LƯỢC SỬ NGHỀ GỐM TRUNG HOA
Chữ “Tao” ( tiếng Hán chỉ nghề gốm), theo như hình vẽ mô tả của chữ viết cổ giáp cốt văn, hàm ý tả một người ngồi xổm trên mặt đất tay cầm thanh gỗ đang nặn đất xét. Những phát hiện khảo cổ đã chứng minh rất sớm từ thời kỳ đồ đá mới (khỏang 8000 – 2000 BC) người Trung Hoa đã phát minh ra đồ gốm. Sự xuất hiện của sản xuất nông nghiệp vào cuối giai đoạn xã hội nguyên thủy đã mang lại đời sống tương đối ổn định cho tổ tiên của người Trung Hoa, và một cách khách quan đã sản sinh nhu cầu về đồ gốm. Vì vậy để cải thiện chất lượng cuộc sống và làm đời sống họ tiện nghi hơn, dần dần người Trung Hoa đã phát minh ra gốm bằng việc nung đất sét.
Chữ viết trên gốm đầu tiên được phát hiện trên một mảnh gốm còn sót lại từ triều đại nhà Thương là mảnh gốm duy nhất tìm thấy cho đến nay trong khi có nhiều mảnh gốm cổ hơn không có chữ. Với một lịch sử lâu đời của nghề gốm, Trung Hoa đã để lại một di sản gốm sứ to lớn, trong số những kho báu lịch sử này, đồ gốm cổ nhất đã được làm ra vào năm 9000 trước Thiên Chúa giáng sinh ( xác định bằng đồng vị phóng xạ C14 ).
Đồ gốm nguyên thủy được nung đốt ngoài trời, và chúng thường thô và dễ vỡ. Vào khoảng năm 8000 trước Thiên Chúa giáng sinh người ta bắt đầu nung gốm trong lò gốm, bằng phương pháp này đồ gốm được sản xuất không những cứng cáp mà còn đẹp hơn và biến trở thành sản phẩm mỹ thuật.
Trước triều đại nhà Thương (1600-1100 BC), các màu chính của đồ gốm chỉ gồm 3 màu : đỏ, xám, và đen. Về sau dựa trên kỷ thuật phủ men màu, màu sắt của đồ gốm trở nên đa dạng và sáng sủa hơn. Vào đời nhà Đường (618 – 907 ) , đồ sứ, còn được gọi là đồ gốm vẽ hay đồ gốm màu (painted pottery hay colored pottery ) , một loại thủ công mỹ nghệ đời nhà Đường đã được sáng tạo ra , trong số đó gốm sứ ba màu nhà Đường là kiệt tác nổi tiếng tiêu biểu.
Trên nền tảng kỷ thuật gốm trình độ cao tích lũy được trong thời gian lâu dài, Trung Hoa đã sản xuất đồ sứ ra thế giới, và đã trở thành phương tiện trao đổi văn hóa và kinh tế giữa phương Đông và phương Tây, và người ở phương Tây đã gọi đồ sứ là CHINA đặt tên theo đất nước Trung Hoa, nó cũng được gọi để mô tả đất nước Trung Hoa bằng đồ sứ.
1. GỐM SỨ BA MÀU THỜI ĐƯỜNG
Gốm ba màu thời Đường ( Tangsancai – Hán-Việt: Đường Tam Sắc ) là tên được đặt cho loại gốm sứ có phủ ba mầu men được sản xuất dưới triều đại Đường, một loại đồ đất nung ( gốm sành ) được vẽ men dường như là sự trỗi dậy của việc sử dụng men Celadon. Người ta gọi là “tam sắc” vì ba màu men thường đuợc dùng là vàng, xanh lá cây và trắng mặc dù một số mẫu vật vẫn mang hai màu hoặc bốn màu. Được phát triển dựa trên cơ sở gốm men màu nâu và xanh lá cây ở triều đại Hán, nó đại diện cho một đỉnh cao của việc phát triển nghề gốm tại Trung Hoa và cũng nổi tiếng trên thế giới trong thời đại của nó.
Thông thường, Đồ gốm ba màu thời Đường đào thấy được làm là tượng ngựa, lạc đà, tượng nhỏ hình người phụ nữ, vại đầu rồng và tượng nhạc công. Trong số này, tượng các con lạc đà đã đạt được sự ngưỡng mộ cao nhất, trình bày dưới dạng đang chở hàng hóa tơ lụa hoặc đang mang nhạc công trên lưng như thể tái tạo lại hình ảnh sống thật của người dân vùng trung Á vào thời đó đang lầm lũi dọc theo con đường tơ lụa với tiếng nhạc chuông len keng của các con lạc đà. Gốm ba màu thời Đường được phát triển cách đây 1300 năm không chỉ thể hiện được vẻ đẹp dịu dàng và men mịn đầy màu sắc, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cao và là báu vật văn hóa Trung Hoa.
Gốm ba màu thời Đường hưng thịnh trong suốt một thời kỳ khá ngắn (thế kỷ thứ tám) của triều đại, vào thời kỳ ấy các đồ vật thuộc loại này thường được các quý tộc dùng vào việc tùy táng, do đó những gì tìm thấy ngày nay rất giới hạn về số lượng và được đánh giá là báu vật quý hiếm, được đánh giá cao nhờ vào màu sắc rực rỡ của chúng. Thật là vui sướng và hạnh phúc biết bao nếu sở hữu được nghệ phẩm kỳ diệu này.
Sản phẩm mô phỏng bắt chước ngày nay sản xuất tại Luoyan, Xi’an ( nơi đầu tiên sx Gốm ba màu thời Đường) và các thành phố TQ khác được mua sưu tầm nhiều làm vật trang trí vì chúng trông gần giống với đồ thật.
2. CON ĐƯỜNG GỐM SỨ
“Con đường gốm sứ” (China road) được bắt đầu vào triều đại nhà Đường cuối giai đoạn lịch sử Trung Đại là động mạch giao thương chính giữa Trung Hoa và nước ngoài. Không vận chuyển bằng đường bộ như tơ lụa vì đặc tính của chúng (nặng) gốm sứ chọn lựa sử dụng đường biển làm “cầu nối lục địa Á Âu” thứ hai. Bằng con đường này nhiều loại hàng hóa được phân phối trao đổi chẳng hạn như trà, gia vị, vàng, và bạc …Được đặt tên là “con đường gốm sứ” chủ yếu là vì nguồn gốc định hướng thương mại chính là gốm sứ và một số giao lưu thương mại thực hiện hải trình này cũng được gọi là “con đường tơ lụa hàng hải” (maritime shanglu) – shanglu tiếng Hán là con đường tơ lụa.
Chắc chắn một điều là vào cuối triều đại nhà Đường, bởi vì việc nổi lên đế quốc Thổ nhĩ Kỳ và vài lý do khác, vị thế “con đường tơ lụa bằng đường bộ” đã suy yếu so với trước. “Con đường gốm sứ” xuất phát điểm tại duyên hải đông-nam Trung Hoa đi dọc theo biển Đông TQ – biển NamTQ, đi qua Ấn Độ Dương và biển Ả Rập tới duyên hải Đông Phi hay đi qua Biển Đỏ, Địa trung Hải tới Ai Cập và những nơi khác hoặc trực tiếp từ duyên hải đông-nam Nhật Bản và bắc Triều Tiên. Các biên bản lịch sử nhà Đường ghi chép dưới triều đại Đường có bảy con đường giao lưu ngoại thương chủ yếu là hai con đường: con đường miền tây Anxi và con đường Quãng Đông- Haydi; “con đường tơ lụa bằng đường bộ” và “con đường gốm sứ hàng hải”. Nếu “con đường tơ lụa bằng đường bộ” tới Trung Hoa mang lại sự mộ đạo (tín ngưỡng) thì “con đường gốm sứ” tới Trung Hoa mang về tài sản thương mại to lớn và cũng mở cửa cho xâm lăng thuộc địa. Do vậy vào thế kỷ 16, 17 “con đường gốm sứ” theo một ý nghĩa cũng còn là gieo rắc xâm lăng thuộc địa.
3. TỪ TRIỀU ĐẠI NHÀ ĐƯỜNG ĐẾN CUỐI TRIỀU ĐẠI NHÀ THANH
Như đã nhắc đến trong hai phần trước, sự đóng góp to lớn của những người thợ gốm dưới triều đại nhà Đường (618 – 907 ) là việc dũng cảm sản xuất ra nhưng vật dụng đa màu. Vào đầu triều đại nhà Đường, việc sản xuất “sancai”, hay các tượng gốm ba màu thống trị toàn cảnh sản xuất gốm sứ giai đoạn đó. Tượng gốm thời Đường gồm ba loại chính là tượng hình người, tượng hình thú, các hình tượng canh mộ đa dạng hay vật tùy táng.
Sự thành công của việc sản xuất gốm trong triều đại Tống (960-1279 A.D.) được nhìn nhận là vật dụng phủ men đơn sắc (monochrome). Men đơn sắc ngoạn mục nhất dưới thời nhà Tống là celadon, được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy theo độ sâu đậm nhạt và phong cách (dạng thức đường nứt). Sẽ có bài viết riêng về loại men này.
Việc sản xuất gốm phủ men trắng và xanh lam vào cuối triều đại nhà Nguyên (1280-1367) và bắt đầu triều đại nhà Minh (1368-1643) thông thường có chất lượng xấu, có thể vì thiếu thốn cobalt nhập khẩu trong suốt thời gian bất ổn chính trị. Trong triều đại Yung Lo (1403-1424), cả hai kỹ thuật tạo dáng và phủ men đều được cải tiến và đồ gốm đã có được cốt thân trắng hơn và màu men xanh lam đa dạng hơn hẳn đồ vật dưới thời nhà Nguyên. Màu xanh dưới men của đồ gốm thời kỳ Yung Lo và Shuen Te (1426- 1435) được ghi nhận vì sự phong phú tông màu xanh lam của chúng.
Trong suốt triều đại nhà Minh, rồng và phượng là họa tiết trang trí phổ thông nhất trên đồ gốm. Những bố cục khác như hình thú, hình thực vật và hình người trong vườn hay nội sảnh thường thường được trang trí cho đồ gốm xanh và trắng. Một điều đáng chú ý là sau triều đại Wan Li (1573-1620), rất ít đồ gốm sứ có mang dấu triện của vương triều Minh.
Đồ gốm “wucai” (ngũ sắc) mang đậm tính thời trang ở các giai đoạn triều đại Chia Ching (1522-1566) và Wan Li (1573-1620) rất thường được phủ men dưới những dạng thức đầy màu sắc. Rất thường là những màu sắc hơi quá nặng nề. Những loại màu hay được dùng là đỏ, vàng, xanh lá cây đậm và nhạt, màu tím cà và màu xanh lam dưới men. Trong triều đại nhà Minh, nhiều loại đồ sứ khác nhau đã được trang trí hoa văn ngay trên nền men màu, chúng bao gồm những đồ vật với họa tiết men màu xanh lá cây trên nền men vàng, họa tiết men màu vàng trên nền men xanh lam, họa tiết men màu xanh lá cây trên nền men đỏ, và những cách phối màu khác.
Một loại đồ gốm vẽ men màu khác đáng ghi nhận được sản xuất dưới triều đại Minh là “susancai” hay “ba màu”. Ba màu sắc chính là vàng, xanh lá cây và tím cà. Gốm sứ “ba màu” dưới triều đại Minh xuất hiện ở các vương triều Hsuen Te, Chia Ching và Wan Li.
Đỉnh cao sản xuất gốm sứ được nhìn thấy ở thời kỳ trị vì của Hoàng đế Kang Hsi (1622-1722), Yung Chen (1723-1735) và Chien Lung (1736-1796) của triều đại nhà Thanh, trong suốt thời kỳ này có sự cải tiến trông thấy ở mọi dạng gốm sứ, bao gồm đồ gốm “xanh và trắng”, “polychrome”, đồ gốm “wucai”,…Men bóng được cải tiến ở thời kỳ đầu nhà Thanh được nung ở nhiệt độ cao hơn nên cũng đạt được vẻ đẹp bóng bẩy hơn gốm sứ thời nhà Minh.
Việc sản xuất đồ gốm “duocai” (gốm phủ men hai mặt hoặc hai màu men gốm trộn lẫn vào nhau) dưới thời Yung Chen đã đạt được đỉnh cao hòan thiện mới trong cả hai lĩnh vực số lượng và kỹ thuật.
Việc sử dụng bột men màu “ fencai” trong trang trí đồ sứ đưa vào áp dụng đầu tiên dưới thời Kang Hsi, đồ gốm “fencai” đạt đến trình độ thành thục ở kỷ nguyên Yung Chen. Khi các loại bột men màu “ fencai” đã được cải tiến và có các gam màu rộng rãi hơn và mỗi loại lại có thể áp dụng trong các dạng thức tông màu khác nhau, chúng có thể được dùng để miêu tả một số cấu trúc hình ảnh phức tạp cao như của các dạng hoa và thực vật, hình vẽ và ngay cả côn trùng.
Thanh triều là thời kỳ được đặc biệt ghi nhận về sản xuất đồ gốm men màu. Trong lĩnh vực “monochrome”, thợ gốm Thanh triều cũng đã thành công trong việc tái tạo lại hầu hết các màu men nổi tiếng được tìm thấy trên các đồ gốm của các triều đại Tống, Nguyên , và Minh. Thêm vào đó, họ đã sáng tạo một số men màu mới đặc biệt trong số đó là Sang-de-boeuf ( một dạng màu đỏ), màu tím, màu đỏ san hô, màu đen bóng. Cả bốn màu trên được phát minh dưới thời kang Hsi.
Những người thợ gốm thời Yung Chen đã phát minh một màu men đỏ lửa hồng (lujun) được sản xuất khi nung hai lần. Và nhiều loại khác nữa…
Khi triều đình Minh bị nhà Thanh lật đổ (khoảng năm 1639-1700) và khi triều đình nhà Thanh bị chế độ Cộng Hòa Trung Hoa lật đổ (khoảng năm 1909-1915) thì sự xáo trộn giữa hai thời kỳ này gây hậu quả là việc sụp đổ các lò gốm chính thức được công nhận. Ở nơi xảy ra biến cố, những lò gốm tư nhân được thành lập bởi những người vận hành lò và những nghệ nhân trước kia đã từng làm việc trong các lò gốm hoàng gia. Với tay nghề của họ, họ đã sản xuất ra những đồ sứ chất lượng cao, như ‘những đồ sứ xuất khẩu được làm trong thời kỳ chuyển tiếp Minh sang Thanh’, mà đã dành được sự tán thưởng cao ở thị trường hải ngoại, và các bản mô phỏng xuất sắc các đồ gốm sứ thời kỳ Tống, Nguyên và Thanh được làm ra trong suốt “giai đoạn đầu của nền Cộng Hòa Trung Hoa”, hầu như giống hoàn toàn khi so với tác phẩm nguyên bản.
Khi chiến tranh nổ ra vào năm 1937, châm ngòi bởi sư kiện “Lu Kuo”, Lư Cầu Kiều, mọi lò gốm đều bị đóng cửa. Những người vận hành và nghệ nhân bị phân tán, phần nhiều trong số họ hành trình về phía nam để mưu sinh lập nghiệp. Khi hòa bình trở lại năm 1945, sự ổn định xã hội kéo theo việc tái thiết lại kỹ nghệ gốm sứ. Trong khoảng thời gian kéo dài 50 năm trở lại đây, kỹ nghệ gốm sứ đã lấy lại được sự khải hoàn trước đây và đang hưởng được sự phát triển phồn vinh. Trong hai mươi năm qua, kỹ nghệ gốm sứ đang phát triển với bước tiến nhanh.
4. TRUNG QUỐC VÀ ĐỒ SỨ (CHINA AND CHINAWARE).
Từ China trong tiếng Anh vừa có ý nghĩa “Trung Quốc ” lại có ý nghĩa “Đồ Sứ” . Từ lâu , TQ đã được gọi là “Nước sứ ” , vậy , TQ và đồ sứ có cội nguồn gì không?
Tài liệu khảo cổ đã minh chứng , tiền thân của đồ sứ là sứ xanh nguyên thủy , là sản vật của giai đoạn từ đồ gốm quá độ sang đồ sứ , vừa có đặc điểm của sứ , đồng thời để lại dấu vết của đồ gốm nguyên thủy . Đồ sứ xanh nguyên thủy của TQ được phát hiện tại di chỉ văn hóa Long Sơn huyện Hạ Tây Sơn , đến nay đã có khoảng 4200 năm .
Đồ sứ chân chính của TQ xuất hiện tại thời kỳ Đông Hán < năm 23-220 công nguyên > , Đồ sứ trước hết xuất hiện tại tỉnh Chiết Giang miền Nam . Sau đó , kỹ thuật làm đồ sứ đã từ miềm Nam truyền đến miền Bắc và được phát triển nhanh chóng . Trong đó sự kiện quan trọng nhất là việc sản xuất sứ trắng .Sứ trắng diễn biến từ sứ xanh, sự khác biệt giữa hai loại đồ sứ này chủ yếu là tại mộc và hàm lượng sắt trong chất men . Nếu đất sứ hàm lượng sắt ít thì mộc trắng , hàm lượng sắt nhiều thì màu tối hơn , hiện lên mầu tro , mầu ghi và mầu ghi sẫm . Riêng nói về sự phát triển của đồ sứ , đã được phát triển từ tráng men mầu đơn nhất đến nhiều màu , nhưng phần lớn đồ sứ có mầu đều lấy mầu trắng làm nền để tô thêm các mầu sắc khác . Vì vậy , việc sản xuất sứ trắng có ý nghĩa cực kỳ sâu xa đối với việc phát triển đồ sứ .
Trong thời kỳ Đời Đường và Đời Tống từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 13 công nguyên , kỹ thuật sản xuất gốm sứ của TQ tiếp tục được phát triển . Chính đồ gốm tráng men ba mầu Đời Đường là hàng mỹ nghệ được sản xuất trong thời kỳ này , chủ yếu là tráng men lên phôi và gây nên sự biến đổi hóa học trong quá trình nung . Đồ gốm tráng men ba mầu Đời Đường đã hấp thụ những đặc điểm mỹ nghệ của tranh thủy mặc và tượng nặn của TQ , trang trí đồ án bằng các hình thức dán , khắc , vẽ v.v , cùng lúc dùng men đỏ , men xanh và men trắng trên một đồ gốm , sau khi nung trong nhiệt độ cao , men ba mầu hòa vào nhau , ba mầu đã trở thành có rất nhiều mầu sắc , gây cho người xem một thị giác rực rỡ nhiều mầu , đó là đặc điểm của đồ gốm tráng men ba mầu Đời Đường TQ .
Đời Minh < năm 1368-1644 công nguyên > và Đời Thanh < năm 1644-1911 công nguyên > là thời kỳ sản xuất đồ sứ phồn thịnh nhất TQ , số lượng và chất lượng về sản xuất đồ sứ đã đạt đến đỉnh cao . Việc xác định thành phố Cảnh Đức Trấn ở miền Nam là “thủ đô sứ” đã khiến các lò nung đồ sứ Cảnh Đức Trấn thống trị làng sứ của Đời Minh và Đời Thanh trong suốt mấy trăm năm , mãi cho đến nay , đồ sứ cao cấp nhất TQ vẫn được sản xuất tại đây . Ngay từ thế kỷ thứ 8 đồ sứ TQ đã bắt đầu bán sang nước ngoài . Trước đó , “con đường tơ lụa ”nổi tiếng đã triển khai sự giao lưu thương mại và văn hóa giữa TQ với nước ngoài , TQ được coi là “Nước Tơ ” . Sau thế kỷ thứ 8 , TQ lại bắt đầu nổi tiếng thế giới về “Nước Sứ” cùng với đồ sứ TQ bán sang nước ngoài .
Đồ sứ TQ ban đầu chủ yếu xuất khẩu sang khu vực Châu Á . Bước sang thế kỷ 17 , hoàng thất và cung đình Tây Âu bắt đầu dấy lên cơn sóng tàng trữ đồ sứ TQ . Sau khi Bồ Đào Nha mở đường hàng hải mới , đồ sứ cũng trở thành món quà quý hiếm nhất trong xã hội Châu Âu . Lúc đó , phong cách nghệ thuật Rococo lưu hành tại Châu Âu mang đặc sắc là sinh động , tươi đẹp , nhẹ nhàng và tự nhiên , tác phong nghệ thuật này có hiệu quả như nhau với phong cách nghệ thuật TQ là tinh vi , dịu dàng ,xinh xắn và tao nhã . Điều này cũng đã xúc tiến việc lưu hành mặt hàng đậm đà phong cách TQ trong đó kể cả đồ sứ trong cả xã hội Châu Âu . Theo thống kê chưa đầy đủ , thế kỷ 17 , bình quân mỗi năm TQ xuất khẩu khoảng 200 nghìn đồ sứ , bước sang thế kỷ 18 , năm nhiều nhất lên tới khoảng 1 triệu chiếc . Đồ sứ TQ bán chạy trên thế giới và trở thành mặt hàng mang tính chất thế giới . Từ China cũng truyền bá rộng rãi khắp nước Anh và lục địa Châu Âu cùng với đồ sứ TQ , trở thành đại danh từ của đồ sứ , khiến “TQ” và “Đồ sứ ”trở thành một từ ngữ nghĩa đôi gắn chặt với nhau . Về sự biến đổi này rút cuộc được xác định từ bao giờ không ai biết được , nhưng điều có thể khẳng định là , chính vì TQ đạt được thành tựu rực rỡ về đồ sứ thời cổ cũng như con đường truyền bá đồ gốm sứ sau đó , đã khiến mặt hàng đậm đà mầu sắc TQ này được nhân dân thế giới yêu thích , và luôn luôn gắn chặt TQ với đồ sứ .
Dịch thuật : KH – Thúy Nga từ Articlesbase