Để mọi người tiện theo dõi, mình xin up lại thông tin về bài và hình ảnh đã chọn lọc và "biên tập" lại từ các nguồn trên internet.Dài 2.510 km và cung cấp 40% lượng nước cho Ấn Độ, sông Hằng là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ cùng với sông Ấn. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Theo tín ngưỡng Hindu thì cuộc đời một con người sẽ không hoàn thiện nếu chưa một lần được ngụp lặn trong nước sông Hằng. Nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng và sinh hoạt ăn uống hàng ngày.
Những người hành hương Hindu hành hương đến các thành phố thánh của Varanasi, nơi các nghi lễ tôn giáo thường được cử hành; Haridwar được tôn sùng vì nó là nơi sông Hằng rời dãy Himalaya; còn Allahabad, nơi dòng sông Saraswati huyền thoại được người ta tin là chảy vào sông Hằng. Mỗi 12 năm, một lễ hội Purna Kumbha (Vạc Đầy) được tổ chức ở Haridwar và Allahabad mà trong các lễ hội này hàng triệu người đến để tắm trong sông Hằng. Những người hành hương cũng đến các địa điểm linh thiêng khác gần các thượng nguồn sông Hằng, bao gồm đền thờ dưới núi băng Gangotri.
1/3 số người Ấn Độ chết hàng năm là do nước sông Hằng
Do việc hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên hình ảnh những thi thể người trôi lững lờ trên dòng sông này không phải là chuyện hiếm. Hay theo những đám tang truyền thống, có hàng ngàn người không được hỏa táng mà chỉ được gói xác trong tấm vải niệm và thả xuống sông Hằng như một nghi lễ linh thiêng.
Hàng ngàn gia súc chết mỗi năm cũng được ném xuống sông như một tín ngưỡng linh thiêng của người Hindu. Chính những điều này cũng đã góp phần vào viện biến sông Hằng thành một trong số những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.
Với khoảng 30 triệu gallon chất thải được đổ vào sông Hằng mỗi ngày, con sông thiêng đã biến thành dòng sông đầy rác thải hai bên bờ phá hủy cảnh quan tuyệt đẹp và làm tăng lượng vi khuẩn độc hại trong nước.
Các xét nghiệm gần đây trên mẫu nước thu thập ở thành phố Varanasi cho thấy, lượng vi khuẩn coli đã lên cao 50.000 con/100 ml, cao hơn 10.000 % so với mức tiêu chuẩn an toàn để được tắm của Chính phủ Ấn Độ (Theo thống kê trên sacredland.org).
Kết quả của tình trạng này sẽ dẫn tới một loạt các bệnh gồm dịch tả, viêm gan, bệnh thương hàn hay bệnh lỵ. Theo nhiều chuyên gia, khoảng 80% các vấn đề sức khỏe và 1/3 số người Ấn Độ chết hàng năm là do nước sông Hằng.
Để giải quyết tình trạng trên, ngày 2-12, WB thông báo sẽ chi ít nhất 1 tỉ USD để giúp Ấn Độ làm sạch sông Hằng. Dự án mới của WB bao gồm xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới, thay mới hệ thống cống, đường ống dẫn nước và một loạt biện pháp khác nhằm cải thiện chất lượng nước tại con sông thiêng này.
Uống nước sông Hằng trước khi chết được coi là một điềm lành, giúp họ có thể làm sạch linh hồn khỏi những tội lỗi trong quá khứ. Mỗi năm vào mùa lễ hội, có hàng triệu người Ấn Độ đổ về các thành phố lớn dọc bờ sông để được tắm trong dòng nước thiêng. Nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng về dân số và các ngành công nghiệp tại lưu vực này khiến sông Hằng đang phải nhận hàng tỉ lít nước thải mỗi ngày, biến dòng sông được coi là linh thiêng và huyền bí trở thành dòng sông vô cùng ô nhiễm.
Các nhà môi trường cảnh báo nước sông Hằng bây giờ không chỉ không thể dùng để ăn uống hay tắm giặt được nữa mà thậm chí còn không thể dùng cho sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ kim loại độc trong nước sông cũng khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crôm (10-200ppm) và nickel (10-130ppm) (kết quả thăm dò năm 2009).
Mức độ nhiễm độc asen trong nước sông Hằng cùng với thói quen dùng nước sông ăn uống hàng ngày đang đe dọa gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe của những người dân Ấn Độ và các quốc gia nằm trong lưu vực sông, đặc biệt là nguy cơ ngộ độc asen.
Ngộ độc asen có thể dẫn tới một cái chết vô cùng đâu đớn. Asenet và asenat cũng là những chất gây ung thư, tích tụ trong tóc, móng tay và xương người và gây ra những căn bệnh gây đau đớn. Asen cũng có thể tích trữ nồng độ cao trong gan, thận, lá lách và phổi.
Thế nhưng, mức độ ảnh hưởng của nó thì có khi phải 20 năm mới phát ra các biểu hiện. Hầu hết các nạn nhân đều không nhận ra mình bị nhiễm độc cho tới khi bệnh đã vào giai đoạn nguy hiểm.
Xem những tấm ảnh này xong, tự dưng rợn da gà. Khi học về Văn hóa Ấn Độ, đã nghe cô Hiền nhắc đến vụ ô nhiễm của sông Hằng nhưng khi nhìn ảnh mới thấy mức độ khủng khiếp của nó. Trộm nghĩ, những nhà quản lý của Ấn Độ dù đau xót trước cảnh đất nước mình đang bị chính mình "tàn phá", người dân Ấn bị chính con sông thiêng "đầu độc" từng ngày, nhưng thói quen hỏa táng. thủy táng này lại là tín ngưỡng, là tôn giáo nên thật không hề dễ xử lý chút nào. Nếu bạn là thù tướng Ấn Độ, bạn sẽ làm gì để giải quyết hiện trạng này? Rất mong các "anh tài" văn hóa học ra tay chia sẻ vài bí kíp!