Đền thờ Mariamman - văn hóa Ấn Độ tại TP.HCM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

Đền thờ Mariamman - văn hóa Ấn Độ tại TP.HCM

Gửi bàigửi bởi laithithutrangk13 » Chủ nhật 18/11/12 21:46

1. Văn hóa Ấn Độ và đền thờ Mariamman

Khi nói đến các nền văn hóa lớn trên thế giới thì Ấn Độ luôn là cái tên không thể thiếu đối với những người nghiên cứu văn hóa. Ấn Độ được xem là “vương quốc của tâm linh” với một bề dày quá khứ phong phú thấm đẫm màu sắc đa tín ngưỡng . Những đền thờ thánh đường nguy nga là nơi lưu giữ những bí ẩn của những triều đại và vương quốc cổ đại cùng những thánh địa chứa đầy bí tích, thần thoại . Nơi sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới là Phật giáo và Ấn Độ giáo. Ấn Độ cũng là nơi tiếp nhận của nhiều tôn giáo khác nhau : Đạo Jaina, đạo Sikh, đạo Hồi, đạo Tantrika, đạo Cơ Đốc, Bái Hỏa Giáo ….Hơn một ngàn ngôn ngữ và tiếng địa phương được sử dụng tại Ấn Độ cho hơn một tỷ người cũng là nét đặc trưng tạo nên sự đa dạng , phong phú cho văn hóa Ấn Độ. Điểm qua một vài nét tiêu biểu về Ấn Độ để có thể hình dung được tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên con người, văn hóa, kinh tế , giáo duc …của đất nước này. Từ sự lớn mạnh về tôn giáo, văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nước và khu vực trên thế giới
Trong qua trình giao lưu văn hóa, Ấn Độ đã để lại nhiểu dấu ấn văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của mình ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam . Đậm nét nhất trong dấu ấn văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam chính là văn hóa Chăm trên giải đất hẹp miền Trung . Văn hóa Chăm là sự tổng hòa của văn hóa Ấn Độ và văn hóa Sa Huỳnh với tháp Po Klong Garai , tháp Kỳ Lâm và các tháp Chăm đứng uy nghi trên giải đất miền trung đầy nắng và gió
Không lớn mạnh về kiên trúc, điêu khắc như văn hóa Sa Huỳnh, ngôi đền thờ Mariamman là nét vẽ khiêm tốn trong bức tranh văn hóa Ấn Độ tại TP.HCM . Đền Mariamman tọa lạc tại 45 Trương Định, Q1 là ngôi đền Hindu giáo lớn và đông tín đồ đến viếng nhất hiện nay tại TP.HCM. Đền thờ Bà Mariamman thường được biết đến với tên gọi Chùa Bà. Đền thờ này mở ra phục vụ cho hơn 100 gia đình theo Ấn giáo tại TP.HCM .Với kiến trúc độc đáo của Ấn giáo, tạo nên sự đa dạng , phong phú , một chút màu sắc tôn giáo trầm lặng cho thành phố sôi động bật nhất cả nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay , việc phát triển và bảo tồn văn hóa trở nên quan trọng, nó là chiếc cầu nối cho các nền văn hóa , kinh tế, giáo dục…Thế nhưng việc tìm hiểu về ngôi đền Ấn giáo và cộng đồng những người theo Ấn giáo tại TP.HCM còn rất ít . Trong khi đó công đồng những người Ấn giáo này đóng góp không nhỏ cho sự phát triển cộng đồng chung , họ xây cầu, xây trường , gây quỹ ủng hộ cho những vùng nghèo khó khăn ở Việt Nam . Chính những cộng đồng và đền thờ Ấn giáo là nơi các thương nhân Ấn Độ và khu vực Trung Đông tìm đến để cầu nguyện mỗi khi họ có dịp đến TPHCM hợp tác kinh tế.
Lật lại lịch sử của ngôi đền Mariamman để ta thấy rõ hơn tính lịch sử , tính nhân sinh, tính giá trị và tính hệ thống của nó trong dòng chảy văn hóa. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và TPHCM có niên đại khoảng hơn hai thế kỷ , khi mà những người Chettiyars – cộng đồng thương buôn ở miền Nam Ấn Độ lần đầu tiên đến thành phố này để thiết lập việc kinh doanh trao đổi tiền tệ của họ. Đi theo họ còn có những cộng đồng thương buôn, các nhóm tôn giáo từ Ấn Độ như đạo Hindu, đạo Hồi, đạo Sikh … họ đến TP.HCM
và sinh sống tại đây. Ấn giáo rất coi trọng nghi lễ, lễ hội và việc thờ cúng . Từ nhu cầu thờ cúng, cầu nguyện cũng như tổ chức các lễ hội,nghi thức tôn giáo và nơi để các tín đồ cùng nhau sinh hoạt đã thúc giục những người Chettiyars xây dựng nên những đền thờ Hindu giáo. Sau khi xây dựng ngôi đền Hindu giáo đầu tiên là Subramanyam Swami tọa lạc tại số 98 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Q1, cộng đồng Chettiyars vùng Nam Ấn tiếp tục xâu dựng ngôi đền Mariamman . Người tiếp nhận quản lý ngôi đền này là bà Thạch Thị Lệnh và con trai bà là Laxmanan . Chồng của bà là Thạch Raman đến Sài Gòn (nay là TP.HCM) vào năm 1928 từ làng Karakudi ở vùng Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ. Sau khi ông qua đời , bà tiếp quản ngôi đền và tiếp tục trở thành nữ giáo sĩ . Ngôi đền Mariamman nằm trong hệ thống 4 ngôi đền Hindu giáo được xây dựng tại TPHCM bao gồm: đền Subramanyam Swani, đền Mariamman, đền Chetty , đền Ganesha và nằm trong sinh hoạt cộng đồng những người theo đạo Hindu ngày càng lớn tại thành phố sôi động nhất cả nước.

2. Mariamman và câu chuyện thần thoại

Mari còn được gọi là Mariamman có nghĩa là mẹ Mari là nữ thần xuất phát từ miền Nam Ấn Độ . Nữ thần tạo mưa. Mariamman là nữ thần đã được tin tưởng và thờ cúng của người dân Dravidian cổ để mang lại mưa và sự thịnh vượng cho họ, cũng như thảm thực vật của họ chủ yếu là phụ thuộc vào mưa. Theo các tài liệu ghi chép được có đến 3 câu chuyện thần thoại khác nhau về nữ thần này , trong đó có câu chuyện liên quan đến việc xua đuổi bệnh tật được nhiều người theo đạo Ấn giáo tại TP.HCM tin tưởng . Câu chuyện được mọi người truyền miệng như sau.
Maariamman là vợ của Tirunalluvar, nhà thơ Tamil. Cô bị bệnh đậu mùa và cô đi cầu xin từ nhà này sang nhà cho thực phẩm, quạt cho mình với những chiếc lá của cây neem hoặc margosa để xua đuổi những con ruồi ra khỏi vết loét cô. Sau đó, cô phục hồi nhanh chóng và người ta thờ cúng cô là nữ thần của bệnh đậu mùa. Để tránh bệnh đậu mùa họ treo lá neem trên cửa ra vào ngôi nhà của họ.
Hiện nay trong ngôi đền Mariamman ở TP.HCM người ta tin tưởng nữ thần như vị thần xua đuổi bệnh tật mang lại sức khỏe, vị thần của sự sinh sôi và an lành .
Ngôi đền chính gồm ba điện thờ :giữa thờ nữ thần, hai bên thờ người giám hộ của nữ thần , Maduraiveeran bên trái và Pechiamman bên phải. Phía trước nữ thần có thờ linga và yoni .Phía ngoài là bàn thờ tượng Sư Tử – vật cưỡi của nữ thần. Các cầu thang gỗ, bên trái khi đi vào đền thờ dẫn đến mái nhà là hai tòa tháp đầy màu sắc được với nhiều sư tử, nữ thần và người giám hộ.
Không chỉ thắp hương và dâng lễ cho nữ thần, nhiều người còn đến phía sau phòng thờ Thánh, úp mặt vào những phiến đá hoa cương mà cầu nguyện với mong muốn nguyện ước của mình sẽ sớm được nữ thần nghe thấy. Một tháng đền thờ làm lễ 6 lần, vào thứ 6 hàng tuần – theo Hindu giáo – và các ngày mùng 1 và 15 âm lịch – theo người Việt. Lễ chính của chùa diễn ra vào ngày 6/10 dương lịch hằng năm, gọi là Lễ Vía Bà – theo cách gọi của người dân địa phương . Đền Miramman còn được gọi bằng tên địa phương là Chùa Bà. Hoa nhài, hoa huệ, hoa bưởi , hoc cúc cùng đèn, nến được đặt ở nơi thờ tự

3. Đền Mariamman ở TP.HCM và những đặc trưng văn hóa

Sức ảnh hưởng của tôn giáo lớn như Hindu giáo không chỉ có Việt Nam mà còn cả các nước trong khu vực châu Á. Có rất nhiều ngôi đền Mariamman bên ngoài của Ấn Độ như Malaysia , Singapore , Thái Lan, Indoniesia là sản phẩm của nỗ lực của cộng đồng người Tamil . Trong tương quan so sánh với đền Mariamman tại Bangkok , Thái Lan để thấy những nét đặc trưng trong văn hóa Việt khi tiếp nhận văn hóa Ấn Độ là sự đơn giản hóa, có tính mở, sự đa dạng trong kiến trúc, nghi lể và lễ hội.
Đầu tiên, khi xét về kiến trúc ngôi đền Mariamman ở TP.HCM và Bangkok thì đền thờ tại TPHCM vẫn có kiến trúc tầng tháp như phong cách miền Nam Ấn Độ, được trang trí bằng nhiều tượng các thần bên ngoài . Trong khi kiến trúc đền ở Thái Lan lên đến gần 100 tượng thần được sử dụng trang trí cho đền thì đền tại Sài Gòn rất đơn giản với vài vị thần và sư tử được trang trí chính diện cổng vào của đền nhưng vẫn mang đậm kiến trúc Hindu giáo
Không chỉ đơn giản trong kiến trúc, đền Mariamman ở TP.HCM còn giảm bớt các nghi lễ, điều lệ và các lễ hội . Còn tại Thái Lan , các nghi lễ thờ cúng vẫn được giữ nguyên so với Ấn giáo tại Ấn Độ và được các tín đồ duy trì . Các tín đồ khi đến đền thờ Mariamman tại TP.HCM sẽ thấy một không khí tôn giáo hoàn toàn khác biệt với đền ở Bangkok , chất Ấn giáo không còn đậm nét như ở Thái Lan. Trong quá trình tiếp nhận Ấn Độ giáo những người Việt theo Ấn giáo đã mang nhiều tính Nam Bộ làm mềm mại Ấn giáo chính thống rất nhiều.
Còn rất nhiều điều để có thể nói và giải mã văn hóa Ấn Độ và Hindu giáo đã để lại dấu ấn trong văn hóa tiếp nhận của người Việt tại TP.HCM . Việc nghiên cứu văn hóa Ấn Độ trong cộng đồng những người Hidu giáo ở TP.HCM luôn là vấn đề cần được quan tâm, để có thể bảo tồn phát triển và làm đa dạng văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu , tiếp biến văn hóa.

Người viết : Lại Thị Thu Trang - học viên cao học văn hóa học K13
RANDOM_AVATAR
laithithutrangk13
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/12 9:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Đền thờ Mariamman - văn hóa Ấn Độ trên đất Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 2 19/11/12 0:51

Hi bạn,
bài viết rất thú vị...
mình có một lưu ý nho nhỏ cho bạn là: bạn có viết "người dân Dravidian" => chỗ này chưa chuẩn vì bạn đã dịch từ "người" rồi thì cái tên không để "-an" nữa => và thêm một điều nữa là Dravidian là một tính từ chứ không phải một danh từ => danh từ của nó phải là Dravida => tóm lại bạn phải viết là người dân Dravida
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đền thờ Mariamman - văn hóa Ấn Độ trên đất Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi laithithutrangk13 » Thứ 2 19/11/12 12:31

Rat cam on ban nguyentrunghiep ve nhung gop y rat huu ich cua ban . Chuc ban mot ngay vui ve nhe !
RANDOM_AVATAR
laithithutrangk13
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/12 9:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Đền thờ Mariamman - văn hóa Ấn Độ trên đất Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi laithithutrangk13 » Thứ 2 19/11/12 16:20

Mình có xem lại vấn đề bạn nói : mình tìm được tài liệu nói như sau
về mặt nhân chủng học ở Ấn Độ chia thành 2
bản địa :dravida cư trú ở miền Nam Ấn Độ
ngoại nhập : Arya cư trú miền Bắc , ngoài ra còn nhiều tộc người khác Hy Lạp , Hung Nô , Arap ....
RANDOM_AVATAR
laithithutrangk13
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/12 9:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Đền thờ Mariamman - văn hóa Ấn Độ tại TP.HCM

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 3 20/11/12 20:46

Chính xác!
về cơ bản có hai tộc người Dravida và Arya
(tiếng Anh: Dravidian People & Aryan People => cho nên có một người dịch sang tiếng Việt nhầm lẫn thành người Dravidian và người Aryan)
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đền thờ Mariamman - văn hóa Ấn Độ tại TP.HCM

Gửi bàigửi bởi laithithutrangk13 » Thứ 4 21/11/12 13:00

cam on ban nhe !
RANDOM_AVATAR
laithithutrangk13
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/12 9:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Văn hóa Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron