[VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 3 20/04/10 15:54

Tớ đọc và rất thích ý kiến của huongphank2 :D .
Có thể thấy, từ rất lâu rồi nhiều người cứ quen theo lối nghĩ: Việt nam là một đất nước nhỏ bé nằm bên cạnh một nền văn hóa lớn như Trung Hoa lại có đến 1000 năm Bắc thuộc thì bị ảnh hưởng thậm chí bị trở thành "bản sao" là chuyện thường tình!!! (và thậm chí lối nghĩ này còn rất phổ biến, kể cả một số người nước ngoài khi đến Việt nam đã nói như thế! :roll: )

Vậy thì chúng ta hãy đi tìm , hãy dẫn ra những minh chứng để bác bỏ luận điệu ấy, để chứng minh là VIỆT NAM chúng ta là một đất nước có bản sắc riêng. Và thậmc hí có trường hợp ngược lại văn hóa Trung Hoa đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt!

Tớ thấy có ý kiến cho rằng Tết Nguyên Đán của Việt Nam là hoàn toàn mang màu sắc Trung Quốc do du nhập từ Trung Quốc :evil: . Ý đó là rất sai lầm! Đi lướt qua một vòng trong tục đón tết của ta là thấy có rất nhiều điểm ta là ta, chẳng có gì mang dáng dấp Trung Quốc cả!
Ví như bánh trái. Nghĩ đến tết người ta phải nghĩ tới bánh đầu tiên. Người Việt Nam sẽ có ngay: Bánh chưng xanh, với nguyên liệu lấy từ sản suất nông nghiệp lúa nước: nếp, nhân đậu thịt (phổ biến) nhưng người Trung Quốc là bánh cảo-làm bằng bột mì, nặn hình bán nguyệt, trong có nhân, luộc chín, vớt ra đặt vào đĩa, ăn từng chiếc

Hình ảnh
Hình ảnh
hình ảnh Bánh chưng xanh - dưa hấu đỏ người Việt liên tưởng ngay đến tết--> rất đặc trưng
Hình ảnh
bánh cảo của người trung Quốc rất phổ biến trong ngày thường, chỉ là một món ăn trên bàn ăn tết chứ không nâng lên thành biểu tượng như bánh chưng của người Việt Nam

Tớ có đọc được là người trung Quốc cũng có bánh tựa tựa nhưng bánh chưng của chúng ta nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Chúng ta thấy là bánh chưng của người Việt thể hiện nếp sống làng xóm hay nếp sống chia sẻ: vì thường là có thể dăm ba gia đình cùng chung nhau cùng nấu một nồi bánh chưng, nếu 1 gia đình nấu thì cũng không phải là một người mà là cả gia đình quây quần gói bánh, ngồi bên bếp lửa...khi ăn, cũng không thể nào 1 người cầm 1 chiếm bánh ăn một mình mà là chia ra tách ra thành nhiều miếng nhỏ....
Còn chiếc bánh Cảo của trung Quốc như một món ăn dùng thường ngày, có thể 1 người làm và khi ăn cũng dọn như 1 món ăn thông thường, tính chia sẻ và tính cộng đồng không thể hiện cao như chiếc bánh chưng Việt Nam

Hình ảnh
Hình ảnh
Bánh chưng bánh tét của người Việt
Hình ảnh
Sủi cảo
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi phucdiem_vhhk2 » Thứ 3 20/04/10 17:50

Tôi cũng không đồng ý với ý kiến Việt Nambản sao của Trung Quốc :evil: . Cũng như bạn trieuvhhk02 tôi cho rằng bản sao thì phải thật sự giống hoàn toàn với bản gốc nhưng Việt Nam thì không giống hoàn toàn với Trung Quốc. Chẳng qua là văn hóa của ta có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc do sự ảnh hưởng của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa trong thời kỳ Bắc thuộc và những giai đoạn tiếp sau. Đồng ý là ta có tiếp thu các nét văn hóa của Trung Hoa nhưng ta tiếp nhận một cách có chọn lọc và chủ động cải biến các nét văn hóa ấy sao cho phù hợp với tập tục và lối sống của người Việt (trong thời kỳ Bắc thuộc ta chối từ Nho giáo ngưng khi đã giành lại được chủ quyền thì ta lại chủ động tiếp nhận Nho giáo nhưng không nhất thiết phải theo khuôn khổ các đạo lý của Nho giáo, ví dụ như người chồng không được bỏ người vợ nếu người vợ: (1) đã có công với gia đình chồng, (2) đã chịu tang bên gia đình chồng, (3) không còn nơi nào khác để đi ngoài gia đình chồng).
“Hàng ngàn năm về trước Việt Nam và Trung Hoa có mối quan hệ lịch sử thật đặc biệt, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với người Việt từ lâu đã rất sâu sắc về nhiều mặt. Với sự xâm lược của đế chế Hán mở đầu cho thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, Việt Nam đã từ một nước trong vùng văn hóa Đông Nam Á chuyển sang một nước tiếp xúc trực tiếp với văn hóa Hán và kể từ đấy những mốc giao lưu, tiếp nhận văn hóa giữa Hán và Việt đã diễn ra thường trực, lâu dài cho đến khi Việt Nam giành được độc lập (938) và cả cho đến nhiều thế kỷ về sau này. Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nền văn hóa có những đặc điểm nổi bậc đáng lưu ý mà đặc điểm đáng nói nhất là người Việt đã tiếp thu văn hóa Trung Hoa với bản lĩnh của một dân tộc không bao giờ chịu lệ thuộc, trái lại biết giữ vững bản sắc của mình. Chữ Hán tuy được dùng rộng rãi trong công văn giấy tờ và trong văn chương sách vở của người Việt cho đến tận thế kỷ XX, song song với Tiếng Việt nhưng đấy vẫn là chữ Hán của người Việt Nam, phản ánh tâm hồn, tình cảm thậm chí sắc thái ngữ điệu của người Việt Nam. Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo tuy ăn sâu vào mọi tầng lớp dân chúng hoặc được Nhà nước phong kiến Việt Nam dùng làm hệ tư tưởng chính thống nhưng xét kĩ vẫn không phải là Phật, Đạo, Nho y nguyên như Trung Quốc” (Nguyễn Cẩm Thúy – Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến năm 1945, trang 46,47). :lol:
“ Quốc gia Âu Lạc của người Lạc Việt chúng ta tiếp xúc với văn minh Trung Hoa trong điều kiện bị xâm lược, mất chủ quyền, bị thống trị và áp bức rất tàn bạo. Chính trong thời kỳ khắc nghiệt này của lịch sử, trước thử thách mất còn của dân tộc, tổ tiên ta đã chọn con đường, một mặt đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, mặt khác chủ động giao lưu cởi mở tiếp nhận nhiều tiến bộ của văn minh Trung Quốc, tự cường nền văn hóa của mình. Để cuối cùng với cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền 938 chúng ta vừa đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, khôi phục độc lập dân tộc vừa tự cường đổi mới nền văn hóa Đông Sơn để hình thành nền văn hóa Đại Việt, mở đầu là văn hóa Lý – Trần rực rỡ. Giai đoạn tiếp biến văn hóa vô cùng quan trọng và diễn ra trên nhiều phương diện với nội dung phong phú: chính trị, luật pháp, tổ chức nhà nước, giáo dục – đào tạo, ý thức hệ, tôn giáo – tín ngưỡng, phong tục, văn học – nghệ thuật… Đây không phải là “Hán hóa” như có học giả đã quan niệm mà là “bản địa hóa”,”nội sinh hóa” nền văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Đại Việt ra đời trong giai đoạn này chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán nhưng không phải là văn hóa Hán” (Ngô Đức Thịnh – Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, trang 125) :P

Đâu phải chỉ có ta chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc mà chính Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng từ ta. Ví dụ như kiến trúc mái cong của ngôi nhà của Trung Quốc là ảnh hưởng từ Việt Nam.
“Ngôi nhà của người Việt Nam được làm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền. Nhiều người quen nghĩ rằng đặc điểm mái cong này là vay mượn của kiến trúc Trung Hoa, trong khi thực ra là ngược lại. Nhà sàn Việt Nam từ thời Đông Sơn (chưa hề giao lưu với Trung Hoa) đã có mái cong rồi. Nhà rông, nhà mồ Tây Nguyên đến giờ vẫn làm mái cong, tuy rằng cũng không hề giao lưu với Trung Hoa… nhà Trung Hoa thời Hán mái vẫn thẳng; đến cuối đời Đường lối làm nhà mái cong mới thâm nhập từ Nam lên Bắc. Thậm chí Cố Cung Bắc Kinh xây dựng đời Minh mà mái chỉ hơi cong nhẹ” (Trần Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 217).
:lol: :P :D :lol: :lol:
RANDOM_AVATAR
phucdiem_vhhk2
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 3 12/05/09 16:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi mychung12011990 » Thứ 3 20/04/10 18:50

Mình cũng đồng ý với ý kiến các bạn: " Việt Nam không là bản sao của Trung Quốc". Nói như thế chẳng khác nào phủ nhận sạch trơn những gì Việt Nam có từ trước đó ( nền văn hóa bản địa). Có thể nói từ trước khi Trung Hoa xâm nhập vào nước ta thì nền văn hóa nước ta đã có những cái rất riêng mà người Trung Hoa không có. Đến khi đến nước ta thì Trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa ta có tiếp thu nhiều điều từ nền văn hóa Trung Hoa, tất nhiên không phải thứ gì chúng ta cũng học và dĩ nhiên chúng ta học nhưng có sáng tạo, biến cái của Trung Hoa trở thành thứ riêng sử dụng cho mình ( chữ hán=> chữ nôm).Có thể vì chịu 1000 năm Bắc Thuộc chịu ảnh hưởng nhiều nên nhiều nhà phương Tây khi nhìn vào Việt Nam điều quy về những gì liên quan đến Việt Nam chắc hẳn là có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận khi vào Việt Nam không chỉ chúng ta ảnh hưởng Trung Hoa mà Trung Hoa cũng chịu ảnh hưởng từ phía ta. Ví dụ như: Bánh chưng bành dày ngày nay cũng xuất hiện ở Trung Hoa có nguồn gốc từ Việt Nam. (hình ảnh)
Hình ảnh
(Nguồn:[http://images.google.com.vn/images?um=1&hl=vi&tbs=isch%3A1&sa=1&q=b%C3%A1nh+ch%C6%B0ng+b%C3%A1nh+d%C3%A0y&aq=f&aqi=g1&aql=&oq=&gs_rfai=&start=0]
người Trung Quốc là một bộ tộc du mục, sống phía bắc , ko có biêt gì về đi sông đi biển,nhưng khi đô hộ ta họ đã học được từ ta về chế tạo thuyền. Còn về tư tưởng , triết học về âm dương ngũ hành , được cho là sáng tạo của Trung Hoa, thật chất là của Việt Nam , các nhà khoa học đã tìm thấy được hậu thiên bát quái ngay tại Việt Nam, trong thư tịch và truyền thuyềt có từ thời Hùng vương. (Hình ảnh minh họa)
Hình ảnh
(nguồn:[http://images.google.com.vn/images?um=1&hl=vi&tbs=isch%3A1&sa=3&q=%C3%A2m+d%C6%B0%C6%A1ng+ng%C5%A9+h%C3%A0nh+trung+hoa]
RANDOM_AVATAR
mychung12011990
 
Bài viết: 77
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/03/09 11:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi thamvhh » Thứ 5 22/04/10 4:27

Trong giao lưu văn hoá giữa TH và VN :trong giao lưu văn hoá một mặt thông qua việc tạo thế quân bình trong khai hoá,đồng hoá để văn hoá VN không phải là cái" bóng"hay cái dải áo trong cái áo của người Tàu.Và mặt khác VN tỏ ra có bản lĩnh biết dung hoà mâu thuẫn giải quyết được mâu thuẫn của cả hai bên văn hoá cực đoan bằng cách tìm được thế quân bình văn hoá,xã hội trong nó.
Sự thật văn hoá VN(và không chỉ có VN).Bên cạnh sự giao lưu, giao thoa những nét tương đồng và khác biệt văn hoá giữ VN và TH do nhiều yếu tố quyết định.Ví dụ như:Khuynh hướng chủ đạo trong giao lưu văn hoá VN là chủ động tìm thấy thế quân bình văn hoá để giữ gìn cái bản sắc tình nghĩa trong làng nước của mình.Tính chất nhân văn của VN mềm mại hơn so với chất nhân văn của TH hay Nhật Bản.Cũng nhờ tính chất mềm dẻo này mà văn hoá Việt có tiềm năng và khả năng mở cửa,đối thoại và làm bạn được với tất cả các nền văn hoá trên thế giới.Tóm lại giữa TH và VN có sự giao lưu văn hoá từ lâu rồi,tuy VN có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá TH nhưng không thể là "bản sao" như lúc trước mình nói,có giao lưu mới có phát triển đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.Một nước mà đóng cửa không giao lưu với bên ngoài thì sẽ như thế nào?? đó chính là câu hỏi đặt ra cho chúng ta?Vì thế theo mình giao lưu có vai trò rất quan trọng,đặc biệt là đối với một nước đang phát triển như TH ngày nay!!
RANDOM_AVATAR
thamvhh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 4 20/05/09 8:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lovely_2509 » Thứ 5 22/04/10 7:20

Như các bạn cũng đã nhìn thấy Trung Quốc đang ngày càng phát triển và đang dần dần trờ thành một cường quốc về mặt quân sự cũng như về kinh tế và đang có một vị thế cao.Khi chúng ta nhìn lại đất nước chúng ta.Chúng ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển và nền quân sự thì chưa đủ mạnh.Cho nên,ngày nay chúng ta cần tiếp thu học hỏi một cách sáng tạo những phương thức phát triển kinh tế cũng như nền quân sự nhưng chúng ta cần phải chủ động tiếp nhận một cách sáng tạo
RANDOM_AVATAR
lovely_2509
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 11:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi baoquyen » Thứ 6 23/04/10 4:49

Vì nước ta có một vị trí chiến lược quân sự vô cùng quan trọng nên đối với các nước khác trên thế giới đây chính la một miếng mồi ngon không thể bỏ lỡ. Trung Quốc ngay từ những buổi đầu đã nhìn thấy điều này cho nên chúng đã có ý định xâm chiếm nước ta, và ý định đó đã được thực hiện và thể hiện rõ trong lịch sử dân tộc ta: 1000 năm Bắc thuộc.
Trải qua một quá trình đô hộ nhằm đồng hoá dân tộc ta nên việc ta chịu sự ảnh hưởng của TQ là điều không thể nào tránh khỏi. Không có một quốc gia dân tộc nào mà trải qua quá trình bị đô hộ như mà vẫn hiển nhiên có thể bảo tồn một cách toàn vẹn nền văn hoá của dân tộc mình. Và đâu có thể chác chắn rằng ngày xưa khi nước ta có sự giao lưu văn hoá với Trung Quốc lại có ý nghĩ rằng mình đang sử dụng văn hoá của dân tộc khác mà không phải của mình. Có thể trong thời gian đó giao lưu như thế thì được gọi là văn minh thì sao, cũng giống như ta trong giai đoạn này tiếp thu các thành tựu vĩ của các nước trên thế giới một cách kịp thời thì được hô hào gọi là văn minh tiến bộ.
Như vậy trong quá trình giao lưu với TQ việc nhân dân ta tiếp nhận những thành tựu của TQ là điều không thể tránh khỏi nhưng điều đáng khen ở đây đó chính là việc bên cạnh tiếp thu nhưng ta vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống của dân tộc mình.
RANDOM_AVATAR
baoquyen
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 17:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi phuongvhh » Thứ 7 24/04/10 3:17

Giao lưu giữa văn hóa trung hoa và viêt nam
Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa thật ra không đơn giản chút nào cho nên việc di cư của người Hoa đến Việt Nam cũng liên tục biến thiên cho dù hình thức di cư tự nhiên là khá thường xuyên và phổ biến.Một sự thật lịch sử hiển nhiên là không phải đến thế kỉ XVII thì văn hóa Hoa mới xâm nhập vào Việt Nammaf hàng ngàn năm về trước do Việt Nam và Trung Hoa có mối quan hệ lịch sử đặc biệt, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với người Việt từ lâu đã rất sâu sắc về nhiều mặt. từ lúc tiếp nhận văn hóa Hán. Khi người Hoadi dân vào xã hội người Việt thì quá trình đụng độvới văn hóa Việt đã tạo ra hai chiều hướng phản ứng trái ngược nhau trong tâm lý của họ. Trước hết là tâm lý bảo thủ. Họ thấy đây là nen văn hóa khác hẳn với văn hóa của mình và với lòng tự tôn dân tộc lớn họ đã sẵn sàng “co cụm” lại với nhau để giữ vững bản sắc văn hóa Hoa giữa lòng văn hóa Việt.người Hoa quan niệm rằng Việt Nam là quốc gia có chung cội nguồn với văn hóa Tung Hoa. Sự hiện diện của văn hóa ấy tại cộng đồng người Hoa hiển nhiên đã có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến đời sống cộng của chinh người Việt. Nói cách khác văn hóa Hoa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi toàn bộ nền văn hóa của cộng đồng người Việt suốt nhiều thế kỉ qua. :roll:
RANDOM_AVATAR
phuongvhh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 12/05/09 16:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi hangthu » Chủ nhật 25/04/10 5:29

Đây là một đề tài có vẻ đang rất nóng trên diễn đàn.Là một người Việt Nam khi có những nhận định đại loại như:"Việt Nam chỉ là bản sao của TQ"... sẽ khiến chúng ta rất khó chịu.Bởi những nhận định ấy đã phủ nhận tất cả những cố gắng của dân tộc ta trong việc sáng tạo và bảo tồn những nét văn hóa Việt trong suốt tiến trình lịch sử.Quy luật bất biến trong lịch sử là khi có sự giao lưu giữa những nền văn hóa với nhau ắt sẽ xảy ra sự tiếp biến,học hỏi.Nhưng nếu xét về đặc trưng văn hóa Việt, đặc biệt là văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng xét trong chỉnh thể làng xã thì có vẻ như những văn hóa ngoại lai khi xâm nhập vào sẽ gặp phải những rào cản vô hình.Đó là lối sống khép kín,thiên về tĩnh tại.Và còn một lý do khác cũng khá quan trọng đó là niềm tự hào tự tôn dân tộc trong ta quá lớn.Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng bảo thủ với suy nghĩ ấy.Bằng chứng là cha ông ta đã để lại cho đời sau một kho tàng văn hóa vô cùng giá trị trong đó có cả những điều học được từ các nền văn hóa khác.Đó là sự học hỏi chứ hoàn toàn không phải là sự sao chép một cách vô thức.
Ở mỗi thời kì khi có sự giao lưu giữa các nền văn hóa dù đó là Trung Quốc, Pháp,Mỹ(những nước đã từng đặt ách đô hộ lên nước ta) hay những luồng văn hóa đa dạng trong thời đại hội nhập mở cửa ngày nay chúng ta đều có sự tiếp nhận.Như vậy có thể nói chúng ta tiếp nhận từ mọi nền văn hóa khi có sự giao lưu.Trong mọi mặt của đời sống ta đều có thể bắt gặp những yếu tố của sự học hỏi từ các nền văn hoá khác:kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá (nghệ thuật,kiến trúc, tôn giáo...)
Sau đây chỉ xin nêu lên một số ví dụ điển hình trong sự học hỏi có chọn lọc của văn hoá Việt Nam trong lĩnh vực văn học và điển hình là thơ Đường luật.Đây là thể thơ của Trung Quốc xuất hiện từ thời nhà Đường. Là một thể thơ được coi là vô cùng chặt chẽ và nghiêm khắc về cấu tứ,niêm luật cũng như nội dung. Đã có rất nhiều tác phẩm thơ Đường đạt đỉnh cao trong nghệ thuật cùng các tác giả đã đi vào nền thơ ca dân tộc như: "qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, các tác phẩm thơ của
cũng
Có những tác giả đã làm mới thể thơ này như đại thi hào Nguyến Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương...Đó chính là sự sáng tạo độc đáo của các nhà thơ trong việc vận dụng thể thơ đầy tính quy phạm này.Về hình thức dạng chính có thể thơ thất ngôn bát cú ( 8 câu mỗi câu 7 chữ), biến thể có các dạng:thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 5 chữ), ngũ ngôn bát cú ( 8 câu mỗi câu 5 chữ).Vể nội dung đặc sắc nhất là các bài thơ của Hồ Xuân Hương (quả mít,bánh trôi nước,cái quạt,thiếu nữ ngủ ngày, mời trầu, tự tình, chửa hoang...)đã vượt ngoài những nội dung quy phạm của thơ Đường.Nó như muốn khẳng định cái tôi của người phụ nữ mà trong văn hoá Trung Hoa thì điều này là hết sức tối kỵ.
Nói tóm lại sự giao lưu giữa văn hoá Trung Hoa và văn hoá Việt đã giúp cho nền văn hoá dân tộc trở nên phong phu hơn,và nó thêm một lần nữa khẳng định sự sáng tạo không ngừng của người Việt.
RANDOM_AVATAR
hangthu
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/09 21:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi thanhnga_84 » Thứ 2 26/04/10 5:19

Mình đã đọc bài của bạn,bài thật là thú vị,là mộttrong nhưng đề tài đang tranh cải hiên nay!.
Nhưng mình không đồng ý với bạn "Việt Nam là bản sao của Trung Quốc".bạn kết luận như vậy lả hơi vội vàng đó .Mặc dù mình có nhiều nét giống như trung quốc,vì cùng nằm ở châu á,có điểu kiện tự nhiên rất gần nhau do đó chúng ta có những ảnh hưởng lẫn nhau thôi chứ không phải là bản sao đâu bạn.nếu như là bản sao thì phải giống nhau như đúc chứ?.Đằng này chúng ta rất khác với người trung quốc từ
cách ăn,mặc,ở,.....
Còn bạn nói là mình học cách làm rượu của người trung quốc thì không sai,thật vậy,nhưng không phải học từ trung quốc là bản sao của trung quốc đâu.Nếu như bạn khặng định như thế thì việt nam ta học cách làm rượu nho,kiến trúc,nghệ thuật..... của phương tây vậy thì bạn đừng nói với tôi là việt nam là bản sao của phương tây....?
RANDOM_AVATAR
thanhnga_84
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 22/03/10 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lovely_2509 » Thứ 2 26/04/10 7:16

lovely_2509 đã viết:Theo mình nghĩ nói Việt Nam là "bản sao"của Trung Quốc thì điều đó là không chính xác.Các bạn thử nghĩ xem "bản sao"thì cũng như là copy nếu nói là copy thì nó sẽ ra dạng như dạng mẫu ban đầu..Việt Nam giao lưu tiếp biến văn hoá trung quốc.đó chính là chúng ta giao lưu văn hóa,tiếp nhận nhưng có sự sàng lọc và sáng tạo.Việt Nam là như vậy luôn luôn tiếp nhận những cái mới nhưng luôn sáng tạo theo hướng phù hợp với đất nước.ví dụ như chúng ta cũng đã tiếp nhận nho giáo của trung quốc nhưng nho giáo của việt nam không khắc nghiệt như nho giáo trung quốc và còn nhiều vấn đề khác như ẩm thực,thời trang,...ý kiến cuối cùng của mình là mình nghĩ Việt Nam không phải là "bản sao"của Trung Quốc.
RANDOM_AVATAR
lovely_2509
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 11:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron