xưa cũng không còn cho nghệ thuật truyền thống . Do đó để khôi phục chúng là điều khó khăn . Bên cạnh đó, văn hóa truyền thốnng phải mang hơi thở cuộc sống hiện đại . Điều nay có nghĩa là văn hóa truyền thống phải kết hợp yếu tố hiện đại phải xây dựng môi trường mở cho cải lương. Vừa có tính truyền thống với nghệ thuật cao nhưng phải gắn với thời đại . Do đó có thể coi lấy yếu tố hiện đại là bàn đạp để có thể nâng đỡ văn hóa nghệ thuật truyền thống lên tầng cao mới với nhiều thể hiện mới về hình thức và nội dung . Văn hóa nghệ thuật truyển thống muốn sống được phải xây dựng một nghệ thuật truyền thống mở vừa hiện đại vừa truyền thống .
KẾT LUẬN
_ Cải lương là một loại hình nghệ thuật dân gian xuất hiện tại vùng đất Nam Bộ và tồn tại đến nay được một thế kỷ (1917 - 2010).
_ Cải lương mang những đặc trưng tiêu biểu của một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và là một bộ môn nghệ thuật thuần Việt Nam mặc dù Cải lương dễ chấp nhận những phong cách biểu diễn mới du nhập nhưng nếu không phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt thì sẽ được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và làm phong phú hơn lên.
_ Cải lương đang dần tiến đến một hình thức nghệ thuật sân khấu, đẹp trong hình thức lẫn nội dung và mang tính truyền thống đặc biệt của người dân Nam bộ.
_ Cải lương mang trong mình nó những giá trị văn hóa tốt đẹp và giá trị thẩm mỹ cao.
_ Cải lương hiện nay cũng đang có nguy cơ bị mai một bởi những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Song, trong một tương lai không xa, chúng ta có thể tin tưởng rằng: nghệ thuật cải lương nhất định sẽ phát triển.
_ Cải lương không phải là lỗi thời, là quê mùa mà là một nghệ thuật của dân tộc, là tinh hoa văn hóa của dân tộc
_ Để có thể bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật cải lương . Cần chú trọng đến việc nghiên cứu để tìm ra chính sách phù hợp thúc đẩy bảo tồn và phát huy cải lương . Bên cạnh đó , chú trọng đào tạo nên nghệ sĩ tài năng đóng góp cho cải lương và giáo dục thế hệ trẻ có hiểu biết, tự tôn dân tộc với môn nghệ thuật cải lương. Cuối cùng không thể không nhắc đến việc xây dựng môi trường văn hóa cho nghệ thuật cải lương có thể sinh sôi và phát triển