Nguồn gốc:http://blog.360.yahoo.com/vietonline8x[center]Cảm Nhận Về Ấn Độ ,những chuyện kỳ lạ không tưởng tượng nổi!
Sân bay quốc tế Grandi là một trong những sân bay lớn nhất Ấn Độ, thế nhưng sảnh đón hành khách cũ kĩ và có mùi ẩm mốc dường như đã lâu chưa được tân trang lại. Bước ra khỏi sân bay, hành khách không khỏi choáng ngợp vì mùi hơi người. Không hổ danh là đất nước đông dân thứ hai trên thế giới, những nơi công cộng ở Ấn Độ luôn đầy người qua lại một cách hỗn loạn. Sau này có dịp đi tàu hoả, tôi cũng đã chứng kiến cảnh người qua lại đông như kiến, nhiều khi phải chen lấn mới đi được.
Chúng tôi đứng đợi taxi đưa về nhà một người bạn ở gần khu Campus của đại học Delhi, và đã không khỏi kinh ngạc khi nhìn chiếc taxi Ấn Độ. Không giống như các nước khác dùng xe hơi 4 chỗ làm taxi, ở Ấn người ta dùng những chiếc xe 6 chổ ngồi, đã qua sử dụng ít nhất chục năm và không có máy lạnh. Ai cũng biết Ấn Độ là nước sản xuất xe hơi và xe tải hạng nặng, vì thế, họ luôn sử dụng xe sản xuất trong nước, hạn chế sử dụng xe ngoại nhập đến mức thấp nhất. Ra đường, toàn gặp xe hiệu Tata, một tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu Ấn Độ.
[center][/center]
[center][/center]
Phương tiện giao thông xứ Ấn đúng là có một không hai trên thế giới. Ngoài xe hơi vốn chỉ dành cho dân nhà giàu- xe bus xứ này luôn để dòng chữ một cách tự hào rằng: “Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách trong hơn 50 năm”. Cũ kĩ, lạc hậu có lẽ là hai để diễn tả về xe bus ngắn gọn nhất. Chạy rất nhanh, thắng ken két, không bao giờ đóng cửa, hành khách có thể bám vào thành xe, đu đưa như xiếc… là hình ảnh xe bus xứ này.
[center][/center]
xe bus 50 nam van chay tot
Kế đến là xe Auto Ritsa và Ritsa. Auto Ritsa giống như xe Lam của Việt Nam. Ritsa thì giống như xe xích lô nhưng chổ ngồi thì ngược lại, hành khách ngồi ở phía sau, giống xe lôi thời xưa. Xe cộ chạy đầy đường và chẳng theo một trật tự nào hết. Thế nhưng, nếu thi tài thì các bác tài xế ở Ấn Độ chắc đứng đầu thế giới. Tôi đã ở đây được hơn nửa năm nhưng chưa hề thấy cảnh tai nạn nào trên đường Delhi này bao giờ. Ngồi trên xe có cảm giác thật khủng khiếp, nhưng an toàn vô cùng. Họ đúng là những tay lái lụa đấy!
[center][/center]
auto risa xu
[center][/center]
[center][/center]
bac tai xe risa
Lần đầu tiên đi mua sắm, tôi phải kiên nhẫn ngồi ở nhà chờ cho tới khi mặt trời lên đến đỉnh đầu, gần 10h30 các cửa hàng mới mở cửa. Đây cũng là giờ ăn sáng của người Ấn. Mọi cửa hàng đều mở tám tiếng liên tục không nghỉ trưa. Nếu bạn mua một món đồ nào đó, sau khi trả giá, nếu thấy họ lắc đầu thì có nghĩ là “OK”. Tôi đã bị lầm trong lần đầu tiên này. Bên Việt Nam ta ngược lại: lắc đầu có nghĩa là không. Vì thế, sau khi trả giá xong, thấy họ lắc đầu thế là tôi đi thẳng, họ tỏ ra kinh ngạc. Văn hoá mua bán của dân Ấn cũng khác với Việt Nam. Họ không bao giờ đưa thứ gì một cách nhẹ nhàng tỏ vẻ tôn trọng khách hàng, mà ngược lại họ liệng ra hay thảy vật gì đó trên bàn một cách thô bạo. Nếu khách hàng không mua thì họ cũng chẳng bao giờ níu kéo hay tỏ vẻ cần. Đến giờ đóng cửa hàng, nếu khách đến muộn họ cũng sẽ không bán với lý do: đến giờ nghỉ bán. Đó là mua bán kiểu Ấn.
Không có một nơi nào trên thế giới mà người dân ăn chay nhiều như ở đất nước này. Khi sinh viên thuê nhà, chủ nhà thường đặt điều kiện: không được ăn mặn. Hay trước khi thuê, nếu người thuê ăn mặn thì họ sẽ không cho mướn nhà, dù cho căn phòng đó lâu rồi không có người thuê. Ẩm thực ở Ấn cũng rất khác. Họ ăn bằng tay, không dùng muỗng hay nĩa. Trong thành phần thức ăn hằng ngày, họ ăn nhiều loại ngũ cốc, thường nấu nhuyễn. Thức ăn khoái khẩu của họ là bánh Spagati, tương tự như bánh xèo của Việt Nam, nhưng làm từ một loại bột. Ở bất cứ ngõ ngách nào của Delhi, chổ nào có quán ăn là chổ đó bán Spagati.
Vào buổi sáng, trong khi đa số người Việt chúng ta uống cà phê, người Ấn uống “Chai” - tên một thức uống làm từ trà và sữa. Chúng ta có thể hình dung “Chai” là trà sữa. Họ nấu sữa nóng, cho vào đó một ít trà bột, rồi lọc ra lấy nước sữa. Vì thế màu sữa chuyển sang hơi vàng. “Chai” cũng thường được nấu và bán ven lề đường. Mặc dù mọi thứ đều có cảm giác không được sạch sẽ lắm nhưng dân thành phố vẫn vô tư uống.
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc nhưng có vẻ như chỉ có một nửa dân số trong độ tuổi lao động làm việc vì phụ nữ xứ này sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà hưởng thụ, chăm sóc con cái và gia đình. Việc buôn bán và kiếm tiền chỉ có cánh đàn ông làm. Ra chợ hay đến bất kỳ công sở, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm nào, rất ít thấy bóng dáng phụ nữ. Tất cả công việc buôn bán kinh doanh thuộc về đàn ông. Đàn ông cắm hoa, đàn ông bán vải, quần áo, thức ăn, rau cải, bán “Chai”, bán thịt… Từ những việc nặng nhọc cho đến những công việc chỉ dành cho phụ nữ như may vá, đàn ông đảm nhận hết. Đó cũng là công bằng vì văn hoá cưới hỏi ở Ấn là phụ nữ đi cưới đàn ông. Bên nhà trai yêu cầu lễ vật, nhà gái phải đáp ứng đầy đủ nếu không muốn từ hôn. Vì thế, sau khi cưới, đàn ông phải ra đường để kiếm tiền nuôi vợ con. Phụ nữ chỉ mỗi một việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình. Và điểm đặc biệt là rất hiếm khi phụ nữ ra đường hay ngồi tán dóc với nhau.
Thời tiết Ấn Độ thuộc vào loại khắc nghiệt nhất thế giới. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống 0 độ C, nhưng mùa hè thì có khi lên tới 45 độ C. Ánh nắng vào ban trưa rất nóng nhưng thật ngạc nhiên khi thấy hầu hết người dân Ấn Độ không bao giờ đội mũ hay nón, cứ thế họ ra đường. Nhiều khi chứng kiến cảnh đội kèn trống đám cưới rước “chồng” diễn ra vào 12 giờ trưa. Nhà gái nhà trai dắt nhau đi dưới trời nắng chói chang mà vẫn tươi cười như là chẳng có gì xảy ra. Ở nhà ga xe lửa, cảnh người ngồi đón tàu dưới ánh nắng là chuyện bình thường, họ hầu như không có khái niệm tránh nắng như bên Việt Nam mình. Mặc kệ!!! Chuyện nhỏ…
Ra đường bụi bặm? Chuyện nhỏ! Họ chẳng thèm để ý, chẳng cần phải che miệng, mũi. Với những người bán hàng bên lề đường, khi một chiếc xe đi ngang khuấy động hàng tấn bụi, họ vẫn mặc nhiên. Khách hàng tới mua, họ chẳng quan tâm hay mời gọi, khách muốn mua thì mua, không thì thôi. Hàng chục chiếc xe đứng đợi khách, vài hành khách bước tới, chẳng bao giờ có chuyện tranh giành khách. Khách muốn tới xe nào thì xe đó đi. Nếu vào buổi trưa khi các bác tài đang nghỉ, hành khách muốn đi nhưng bác tài chẳng muốn kiếm tiền thêm, vô tư lắc đầu từ chối. Trên đường quốc lộ, xe hơi dập dìu. Một chú bò nằm chắn lối, thế là tắt đường, kẹt xe. Cũng chẳng có ai đến đuổi chú bò ấy đi. Họ vẫn kiên nhẫn. Chú bò còn nằm thì họ vẫn đứng đó. Nhiều khi, đường ở Delhi kẹt xe chỉ vì một chú bò nằm giữa đường. Ở Ấn, người dân theo đạo Hindu tin rằng bò cái là thần thánh. Họ quan niệm, bò cái cho sữa, giống như người mẹ cho sữa nuôi con. Người Ấn không bao giờ ăn thịt bò là lẽ thường, mà còn luôn đối xử tốt với các chúng nữa.
Có lẽ không thành phố nào trên thế giới có nhiều bò như ở Delhi. Chúng đi kiếm ăn khắp các ngã đường, và cũng là thứ bò duy nhất trên thế giới không ăn cỏ. Chúng được người dân cho ăn bánh mì, bánh ngọt , rau cải…Người theo đạo Hindu thờ thần bò vì thế trước khi ăn cơm, họ luôn dành một phần thức ăn cho các chú bò. Ở Delhi, bò ăn thức ăn của người.
[center][/center]
chu bo gianh duong giao thong bo di vo tu ngoai duong pho
[center][/center]
ban thuc an tren duong
[center][/center]
nau tra sua he pho
[center][/center]
[center][/center]
chu quan nuoc giai khac dao
[center][/center]
ban rau qua-1
[center][/center]
ban hang hoa rau khu cho nho
[center][/center]
Bac ban rau
[center][/center]
may va tren he pho
Trên bản đồ du lịch thế giới, Ấn Độ được xem là vùng đất huyền bí, là một trong những nước có nền văn minh lâu đời nhất thế giới với nhiều di sản văn hoá được thế giới công nhận như khu công viên khảo cổ Pavagadh Champaner ở Gujarat; ga Chatrapaty o Mumbai; lâu đài Taj Mahal; pháo đài Agra… và gần đây là cụm đền Mahabodhi (Bihar), Bodha Gaya - một trong bốn vùng đất thiêng liêng đối với tín đồ Phật giáo trên thế giới.
[center][/center]
[center][/center]
Đó là những cái nhìn đầu tiên của tôi khi đến sống tại đất nước đặc biệt này. Xin cùng chia sẻ với các bạn.
[center]Nguyễn Thanh-Du học sinh tại University of Delhi[/center]