Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ, là một giáo phái xa lạ với tư tưởng của người dân Trung Hoa. Tôn giáo này có sự phán đoán và thâm thúy khó hiểu liên quan đến sự giải thoát xã hội và các ràng buộc gia đình theo lý tưởng thầy tăng. Quan niệm của người Hindu về nghiệp chướng, mỗi chuỗi những hành động quyết định tính cách con người và số phận – kết quả của sự luân hồi, không phải là tư tưởng của người Trung Hoa, dù tư tưởng này được Trung Hoa và Nhật Bản hoàn toàn chấp nhận.Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc qua hai con đường: Một là con đường lục địa, thông qua vùng Trung Á lưu truyền vào Tân Cương Trung Quốc, tiếp tục xâm nhập vào nội địa. Con đường thứ hai là đường biển, xuyên qua bán đản Malaysia, Việt Nam đến Quảng Châu, tức là thông qua vùng biển Nam Hải mà truyền vào Trung Hoa.
mối quan hệ giữa Phật giáo và chế độ chính trị phong kiến Trung Hoa, ta có thể có cách nhìn sơ bộ sau:
+Phật giáo lấy tiêu điểm “giải thoát”, ‘xuất thế”, thiếu lý luận chính trị hiện thực. Trong lịch sử phát triển tư tưởng chính trị Trung Hoa, nó không chiếm địa vị lớn nhưng liên quan trực tiếp đến tầng lớp thống trị chuyên chế, có một mối liên hệ nhất định với tầng lớp nhân dân đấu tranh phản chuyên chế. Từ thời Đông Tấn đến những năm cuối đời nhà Nguyên, tình hình tuy có sự khác nhau, nhưng mối quan hệ giữa Phật giáo với chính trị và xã hội là vô cùng sâu sắc. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và chế độ chính trị không chỉ là tìm hiểu về mặt quan trọng của Phật giáo và chế độ chính trị không chỉ là tìm hiểu về mặt quan trọng của Phật giáo, mà còn tìm hiểu về nội dung quan trọng của lịch sử Trung Hoa.
+Bốn sự kiện diệt Phật quy mô lớn của giai cấp thống trị Trung Hoa cổ đại, nguyên nhân cơ bản là do kinh tế, xung đột lợi ích chính trị. Tức do sự tăng thêm của tự viện và sự bành trướng kinh tế tự viện, về các mặt đất đai, nhân lực, tài nguyên, binh nguồn…trực tiếp làm tổn hại lợi ích hiện thực của giai cấp thống trị. Đối với nhà cầm quyền chuyên chế thì lợi ích là căn bản. Trong việc phát sinh xung đột với Phật giáo, những người thống trị chuyên chế không chần chừ mà áp dụng biện pháp diệt Phật quyết đoán để bảo vệ lợi ích của chính mình. Do vậy cũng nói rõ, Phật giáo và giai cấp thống trị là mối liên hệ đối lập mà thống nhất, Phật giáo đem sức mạnh của mình phục vụ cho giai cấp thống trị, giai cấp thống trị nâng đỡ cho Phật giáo nhưng cũng có mặt xúc phạm đến lợi ích của đối phương. Hai mặt này không phải song song, mà theo sự phát triển của điều kiện lịch sử mà biến hóa.
+Phật giáo Trung Hoa không ngừng biến hóa trong cuộc đấu tranh mâu thuẫn trong xã hội chuyên chế, diễn biến theo điều kiện lịch sử và địa lý. Vì thế tác dụng về chính trị của nó trong lịch sử cũng rất phức tạp. Tính phức tạp này biểu hiện trong nội dung nhiều tầng tác dụng tích cực và tiêu cực đan xen, tác dụng chủ yếu và thứ yếu vừa có điểm khác nhau mà vừa liên hệ với nhau. Tác dụng chính trị của Phật giáo Trung Hoa căn bản nhất là phục vụ cho giai cấp thống trị. Biểu hiện chủ yếu ở ba mặt: Một là vì vương quyền chuyên chế mà đề ra luận cứ thần học; hai là một số danh tăng xuất mưu hiến kế cho giai cấp thống trị, tham dự quyết sách quân chính; ba là an ủi lòng người, tức là thông qua việc tuyên truyền mọi cái đều không, các giáo nghĩa như siêu thoát trần thế. “Nhân quả báo ứng”, thiên đường và địa ngục, dung nhẫn điều hòa…đối với nhân dân tiến hành “Trị tâm”, làm họ an phận thủ thường, không tạo phản, hay nổi dậy chống chính quyền phong kiến. Ngoài ra, Phật giáo còn chỉ con đường “yên tĩnh” đối với quan liêu thất sủng trong cung hoặc trong con đường danh lợi, có tác dụng làm dịu mâu thuẫn nội bộ giai cấp thống trị. Cũng có khi giai cấp thống trị xem Phật giáo như dây nối trong việc đoàn kết dân tộc, liên lạc với các nước láng giềng để phát huy tính tích cực của Phật giáo. Mặt thứ nhất cũng là tác dụng chính trị chủ yếu của Phật giáo, mặt thứ hai là tác dụng chính trị thứ yếu, giáo lý của Phật giáo biểu thị hy vọng, đạo đức, bình đẳng, từ ái, phổ cứu chúng sinh, hy sinh…