Văn hóa Nam bộ trong TN Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Việt Nam

Văn hóa Nam bộ trong TN Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Gửi bàigửi bởi Viet Ha » Chủ nhật 24/02/08 10:36

Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát, những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giò đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó đã hắt hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt).
Nguyễn Ngọc Tư đã viết như thế trong truyện Cánh đồng bất tận, nhan đề đó cũng là tựa của tuyển tập gồm 14 truyện ngắn được Nhà Xuất bản Trẻ xuất bản vào năm 2005. Tập truyện ngắn ấy đã tạo tiếng vang lớn, được nhiều người yêu thích trong nền văn học Việt Nam đương đại. Với giọng văn trau chuốt, mạch lạc, ngắn gọn tác giả đã gợi tả chân thực về cuộc sống làng quê Nam bộ gắn liền với sông nước, bình dân, giản dị và còn nhiều thiếu thốn. Tác giả cũng sử dụng từ ngữ đậm chất Nam bộ để tạo nên một văn phong đặc sắc không lẫn với bất cứ nhà văn nào khác.
Xuyên suốt tập truyện Cánh đồng bất tận, những địa danh tên đất, tên người (có thật hay không có thật), những đặc sản gắn liền với miền Tây sông nước, cung cách làm ăn xuất hiện hầu như dày đặc, điều này làm nên một hơi thở đậm chất Nam bộ cho tác phẩm.
Tên địa danh: Mút Cà Tha (Thương quá rau răm), Đồn Vàng Mấm, Rạch Vàng Mấm, hẻm Cây Còng (Cuối mùa nhan sắc), xóm Bàu Sen, sông Bìm Bịp (Cánh đồng bất tận), ngã ba Sương (Cải ơi), quê Cây Khô, miệt Bình An (Cái nhìn khắc khoải), đất Phương Điền (Nhà cổ), sông Cái Lớn (Nhớ sông), Chợ Ba Bảy Chín (Dòng nhớ), ngã ba Sương, Cỏ Cháy (Cải ơi).
Tên người: Năm Hậu (Một trái tim khô), bé Mén, anh Hai Mận, chú Mười Ba, Thím Mười Ba (Huệ lấy chồng), cô Út, anh Hai (Cái nhìn khắc khoải), Út Nhỏ, Tứ Hải, Tứ Phương (Nhà cổ), ông Mười, anh Tám (Mối tình năm cũ), Chín Vũ, Tư Bụng (Cuối mùa nhan sắc), Năm Hậu (Một trái tim khô), Tư Mốt (Thương quá rau răm).
Và những đặc sản gắn liền với miền Tây sông nước cũng không thể không nhắc đến trong tác phẩm: bông lau, khô sặt,… Hay những danh từ nói về địa sự vật, hiện tượng gắn liền với người Nam bộ mà không phải đâu vùng nào cũng tìm thấy: mé lục bình, cây quao, bụi rạ bị, con nước rong, rạch, đám chùm gọng, rạng ráng, bông tra, đìa, chòi, cù lao, xuồng, đoàn cải lương, đào (Hồng)…
Qua đó văn hóa Nam bộ cũng được thể hiện, đó là một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, văn hóa sông nước với điệu nhạc cải lương ăn sâu vào đời sống người Nam bộ, với nghề trồng lúa, với ghe với thuyền lênh đênh nay đây mai đó, với nghề chăn vịt du mục không thể thoát khỏi những cánh đồng bất tận xa tít tắp với đời sống người dân.
RANDOM_AVATAR
Viet Ha
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 17:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa Nam bộ trong TN Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Gửi bàigửi bởi TIEUTY » Thứ 7 01/03/08 10:43

là một người con của Nam Bộ, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư hiểu rõ văn hoá Nam Bộ hơn ai hết đúng không VIệt Hà. Đúng là văn hoá Nam Bộ thì có nhiều đặc trưng lắm, nhất là tên gọi người và tên địa danh, đặc biệt là tên các món ăn đó. người Nam Bộ nói chuyện chân chất và thật thà lắm. mình còn nhớ hồi còn sinh viên đã đi sưu tập văn hoá dân gian ở Nam Bộ, ấn tượng lắm nhé, họ rất nhiệt tình và hiếu khách.
tuy nhiên thì trong "cánh đồng bất tận" Nguyễn Ngọc Tư lại nói đến những bị kịch của người dân. những bi kịch ấy làm mất cái vẻ thuần phác của cánh đồng bất tận nhưng cũng chính là cái vòng lẩn quẩn khiến người dân không thể thoát ra khỏi nó.
RANDOM_AVATAR
TIEUTY
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa Nam bộ trong TN Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 4 05/03/08 8:50

Chủ đề đi tìm chất Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là rất thú vị, tuy nhiên mình lại nghĩ là trong "Cánh đồng bất tận" - "cái chất Nam bộ" ấy thể hiện không nhiều. Tính cách con người trong "Cánh đồng bất tận" k phải là tính cách đặc trưng của người Nam bộ, đó là một hình tượng chung - ở vùng nào cũng có thể có.
Muốn tìm chất Nam bộ đậm đặc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, mình nghĩ có lẽ nên tìm về các tập "Ngọn đèn không tắt" , "Nước chảy mây trôi"... đó là những tác phẩm "chưa bị pha loãng" bởi văn chương thị thành, nó thể hiện cái mộc mạc nhà quê chân chất nhất... Còn đọc những tác phẩm sau này (có thể là do mình đọc k đủ, k hết???) nhưng thú thật là mình chẳng còn nhận thấy điều đó nữa :?
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách