[VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi thamvhh » Thứ 7 10/04/10 2:52

Trong lịch sử,VN đã học hỏi nhiều thành tựu của TQ có người cho rằngVN la "bản sao" của TQ theo mình là không đúng.Qua lịch sử văn hoá VN (đang được học) qua quá trình giao lưu tiếp biến với văn hoá khu vực,ta và TQ có sự giao lưu qua lại.Mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng mang bản sắc riêng.Cách tiếp xúc học tập người ta để nắm đươc chính cái tinh thần đã tạo nên được một văn hoa cao hơn mình.Đổi mới văn hoá của mình bằng những đóng góp tinh thần của nền văn hoá mới nhưng khong hề bỏ mất mình.Trong tiếp xúc chắc chắn có thay đổi có bỏ những điều lúc trước ta cho thích hợp hay là không thích hợp.Ví dụ như trong tiếp xúc với TQ có những thay đổi :Theo Nho giáo,dùng chữ Hán lam văn tự chính thức,lấy lại chế độ thi cử.Nhìn kỹ lại trong suốt lịch sử tiếp xúc văn hoá,trước sau đều do bản sắc văn hoá quy định,những cái sai lệch đều được điều chỉnh.Chính vì vậy dù có tiếp xúc văn hoá Hán nước Vn vẫn giữ vũng độc lập suốt 1000 năm không bị Hán Hoa.
Giao lưu văn hoá mới là nền tảng của giao lưu quốc tế.Sự tiếp thu văn hoá TQ người VN chỉ tiếp thu các phần cần thiết của văn hoá TQ mà thôi chứ không phải là bắt chước một cách nô lệ.Nó được thể hiện qua cách tổ chức chính quyền cai trị bằng con đường dân sự,văn tự làm nền tảng cho sự cai trị chữ Hán .Tiếp thu văn hoá để giữ vững độc lập ,tiếp thu chủ động tiếp nhận và không ngừng đổi mới văn hoá của mình đó chính là người VN.Tóm lại minh thấy VN không thể là" bản sao'' của TQ,giao lưu tiếp biến có thay đổi,sáng tạo nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc của mình.Theo ý kiến của mình là như thế!
RANDOM_AVATAR
thamvhh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 4 20/05/09 8:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Chủ nhật 11/04/10 5:00

Đa số chúng ta đều thừa nhận sự ảnh hưởng rất lớn từ Trung Hoa đến văn hóa Việt Nam, chứ không phải là "bản sao". Trung Hoa là một đất nước giàu mạnh, nước ta tiếp xúc về mặt địa lí, lại chịu ảnh hưởng 1000 năm Bắc thuộc, nên chuyện tiếp thu văn hóa Trung Hoa là tất nhiên. Dù sao, chúng ta tiếp thu nhưng vẫn biết chọn lọc, vận dụng, sáng tạo, phù hợp với những nét văn hóa bản địa của dân tộc.

Vẫn có những cái rất riêng dễ nhận ra:

- Nếu xét từ xa xưa, người Việt Nam thì đóng khố ở trần, nữ đeo yếm mặc váy. Còn Trung Quốc thì nam mặc áo, mặc quần, nữ sườn xám, áo dài cũng mặc quần luôn.

- Từ khi có chữ viết, người Trung Quốc viết chữ Hán, người Việt từ chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm => Người đọc được cả chữ Hán lẫn Nôm, còn TQ thì ko thể nhâ :oops:

- 1000 năm TQ đô hộ với văn hóa...xì dầu nhưng VN vẫn một mực truyền thống với... nước mắm đấy thôi :mrgreen:

...
Nói chung, không thể sử dụng từ "bản sao" ở đây được
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi cauvong » Chủ nhật 11/04/10 17:40

trong lịch sử Việt Nam đã bị Trung Quốc cai trị một thời gian dài, họ áp đặt nền văn hóa của họ sang ta, đó là một phần phần khac là ta học tập họ từ việc gai lưu thương mại và do đều là những nước có cùng một khu vực với nhau, chính những điều nauỳ đã làm cho văn hóa Việt Nam có sự tương đồng với văn hóa Trung Quốc. Nói là bản sao thì không đúng bởi lẻ sự học tập những cái hay cái đẹp, cái tốt thì ở dân tộc nào cũng có đó là nhu cầu của sựn phát triển tất yếu, nhưng việc học tập thế nào để van hóa bản địa của mình không bị mất đi thì nó lại khác. Nhiều nét văn hóa của Việt Nam học tập từ Trung Quốc ( đạo Nho) nhưng nền văn hóa Việt Nam vẫn là một nền văn hóa độc lập và có nét độc đáo riêng, một bản sắc riêng khôn hòa tan được.
một ngày mới đã đến, với biết bao niềm vui.........
Hình đại diện của thành viên
cauvong
 
Bài viết: 81
Ngày tham gia: Thứ 7 21/02/09 23:49
Đến từ: mảnh đất cuối cùng của tổ quốc
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Ca Bong Nho » Chủ nhật 11/04/10 17:47

Đề tài này thú vị đó. Mình cũng xin đóng góp một vài ý kiến.
Theo mình, nói “ Việt Nam là bản sao của Trung Quốc” là không chính xác. Khi vào độ hộ nước ta Trung Quốc đã tìm đủ cách để đồng hóa nền văn hóa của nhân dân ta. Nhưng với ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước quân và dân ta đã chứng tỏ sức mạnh của một nước nhỏ. Mặc dù Việt Nam có tiếp thu một vài đặc điểm của văn hóa Trung Hoa nhưng đó là sự tiếp thu có chọn lọc và biến hóa nó cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Văn hóa Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam nhưng dân tộc ta vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt. Có nhiều nhà viết sử cho rằng là trước khi ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Đông Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái Bình Dương) là phần đầu của lịch sử Việt Nam. Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam .
Văn hóa Việt Nam được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn, hát Đối... Ở nước Việt Nam nông nghiệp, quan hệ dòng tộc đóng một vai trò quan trọng. Nếu có thể nói rằng các nền văn hóa Phương Tây coi trọng chủ nghĩa cá nhân, thì cũng có thể nói rằng các nền văn hóa Phương Đông coi trọng những vai trò gia đình và dòng họ. So sánh với văn hóa Phương Tây, văn hóa Trung Quốc đề cao gia đình hơn dòng họ trong khi văn hóa Việt Nam đề cao dòng họ hơn gia đình. Mỗi dòng họ có một trưởng họ, nhà thờ họ và những ngày giỗ họ.
Như vậy, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa với các nước phương đông và phương tây là động lực cho sự phát triển văn hóa Việt Nam. Chính sự giao lưu, học tập một cách chủ động và chọn lọc của một nền văn hóa lâu đời như Trung Quốc càng chứng tỏ nước Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
RANDOM_AVATAR
Ca Bong Nho
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Chủ nhật 10/05/09 8:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi girl_namdinh » Thứ 2 12/04/10 2:11

Mình cũng không đồng ý với ý kiến Việt Nam là bản sao cuả Trung Quốc.Mặc dù TRung Qiuoocs đã tìm rất nhiều cách để cả cách và làm thay đổi về truyền thống văn hoá của dân tộc ta. Nhưng không phải vì thế mà nói Việt Nam là bản sao được như thế là không có chính xác. Qua quá trình giao lưu và tiếp biến chúng ta có học được rất nhiều cái từ đất nước Trung Quốc nhưng chúng ra biết cách riếp thu và có chọn lọc nên không theo một khuôn mẫu nào hết. Người Việt Nam đã tiếp thu kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc nhưng bên cạnh đó đã sáng tạo ra một loại giấy cao cấp hơn. Như thế thì không thể bị gọi là bản sao được mà chỉ có thể nói là học hỏi thôi. Chúng muốn đồng hoá Việt Nam bằng con đường cưỡng bức nhưng Việt Nam vốn là một đất nước có truyền thông anh hùn bất khuất đâu dễ bị nung lạc trước Trung Hoa rộng lớn. Việt Nam cũng có những truyền thống của họ mà không phải ở đâu cũng có. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng và chúng ta có đều có thể học hỏi nhau đêr làm giàu thêm nền văn hoá dân tộc. Hoà nhập chứ không hoà tan chính l;à đặc điểm của nền văn hoá Việt Nam. Đây là ý liến của mình. Mời các bạn tiếp tục comment !:D
Hãy cười lên bạn của tôi nhé! Tôi sẽ lun bên bạn.
RANDOM_AVATAR
girl_namdinh
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Thứ 6 15/05/09 19:35
Đến từ: Thành Nam quê tui!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Tran Chau Nguyet » Thứ 3 13/04/10 17:31

Đồng ý là Việt Nam không là "bản sao chính gốc, nguyên vẹn Văn Hoá Trung Quốc" nhưng Văn Hoá Việt Nam là "nền Văn Hoá vay mượn". Nhiều bạn comment cho rằng chúng ta sáng tạo, nhưng trên thực tế nếu bạn muốn sử dụng một sản phẩm văn hoá của người khác mà không phải mang tiếng "ăn cắp" thì ít nhất bạn cũng biến dạng nó đi chút ít, về mặt hình thức thì có khác nhưng thật ra vẫn chung một cái lõi của vấn đề. Chữ Nôm của người Việt trên được hình thành trên cơ sở chữ Hán, các phong tục lễ Tết của người Việt chủ yếu tiếp thu từ Văn Hoá Hán, tư tưởng Nho giáo của người Hán đã ăn sâu vào máu xương dân tộc Việt,... Đó là ngày xưa, còn ngày nay trên bình diện hội nhập Văn Hoá, phim ảnh Việt Nam chịu sự chi phối của nghệ thuật và văn hoá làm phim của Trung Quốc, thị trường điện ảnh, âm nhạc Trung Quốc tấn công ồ ạc như làn sóng vào thị trường điện ảnh đang còn đang non kém về chất lượng và đội ngũ của Việt Nam, đặc biệt là trào lưu nghệ thuật, thời trang, ngôn từ, phong cách, game... đang thấm dần vào tư tưởng, lối sống người Việt mà chủ điểm là giới trẻ Việt Nam. Có thể nêu một số ví dụ cụ thể: xuất hiện những mẫu áo sườn xám cách điệu (áo ngắn vừa qua hông, ôm sát người, xẻ cao qua "rốn", kiểu dáng như sườn xám), trong một số văn phong giao tiếp hằng ngày xuất hiện một số từ thuộc lớp từ Hán (ngộ, lị, đại hội võ lâm, lý mạc sầu, hỏi thế gian tình là gì???, bang phái tranh hùng, yểu điệu thục nữ, cô cô, đại hiệp, ma ma, công công...), các loại hình game chủ yếu đều phỏng theo mô típ ăn mặc, đi lại của Trung Quốc xưa (võ lâm truyền kì, kiếm khách, xích bích, xứ sở thần tiên...)...Tóm lại, Văn Hoá Việt ở một số khía cạnh xét về bản chất thì có thể nói là "bản sao Văn Hoá Trung Hoa"
Đây là chủ kiến của mình!
RANDOM_AVATAR
Tran Chau Nguyet
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 13:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Tran Chau Nguyet » Thứ 3 13/04/10 18:21

Mình xin phép post một số hình ảnh, các bạn xem qua nha!
RANDOM_AVATAR
Tran Chau Nguyet
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 13:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 4 14/04/10 8:06

Không có nền văn hóa nào phát triển mà không giao lưu với bên ngoài. Việt nam cũng không ngoại lệ. Và một điều đặc biệt, Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, một trong những nền văn minh lớn của thế giới. Điều này cũng tạo ra vô số điều thuận lợi và cũng không tránh khỏi những khó khăn trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển văn hóa đân tộc, phát triển đất nước. Liệu trong hoàn cảnh đó, chúng ta phải mở cửa, giao lưu như thế nào cho hợp lý,làm thế nào để hào nhập mà không hòa tan, đó mới là điều quan trọng.
Chúng ta đã làm được điều đó. Trên cơ sở vốn liếng văn hóa bản địa vững chắc, sự hấp thụ các yếu tố văn hóa Đông Nam Á,Ấn Độ...Có tác dụng trung hòa những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Hoa khiến cho văn hóa Việt vẫn mang tính chát độc đáo, đặc thù, khác và có thể phân biệt đuọc với văn hóa Trung Hoa, vẫn duyên dáng hơn trong sắc thái hòa đồng văn hóa. Nhân dân ta đã biết biến những cái đi vay thành tài tài sản của dân tộc, đặng bồi dưỡng xây dựng và phát triển nền kinh tế văn hóa dân tộc
Ngay trong khi vay mượn, nhân dân ta vẫn thể hiện được tinh thần sáng tạo. Về văn hóa vật chất chẳng hạn, từ chõ tiếp thu kĩ thuật làm giấy của người Trung Quốc, nhân dân ta đã tìm tòi, khai thác nguyên liệu địa phương (gỗ trầm,rêu biển)để chế tác những loại giấy tốt, chất lượng có phần hơn sản xuất ở miền nội địa Trung Hoa. Trong khi chịu ảnh hưởng của kỹ thuật gốm sự Trung Quốc, ta vẫn sản xuất các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai, ống nhổ, bình con tiện có đầu voi...
Chủ thể mang truyền thống văn hóa ngàn xưa và sáng tạo nền văn hóa mới trong khi không ngừng hấp thu và hôi nhập những yếu tố văn hóa ngoại sinh. Đấu tranh văn hóa, trước tiên là đâu tranh thường xuyên, chống âm mưu đồng hóa của kẻ thù để bảo tồn nòi giồng Việt. Biểu hiện rõ rêt của sự bảo tồn giống nòi và văn hóa Việt, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc.
Tiếng nói là một thành tựu của văn hóa, là một thành phần của văn hóa. Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ được xác lập từ xa xưa ở miền Đông Nam Á, điều đó chứng tỏ cái gốc tích ra đời, bản địa của dân tộc ở trên dải đất này.
Khi đế chế Trung Hoa chinh hục và kiểm soát chặt chẽ, tiêng Hán và chữ Hán được du nhập ồ ạt vào nước ta. Song nó không thể tiêu diêt được tiếng Việt bởi lý do rất đơn giản chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động trong các xóm làng Việt vẫn sống theo cách sống của riêng mình, cho nên họ duy trì tiếng nói của tổ tiên, tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt
Cố nhiên dưới ách thống trị lâu năm của người ngoài, trong cuộc sống đã xảy ra những biến cố về mặt vật chất và tinh thần, đã nảy sinh những nhu cầu mới. cho nên tiếng Việt cũng cần phải biến đổi và phát triển.Trải qua nhiều thế kỷ, tiếng Việt phát triển ngày càng xa với trạng thái ban đầu của nó. nó đã hấp thu nhiều từ gốc Hán. người ta thấy được những yếu tố gốc Hán ngay trong vốn từ vị cơ bản và trong các hư từ. Nhưng nhân dân ta đã tiế thu ảnh hương Hán ngữmột cách độc đáo sáng tạo, đã Việt hóa những từ ấy bằng cách dùng, cách đọc tạo thành một từ mới mà sau này gọ là từ hán Việt. ( Có một quá trình ngược lại, nhiều từ Việt được hội nhập và hán ngữ và tạo nên một lớp từ Việt- Hán)
Trong 1000 năm đô hộ, Trung Hoa đã ra sức đưa vào xã hội Việt nhiều thứ lễ giáo ( đồng hóa về văn hóa).Ở đây mình nói đến đạo Nho.Điều đó nhất định có ảnh hưởng đến Văn hóa Việt Nam. Đó là điều không tránh khỏi. Và nhân dân ta có khả năng thích ứng vô hạn với mọi tình thế trong khi truyền thống dân tộc và dân gian của nền văn hóa Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát triển.
Trước hết là phạm trù Nhân Nghĩa. Trong ngũ luân ,nghĩa là trong năm quan hệ vua tôi, cha con ,vợ chồng,anh em, bè bạn ,cái quan hệ vua tôi đứng đầu ,vì thế nghĩa trung quân,tinh thần tuyệt đối tin tưởng và phục tùng nhà vua là nội dung trung tâm của học thuyết nhân nghĩa của Khổng Tử . Còn ở Việt Nam tình cảm vua tôi lành mạnh được xây dựng trên tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân ta. Tình cảm ấy xa lạ với thái độ sợ hãi và tôn sùng một vị hoàng đế đựơc thần thành hoá và đối lập với nhân dân
Trong quan hệ với vua ,nhân dân Việt nam vẫn duy trì nếp sống cổ truyền của công xã,duy trì những quan hệ bình đẳng ,dân chủ đối với công việc chung trong làng, bảo vệ những qui tắc tốt đẹp do mình đặt ra. Uy quyền của nhà vua nhiều lúc không phá vỡ những luật lệ ấy “ phép vua thua lệ làng” là như thế . Với tinh thần ấy nhân dân ta không thể thừa nhận được cái “ nhân nghĩa “ của Khổng Tử

Về quan hệ cha con chồng vợ ,truyền thống của dân tộc ta cũng khác với đạo lí của Khổng Tử.Dân tộc ta từ lâu đời đã xây dựng những tình cảm sâu sắc và thuỷ chung giữa cha mẹ với con cái và trong tình nghĩa anh em,vợ chồng,bè bạn. Đó là những tình cảm lành mạnh và bình đẳng .Tình cảm ấy không giống với chữ hiếu mù quáng của Khổng Tử .Khổng Tử đòi hỏi một sụ phục tùng tuyệt đối của con cháu đối với cha ông và cha ông là mẫu mực của con cháu. Còn Việt Nam thì luôn hướng về trước,tin tưởng ở ngày mai “con hơn cha là nhà có phúc”.
Trong Nho giáo tư tưởng khinh rẽ phụ nữ là nổi bật. Theo Khổng Tử phụ nữ là kẻ khó dạy nên ông buộc phụ nữ phải tam tòng tứ , đức địa vị đàn ông được đề cao. Nho giáo khuyến khích một thứ quan hệ bình đẳng là người vợ phải luôn kính trọng với người chống còn người chồng thì có quyền đánh vợ và bỏ vợ. Đối với dân tộc Việt Nam đánh giá đạo đức của người phụ nữ theo một tiêu chuẩn khác. Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ là khí phách anh hùng trong dựng nước và giữ nước: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” Khác với lễ giáo phong kiến,quan hệ vợ chồng ở Việt Nam là quan hệ bình đẳng “thuận vợ thuận chồng tác biển đông cũng cạn”.Vai trò của phu nữ trong gia đình và ngaoì xã hội vẫn được đề cao.
Sách "Nam phương thảo mộc trạng" ( thế kỷ III), chép rằng người Nam có con giá lớn vài tuổi đã bắt đầu nấu lọc rượu, đựng trong bình hũ kín, đem chôn ở bờ ao. Khi con gái sắp lấy chồng, người ta mới đào bờ ao lấy rượu lên đãi khách, gọi là rượi' Con giá", vị rất đằm và ngon...
Theo "Quảng chây ký " và nhiều sách khác, một phong tục cổ truyền của người Việt là đúc và sử dụng đồng. Trống đúc xong cả làngđược mời đến dự lễ mừng.Người đàu tiên được vinh dự đánh trống đồng là một phụ nữ trong làng
ngôi chùa được xây dựng vào loại sớm nhất trên đất Việt là chùa Pháp Vân. Chùa mang tên là Bà Dâu, tượn bà Dâu to hơn mọi tượng Phật
Nho giáo ở Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo và uyển chuyển nhiều khi trái ngược với nho giáo.Nho giáo trọng cha chứ không trọng mẹ và trọng nam chứ không trọng nữ còn Việt Nam thì trọng cả hai
Về thái độ đối với nghề buôn. Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm giàu nếu nó khộng trái với lễ : “phú quí mà có thể cầu được thì dù làm kẻ câm roi đánh xe hầu người, ta cũng làm” (luận ngữ).Làm giàu không chỉ nên mà cò là trách nhiệm của người cai trị:Mạnh Tử từng bàn đến các vấn đề trao đổi hàng hoá ,giá cả, chính sách thu thuế chợ …ông nói “người ta có hằng sản mới có hằng tâm”. Chính vì vậy mà ở trung Hoa ,nho giáo không hề cản trở nghề buôn phát triển
Trong khi đó ở Việt Nam với văn hoá nông nghịêp đậm nét, với tính cộng động và tính tự trị ,lại có truyền thống khinh rẽ nghề buôn khiến cho nghề buôn trong lịch sử không phat triển .Và có đường lối trọng nông ức thương “truyền thống”này khiến cho Việt Nam nông nghiệp đã âm tính lại còn duy trì được sự ổn định lâu dài.
Về mặt khách quan, nền thống trị của Trung Hoa " một công cụ vô ý thức của lịch sử" nói theo cách của C.Mac, đã buộc người Việt phải phá vỡ một số yếu tố truyền thống của của chế độ tư tưởng bộ lạc và công xã. Cái trớ trêu của lịch sử là chế độ đô hộ của phong kiến Trung Quốc đã đóng một vai trò một công cụ vô thức góp phần phá vỡ những tổ chưác bộ lạc và thế lực cát cứ địa hương. Xóa bỏ cơ cấu bộ lạc, giữ lại và cũng cố cơ cấu xóm làng, tăng sự cố kết dân tộc...Nhưng mặt khác, nhân dân ta biết bảo tồn và phát huy những tinh hoa của văn hóa cổ truyền, chọc lọc những yếu tố ngoại lai đẻ làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc và tăng thêm tiềm lực về mọi mặt cho đất nước.
Nền văn hóa Việt Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Qua sự giao lưu và tiếp biến với Văn hóa Trung Hoa, nhân dân ta đã tìm biết một Trung Hoa cao cả và tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa, để đấu tranh chống lại cái Trung hoa tàn bạo, thấp hèn...
Như một học giả phương Tây đã nhận xét ; qua Bắc thuộc, nước việt như mọt tòa nhà chỉ bị thay đổi mặt tiền(facade) mà không bị thay đổi cấu trúc bên trong. Không biết có do chủ quan mình là một người Việt hay không? Nhưng mình nghĩ ông cha ta, văn hóa Việt ta đã giao lưu,học hỏi và sáng tạo những nét văn hóa của Trung Hoa để trở thành văn hóa của dân tộc mình. (Mình không nghĩ Văn hóa việt là bản sao của Trung hoa dù chỉ một phần) Dù rằng nó có những nét giống nhau, bởi đơn giản cả hai quốc gia đều được xây dựng trên nền tảng văn hóa nông nghiệp, có những điểm tương dồng về mặt địa lý, tự nhiên, nhưng mỗi nền văn hóa đều mang cái hồn của dân tộc mình. Ông cha ta đã làm được điều đó, vì thế thế hệ chúng ta phải cố gắng giữ gìn và phát huy những bản ssắc dân tộc Việt, trong xu thế không chỉ với Trung Hoa mà Toàn Cầu, để xây dựng một đất nước Việt Nam, văn hóa Việt ngày càng tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, một nền văn hóa đa dạng và thống nhất.

Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ongcon » Thứ 6 16/04/10 4:17

Ảnh hưởng của chế độ phụ hệ trong Nho giáo Trung Hoa đến Việt Nam.
Nho giáo có ảnh hưởng nhiều đến xã hội Việt Nam (nhất là Tống nho). Ban đầu, Nho giáo không được tiếp nhận ở nước ta vì do cưỡng bức, đồng hóa của kẻ thù áp đặt nên bị dân tộc ta chối bỏ và nếu có ảnh hưởng thì không đáng kể, không sâu rộng.
Cho tới thời Lê sơ thì Nho giáo chiếm giữ độc tôn, nhưng lúc này Nho giáo đã trải qua quá trình khúc xạ mới được dân ta tiếp nhận. Nho giáo khi ở Trung Quốc rất nghiêm khắc và quy củ, chặt chẽ với các tư tưởng phục vụ cho chế độ phong kiến, cai trị đất nước. Nhất là tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” của Trung Hoa thì vô cùng rõ rệt, người phụ nữ không được coi trọng, khi vào Việt Nam cũng đã ảnh hưởng không ít đến tư tưởng của người Việt.
Xã hội Việt Nam rất coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình truyền thống: đảm đang, tháo vác, hiền thục… người Việt có câu
“ Nhất vợ nhì trời” hay
“Ba đồng một mớ đàn ông,mang bỏ vào lồng cho kiến nó tha.
Ba trăm một mụ đàn bà, mang về mà trải chiếu hoa cho ngồi.”
Để khẳng định vai trò của phụ nữ. Tuy có, được đổi mới khi được dân tộc ta tiếp nhận nhưng tư tưởng “ Trọng nam khinh nữ” vẫn ảnh hưởng khá nhiều tới người Việt. Người phụ nữ củng phải có “ công, dung, ngôn, hạnh”…không được tôn trọng trong xã hội, không có địa vị trong gia đình..
Trong quá trình phát triển ở Việt Nam thì Nho giáo không ngừng hòa nhập vào nền văn hóa Việt và dù chiếm ở vị trí độc tôn đi nữa cũng không dám loại bỏ Phật giáo và cái gốc của Việt Nam là Đạo Mẫu. Chính vì thế mà Nho giáo không thể phủ nhận đi vai trò của người phụ nữ Việt (khác rất nhiều của Trung Hoa) mang đậm nét văn hóa Việt Nam (vấn đề quyền lợi của phụ nữ trong luật Hồng Đức, luật Gia Long rất được xem trọng”).
Có thể tóm lại một điều rằng : Nho giáo Trung Hoa có ảnh hưởng tới tư tưởng của người Việt, không chỉ là Nho giáo mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa nhưng luôn được người Việt Nam tiếp thu sáng tạo và cải biến cho phù hợp làm cho nền văn hóa Việt thêm đặc sắc.
RANDOM_AVATAR
ongcon
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 4 25/02/09 14:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi dung_nn » Thứ 2 19/04/10 8:43

Thấy các bạn bàn luận vấn đề này sôi nổi quá nên mình cũng xin góp chút ý kiến nhé! :)
Vấn đề được đặt ra là: "Việt Nam có phải là bản sao của Trung Quốc?"
theo ý kiến của cá nhân tôi và cũng hầu như là ý kiến của các bạn ở đây thì VN hoàn toàn không phải là bản sao của Trung Quốc!
cho rằng VN là bản sao của TH vì VN nhỏ bé hơn TQ sao? đất nước nhỏ bé hơn thì là "bản sao" sao?
mình hoàn toàn không đồng ý với ý kiến VN là "bản sao" của TQ!
Trung Quốc là một nước láng giềng và là một nước có thời gian xâm lược nước ta dài nhất trong lịch sử vì thế sự ảnh hưởng đối với nước ta về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, phong tục, tập quán, lối sống là điều đương nhiên!
nhưng VN là một dận tộc khó bị đồng hóa ngược lại có sức đồng hóa rất cao, thực tế lịch sử đã chứng minh người Hoa không đồng hóa được dân ta mà ngược những người Hoa sang đây sinh sống lại bị ta đồng hóa!
ở VN người Hoa sống rải rác khắp nơi, chúng ta thấy rõ một điều là họ tuy vẫn giứ lại được những đặc tính riêng của mình nhưng một phần nào đó cũng bị ảnh hưởng bởi dân tộc ta! họ nói tiếng Việt, sống đởi sống của người Việt...vậy chúng ta có nên nhìn lại và xét kĩ hơn khi nói VN là "bản sao" của Trung Quốc?
Buồn hay vui là do cách nhìn của mỗi người về cuộc sống
RANDOM_AVATAR
dung_nn
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 12/05/09 15:50
Đến từ: vietnam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron