TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi GACON » Thứ 4 03/12/08 11:30

Bảo thủ là một tính cách rất nổi bật của con người – dân tộc Trung Hoa.
Người Trung Hoa trung thành với những quan điểm của Nho giáo nên họ thường coi thường ra mặt đối với những hành động vượt lễ giáo của người phương Tây ví dụ như những nụ hôn, những cái ôm nhau nồng nhiệt. Người Trung Hoa cho rằng nền văn minh của họ cao hơn tất cả các dân tộc khác trên thế giới vì vậy họ rất dị ứng khi tiếp xúc với nền văn minh thấp hơn. Người Trung Hoa đưa quan điểm đạo đức với những yếu tố như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm, sỉ, chính…để làm thước đo xã hội và họ luôn tự hào về những phẩm chất đó. Vì vậy, khi có dân tộc nào cũng đạt được những phẩm chất đó thì người Trung Hoa cảm thấy lòng tự tôn dân tộc bị xâm phạm. Thậm chí, họ còn cảm thấy lòng tự tôn của họ bị tổn thương khi các nước phương Tây đưa ra những phát minh khoa học mới.
Xem xét tính cách này trên hệ trục tọa độ: Chủ thể - Không gian và Thời gian
[center]Chủ thể[/center]
Tính bảo thủ của người Trung Hoa được đặt trên nền tảng của một dân tộc kiêu hãnh, tự cao tự đại và không dễ gì bị khuất phục.
[center]Không gian[/center]
Tính bảo thủ thể hiện ở các dân tộc Trung Hoa.
[center]Thời gian[/center]
Trong quá trình phát triển gần 5000 năm của đất nước này, ta sẽ thấy được rằng mặc dù Trung Hoa bị thất bại về mặt chính trị một vài lần, nhưng trên phương diện văn hóa thì Trung Hoa lại là một trung tâm lớn. Văn minh Trung Hoa có sức lan tỏa rất rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc. Văn hóa Trung Hoa với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo đã lan tỏa và ngự trị lên một vùng Đông Á rộng lớn. Người Trung Hoa rất tự hào về Khổng Tử, về Nho giáo. Họ tự kiêu, tự đại và chính vì thế mà họ luôn cho mình là nhất, là đúng.

Nhìn chung, tính bảo thủ đã ăn sâu vào bản chất con người Trung Hoa bởi về cơ bản, người Trung Hoa không thích thú với sự thay đổi. Thời thanh niên, họ là những người đầy nhiệt huyết nhưng khi về già họ bắt đầu ưa sự nhàn nhã, tri túc, phù phiếm, nên chẳng có gì làm họ thay đổi được. Vì vậy, có thể nói rằng người Trung Hoa sẽ không bao giờ xóa bỏ được sự bảo thủ trong tính cách của họ.
RANDOM_AVATAR
GACON
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 12/12/07 9:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 4 03/12/08 16:49

Chủ đề hấp dẫn nhỉ!
Nhưng theo mình thì phần phân tích của Gacon về Chủ thể và Không gian hơi giống giống nhau :roll: Gacon có thể cụ thể hóa nó tí xíu xiu nữa được không?
GACON đã viết:Bảo thủ là một tính cách rất nổi bật của con người – dân tộc Trung Hoa.
Người Trung Hoa trung thành với những quan điểm của Nho giáo nên họ thường coi thường ra mặt đối với những hành động vượt lễ giáo của người phương Tây ví dụ như những nụ hôn, những cái ôm nhau nồng nhiệt. Người Trung Hoa cho rằng nền văn minh của họ cao hơn tất cả các dân tộc khác trên thế giới vì vậy họ rất dị ứng khi tiếp xúc với nền văn minh thấp hơn. Người Trung Hoa đưa quan điểm đạo đức với những yếu tố như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm, sỉ, chính…để làm thước đo xã hội và họ luôn tự hào về những phẩm chất đó. Vì vậy, khi có dân tộc nào cũng đạt được những phẩm chất đó thì người Trung Hoa cảm thấy lòng tự tôn dân tộc bị xâm phạm. Thậm chí, họ còn cảm thấy lòng tự tôn của họ bị tổn thương khi các nước phương Tây đưa ra những phát minh khoa học mới.

Vậy Gacon giải thích như thế nào về giai đoạn sau Chiến tranh nha phiến, Trung Quốc bắt đầu học tập phương Tây và Nhật (zị là đâu có bảo thủ đâu)? :mrgreen:
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 21:58

Mỉnh cũng đồng ý. Dùng chữ bảo thủ với chủ thể chung chung là người Trung Hoa và ko có thời điểm cụ thể....ko hợp lý. Có lẽ bạn muốn đề cập đến tính gi trưởng ,độc đoán chăng?

Người Trung Hoa là 1 trong số những dân tộc có ý thức bảo vệ bản sắc dân tộc khá cao. Có lần bạn bè mình đi Trung Quốc về kể lại họ ..dùng theo cách nói của Gà con thì đúng là "rất bảo thủ" vì trong quán ăn xài toàn tiếng Trung , ko xài tiếng Anh ..Họ ko biết kêu món ăn và giải thích như thế nào nên mất 1 số tiền uổng phí vì kêu những món ko ăn được. Lại nửa , trong quán trả tiền toàn bằng Nhân dân tệ (tiền TQ), nhất định ko nhận tiền dôla

Bảo thủ có lẽ ở 1 thời điểm nảo đó mà thôi ... hay 1 vấn đề nào đó chứ ko hẳn là bản chất , đặc điểm chung cũa họ. Thời Phương Tây đến xâm lược ,theo mình biết thì chính Từ Hy thái hậu là ngưởi " tiên phong " và rất thích học tập những cái mới của PTây
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi GACON » Thứ 5 11/12/08 16:20

Cảm ơn ý kiến đóng góp của các bạn.
Thật ra, ở đây mình muốn đề cập tới tư tưởng bảo thủ, không thích thú với sự thay đổi của người Trung Hoa.
Chẳng hạn như trong cuộc cạnh tranh để giành sự ảnh hưởng giữa văn hóa Trung Hoa đại diện là Nho giáo và văn hóa Ấn Độ đại diện là Phật giáo thì các nhà Nho thường bài xích quan điểm của Phật giáo. Họ tự hào về Đức Khổng Tử cũng như là tự hào về đất nước, dân tộc Trung Hoa. Bởi theo họ, Khổng giáo có rất nhiều giá trị tích cực, Khổng giáo giúp người ta nhận rõ ý nghĩa chân thực của sự sinh tồn, nhờ vậy mà con người ít phải tìm tòi về cuộc sống tương lai mà cũng chẳng hề nảy sinh ý định sửa đổi hiện tại. Khi mà một con người đã tự thỏa mãn với những gì mà họ có thì lẽ tự nhiên họ đã trở thành người bảo thủ. Đối với người Trung Hoa, ngoài Nho giáo, ngoài nhân sinh quan Nho giáo thì chẳng còn gì quan trọng. Họ nghĩ rằng, chỉ có duy nhất đất nước Trung Hoa mới có được lối sống như thế và họ sẵn sàng bảo vệ cái duy nhất đó một cách quyết liệt.
Trong những năm gần đây, ở Trung Hoa xảy ra một cuộc đấu tranh giữa tư tưởng bảo thủ và tư tưởng cải cách. Trong đó tầng lớp thanh niên đại diện cho trào lưu cách mạng mới đòi phải cải tổ đất nước trong khi đó một số lão thành lại xúc tiến một cuộc vận động bảo thủ để đối địch với nhóm trên. Cuộc đấu tranh này diễn ra khá quyết liệt và chưa ngã ngũ bởi vì tính bảo thủ đã ăn sâu vào bản chất con người Trung Hoa còn cải cách lại là một trào lưu rộng lớn. Mỗi cái có một thế mạnh riêng nên chẳng ai chịu nhường nhịn ai. Về cơ bản, cái quan trọng nhất là người Trung Hoa không thích sự thay đổi. Mặc dù họ vẫn sử dụng các phương tiện văn minh hiện đại nhưng họ vẫn giữ thái độ lạnh nhạt đối với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Trong khi đó, những người thanh niên lúc đầu thì bừng bừng khí thế nhưng về già lại nhiễm phải tư tưởng bảo thủ. Vì thế mà lực lượng bảo thủ không hề bị ảnh hưởng và cuộc đấu tranh cũ - mới vẫn còn tồn tại. Đến lúc về già, con người ưu sự nhàn nhã, tri túc, phù phiếm thì sẽ chẳng có gì làm họ thay đổi được.
RANDOM_AVATAR
GACON
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 12/12/07 9:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi mituot » Thứ 3 06/01/09 14:37

Mình thấy người già ở đâu cũng bảo thủ, đặc biệt là ở các quốc gia phương Đông, chứ không riêng gì Trung Hoa cả. Ngày nay đến Trung Quốc, du khách biết nói tiếng Anh còn có thể "xài" được chứ sang đến Nhật Bản thì chào thua. Về ngôn ngữ giao tiếp thì có khi Nhật Bản còn bảo thủ hơn ấy chứ.
Khác biệt chăng là ở chỗ người Trung Hoa bảo thủ đến cực đoan. Dân tộc nào cũng tự hào về truyền thống văn hóa của mình nhưng dân tộc Trung Hoa thì tự hào đến cực đoan, xem mình là nhất, là trung tâm. Nhớ lại tác phẩm xuất sắc của Lỗ Tấn: "AQ chính truyện" ta càng thấy rõ biểu hiện của tính bảo thủ cực đoan ở phép thắng lợi tinh thần. Dường như, mỗi người Trung Quốc đều mang ít nhiều hình ảnh của AQ, và AQ cũng chính là "đặc sản" của xã hội Trung Quốc.
"Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" -TCS
RANDOM_AVATAR
mituot
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 2 31/12/07 11:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi ming zhi » Thứ 2 11/05/15 20:05

Trong trường hợp của "AQ" theo tôi thì đó là chính sĩ diện của người Trung Quốc, đặc biệt thể hiện rõ ở những người "lỡ thời" như AQ hay Khổng Ất Kỷ cũng trong tác phẩm cùng tên của Lỗ Tấn.
Mà dường như ở Trung Quốc, càng đi về phía Bắc, con người càng dương tính hơn bởi cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên và xã hội vốn khắc nghiệt hơn => càng bảo thủ hơn; cũng có thể nó rằng người miền Bắc Trung Quốc bảo thủ hơn người miền Nam. Người miền Bắc hay làm chính trị, trong khi người miền Nam hay làm kinh tế => "Bắc chính Nam kinh" cũng là vì thế.
RANDOM_AVATAR
ming zhi
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 19:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: TÍNH BẢO THỦ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Trương Phan Châu Tâm » Thứ 4 13/05/15 22:20

Em nghĩ nếu nói về tính bảo thủ của người Trung Quốc mà lấy Nho giáo và Khổng Tử ra làm ví dụ thì chưa chính xác lắm ạ!
Khổng Tử khi nói về đạo Hiếu có chỉ ra rằng, con cái phải nghe lời cha mẹ, nhưng nếu cha mẹ làm sai thì con cái phải nhẹ nhàng khuyên giải cha mẹ! Thời Khổng Tử cách chúng ta mấy ngàn năm mà đã có suy nghĩ như vậy, em cho là khá dân chủ rồi!
Còn về Nho giáo nói chung, thì sau khi Đổng Trọng Thư đưa lên kế sách độc tôn Nho gia để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, thì Nho giáo Trung Quốc đẫ mang một sắc thái khác rồi! Nên em nghĩ nếu lấy Nho giáo làm ví dụ cho tính bảo thủ thì nên chỉ rõ Nho giáo ở giai đoạn nào trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc!
RANDOM_AVATAR
Trương Phan Châu Tâm
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 2 23/09/13 20:20
Cảm ơn: 11 lần
Được cám ơn: 4 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron