[VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi the yun » Thứ 4 24/03/10 23:32

Văn hóa Việt Nam và văn hóa nam Trung Hoa đều bắt nguồn từ nền văn hóa Đông Nam Á cổ, vì thế giữa hai nền văn hóa này tất sẽ có những điểm tương đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải chịu cảnh nghìn năm Bắc thuộc, nên rất nhiều phong tục, tư tưởng của Trung Hoa ảnh hưởng đến Việt Nam.
Mình cũng không tán đồng quan điểm Việt Nam là bản sao của Trung Quốc. Vì theo mình nghĩ, bản sao là một bản giống hoàn toàn với bản chính nhưng văn hóa Việt Nam không phải là văn hóa Trung Hoa. Việt Nam có những bản sắc riêng mà trong văn hóa Trung Hoa không thể nào có được, như ở Trung Hoa sẽ không bao giờ có câu "ba trăm một mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi", mà chỉ có câu "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"...
Người Việt Nam luôn luôn có tính sáng tạo và không bao giờ muốn rập khuôn Trung Hoa, vì thế không nên nói Việt Nam là bản sao. Mình nghĩ từ "tiếp nhận", "giao lưu" có thể sẽ phù hợp hơn.
nếu bạn thích cầu vồng thì hãy kiên nhẫn trước những cơn mưa
Hình đại diện của thành viên
the yun
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/01/09 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi bluesky » Thứ 5 25/03/10 11:11

mình cũng có cùng ý kiến với bạn the yun đấy :D
VN ta có một cái hay là trãi qua 1000năm Bắc thuộc thì tất yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa nhưng văn hoá THoa khi vào VN đã bị thay đổi rất nhiều không còn là nguyên bản của nó nữa.Phần là vì văn hoá Trung Hoa chất nam tính chiếm ưu thế mà VN ta chất âm tính nhiều hơn,thêm nữa là kết cấu làng xã của ta mang tính khép kín nên tất nhiên văn hoá bản địa vẫn là văn hoá gốc r!
RANDOM_AVATAR
bluesky
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 5 26/02/09 14:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi nguyenngocphuongloan » Thứ 6 26/03/10 9:47

Truyền thống dân tộc Việt Nam vốn thích giao lưu học hỏi, tiếp thu kiến thức của các nước bạn trên thế giới, không chỉ riêng ở Trung Hoa. Theo mình nghĩ cách gọi Việt Nam là “bản sao” của Trung Hoa là cách gọi quá nặng nề, gần như phủ định mọi nỗ lực mà ông cha ta đã dày công học hỏi, sáng tạo trong suốt thời đại lịch sử. Bởi vì, “bản sao” có nghĩa là giống nhau 100%.
Đất nước ta bị Trung Quốc đô hộ 1000 năm, trong khoảng thời gian ấy chúng đã cố gắng đồng hóa nước ta, từ việc đem sang những phong tục tập quán đến việc bắt nhân dân ta phải ăn mặc theo kiểu phương Bắc. Bởi vì, cái mặc là biểu tượng văn hóa dân tộc, nếu như việc này thực hiện được thì bước đầu chúng coi như giành được thắng lợi. Nhưng thực tế thì Trung Quốc vẫn luôn bị thất bại. Để chống lại giặc xâm lược, các vua thời Lý, Trần đã dạy cho cung nữ cách dệt vải, không dùng vải vóc của nhà Tống.
Một nét đặc biệt trong cơ cấu tổ chức của nước ta là “làng”. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, người Trung Hoa không thể nào với tay vào can thiệp làm thay đổi cơ cấu làng xóm cổ truyền nước ta. Các xóm làng vẫn như một thế giới riêng của người Việt, là nơi nuôi dưỡng và phát triển những tinh hoa văn hóa của dân tộc, giữ được những nét riêng của người phương Nam.
Việt Nam ta là một nước thuần nông nghiệp, nên cái chất nông nghiệp thể hiện rất rõ nét, nhất là qua trang phục. Người phương Nam sở trường trong việc sử dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật, là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng. Trước hết, đó là tơ tằm, cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang đã có từ rất sớm. Trong những di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới đây khoảng 500 năm như di chỉ Bàu Tró, đã thấy có nhiều dấu vết của vải có dọi xe bằng đất nung. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu, luôn gắn liền với nhau của người nông dân Việt Nam. (www.vietaz.com.vn). Người Trung Hoa xưa nay cũng đã luôn xem đó là những đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam. Trong chữ “Man” mà người Trung Hoa xưa dùng để gọi người phương Nam có chứa bộ “Trùng” chỉ con tằm. Từ phương Nam nghề tằm tang đã được đưa lên phương Bắc.
Vào thế kỷ XVI-XVIII khi mà tơ lụa Trung Quốc sản xuất với số lượng nhiều đã chiếm lĩnh thị trường thế giới, thì tơ lụa Việt Nam vẫn được đánh giá cao do chất lượng của nó.
Năm 1749, một người phương Tây là Poivre nhận xét: “ Tơ lụa Đàng Trong so với Trung Quốc thì hơn hẳn về phẩm chất và sự tinh tế, tơ đẹp nhất là vùng Quãng Ngãi,người Trung Quốc mua rất nhiều và kiếm lời được từ 10%-15% (www.vietaz.com.vn).
Một mặt hàng đặc sản của Việt Nam vào thế VI đó là vải tơ chuối. Kỹ thuật đó đã đạt đến trình độ cao và rất được người Trung Quốc ưa chuộng. Họ gọi vải này là vải Giao Chỉ, từ thân chuối xé như tơ dệt thành vải, dễ rách nhưng rất đẹp, màu vàng nhạt, loại vải này rất mịn, rất hợp khi mặc vào mùa nóng.
Ngoài ra, Việt Nam ta còn sản xuất rất nhiều loại vải bằng đay, gai, bông. Kỹ thuật trồng bông dệt vải từ phương Nam du nhập sang Trung Hoa vào thế kỷ X-XI, vải bông trở thành mốt, đến nổi người Trung Hoa đương thời kêu là “vải bông mặc kín cả thiên hạ”.
Mặc dù bị đô hộ và đồng hóa nhưng dân tộc Việt Nam vẫn cố gắng giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc. Nếu người phương Bắc vào mùa lạnh chọn da thú làm trang phục tránh rét thì người phương Nam chọn cách đơn giản và rẻ tiền như mặc nhiều áo lồng vào nhau, hay may độn bông vào áo cho ấm như: áo bông, áo mền. Người Phương Nam ta còn dùng loại áo bằng lá gồi, gọi là áo tơi mặc đi làm đồng vừa tránh rét, tránh mưa, vừa tránh gió.
RANDOM_AVATAR
nguyenngocphuongloan
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 12/03/09 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lethihang » Thứ 6 26/03/10 21:02

Trải qua 1000 năm Băc Thuộc nước ta đã phần nào chịu ảnh hưởng cúa văn hoá Trung Hoa, chịu ảnh hưởng một cách tự nhiên hoặc cưỡng bức,điều đó thì không ai có thể phủ nhận được. Thế nhưng không phải vì thế mà nói:"Việt Nam là bản sao của Trung Quốc", mình cũng theo ý kiến của bạn nguenngocphuongloan là đã nói là bản sao là phải giống nhau 100%.trong 1000 năm Bawsc thuộc đó nước ta đã có tiếp thu những yếu tố văn hoá nhưng không hề tiếp thu nguyên vẹn mà nước ta tiếp thu một cách sáng tạo, như từ chử Hăn cổ nước ta đã tiếp thu học hỏi và sau một thời gian sáng tạo ra một loại chử riêng cho dân tộc mình đó là chữ Nôm. Việt Nam chúng ta về mặt văn hoá có rất nhiều nét tương đồng với văn hoá Trung Hoa từ kiến trúc, phong tục, lễ hội....Những nét tương đồng đó có lẽ là là đã ảnh hưởng của Trung Quốc trong 1000 năm sống chung trên một mảnh đất, uổng chung một dòng nước, và giờ đây những ảnh hưởng đó còn thể hiện rõ nét như ta tiếp thu các lễ hội của TQ như: tết Nguyên Đán, Tết Hàn Thực, Tết ĐOan Ngọ, Tết Thanh Minh, Tết Trùng cửu.... Và có người cũng cho rằng áo dài Việt Nam là sự mô phỏng theo chiếc áo Xường Xám của Trung Hoa, điều này chưa có một lí giải chính xác xem đó có phải là tiếp thu từ Trunh Hoa hay không? Và hơn thế nữa ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam còn trên lĩnh vực Phâtj giáo,văn học, hội hoạ, nghệ thuật, võ thuật....Mặc dù Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng từ TQ nhưng không phải vì thế mà nói Việt Nam là bản sao của Trubng Hoa được. Dàu ảnh hưởng nhưng ta vẫn giữ được nét riên của mình và còn những cái rất Việt Nam
RANDOM_AVATAR
lethihang
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 3 03/03/09 20:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi trieuvhhk02 » Chủ nhật 28/03/10 15:02

Bản sao, photo, coppy thì so với bản gốc đều giống y nguyên, không thể nào có sự khác biệt.Nếu như nói Việt Nam là "bản sao của Trung Quốc" thì theo tôi là rất quá đáng... :!: Làm gì có chuyện đó được. Trong thời buổi hội nhập, giao lưu để phát triển thì chuyện học hỏi, trao đổi kinh nghệm, kiến thức là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng ở đây là nước ta cũng như tất cả các nước khác khi giao lưu đều tuân thủ đó là: học tập trên cơ sở có chọn lọc, sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện của nước mình chứ không thể làm theo y nguyên được. Nếu vậy thì làm gì có chuyện " Việt Nam là bản sao của Trung Quốc", kể cả từ xa xưa cho đến nay. :!:
Trong thế kỉ XXI trên cơ sở phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt" láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" Việt Nam và Trung Quốc sẽ đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Điều đó cho thấy sẽ có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. :!: Trung Quốc ít nhiều gì cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ Việt Nam. :!: .
RANDOM_AVATAR
trieuvhhk02
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 5 07/05/09 15:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lovely_2509 » Chủ nhật 28/03/10 16:43

Theo mình nghĩ nói Việt Nam là "bản sao"của Trung Quốc thì điều đó là không chính xác.Các bạn thử nghĩ xem "bản sao"thì cũng như là copy nếu nói là copy thì nó sẽ ra dạng như dạng mẫu ban đầu..Việt Nam giao lưu tiếp biến văn hoá trung quốc.đó chính là chúng ta giao lưu văn hóa,tiếp nhận nhưng có sự sàng lọc và sáng tạo.Việt Nam là như vậy luôn luôn tiếp nhận những cái mới nhưng luôn sáng tạo theo hướng phù hợp với đất nước.ví dụ như chúng ta cũng đã tiếp nhận nho giáo của trung quốc nhưng nho giáo của việt nam không khắc nghiệt như nho giáo trung quốc và còn nhiều vấn đề khác như ẩm thực,thời trang,...ý kiến cuối cùng của mình là mình nghĩ nói Việt Nam không phải là "bản sao"của Trung Quốc.
RANDOM_AVATAR
lovely_2509
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 11:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIAO LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi nguyenhoale » Thứ 3 30/03/10 8:55

Nếu một người nước ngoài nghiên cứu không kĩ về Việt Nam và nhìn không bao quát hết các khía cạnh văn hóa vật chất,tinh thần phong phú của Việt Nam có thể dễ dàng đi đến kết luận "Việt Nam là bản sao của Trung Quốc". Nhưng thật ra kết luận này cũng đã trở nên khá lỗi thời rồi. Vì ngày nay Việt Nam đã có một vị thế trên thế giới, tuy chưa thể nói là cao nhưng chắc chắn được quan tâm chú ý đến nhiều hơn. Do đó mà nhiều người đã nghiên cứu kĩ hơn về đất nước, con người, văn hóa của dân tộc Việt và khẳng định những nét văn hóa riêng biệt không bị trộn lẫn với bất cứ một dân tộc nào của Việt Nam.
Dĩ nhiên khi nói như vậy mình không có ý phủ nhận những yếu tố văn hóa của Trung Quốc mà dân tộc ta đã tiếp nhận qua quá trình chung sống lâu dài, liên hệ lẫn nhau hòa bình cũng như chiến tranh). Có, văn hóa Việt có tiếp nhận rất nhiều yếu tố văn hóa Hán nhưng với tinh thần dân tộc cao, cùng sự linh hoạt, sáng tạo của mình ta đã có rất nhiều biến đổi cho phù hợp với điều kiện dân tộc. Đó là nguyên nhân vì sao 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ ta vẫn không hề mất nước (không một dân tộc nào trên thế giới có thể làm được) mà những giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn được bảo quản và lưu giữ cho đến ngày đất nước giành được độc lập. Làng, văn hóa làng là điều đáng tự hào của dân tộc ta. Đối với người Việt dù là sống trong giai đoạn lịch sử hay môi trường xã hội nào thì tâm thức về hình ảnh về một làng quê thanh bình, ấm cúng tình người, với cây đa, giếng nước, sân đình vẫn tồn tại. Chính nhờ những làng như thế mà văn hóa Việt không bị văn hoa Hán đồng hóa dù có là 1000 năm hay hơn thế nữa. Nhưng cũng thật tiếc là hiện nay với xu hướng hội nhập, quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa, mô hình văn hóa làng xã khép kín như xưa không còn nhiều nữa.
Nói gì thì nói mình vẫn khẳng định một điều chắc chắn rằng văn hóa Việt Nam không phải là bản sao của văn hóa Trung Hoa cũng rõ rãng như nước VIệt Nam không phải là đất nước Trng Quốc vậy.
RANDOM_AVATAR
nguyenhoale
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 24/02/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi phuongvhh » Thứ 5 01/04/10 8:12

Mình cũng đồng ý với các bạn rằng Việt Nam không hoàn toiàn là bản sao của Trung Hoa mà đó là sự giao lưu tiếp biến văn hóa theo một hình thức khác. Việt Nam cũng có những nét riêng của Việt Nam.Tuy Việt Nam có tiếp nhận rất nhiều yếu tố văn hóa Hánnhưng tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo, linh hoạt, biến đổi phù hợp với điều kiên của dân tộc mình.Chính vì vậy Việt Nam 1000 năm bi phong kiến nhưng vẫn không hề mất đi những giá trị văn hóa truyền thống mà ngược lại còn được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngay nay :!: :roll:
RANDOM_AVATAR
phuongvhh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 12/05/09 16:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi PThinh » Thứ 5 01/04/10 11:03

chủ đề này cũng khá là "hot" hiện nay đó các bạn ơi!
vấn đề này thì mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau,nhưng theo mình thì mỗi nền văn hoá có một nét đặc sắc riêng của nó,chúng ta không thể nói van hoá Việt NAm là "bản sao" của vă n hoá Trung Hoa được,vì nếu qui đồng như thế thì chẳng khác nào chúng ta không có bản sắc văn hoá riêng phải không các ban?
thực sự thì cach nói bản sao làm cho mình "tự ái dân tộc"quá đi mất,đồng ý là Trung Hoa đã có hơn 1000 năm đô hộ chúng ta nhưng khôg thể phủ nhận một điều rằng chúng ta vẫn có những bản sắc văn hoá độc đáo riêng của mình!ví dụ việc sáng tạo ra chữ Nôm đó thì sao???hehehe
hi vọng các bạn cũng có ý kiến như mình thui!!!
:D
RANDOM_AVATAR
PThinh
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 08/05/09 10:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] GIAO LƯU VH GIỮA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi dollarrua » Thứ 5 01/04/10 19:47

mình nghĩ quá trình tiếp biến văn hoáTQ diễn ra trong thời gian dài ,nước ta đã tiếp thu một cách có chọn lọc văn hoá TQ-một nền văn hoá đã ảnh hưởng rất lớn lên các nền văn hoá trong khu vực cũng như trên toàn thế giới . Việt Nam đã có nhiều sản phẩm quí như các loại thuốc , loại vải làm băng sợi chuối rất đươc ưa chuộng ngoài ra còn có công trình sư Nguyễn An một người nước Nam đã thiết kế quảng trường Thiên An Môn -quảng trường lớn nhất thế giới .Việt Nam có những nét đặc sắc văn hoá riêng đậm đà bản sắc dân tộc
RANDOM_AVATAR
dollarrua
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 7 09/05/09 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron