[VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 5 01/04/10 23:44

mình đã đọc bài của mọi người và thấy rất hào hứng vì nhận thấy lòng tự hào dân tộc vẫn bừng bừng trong mỗi người. Khách quan mà nói, chúng ta giống Trung Quốc khá nhiều mặt trong văn hóa, đó là điều không thể phủ nhận (hoàn cảnh lịch sử mà). Nhưng như một số bạn đã nói, 1000 năm ta lại là ta thì đó đã là một minh chứng cho bản sắc văn hóa Việt rồi. Mình viết bài này chỉ muốn góp thêm nhiều minh chứng nữa, dù lớn lao hay nhỏ nhặt thì mình vẫn thấy điều đó quí giá biết bao. Các bạn cũng thu thập thật nhiều thông tin nữa nhé, để tăng thêm sức thuyết phục
Trong các tập tục nghi lễ của người Việt, ta thấy đâu đó có hình ảnh người Trung Quốc. Nhưng trong chiều sâu của hiện tượng ta sẽ thấy những ẩn ý thuần Việt. Chẳng hạn, tập tục tang ma của người Việt có đốt vàng mã, có tục “phụ bất bái tử”(cha không lạy con)…thì đã kết luận Việt Nam làm rập khuôn Trung Quốc thì thật quá vội vàng. Phải đặt điều đó trong suy nghĩ, tâm tưởng của người Việt nữa. Như ta đã học, người Việt vốn sống lạc quan, lạc quan đối với cả thế giới bên kia. Chết không phải là hết nên cần chuẩn bị cho cuộc sống khác. Thế là tục đốt vàng mã được giữ lại, đơn giản vì tục đó hợp với chúng ta. Tương tự, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng là lí do chi phối tục “phụ bất bái tử”. Nói như vậy để thấy rằng, khi chúng ta học Trung Quốc một điều gì thì nghĩa là vì điều đó hợp với tâm thức đã hình thành trước đó của chúng ta. Bên cạnh đó, ta còn có những nghi thức khác trong tang ma mà người Trung Hoa không có như tục mũ gai đai chuối và chống gậy khi đưa tang rất Việt Nam. Tục này hình thành xuất phát từ địa hình của Việt Nam. “Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối ngày nay đã lỗi thời, nhiều nơi đã bãi bỏ, còn tục chống gậy chỉ áp dụng đối với con trai tang cha (gậy tre) tang mẹ (gậy vông),vẫn còn ở nhiều địa phương.

Nguyên do: Đời xưa, đường đi lại còn hẹp, có khi còn phải leo núi cao, người mất dược chôn cất ở nơi xa khu dân cư, trong rừng núi, có nơi chôn ở triền núi đá có nhiều hang động. Đã có trường hợp, người con vì quá thương xót cha mẹ, khóc lóc thảm thiết, đến nỗi không kể gì đến sinh mạng của mình, đập đầu vào vách đá, khi leo núi đi về vì thương cảm quá mất cả thăng bằng ngã lăn xuống vực. Để tráng tình trạng trùng tang thảm hại đó, người ta mới đặt ra lệ phải quấn quanh đầu những vật liệu mềm, xốp để nếu va vấp đỡ gây tổn thương và đặt ra lệ phải chống gậy để đi đứng an toàn hơn. Vật liệu dễ kiếm nhất, giàu nghèo ai cũng có thể tự liệu được và ở đâu cũng có thể kiếm được để làm chất đệm, đó là rơm, lá chuối, dây gai, dây đay. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của một số người, dần dần trở thành phong tục phổ biến.

Vì ngày thường đi lao động ở đồng ruộng, núi rừng hoặc đi đứng đều mặc quần áo gọn bó vào người, đến khi có tang tế phải mặc áo dài rộng, dễ vướng gai góc nên phải có dây đai, tục đó cũng xuất xứ từ việc tránh nạn trùng tang.” (http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic ... sc&start=0)
Và còn rất nhiều ví dụ nữa, nếu để ý kĩ chúng ta sẽ tìm ra. Mọng mọi người đóng góp thêm để đề tài thêm phong phú
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngannt_ngo » Thứ 6 02/04/10 10:05

Đề tài của bạn rất hay, rất thú vị. nhưng có điều mình ko đồng ý khi bạn cho rằng Việt Nam là "bản sao" của Trung Quốc. Dù bạn có cho rằng đó là "sao một phần" đi nữa nhưng theo mình thì dùng từ "bản sao" ở đây là ko hợp lí. Nếu từ chỗ Việt Nam có được một số cái từ Trung Quốc (ví dụ như kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật nấu rượu..) mà bạn lại cho rằng đó là "bản sao" vậy thì hiện nay Việt Nam cũng đã học tập rất nhiều những kĩ thuật của các nước khác mà đặc biệt là khoa học kĩ thuật của các nước phương tây vậy thì cũng cho rằng Việt Nam lại là một bản sao của các nước phương tây à. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có nhiều cái học tập từ Việt Nam kia mà ( kiểu mái nhà hình thuyền chẳng hạn , tuy Trung Quốc cho rằng kiểu mái nhà này là ta bắt chước họ nhưng trên thực tế cho thấy kiểu mái nhà này đã có ở Việt Nam trước khi có ở Trung Quốc, và đây cũng chính là hình ảnh đặc trưng cho vùng sông nước của miền nam, mà tới khi Trung Quốc thực hiện quá trình nam tiến Trung Quốc mới ảnh kiểu mái nhà này của chúng ta (điều này bạn có thể tham khảo thêm trong cuốn Cơ sở Văn hoá Việt Nam của thầy Trần Ngọc Thêm)). và theo quan điểm của mình thì sở dĩ Trung Quốc thường cho rằng ta là "bản sao" ta bắt chước của họ là vì ta là một nước nhỏ bé, ít có tầm ảnh hưởng trên thế giới, còn họ thì như chúg ta đã biết họ luôn nổi tiếng với những cái " nhất" khi so sánh với các nước trên thế giới. đó là ý kiến của mình, các bạn hãy thảo luận vì đây là một đề tài rất thú vị.
RANDOM_AVATAR
ngannt_ngo
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/02/09 18:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi diep_vhhk2 » Thứ 6 02/04/10 11:10

Đúng thế Việt Nam không thể là bản sao của Trung Quốc. Tuy có nhiều điểm tương đồng về phong tục như tết Trung Thu, tết Đoan Ngọ nhưng chỉ giống về mặt cái tên thôi chứ bản chất thì khác hoàn toàn mà.
trong sự giao lưu tiếp biến văn hóa, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung hoa. Một phần là Việt Nam đã bị đô hộ hơn một ngàn năm Bắc thuộc, hơn nữa Việt Nam và Trung quốc rất gần nhau về mặt địa lý và điều kiện tự nhiên. Nên có phần ảnh hưởng và giao lưu là đương nhiên.Người Việt Nam và Trung quốc có nhiều nét tương đồng về mặt hình thức nhưng lại khác nhau về sắc thái tinh thần.Ngay trong tục tang ma thì
Trung quốc tin vào có kiếp sau họ nghĩ rằng sống sao thác vậy ở tren dương gian sung sướng thì cũng phải chuẩn bị cho cuộc sống dưới Âm thế sung sướng. Nhưng người Việt lại quan niệm khác. Người Việt cũng tin vào kiếp sau và trông chờ vào sự phù hộ của tổ tiên như ngườii Trung Quốc nhưng họ chỉ thực sự hi vọng được che chở không phải nhờ vào ngôi mộ đặt được nơi đất đắc địa. mà chủ yếu nhờ vào Âm đức, phúc ấm của tổ tiên. Tổ tiên sống nhân nghĩa thì con cháu được hưởng yên lành. Vì vậy Việt Nam có thể là ảnh hưởng, giao lưu với văn hóa Trung Quốc về mặt hình thức nhưng về mặt bản chất, sắc thái tinh thần là hoàn toàn khác nhau.
RANDOM_AVATAR
diep_vhhk2
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/03/09 17:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi meokhung » Chủ nhật 04/04/10 12:20

Con người luôn hướng đến cái đẹp, điều quan trọng là liệu cái đẹp đó có hợp với bản thân mình không. Sự phát triễn của lịch sữ văn hóa Việt Nam hiện nay không thể không nhắc đến sự góp mặt của văn hóa Trung Hoa,Trung Hoa là một trong những nền văn hóa Phương Đông lớn không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà nó còn ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn hóa khác, chứng tỏ nó có vị trí rất lớn đối với văn hóa nhân loại. Nếu như nói Việt Nam "bản sao" thì sao không nhắc đên các nước khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản.Chính vì vậy không thể dùng từ "bản sao" mà là tiếp thu những tinh hoa của văn hóa Trung Hoa.
Hình đại diện của thành viên
meokhung
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 6 21/11/08 11:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi mychung12011990 » Chủ nhật 04/04/10 19:44

Trải qua 1000 năm Phong Kiến, có nhiều cái nhìn không khách quan vì hầu hết đều nhìn nền văn hóa nước ta như một bản sao của Trung Hoa.
Thật sự là nền văn hóa chúng ta bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa nhưng không vì vậy mà nó trở thành bản sao. bởi vì nếu chúng ta tìm hiểu kĩ thì sẽ nhận thấy trong nền văn hóa nước ta là sự hỗn dung giữa văn hóa bản địa và sự tiếp thu nhiều nền văn hóa khác, trong đó có phương Tây, Ấn Độ và cả Trung Hoa. có thể nhận thấy nền văn hóa nước ta vô cùng linh hoạt không bảo thủ mà là tiếp thu có chọn lọc các tinh túy của các nền văn hóa khác, biến nó theo màu sắc của mình, làm giàu cho nền văn hóa của mình.
Khi nói là Việt Nam là bản sao của Trung Hoa, đều đó cũng khẳng định rằng Việt Nam không có cái riêng nhưng thật sự thì nền văn hóa Việt Nam có nhiều cái riêng mà văn hóa Trung Hoa không có.
RANDOM_AVATAR
mychung12011990
 
Bài viết: 77
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/03/09 11:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi trang Nguyen » Thứ 2 05/04/10 21:15

Ngoài việc đứng đầu thế giới về số dân, và thứ hai trên thế giới về diện tích đất, Trung Quốc còn có một nền văn hóa tồn tại và phát triển lâu đời, là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Nền văn hóa Trung Hoa đã gặt hái nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như: kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật, chữ viết… Văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đối với nền văn hóa của khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với Trung Hoa, nền văn hóa Việt Nam bước đầu có nhiều thay đổi trên các lĩnh vực như:. Về mặt xã hội có sự du nhập của tư tưởng phật giáo, nho giáo và đạo giáo ngày càng được củng cố và phát triển, nền giáo dục có nhiều đổi mới như tổ chức thi cử, thế tục, phổ cập bình đẳng. Đặc biệt, về ngôn ngữ, trên nền tảng chữ Hán người Việt Nam đã hình thành nên chữ Nôm, một loại chữ phổ biến ở Việt Nam trong thời Đại Việt. Các nghệ thuật ca múa, nhã nhạc, kiến trúc, điêu khắc hình Rồng, long mã, nghê.… cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Hoa.
Nhưng tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh đã vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.
Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam, song văn hóa Việt Nam vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng cho mình, nền văn hóa Việt Nam hòa nhập nhưng không hòa tan, cho nên không thể nói rằng Việt Nam là “bản sao” của Trung Quốc.
Năm 2010 không những là kỷ niệm 60 năm ngày Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, mà còn là năm hữu nghị Trung Việt, nên trong năm nay sẽ diễn ra nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị về văn hóa, thể dục thể thao, kinh tế v.v.
Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) mà đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
RANDOM_AVATAR
trang Nguyen
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:23
Đến từ: LONG AN
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi huongphank2 » Thứ 3 06/04/10 12:29

Mình cũng không đồng tình với vệc nói Việt Nam là "bản sao"của Trung Quốc. Trải qua 1000 năm Bắc Thuộc nước ta đã phần nào chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Đó không phải là sự “bắt chước” mà là sự giao lưu tiếp thu văn hóa có chọn lọc để phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của người Việt. Văn hoá Trung Hoa không chỉ ảnh hưởng đến nước ta mà còn ảnh hưởng đến các nước Châu Á khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên…
Giao lưu văn hoá giữa Trung Hoa và Việt Nam thể hiện ở nhiều mặt. Ở đây mình sẽ nêu ra một ví dụ: so sánh một phần nhỏ giữa kinh thành Huế ở Vệt Nam và kinh thành Bắc Kinh ở Trung Quốc.
Có nhiều ý kiến cho rằng: “kinh thành Huế là hình ảnh thu nhỏ của kinh thành Bắc Kinh Trung Quốc”, liệu điều này có đúng hay không?
Mình có thể khẳng định giữa kinh thành Huế và kinh thành Bắc Kinh về kiến trúc nhìn chung đều nêu bật triết học phương Đông như: âm – dương, kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Nhưng kinh thành Huế có mang phong cách kiến trúc rất riêng đó là “kiến trúc cảnh quan Việt Nam và nêu bật được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Viêt Nam”. Ví dụ như hình ảnh trước Điện Thái Hòa ta thấy phía trước điện 2 bên có hồ nước, có nhiều cây và hoa xung quanh (cho ta thấy được cảnh quan quê hương Việt Nam với hồ nước, mảnh vườn…)

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Điện Thái Hòa Huế

[/center]

Hình ảnh Điện Thái Hòa ở Trung Quốc thì ngược lại

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Điện Thái Hòa Trung Quốc

[/center]

Thứ 2 mình muốn nói về “Cửu Đỉnh” ở kinh thành Huế và thành Bắc Kinh Trung Quốc. Cửu Đỉnh có ý nghĩa chung để tượng trưng cho quyền lực vô hạn và bền vững của một triều đại, nhưng cái khác ở đây là:
Cửu Đỉnh ở Trung Quốc theo truyền thuyết thì sau khi Hạ Vũ chia thiên hạ thành chín châu (cửu châu), lấy đồng của các châu đúc thành chín đỉnh (cửu đỉnh), khắc tinh hoa phong cảnh chín châu vào Cửu Đỉnh (không có chạm khắc nổi), mỗi chiếc đỉnh tượng trưng cho một châu.
Còn Cửu Đỉnh ở Huế thì không phải để tượng trưng cho chín đời của vua nhà Nguyễn (vì đâu biết trước được nhà Nguyễn có bao nhiêu đời vua), mà số chín ở đây là do ảnh hưởng của triết học phương Đông (số 9 là số may mắn). Mỗi chiếc đỉnh được chạm khắc nổi 17 hình gồm những gì tiêu biểu của đất nước Việt Nam
từ Lạng Sơn xuống tận Cà Mau.

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Họa tiết chạm khắc nổi trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn[/center]

Còn rất nhiều điểm khác nhau giữa 2 kinh thành nhưng ở đây mình chỉ nói tiêu biểu về 2 ví dụ trên.

Mình còn tìm hiểu được một chút về kiến trúc kinh thành Bắc Kinh được xây dựng do bản vẽ của kiến trúc sư thời xưa Nguyễn An (người Việt). Ông là kiến trúc sư trưởng của kinh thành Bắc Kinh. Các công trình kiến trúc do Nguyễn An thiết kế và xây dừng ở Trung Quốc như: quảng trường Thiên An Môn, Thái Hòa Điên, Trung Hòa Điện, Bảo Hòa Điện…
So với Nam Kinh và các kinh thành trước đó của Tầu, hình dáng của Bắc Kinh biến từ vuông vức ra chữ nhật (biến dạng). Sự thay đổi này được đánh giá là do người vẽ kiểu (Nguyễn An) chịu ảnh hưởng tất nhiên của kiến trúc Việt Nam (từ thành Cổ Loa, được xây vào thời An Dương Vương (257-207 trước Công nguyên), có 3 vòng thành).
Điều này phần nào có thể trả lời cho luận điệu thưc dân văn hóa Tầu cho rằng người Việt Nam không có kiến trúc riêng mà chỉ "bắt chước" Tầu mà thôi.
RANDOM_AVATAR
huongphank2
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 17/11/08 12:58
Đến từ: vietnam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Thao Phuong » Thứ 5 08/04/10 0:47

Theo mình thì bạn Đạt làm đề tài này,rất là thú vị và rất có ý nghĩa,vì trước hết mình là dân văn hóa học,nên mình phải biết mình đang học nền văn hóa của mình hay của nước khác,những tư tưởng phản động và luôn luôn chứng minh,Việt Nam là bản sao của Trung Quốc là hoàn toàn phi lý
Dù Việt Nam từng bị Trung Quốc đô hộ gần 1thế kỷ,xong nước ta luôn bảo tồn được truyền thống cụ thể là: chúng không thể xâm nhập vào hệ thống làng xã của ta,chúng ta đã xóa hẳn chữ Hán khó hiểu chỉ bằng các thanh gạch,mà hoài nhập với thế giới với hệ chữ La Tinh,vì thế mà việc học chữ Quốc ngữ,tiếng Anh rất dễ,so với học chữ Hoa,Nhật...
Cũng có điều đúng là nền văn hóa nước ta có nhiều điểm giống Trung Quốc,song trên thực tế ta tiếp nhận nhưng trên hình thức chọn lọc và sáng tạo thành văn hóa dân tộc Việt Nam như những kiến trúc nhà mái cong,chữ viết....
Các bạn hãy đưa thêm ý kiến về vấn đề này!!!!!
RANDOM_AVATAR
Thao Phuong
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 06/11/09 21:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc hien » Thứ 5 08/04/10 3:13

Trong buổi đầu của lịch sử nhân loại, giao lưu và tiếp xúc văn hóa thường xảy ra như là kết quả của các hoạt động tiếp xúc khác giữa các cộng đồng người.Và sự giao lưu ngày càng tăng thêm và ngày càng phong phú. Điều đó nảy sinh biết bao câu hỏi xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giưã dân tộc và ngoại lai.Việt Nam ta đã học hỏi nhiều thành tựu của Trung Quốc, nhưng nếu nói rằng Việt Nam là “bản sao của Trung Quốc” thì không đúng. Bởi vì trao đổi và giao lưu một khi đã xuất hiện sẽ bị chi phối bởi những nhân tố truyền thống và bản sắc dân tộc.
Việt Nam ta tuy là nước trực tiếp bị lôi cuốn mạnh nhất vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Thế nhưng chúng ta đã vượt được khỏi vòng Hán hóa, giữ vững bản sắc của mình nhờ ý chí, sự nghiệp đấu tranh cùng tinh thần dân tộc được hình thành trong buổi đầu dựng nước. Ví dụ như “trọng nghĩa khinh tài” là một nét bản sắc đáng quý trong đạo đức của người Việt. Nho giáo tuy du nhập và ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến các nho sĩ, nhưng tư tưởng “trọng nghĩa khinh tài” không mất đi vẻ đẹp của nó, mà ngược lại còn được khẳng định thêm bằng lý luận. Hay khi tiếp xúc với Nho giáo người Việt Nam không hoàn toàn tiếp nhận một cách máy móc mà biết chối từ những tư tưởng tiêu cực, gia trưởng nặng nề, xem khinh phụ nữ của người Hán. Cụ thể như khi nói “ Công cha như núi Thái Sơn”, người Việt Nam không quên nói thêm “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Và với một đất nước có nền văn hóa lớn như Trung Hoa, ngoài sự ảnh hưởng của Nho giáo thì Việt Nam chúng ta còn ảnh hưởng bởi rất nhiều thành tố khác qua con đường tơ lụa và sự qua lại hữu nghị, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với Việt Nam. Như kỹ thuật xe tưới nước của Trung Quốc, kỹ thuật làm giấy, kiến trúc, dệt, thuốc Đông dược…được sử dụng ở vùng Giao Chỉ. Nhưng ở đây có một điều rất rõ rằng chúng ta không hề bắt chước mà còn có trong đó sự sáng tạo. Như việc làm giấy, chúng ta biết lấy vỏ cây mật hương làm nguyên liệu chế tạo ra loại giấy mật hương. Và một điều đặc biệt là thời kỳ Tùy Đường, kỹ thuật tiên tiến của các nước Đông Nam Á cũng ảnh hưởng đến Trung Quốc, như kỹ thuật chế tạo thủy tinh của Việt Nam cũng đã truyền sang Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật chế tạo thủy tinh của Trung Quốc…
Tuy sự ảnh hưởng và giao lưu văn hóa qua lại giữa Trung Quốc với Việt Nam còn rất nhiều điều để nói. Nhưng với những gì đã viết, mình muốn chứng minh rằng: chúng ta không phải là “bản sao của Trung Quốc”. Chúng ta tuy có học hỏi, tiếp xúc, giao lưu nhưng không hề đánh mất mình hay biến mình thành người khác.
Giao lưu văn hóa là kết quả của trao đổi và là bản thân của sự trao đổi. Vì bên cạnh sản xuất, trao đổi là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Chẳng ai muốn “bắt đầu lại từ đầu” và “làm lại mọi phát minh”, thế nên nhu cầu trao đổi, giao lưu văn hóa bao giờ cũng được đặt ra hết sức tự nhiên. Nhưng chúng ta phải luôn nhớ một điều là khi giao lưu với một nền văn hóa khác, chúng ta không quên giữ gìn bản sắc và tinh thần văn hóa của dân tộc mình. Để tôi và các bạn có thể tự hào rằng: người Việt Nam luôn là người Việt Nam…
RANDOM_AVATAR
ngoc hien
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/05/09 11:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 5 08/04/10 17:05

Một số ảnh hưởng của Việt Nam vào Trung Hoa mình tìm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của thầy Thêm là
*Trong tiếng Hán có 1 số chữ vay mượn các ngôn ngữ Đông Nam Á (gồm cả những tộc người của Việt Nam thời xưa) như
- chữ “giang” gồm bộ chấm thủy bên trái để chỉ nghĩa “sông nước” và chữ công (kung) bên phải để chỉ âm
- chữ đạo trong tiếng Hán bắt nguồn từ chữ gạo
- Chữ “đồng” trong tiếng Hán được phiên âm từ tiếng Tày “toong”. Đồ đồng Đông Sơn cũng đã ảnh hưởng sang Trung Hoa.
- Chữ “long” bắt nguồn từ chữ “krong/krông/klong” nghĩa là “sông nước”. Con rồng Trung Hoa cũng bắt nguồn từ Đông Nam Á cổ nhưng thu ngắn lại, giống thú, tính cách độc ác, dữ tợn
*truyền thuyết phương Nam đã tạo ra hình ảnh Thần Nông (trên cơ sở thành tựu dùng cây thuốc để chữa bệnh. Nhân vật thần thoại này đã được bổ sung vào kho tàng văn hóa Trung Hoa.
*triết lí Âm Dương
*thơ ca trữ tình (trước đó chủ yếu là văn xuôi)
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron