Cuộc sống của các thành viên trong gia đình Hàn Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Cuộc sống của các thành viên trong gia đình Hàn Quốc

Gửi bàigửi bởi La duy tan » Thứ 4 19/11/08 0:07

Nhóm sinh viên - lớp Hàn Quốc 1/05, Khoa Đông Phương Học
Hà Văn Ninh
Lê Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Lệ Sa
La Duy Tân

(Bài dịch từ quyển “한국문화와 한국인” (국제한국학희 지음)- “Văn hóa và con người Hàn Quốc” (Hội hữu nghị quốc tế về Hàn Quốc học)

[center]Cuộc sống của các thành viên trong gia đình, nét đặc trưng trong xã hội Hàn Quốc[/center].

[justify]“ Người cha muốn chết, con trai con gái thích đi chơi, người già bất an”

Mùa xuân năm 1997, người ta nhìn thấy một tấm biểu ngữ được viết giống như câu trên trước một nhà hát kịch quốc gia trên núi. Phải chăng điều đó nhằm chỉ trích và thức tỉnh chúng ta về hình thái gia đình quá nhiều vấn đề nảy sinh gần đây trong nước. Là một người nghiên cứu gia đình học cũng như là người đang sống chung với gia đình mình, khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn về dáng vẻ gia đình hiện tại. Cũng do đó tôi nghĩ đến nhiều hơn nữa về gia đình trong xã hội Hàn Quốc cũng như là cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đồng thời tôi cũng muốn thêm một câu vào biểu ngữ trên, đó là:

“ còn người mẹ thì phải chịu đựng”

Khi nói đến “gia đình” lúc nào tôi cũng thấy trong lòng trĩu nặng. Và mỗi khi nghĩ đến vận mệnh của từng người bao hàm trong đó, không biết tại sao bao nhiêu xúc cảm cứ đôi lần cuộn lên, đó là sự ấm cúng cảm nhận một cách êm đềm, sự biết ơn, thương nhớ, quyến luyến, hối tiếc, cũng như tất cả những nổi lòng không diễn tả được, những bực dọc luôn bên cạnh nhưng cứ làm như vô cảm. Cho nên thậm chí mọi người không cùng sống chung một chỗ thì cứ như vẫn được sống hằng ngày trong một gia đình.
Gia đình thì lúc nào cũng được cảm nhận như thế. Khi ta nghĩ về từng thành viên trong gia đình, chúng ta chẳng nghĩ ngay ai đó tên là gì mà nghĩ ngay đến danh xưng của họ trong gia đình mình. Và danh xưng đó luôn là tên gọi chỉ sự quan hệ cụ thể giữa mọi người. Các danh xưng như ba, mẹ, anh, chị, em cũng như việc ai là con gái của ai, ai là con trai của ai, ai là anh, chị hay em của ai…không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa khi gọi các cá nhân trong gia đình. Cho đến tận ngày nay, vô số những từ danh xưng như vậy hàm chỉ đến cuộc sống của từng cá nhân trong gia đình bắt buộc phải thế nào chứ không ai nghĩ nó dùng chỉ cuộc sống cá nhân của họ. Đối với chúng tôi gia đình là một tập hợp nhiều người như thế. Khi nghĩ đến “tôi” hay đích danh tên gia đình tôi, thì người ta thường cho rằng tôi và gia đình tôi cùng có chung một ảnh hưởng tập thể. Không có nhận thức đó ra thì chẳng còn gì là quan trọng nữa. Nếu tôi tốt thì gia đình tôi cũng được thơm lây, từng thành viên trong gia đình sẽ mang trọng trách là đại diện quan trọng trước gia đình đối với những người ngoài gia tộc. Một đứa trẻ trong một gia đình nào đó phạm lỗi thì ba, mẹ hay anh em trong nhà của nó có thể gánh trách nhiệm, còn người cha là người chịu trách nhiệm cho vị thế toàn gia đình trong xã hội nên cũng là người quyết định những vấn đề xã hội của gia đình. Khi có việc gì không giải quyết được thay vì nói là “gia đình tôi”, ông ấy sẽ nói là “tôi” và như vậy gánh tất cả bao nhiêu những cảm xúc, cũng như trách nhiệm xã hội. Cho nên, khi ông ấy nói chữ “tôi” cá nhân đó còn đồng nghĩa với cuộc sống của cả gia đình.
Thường thì gia đình được định nghĩa là “ tập hợp những người cùng có chung một quan hệ thân tộc huyết thống và hôn nhân vì ích lợi chung của cộng đồng”, ý nghĩa đó luôn được cân bằng giúp cho chúng ta nền tảng cơ bản vững chắc trong cuộc sống bản thân. Tuy nhiên, người ta vẫn đặt nghi vấn rằng nếu như từng thành viên một rời bỏ gia đình để sống cho mục tiêu cá nhân thì khoảng thời gian đó được độ bao nhiêu phút bao nhiêu giây, và gộp tổng thời gian đó lại thì họ có được bao nhiêu cho lợi ích cá nhân của sự tự do này. Hay liệu rằng chúng ta đã quá quen với lối nghĩ phải sống hoàn toàn cho gia đình nên sự đòi hỏi cho lợi ích cá nhân được xem như tội lỗi. Hơn nữa, bản thân chúng ta đã cống hiến quá nhiều từ cuộc sống cá nhân (như cung ứng về tiền của, giấu đi cảm xúc riêng tư vâng vâng.), biết đâu một lần nữa chính bản thân chúng ta lại không cảm thấy mất tự do khi gắn kết cuộc đời mình vào điều đó. Đây chính là nét đặc trưng trong xã hội Hàn Quốc.
Tuy nhiên, gần đây khi xem xét lại câu hỏi này, tính từ một người trưởng thành trong gia đình như tôi cho đến những thành viên khác thì những người chúng tôi nhận được gì không phải từ gia đình, hay như một thành viên gia đình như tôi có mang đến ý nghĩa gì cho các thành viên trong một gia đình khác, cuối cùng cái gọi là gia đình đó là thứ gì trong cuộc sống cá nhân tôi. Để giải đáp cho câu hỏi này thì trước tiên bạn hãy quan sát cuộc sống của từng thành viên gia đình.

Cuộc sống của người cha.

Đó là giấc mơ của những đứa trẻ về một người cha không thể nào có thật, là một giấc mơ không thể nào thực hiện vì những tham vọng, một hình tượng người cha ấm áp thay cho một sự hờ hững, một hình tượng người cha lúc nào cũng bực dọc, than phiền bằng một sự mạnh mẽ như một trụ cột, một người cha nghiêm khắc nhưng lại tình cảm và đáng yêu
Trích tiểu thuyết “ người cha” của nhà văn Kim Jung Hyon (1996)
Đây cũng là cuốn tiểu thuyết được dựng thành một bộ phim với nhiều tình tiết cảm động, bên cạnh đó cũng có nhiều lời bình luận khen chê. Một người cha trung niên chợt nhận được thông báo “ung thư” khi vừa hiểu ra được trách nhiệm của bản thân mình. Và hình như chỉ khi đứng trước cái chết thì người ta bỗng trở nên thèm sống. Và kết thúc quyển tiểu thuyết là sự ra đi vĩnh viễn của một người cha để lại vợ và những đứa con đã cố hết sức để giành giật cuộc sống của ông với thần chết. Nhưng hình như đó chưa phải là kết thúc thật sự mang tính kịch tính mà là câu chuyện của những con người bình thường phải chấp nhận một cái chết đến quá sớm trước người thân, nhất là khi cái chết ấy là kết quả của căn bệnh ung thư đang rình rập quanh cuộc sống chúng ta. Vậy điều khiến chúng ta phải cảm động là gì nhỉ? Phải chăng đó là vì tiếng thở dài của một bờ vai chưa thể san sẻ phần nào những nhọc nhằn với những người ở lại, bờ vai của một người cha đã từng phải trăn trở với cuộc sống? Qua tiểu thuyết này, chúng ta còn cảm nhận được nỗi đau ập đến bất ngờ bằng một cái chết đến sớm cho một người vẫn còn ấp ủ những ước mơ chưa thực hiện cùng với tình yêu thương gia đình, lòng tự trọng, và trách nhiệm
Người cha trong tiểu thuyết này đứng trước cái chết đã một mình thì thầm. ông mong có thể quay lại cuộc sống trước kia để cố gắng hơn nữa.
“Đó là cuộc sống không có gì thiếu thốn với lũ con của tôi dù chắng có gì là cao sang, để tôi có thể tìm được một công việc cho đàng hoàng và làm việc chăm chỉ để vượt qua cái nghèo. Tất cả những thứ ấy là khát vọng của tôi và từ những khát vọng ấy tôi đã kiêu hãnh mà sống. Còn những nghĩa vụ của người cha đối với con cái và gia đình….đã có những ngày mệt mỏi, có những ngày yên bình, và cũng có những ngày vui…và dĩ nhiên kỉ niệm không thể tự làm vui chình mình…lại cũng có những ngày bạn bè, rượu chè không mời mà vẫn tới…bây giờ cận kề bên cái chết với nỗi đau này tôi chỉ còn biết cầu nguyện để có thể giữ tới cùng lòng tự trọng mà tôi từng có.Bây giờ dù có đau đớn hơn chăng nữa thì bản thân tôi cũng không được quỵ ngã. Lần cuối cùng, tôi không muốn để các con tôi bị tổn thương bởi hình ảnh một người cha tầm thường.
Bờ vai người cha vẫn chưa trút được gánh nặng dù là giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Làm sao để gánh bớt gánh nặng mà cha không thể từ bỏ được cho đến giây phút cuối, làm sao để xóa bỏ đi cái từ “ người cha” như xóa bỏ sự yếu đuối của con người. và như thế ba tôi đã trút hơi thở cuối cùng
Đó là câu chuyện về vai trò trụ cột của người cha trong gia đình. Tuy nhiên đó còn phụ thuộc vào cấu trúc kinh tế của mỗi gia đình, nó là kết quả của sự phân công lao động trong mỗi gia đình, là sự ưu trội về khả năng sinh kế của nam và nữ. Nhưng thường người ta vẫn nghĩ người cha luôn đóng vai trò quan trọng về kinh tế trong gia đình, và hiển nhiên người mẹ giữ vai trò trong đời sống tình cảm. Ngày xưa khi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì người đàn ông luôn là người chịu trách nhiệm trong chuyện sinh kế của gia đình, nhưng khi công nghiệp hóa nền kinh tế thì điều đó cũng thay đổi hoàn toàn theo mỗi gia đình. Tuy nhiên cái suy nghĩ người đàn ông đóng vai trò như thuyền trưởng của con tàu gia đình từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức của xã hội xưa và nay.
Cùng với điều đó, gần đây với các cặp vợ chồng kiểu mẫu thì người đàn ông còn tham gia vào việc nhà và giáo dục con cái. Xã hội bây giờ đòi hỏi vai trò của đàn ông lớn hơn trước kia. Điều đó đồng nghĩa với việc các cô gái thường mong mỏi ở đấng mày râu đại loại như “một danh nhân thành đạt, một người chồng lý tưởng, một người cha (người bạn) tốt”. Theo sự mong đợi đó mà bờ vai người đàn ông càng trở nên nặng gánh hơn. Vì vậy mà từ khi còn trẻ, các đấng nam nhi phải dành hết thời gian để thực hiện những hoài bảo riêng của mình. Vì những người cha bước vào tuổi trung niên có xu hướng giảm sự tập trung cho công việc cá nhân mà thường dán mắt vào những chuyện đại loại như làm sao để nuôi con tốt, dạy con ngoan. Tuy nhiên , kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ người đàn ông không hiểu được tâm lý người thân trong gia đình là không nhỏ.
Tôi bắt gặp hình ảnh người cha như thế trong hình ảnh của ba tôi. Người cha trong tiểu thuyết không may mắn phải đón nhận cái chết sớm hơn những người cha khác, đã trăn trở vì chưa thể san sẻ với những lo âu của người thân nên mong muốn thời gian quay trở lại.Hình ảnh người cha đó chính là hình ảnh của cha tôi. Ở đây chúng ta cần phải suy ngẫm thêm một điều nữa. Ngoài những trách nhiệm mà người cha phải gánh vác, họ còn có cuộc sống cá nhân. Cuộc sống cá nhân ấy gắn với những ước mơ, những chán nản hay còn gắn với những hoài bảo, những tham vọng vì trách nhiệm làm cha cho đúng với kiểu mẫu mà xã hội đã đặt ra. Họ chỉ thực hiện được một phần. Một câu hỏi đặt ra là người cha có nhất thiết phải từ bỏ bản thân mình để đảm bảo sự sinh tồn của gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

Cuộc sống người mẹ cũng như người con dâu.

Nếu bảo tôi phải viết về mẹ thì tôi không có gì để viết. Mẹ của tôi không phải là một quý bà có học vấn cao hơn người khác, cũng không phải là nhà vận động nữ quyền nổi tiếng trong xã hội. Nhưng lúc nghĩ đến khuôn mặt mẹ, không hiểu sao những kí ức đau buồn cũng như thân thiết lại lần lượt ùa về nhiều đến thế? Giống như nhiều người phụ nữ trong gia đình trung lưu tại đất nước này, đối với người mẹ đã sống cuộc đời một phụ nữ bình thường một cách dịu dàng lẫn ấm áp, tôi mới cảm nhận được cuộc sống của mẹ thật quan trọng.
- trích tiểu thuyết “người mẹ” của nhà văn Kang Myung Ja, năm 1990.
Đó là một đoạn trích của một người con gái hiện là giáo sư một trường đại học khi nghĩ về người mẹ của mình. Dường như ai cũng có thể chia sẽ với cảm xúc dâng lên nhẹ nhàng khi nói về người mẹ như thế. Mẹ của tôi cũng sống qua từng ngày từng ngày như thế. Người phụ nữ sinh ra đời với lý cho chủ yếu là được làm một người mẹ (dĩ nhiên họ không thể có sự lựa chọn khác xét về mặt sinh học). Nói như thế không có nghĩa ở đây đề cập đến chuyện người đàn ông không trở thành người cha được, chẳng có ai đặt nghi vấn về chuyện một người phụ nữ đóng vai trò là mẹ của những đấng mày râu rằng người mẹ đó chiếm bao nhiêu thời gian trong cuộc đời họ, sự yêu thương cũng như tất cả những mong mỏi dồn tụ mà người mẹ dành hết cho họ. Và tôi thiết nghĩ chắc chắn cuộc sống của người mẹ hay người vợ có sự gắn bó với nhau, ngoài việc họ có điểm chung là cùng sống cuộc đời phụ nữ ra, vai trò của họ còn một cái bóng bên cạnh những quyền uy và sức mạnh tuyệt đối của người cha trong gia đình.
Phần lớn những người mẹ bản thân đều trải nghiệm vô số những biến đổi trong cuộc sống hôn nhân của mình. Dĩ nhiên lúc đó họ chưa phải là một người mẹ nhưng họ vẫn không cách nào thực hiện được nhiều giấc mơ mà mình ấp ủ trước khi kết hôn do bị ràng buộc bởi việc làm vợ. Nhìn lại 20 năm qua, khi phải quan sát tất cả những việc nhà vợ mình làm, tôi mới thấy được trách nhiệm nặng nề của mình khi đã rời xa nhà ba mẹ. Người vợ sinh ra những đứa con(việc sinh con trai hay con gái rất quan trọng, sự mong mỏi một đứa con trai khiến người vợ trải qua một triệu chứng gần như sụp đổ về tâm lý) và khi vừa nuôi chúng khôn lớn vừa nghĩ về thân mẫu của mình, người vợ lại rơi nước mắt. Dần dần sự chín chắn mang dáng vẻ người mẹ trong họ lớn dần cả về sắc diện lẫn tâm hồn.
Những đứa con lớn lên, người chồng dần đảm những công việc xã hội và cứ bận bịu suốt cả ngày. Người mẹ phải bắt đầu công việc mỗi ngày trước tất cả mọi người trong gia đình và khi mọi người đã trở về nhà thì người mẹ mới chấm dứt công việc lao động nặng nhọc của mình, người mẹ còn là người luôn mang trong lòng nỗi khổ tâm cũng như lo lắng vì “gia đình mình” lỡ như có ai trong gia đình đụng chạm với người khác hay có ai đó đau yếu chỗ nào. Người vợ còn giúp đỡ người chồng an tâm trong công việc, ở nhà sẽ tham gia vào việc làm Kimji luân phiên mà không hề than oán, thậm chí để có tiền cho các con học thêm người vợ còn tìm đọc báo cần người giúp việc nhà. Người mẹ vì lo lắng cho gia đình còn thường một tay cầu khẩn tại các chùa hay nhà thờ cũng như nhà của các thầy cúng mudang.
Vào tháng 5 năm 1997, bộ phim truyền hình có tên là “ người phụ nữ ăn cơm một mình” được phát sóng theo một dự án đặc biệt của đài SBS. Vai chính của bộ phim là một người mẹ hy sinh cho chồng con cùng đứa con gái tỏ ra xem thường mẹ của mình và quyết đấu tranh để không phải sống cuộc sống như thế. Người mẹ làm những bữa ăn cho gia đình và gia đình khi ăn thức ăn đó, mà không phải thức ăn vì thứ dinh dưỡng mà người mẹ cho vào trong bữa ăn được bà bày lên trên bàn là một nữa cuộc đời của bà, đó chính là mồ hồi nước mắt của người mẹ. Cả gia đình đã rất biết ơn vì điều này. Nhưng thời gian càng trôi đi, số người ăn trên chiếc bàn ăn đó càng giảm dần. Người chồng suốt ngày mãi mê với công việc bên ngoài, đứa con trai đi du học và đứa con gái không ưa mẹ, dán mình với công việc ở công ty…Bây giờ việc người mẹ tự làm bữa ăn của mình bằng việc cho một vóc cơm vào chén nước lạnh và ăn là chuyện rất bình thường. Sau đó, bà tự nhận là do lỗi của mình và nghĩ trách nhiệm hoàn toàn là của mình nên cuộc sống của bà mới trở nên như thế, đồng thời đứa con gái muốn có cuộc sống khác với mẹ của mình qua cuộc hôn bình đẳng phải tình cảnh quá sức chịu đựng với một người phụ nữ trong cuộc hôn nhân này. Đó là bộ phim mà bi kịch của những người phụ nữ muốn xây dựng cho mình một tổ ấm nhưng cuối cùng vẫn không thể đạt được khiến bi kịch bị đẩy lên đến tận cùng giới hạn của nó.
Chúng ta thường nói câu “gia phụ chuyên chế” để chỉ đến uy quyền và sức mạnh của người cha, người bảo vệ trong quan hệ gia đình, nhưng nhiều người lại phủ nhận vai trò của người vợ trong quan hệ đó, người có vị trí thiệt thòi nhất nhưng lại mang nhiều nghĩa vụ không giới hạn nhất đó. Nếu cần phải nói thêm vào điều trên, ta nói đến việc người phụ nữ phải sinh con đẻ cái, gánh trọng trách việc trong nhà và lúc kết hôn thì gọi là “về nhà chồng” , thì chúng ta sẽ cảm thấy sự gian truân không đời nào thoát khỏi của thân phận người vợ qua câu chữ này.
Tất cả những điều buồn khổ và cơ cực đó là những gì tạo nên cuộc sống của một người vợ. Theo đó, vì con cái, người vợ phải có sự nhẫn nại mạnh mẽ, bằng sự cống hiến và yêu thương mạnh liệt cho gia đình mình, bằng niềm vui và giá trị của việc làm mẹ, và còn bằng trách nhiệm giữ cho cuộc sống không quỵ ngã…Nhưng còn cuộc sống riêng của họ nằm ở đâu? Một chút khát vọng đòi hỏi cho cá nhân và niềm vui riêng tư nữa? Cuộc đời của người mẹ có thể gánh vác hết tất cả những thứ như thế hay sao? Vấn đề ở chổ là chúng ta phải nghĩ xem những đứa con có biết nhớ ơn và trân trọng để người mẹ đã từng hi sinh cả đời đó có thể tự hào vì mình đã sống một cách thành công.

Cuộc sống của con trai và con gái

Tám anh chị em chúng tôi sinh ra và lớn lên, được nuôi nấng trong vòng tay yeu thương của ba mẹ những người đã trải qua tuổi trẻ gian lao đến đau lòng luôn luôn gánh vác tất cả những rủi ro, lúc nào cũng nghiêm nghị và tuyệt đối không bao giờ cho chúng tôi thấy bất cứ một sai lầm nào. Vì vậy cho đến tận bây giờ tôi vẫn không dám nhìn thẳng vào mắt ba mẹ, luôn luôn rụt rè và không bao giờ nói một thô lỗ nào.
- Trích tiểu thuyết “tấm lòng người cha” của nhà văn “Kim Kyong Eon” -
Tôi không biết đây có phải là một câu chuyện quá cường điệu hoá hay không nhưng đại đa số những đứa con đã trưởng thành đang sống trong thời đại hôm nay đều có phần nào đó mang suy nghĩ như trên. Theo bảng điểu tra câu hỏi đối với 1621 thanh thiếu niên trên toàn quốc vào lần trước thì đại đa số những học sinh trung học khi được hỏi rằng điều gì làm chúng sợ nhất khi thành tích học tập sa sút thì chúng đều trả lời rằng “tôi lo sợ nhất là sự thất vọng của bố mẹ ( Nhật báo Đông Á, ngày 07-09-1994 ). Thì ra đối với con cái cha, mẹ là như vậy. Tình yêu thái quá của cha mẹ đối với đứa con đầu long hay những đứa con chậm phát triển của họ thì đến một ngày đó tình yêu ấy gần như trở thành gánh nặng đối với con cái. Một trong những lí do lớn mà những đứa sống tiếp trên đời này đó chính là ý thức về sự tồn tại của ba mẹ.
Trong xã hội Hàn quốc có một vấn đề lớn về mặt nhận thức giáo dục đó là những đứa con vì kính sợ ba mẹ mà đến trường. Vì sợ bố mẹ lo lắng cho nên những đứa con đã cố gắng tích luỹ kiến thức, trao dồi hiểu biết để thành tích học tập_ có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chúng không bị sa sút, con cái cố gắng học tập và thi vào một trường đại học danh tiếng để làm vui lòng bố mẹ.
Đây không phải là một câu chuyện kết thúc không có hậu. Cho đến bây giờ tôi vẫn rất tự hào vì tôi đã học tập thật tốt, có thể tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, có một chỗ đứng tốt trong xã hội, có thể phát huy năng lực của bản than, trở thành một công dân có ích cho xã hội làm bố mẹ vui lòng. Nhưng kết cục tất cả những nỗ lực đều vì bản than tôi và cho đến bây giờ trong lòng tôi mới bắt đầu tồn tại “cái tôi”. Và “cái tôi” đó chính là hình ảnh bố mẹ và gia đình tôi. Vì vậy đúng hơn là những đứa có thể trở thành những người theo chủ nghĩa ích kỷ hơn nữa. Những cái mà tôi đạt đựơc và những thành công của tôi đều là vì bố mẹ, và những điều mà tôi đạt được đó là một bài học quý báu và là những gì mà ba mẹ mong mỏi ở tôi.
Trong vai trò truyền thống của gia đình thì duy trì nòi giống và chức năng xã hội hóa của con cái đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong xã hội truyền thống của nước ta thì việc duy trì nòi giống là một việc đáng được trân trọng. Theo đó, mối quan tâm lớn nhất trong gia đình là tập trung nuôi dưỡng và giáo dục con cái, và mối quan tâm đó cho đến tận bây giờ vẫn được duy trì và hình thành nên cơn sốt giáo dục, mà những bậc phụ huynh ngày đêm suy nghĩ và từng bước từng bước làm cho con mình có thể vào một trường đại học danh giá.
Điều bực bội của cha mẹ về con cái đó là nếu thả lỏng quá thì con cái cũng bị hư hỏng những nếu kiểm soát chặt chẽ quá thì chúng cũng hư. Ví dụ khi tôi hai tuổi vì muốn mình trở nên “oai vệ” hơn bằng cách thoát ra khỏi sự chăm lo của bố mẹ tôi đã cố bò ra khòi tã, nhưng cuối cùng tôi đã không đứng lên được. Cũng có những vị phụ huynh khó tính vì muốn nuôi dạy con đúng đắn họ đã bắt con mình học tập theo nền giáo dục của La mã, nhưng ngược lại thì con cái của họ sẽ rụt rè thêm. Vì sợ bố mẹ nên con cái học tập, vì không muốn làm cho bố mẹ thất vọng nên con cái đã sống rập khuôn theo bố mẹ, và cũng vì chữ hiếu nên con cái trưởng thành. Cũng có những trường hợp vì sống rặp khuôn theo bố mẹ nên con cái có thể trở thành những con bù nhìn. Lúc nào cũng là một học sinh gương mẫu, lúc nào cũng muốn đáp ứng được kì vọng của bố mẹ và theo học một trường đại học danh giá, nhưng đến một lúc náo đó thì những đứa con mới phát hiện ra rằng ngành học đó không phù hợp với khả năng của mình, thỉnh thoảng cũng có những trường hợp sau khi kết hôn nhưng vì quá yêu thương đứa con của mình thì đa mẹ đã làm cho con cái không có mối quan hệ tốt đẹp với người bạn đời của mình. Và những đứa con đó sau khi lớn lên thì cũng sẽ trở thành những người cha người mẹ giống như cha mẹ trước đây của mình. Ba mẹ lúc nào cũng đặt mong mỏi và kì vọng lên vai đứa con, dù con họ có thành công hay mang lại danh dự cao quý cho gia đình thì cũng có 1 điểm nào đó họ không hài lòng đối với những đứa con đã trưởng thành của họ- những đứa đã có thể chịu trách nhiệm về bản thân mình.
Theo học giả Bowen, chuyên gia nghiên cứu về quá trình phát triển của các mối quan hệ trong gia đình, thì những đứa con xuất thân từ những gia đình chưa chuyên môn hoá hoàn toàn về cái tôi bản ngã nên phải hoàn thành chuyên môn hoá chính mình theo một chuẩn mực nhất định. Khi đã tự mình chuyên môn hóa thì sẽ hình thành đường ranh giới mang tính chất chủ thể cá nhân về cái tôi bản ngã đã được định nghĩa ở trên. Những người đã trưởng thành có thể thống nhất tình cảm cá nhân của mình, đơn giản là nếu cả bố mẹ cũng đã được chuyên hóa thì có thể tạo nên mối quan hệ tình cảm thân thiết thái quá với những người khác ngoài gia đình hay thiết lập nên một gia đình khác. Nghĩa là những người không đánh mất cá tính và cái tôi bản ngã thì có thể dễ dàng tạo ra mối quan hệ thân thiết với người khác. Ngược lại, nếu những ba mẹ chưa hoàn thành chuyên môn hóa là đường ranh giới đó chưa được hình thành rõ ràng thì khi hòa hợp tình cảm với người khác có thể dễ dàng đánh mất tính cách cá nhân của mình. Theo đó, họ không thể phát triển thêm tình cảm thân thiết đối với người có tính cách chin chắn. Rốt cuộc đây là câu chuyện nói về những đứa con sống dưới sự bảo bọc thái quá của cha mẹ thì thường gặp phải những khó khăn trong mối quan hệ đối với những người khác trong quá trình trưởng thành. Tất nhiên đây là một câu chuyện cực đoan nhưng cũng là một vấn đề đáng để chúng ta suy nghĩ về gia đình chúng ta.
Và thêm một điều cần nói ở đây chính là việc pâhn biệt tuỳ theo giới tính và thứ tự sinh trước sau. Tuy bây giờ chúng ta không thể so sánh với việc phân biệt nam nữ ngày xua nhưng thật ra đây là một vấn đề không thể bỏ qua được. Qua bộ phim “con trai và con gái”được chiếu trong nhà hát cách đây mấy năm là thì chúng ta có thể thấy được những tàn dư còn sót lại của chế độ phân biệt nam nữ. Ở đây không chỉ đơn thuần là vấn đề phân biệt nam nữ mà còn là việc tuỳ theo mỗi đứa con mà cha mẹ có những kỳ vọng và tình yêu khác nhau mà theo đó biết đâu những đứa con lại một lần nữa thất bại trong tình yêu thương ấy. Sự thật không thể chối bỏ là những đứa con đó đều nhận được tình yêu thương tràn đầy của cha mẹ và người ta coi con gái lớn là “nguồn vốn sinh nhai” và đứa con trai sinh ra trong sự may mắn là “nhà chiến lược đổi mới”, nhưng trong thói quen sử dụng những ngôn từ đó thì sự kỳ vọng của bố mẹ cũng có thể trở thành một lỗ thủng quan trọng trong đời sống của con cái.
Từ khi những đứa con của chúng ta sinh ra và lớn lên trong niềm kỳ vọng và quan tâm của ba mẹ thì cuộc sống của chúng bị gắn kết thành một khối với ba mẹ, và cuộc sống đó một mặt là do sai lầm của bố mẹ, một mặt là đã hình thành nên khả năng làm vừa lòng người khác. Với ý nghĩ đó, sự tồn tại của những đứa con mang đầy ắp hy vọng của gia đình là rất quan trọng. Nhưng cũng có đôi lúc điều đó lại làm cho những đứa con lại cảm thấy nghẹt thở.





Cuộc sống của ông, bà.

Có một ông bố chồng lẩm cẩm và một người con dâu ngoài ba mươi tuổi một mình đang mải mê cầm cái chén sứ của ông bố chồng. Ông bố chồng suốt ngày la mắng con dâu, không ăn cơm cũng nói mà ăn cũng nói, ngày lạnh đêm lạnh cũng nói và khi đến tuổi già lẩm cẩm như vậy đôi khi ông bị thiếu mất một vài chiếc răng và không thể ăn được thứ này thứ nọ thì người con dâu phải hầm món ăn cho thật chín rục thì ông mới có thể ăn được…và lịch biểu của người con dâu đó cứ lặng lẽ trôi qua đều đặn như vậy. Mấy năm sau đó ông bố chồng bị đau gan rồi mất khiến cho cô con dâu cảm thấy rất ân hận.
Nhưng đó không còn là chuyện của thời nay nữa. Người con dâu khi đó bây giờ đã trở thành bà lão 72 tuổi nên câu chuyện đó đã trở thành dĩ vãng qua 40 năm rồi. Mối quan hệ truyền thống của đất nước ta giữa bố mẹ với con cái như vậy có thể được giải thích bởi chữ hiếu của con cái và đức hi sinh của bố mẹ. Vì thế một khi bố, mẹ đau ốm hay bị suy nhược cơ thể bởi tuổi già thì việc con cái đến sống chung và phụng dưỡng bố mẹ già là điều đương nhiên và không thể coi đó là “hiếu thảo” được. Và không một ai trong gia đình có thể coi nhẹ hay dám qua mặt được vị trí của người già trong gia đình đó. Chính vì vị trí đó luôn được duy trì như vậy nên nhiều khi người già mắng quát hay đặt ra những yêu cầu không xác đáng thì những người trẻ tuổi hơn trong gia đình sẽ không còn sự lựa chọn nào khác là phải lắng nghe và răm rắp làm theo.
Trên thực tế ta cũng có thể thấy rằng sự tồn tại của những người già trong một gia đình truyền thống không phải là sự tồn tại vô ích. Họ không chỉ nuôi nấng con cháu, con cháu trưởng thành mà còn là những người trực tiếp truyền tụng lại những kinh nghiệm và vốn hiểu biết lâu đời của mình cho thế hệ con cháu. Trong xã hội nông nghiệp lạc hậu trước đây thì những người càng có tuổi là những người thu thập được vốn kinh nghiệm về kỉ thuật canh tác nhiều nhất, qua đó họ có thể truyền đạt lại vốn hiểu biết đó cho con cháu và làm cho con cháu cảm thấy tôn trọng và kính phục họ. Tuy nhiên trải qua hàng chục năm trời tiến bộ và đi lên của xã hội nước ta, một xã hội khác xa hoàn toàn với trước đây trên mọi phương diện, thì những kinh nghiệm và vốn hiểu biết ấy của ông bà, bố mẹ lại trở nên không còn cần thiết cho thế hệ trẻ đang sống trong một xã hội khoa học kĩ thuật tiên tiến hơn bao giờ hết. Vì thế những kinh nghiệm đó không còn đóng một vai trò nhất định trong việc tiên nghiệm cho cuộc sống của giới trẻ nữa và dần dần chúng không còn quan tâm tới những chuyện đó nữa. Cho nên những người già lớn tuổi họ phải chịu cảm giác bị xa lánh và cô độc trong hoàn cảnh cuộc sống như vậy.
Không những thế những người già thời nay họ đã từng mang một giá trị quan về bản thân khi còn trẻ đó là luôn kính trọng người lớn tuổi hơn mình và hết lòng vâng lời bố mẹ của mình. Tuy nhiên khi trở thành một người đã có tuổi trong gia đình thì chính họ lại không nhận được sự tôn kính thật sự từ thế hệ con cháu của mình. Cho nên có thể thấy rằng yếu tố giai đoạn lịch sử có tác động rất lớn tới việc này. Những người già hôm nay vào thời trẻ tuổi của họ đó là một giai đoạn hết sức gian lao và khó nhọc, họ phải tham gia vào đội quân chiến đấu trong cuộc chiến tranh. Sau chiến tranh đời sống lâm vào cảnh đói kém, và thiếu thốn mọi thứ nhưng họ luôn nỗ lực và chấp nhận hi sinh tất cả để đổi lấy một sự giáo dục cho con cháu. Đến những năm 1990 họ trở thành những người đã có tuổi trong xã hội khi nhớ lại một thời ngược xuôi mưu sinh để duy trì cuộc sống gia đình mà không có cho riêng mình lấy một giây phút thảnh thơi để nghĩ ngợi về tương lai rằng sẽ có một ngày họ phải trải qua nỗi thống khổ của tuổi già.
Luôn có những chuyện chuyện như vậy nhưng xã hội hiện nay là một xã hội mà tuổi thọ trung bình của con người được kéo dài ra. Cùng với sự tiến bộ trong kĩ thuật y tế, trợ cấp lương hưu cao, mức sống được cải thiện đó là tuổi thọ trung bình cũng già hóa theo. Dựa vào kết quả điều tra dân số và nhà ở của Viện kế hoạch kinh tế ta có thể thấy rằng tuổi thọ bình quân năm 2000 là 72.6 tuổi cao hơn nhiều so với 55.3 tuổi của năm 1960. Điều này cho ta biết được rằng nếu đem đối chiếu với xã hội truyền thống trước đây thì thời gian sống chung giữa bố mẹ già với con cái trưởng thành sẽ được kéo dài hơn và chế độ phụng dưỡng của con cái với bố mẹ được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên dù sao đi nữa đó cũng là do hoàn cảnh sống của con cái trong xã hội hiện đại khác xa nhiều với truyền thống trước đây. Như chúng ta đã biết những đặc trưng của một xã hội hiện đại( công nghiệp hoá, xã hội hoá đô thị , tính cách của tầng lớp tư sản, sự già hoá của trí thức kỉ thuật…) đã làm mất đi một chút gì đó trong con người của con cái trưởng thành như chúng ta. Dĩ nhiên nó không lấy đi ý thức tôn trọng người già và lòng kính trọng của con cái đối với bố mẹ nhưng vô hình chung nó đã mang lại những khó khăn nhất định trong việc biểu hiện và định hướng chúng.
Từ xưa gia đình được coi là nơi bảo vệ, che chở tích cực cho những ngưòi già, trẻ em, hay những thành viên bị lệ thuộc vào gia đình như người bệnh tật, khuyết tật. Nhất là trong gia đình truyền thống lâu đời trong xã hội nước ta do số thành viên gia đình rất đông nên cái gọi là” sức mạnh tự thân” luôn dồi dào để duy trì chức năng này của gia đình, các thành viên trong gia đình luôn nỗ lực hết mình cho mục đích chung của đại gia đình đó. Nếu đem điều đó ra đối chiếu với gia đình hiện nay thì ta sẽ thấy co những điểm hơi trái ngược. Hơn nữa vào thời kì đó những người già co tuổi trong gia đình luôn được các thế hệ con cháu kính trọng trên nền tảng chữ “ hiếu” . Nhưng hiện nay vì một lí do nào đó về hoàn cảnh sống hay do hoàn cảnh kinh tế bắt buộc khiến cho những người già đã từng cảm thấy hạnh phúc trong gia đình ở quá khứ phải sồng tách biệt và dần dần bị xa lánh với gia đình hạt nhân thể theo nguyện vọng của con cháu mình. Nhưng nếu đặt giả thiết rằng cho dù họ co được sống chung với con cháu của mình đi chăng nữa thì chính sự khác nhau giữa hai vốn sống, vốn kinh nghiệm thuộc hai thế hệ khác nhau đã làm cho thế hệ già không tìm thấy được điểm chung nào với thế hệ trẻ trong những lần chuyện trò với nhau, và một khi không co sự tương đồng như vậy rất dễ làm cho những người già cảm thấy mình bị cô đơn và lúng túng hơn cả việc sống riêng. Một lí do nữa khiến ngưòi già dần dần bị xa lạ với gia đình hạt nhân đó là chứng mất trí nhớ do tuổi già của chính bản thân họ, đối với việc này thì con cái lớn cùa họ không phải lúc nào cũng co thời gian rỗi để ngồi ôn lại hay tâm sự với họ để làm vơi bớt nổi cô đơn của họ.
Trong hệ ý thức về Chủ nghĩa gia đình của chúng ta tôi luôn có cảm giác như ta luôn coi trọng con cái của mình hơn là bố mẹ già của mình. Mỗi khi con cái co yêu cầu gì thì ta đều luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ấy, còn đối với bố mẹ già thì ta lại khinh suất và lơ đi. Co lẽ Chủ nghĩa gia đình đã biến chất thành Chủ nghĩa cá nhân mất rồi. Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu xã hội học ta có thể nhận thấy một điều rằng thái độ phụng dưỡng bố mẹ già của con cái trưởng thành còn tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế và mức độ tình cảm mà bố mẹ già đã từng dành cho con cái của mình. Đó chính là Chủ nghĩa gia đình mang tính chất quá độ mà thôi.Và khi thảo luận về hiện thực này của đất nước ta trên phương diện gia đình thì sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Chủ nghĩa gia đình thì thực sự cần thiết trong giai đoạn đi lên từng bước của xã hội. Và gia đình hiện giờ của chúng ta thực sự đã đóng góp được những gì vào đó, nhưng một kết cục trên thực tế cho thấy rằng những người già trong gia đình chính là những người phải lo lắng nhiều nhất.

Cá nhân bị chôn vùi trong gia đình, chủ thể của chủ nghĩa gia đình hạt nhân.
---Thế giới quan của Chủ nghĩa gia đình hạt nhân và nền văn hoá của đất nước ta-----

Cuộc sống của những thành viên trong gia đình được đề cập trên đây có mang đến cho ta cảm giác thế nào không? Ta sẽ nhận được gì và mất những gì qua những mối quan hệ thân cận nhưng cũng rất xót xa đó? Có lẽ việc quan trọng hơn hết là trước khi đưa ra những câu trả lời nào đó cho câu hỏi như vậy thì gia đình vẫn là một thứ đang hiện hữu và thực tế đó là nơi mà chúng ta được sinh thành nên, cũng như học tập và hành động trong khuôn khổ những đạo lí và qui phép về gia đình.
Những thứ mà đang lặp đi lặp lại trong cuộc sống mà chúng ta vẫn không hề hay biết, những thứ đó có thể gọi nôm na là truyền thống. Còn những gì liên quan tới “đời sống gia đình” ta có thể coi đó là những truyền thống gia đình. Có lẽ những cuộc thảo luận về “truyền thống” đã trở nên cũ nhưng, cái gọi là truyền thống ấy không chỉ bao hàm những thứ đã thuộc về quá khứ mà còn chứa đựng cả những điều trong hiện tại đang lặp đi lặp lại quen thuộc đến nỗi ta không còn có ý thức về nó nữa. Cuộc sống của chúng ta hiện nay được cấu thành như vậy. Và chúng ta đang hành động cũng như biểu thị những thái độ và cái nhìn về giá trị thông qua đó.
Qua những vấn đề được đưa ra như vậy thì cuộc sống của mỗi cá nhân trong gia đình hết sức được coi trọng. Vị trí của một cá nhân nào đó trong gia đình nó mang một ý nghĩa luôn được ưu tiên hơn bất kì vị trí nào trong cuộc sống xã hội, thông qua giá trị đó mọi hành động của cá nhân sẽ được biểu lộ ra. Và có thể giải thích một cách rõ ràng đặc trưng này của gia đình thông qua tính gia trưởng theo kiểu phụ hệ được qui định bởi thứ bậc trên dưới trong quan hệ con người của gia đình, cũng như sự biến đổi của các thành viên trong gia đình mà các thành viên này không thể tách biệt độc lập với nhau như một cá nhân được. Chúng ta là những người được sinh ra trong đó nên phải hiểu biết triệt để những đặc trưng ấy. Tất cả những mối quan hệ trong xã hội của con người đều được hình thành dựa chủ yếu trên cái” hiểu biết” ấy và giá trị trọng tâm của sự” hiểu biết” ấy là nó có khả năng chi phối mọi hành động của chúng ta. Cuối cùng đa số các giá trị được hình thành đều dựa trên nền tảng của truyền thống gia đình, và khi chúng ta hoạt động trong khuôn khổ như vậy thì vô hình chung chính ta đang duy trì và tạo ra những truyền thống gia đình đó. Vì thế đến một mức độ nào đó chúng ta sẽ tìm ra được một nền tảng hợp logic về “giá trị” mang tính khái quát nhất cho thứ được gọi là truyền thống gia đình.
Đến đây lại nảy sinh ra một điểm nghi vấn. Tóm lại, “gia đình” là gì đối với người Hàn quốc. Hình thái giá trị của người Hàn Quốc đã trở thành nền tảng mang tính logic gọi là “truyền thống gia đình” khiến tôi thắc mắc là nó mang đến ảnh hưởng như thế nào đó đối với cá nhân người Hàn Quốc cũng như trong xã hội Hàn Quốc. Thêm nữa tôi cũng thắc mắc về hệ thống tư tưởng nền tảng như thế nào của truyền thống gia đình Hàn Quốc.
Nền tảng logic về việc tạo dựng giá trị của chúng ta thể hiện thế giới quan người Hàn Quốc. Dựa theo thế giới quan có được, con người chúng ta có thể hiểu được quy luật của vũ trụ và sự tồn tại của con người, từ đó hình thành nên cái gọi là “giá trị” về phương hướng và mục tiêu tích cực của hàng loạt hành động. Do đó, đến ngày nay truyền thống gia đình Hàn Quốc đã nói này được gắn cho cái tên là “ thế giới quan gia đình hạt nhân”. Và thông qua thế giới quan gia đình hạt nhân, những nghi vấn không ngừng của chúng ta được giải quyết. Việc này trước tiên là thông qua quan sát nền tảng tư tưởng của thế giới quan gia đình hạt nhân để thấy được quy tắc của một gia đình Hàn Quốc, kế đến là trong bối cảnh nào thì gia đình có ý nghĩa với xã hội cũng như đối với từng cá nhân người Hàn.[/justify]
RANDOM_AVATAR
La duy tan
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 12:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách