Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Nhà lãnh đạo hay nhà quản lỷ

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 27/01/08 16:35
gửi bởi nguyenhoanglai
Chúng ta là lũ nhân viên quèn mà lại bàn chuyện làm lãnh đạo, thật buồn cười. Nhưng xin lưu ý là ở các lớp báo chí phương Tây, người ta đã dạy “món” làm lãnh đạo các cơ quan báo chí. Họ lập luận rằng phải biết trước để làm nhân viên cho tốt, và biết trước thì mới hiểu cách vươn lên làm lãnh đạo cho đúng.


Tiếng Việt cũng có từ “lãnh đạo” và “quản lý” riêng rẽ giống như “leader” và “manager” trong tiếng Anh, nhưng thực tế là cả chúng ta lẫn các đồng nghiệp bên trời Tây cũng lẫn lộn giữa hai khái niệm này. Tại sao không dùng 1 từ cho đơn giản? Nếu đã dùng cả hai từ thì chúng có khác nhau không? Vậy vị trí nào quan trọng hơn?

Rõ ràng là có sự khác biệt. Không phải nhà quản lý nào cũng là nhà lãnh đạo, và không phải nhà lãnh đạo nào cũng là nhà quản lý. Hoặc cũng có thể một người kiêm cả hai việc.

Các nhà khoa học xã hội đã tốn khối nơron thần kinh để cố tìm ra định nghĩa và phân định sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Dưới đây là vài ý tưởng của hai học giả nêu lên trong một hội thảo về vấn đề lãnh đạo-quản lý của mạng Poynter.org.

John Kotter:

Một nhà quản lý:
- đối phó với tình huống phức tạp
- lập kế hoạch hoạt động và ngân sách
- tổ chức công việc cho nhân viên
- kiểm soát và giải quyết vấn đề

Một nhà lãnh đạo:
- đối phó với sự thay đổi
- đề ra hướng đi
- sắp xếp nhân sự phù hợp
- thúc đẩy mọi người



Warren Bennis:

Một nhà quản lý:
- khuyến khích hiệu quả
- là chiến sĩ tốt
- làm theo chỉ đạo của cấp trên
- chấp nhận hiện trạng
- làm cho công việc đúng đắn

Một nhà lãnh đạo:
- khuyến khích hiệu quả
- là chính bản thân mình
- đề ra ý tưởng
- thách thức
- làm những việc đúng đắn

Đọc những cái gạch đầu dòng trên đây thì có vẻ các nhà quản lý không quan trọng bằng các nhà lãnh đạo, họ phải “làm thân trâu ngựa” vất vả để cỗ máy vận hành, trong khi các nhà lãnh đạo tạo ra tầm nhìn chung cho một thế giới tươi đẹp hơn. Nhưng hãy tưởng tượng xem công việc sẽ khó khăn đến mức nào nếu thiếu những nhà quản lý tài năng. Trong vô số công việc thuộc phần trách nhiệm của họ, các nhà quản lý phải giám sát các công việc như:

lịch làm việc
liên lạc trong nội bộ và với bên ngoài
mua sắm và bảo vệ các công cụ làm việc và công nghệ
thuê nhân viên
đào tạo
đánh giá
làm cho nhân viên luôn có trách nhiệm với công việc
phát triển các hệ thống
sự phối hợp giữa các nhóm

Một ví dụ nhỏ trên đây đã đủ chứng minh tầm quan trọng của các nhà quản lý đối với các tổ chức, công ty. Đó là lý do tại sao nhà tư tưởng về vấn đề lãnh đạo, ông Joseph C. Rost, đã chỉ trích những người “gièm pha hoạt động quản lý, coi đó là tầm lãnh đạo chưa danh giá.” Ông này hết lời ngợi ca những người quản lý đã giúp mang lại trật tự, ổn định và luôn dự đoán được tình hình sẽ diễn biến ra sao tại nơi làm việc. Nhưng Rost cũng mở ra một cánh cửa quan trọng: Ông lập luận rằng quản lý là nói về quyền hạn còn lãnh đạo là nói về ảnh hưởng.

Phải biết trước cách làm lãnh đạo để làm nhân viên cho tốt, và biết trước thì mới hiểu cách vươn lên làm lãnh đạo cho đúng.
Có lẽ đây là sự phân định rõ ràng và hết sức quan trọng. Các nhà quản lý có quyền hạn để thực thi công việc. Họ có thể đạt được điều đó bằng sức mạnh (chế độ thưởng-phạt), sử dụng cương vị của mình. Nhưng những nhà quản lý làm lãnh đạo, và những nhà lãnh đạo không làm quản lý, lại đạt được các mục tiêu của họ thông qua ảnh hưởng.

Ảnh hưởng có được từ niềm tin của những người khác -- nhờ khả năng chuyên môn, tính toàn vẹn và tha giác (khả năng xác định và hiểu tình cảm hoặc khó khăn của người khác) của một người nào đó. Ảnh hưởng tối đa thuộc về những người mạnh cả 3 lĩnh vực này.

Từ những gì phân tích trên đây, có thể thấy rằng con người ta buộc phải tuân theo các nhà quản lý nhưng có thể chọn lựa nên theo nhà lãnh đạo nào.

Vậy các cấp độ khác nhau của lãnh đạo là gì. Trở lại năm 1978, nhà lịch sử đoạt Giải Pulitzer kiêm học giả về vấn đề lãnh đạo James MacGregor Burns đã đưa ra học thuyết về hai loại lãnh đạo: giao dịch và biến đổi.

"Lãnh đạo giao dịch" nói chung là kiểu thỏa thuận giữa các cá nhân; nhà lãnh đạo muốn đạt điều gì đó và đưa ra những lý lẽ thuyết phục người đi theo mình. Nhưng lãnh đạo biến đổi đạt được nhiều hơn thế. Ông Burns tin rằng kiểu lãnh đạo này đưa cả nhà lãnh đạo lẫn môn đồ của mình lên tầm cao mới về động lực thúc đẩy và giá trị đạo đức.

Liệu khái niệm “lãnh đạo biến đổi” có quá xa vời và không thể phù hợp với chúng ta? Chúng ta có cần phải trở thành anh hùng hay có những tính cách đặc biệt thì mới đạt được điều đó? Không hề. Mỗi chúng ta, những người quản lý và những người không làm công tác quản lý, đều có khả năng biến những hoạt động giao dịch tẻ ngắt trong cuộc sống thành một cái gì đó tốt hơn. Điều cần thiết là phải nỗ lực hết sức vì con người chứ không phải vì sản phẩm. Nếu bạn muốn đạt tới cấp độ lãnh đạo này, hãy thử nghiên cứu một vài điểm cam kết dưới đây và so sánh xem nó có phản ảnh cái triết lý lãnh đạo của bạn hay không:

Những người mà tôi lãnh đạo không phải là phương tiện để tôi đạt được một mục đích nào đó.
Tôi giúp mọi người có ý thức đúng đắn về công việc chung và các giá trị có ý nghĩa quan trọng.
Tôi tìm cơ hội để mọi người phát triển và để ý kiến của họ được lắng nghe.
Tôi tìm hiểu xem điều gì thúc đẩy mọi người nỗ lực, cả về bản chất bên trong và tác động từ bên ngoài; tôi không giả định.
Tôi đánh giá mọi người trên cơ sở cá nhân họ, và chú ý đến họ như với từng cá nhân.
Nếu nhìn kỹ lại thì sẽ thấy những cam kết trên chẳng có gì là ghê gớm, có thể dễ dàng áp dụng cho bất kỳ ai đang khoác cái danh quản lý nếu nhà quản lý đó muốn trở thành một nhà lãnh đạo cấp cao. Nó cũng có thể dễ dàng áp dụng cho một người chẳng có chức danh nào ngoài tên gọi “đồng nghiệp.”

Các cơ quan báo chí cần những nhà quản lý giỏi; và cũng cần các nhà lãnh đạo tài năng. Đã bao giờ bạn nghĩ có thể bước lên bậc thang đó?
trích từ:http://www.vietnamjournalism.com/module.html?name=News&file=article&sid=111

Re: Nhà lãnh đạo hay nhà quản lỷ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 28/01/08 23:02
gửi bởi TrangTrinh
Chúng ta là lũ nhân viên quèn mà lại bàn chuyện làm lãnh đạo, thật buồn cười. Nhưng xin lưu ý là ở các lớp báo chí phương Tây, người ta đã dạy “món” làm lãnh đạo các cơ quan báo chí. Họ lập luận rằng phải biết trước để làm nhân viên cho tốt, và biết trước thì mới hiểu cách vươn lên làm lãnh đạo cho đúng.


Xin có đôi lời nhắc bạn HoangLai rằng chúng ta nên phân biệt cho rõ ràng giữa hai khái niệm:
- Khái niệm "lãnh đạo hay quản lý" - là một chức vụ hay một trách nhiệm do pháp luật quy đinh.
với
- Khái niệm "Lãnh đạo hay quản lý - là một khoa học- nghệ thuật về lãnh đạo, quản lý, quản trị được nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.
Như vậy người ta bàn về lãnh đạo hay đào tạo về lãnh đạo là việc làm nghiêm túc không có gì đáng buồn cười cả. Việc giáo dục về lĩnh vực quản trị hay lãnh đạo cũng không có nghĩa là tương lai người ta sẽ trao cho anh chức vụ lãnh đạo ngay khi anh tốt nghiệp , và cũng không phải anh có triển vọng làm lãnh đạo thì anh mới được học hay mới có tư cách bàn về lĩnh vực này.
Lãnh đạo, quản lý , quản trị là một khoa học được ứng dụng như thế nào trong thực tế lại là chuyện khác.

Các thông tin bạn trích từ vietnamjournalism rất hay, mỉnh chỉ có đôi lới góp ý thế thôi. Mong bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích khác cho mọi người xem.

Re: Nhà lãnh đạo hay nhà quản lỷ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 29/01/08 14:58
gửi bởi hienhiendichsac
Khổng tử rất trọng tư cách của nhà cầm quyền cho nên ông phân biệt thành bốn hạng như sau:
1. Hạng trên cả, biết hổ thẹn về hành vi xấu của mình; đi sứ bốn phương thì không làm nhục mệnh của vua.
2. Hạng thấp hơn: họ hàng khen là người hiếu, làng xóm khen là người đễ.
3. Hạng thấp hơn nữa: lời nói nhất định phải tín thực, hành vi nhất định phải quả quyết (không xét là có nên hay không), như vậy là cố chấp, hẹp hòi, nhưng còn tạm được.
4. Còn hạng làm quan ở thời ông, khí độ nhỏ nhen như cái đấu, cái sao (một phần năm hay một nửa cái đấu) thì không đáng nói tới. (XIII.20) [tr.204]
Trích: Khổng Tử Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá 1995.

Re: Nhà lãnh đạo hay nhà quản lỷ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 12/03/11 0:14
gửi bởi tranhungminhphuong
Quản lý là quá trình ràng buộc và xử lý đối với sự vật trong phạm vi quyền lực; là quá trình tiến hành chỉnh lý và xử lý về nhân lực, vật lực và các tài nguyên khác nhằm thực hiện mục tiêu xác định. Lãnh đạo là hoạt động quản lý con người của người lãnh đạo; thống nhất điều khiển và hướng dẫn người bị quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Không ai nói lãnh đạo bàn nghế, tiền bạc, chỉ có thể nói là quản lý bàn nghế, tiền bạc. Lãnh đạo có thuộc tính nói chung là kế hoạch, tổ chức, khống chế quản lý.
Tầng quản lý có tầng cao, tầng trung, tầng cơ sở. Quản lý tầng cơ sở là quản lý vi mô, quản lý trực tiếp con người, cơ sở vật chất, sự việc cụ thể, theo quy định thông thường; chấp hành nhiệm vụ cụ thể do cấp trên quyết định, tính độc lập không lớn. Quản lý tầng cao và trung là quản lý vĩ mô, là quản lý trực tiếp rất ít người, vật chất, sự việc cụ thể mà xử lý chủ yếu những vấn đề quan trọng có tính chiến lược và nguyên tắc, tính độc lập tương đối lớn; có thể xem quản lý tầng cao và trung là lãnh đạo. Quản lý nặng về chấp hành chính sách, tổ chức lực lượng hoàn thành mục tiêu tổ chức; theo đuổi hiệu quả của một loại công tác nào đó. Lãnh đạo là một loại quản lý có tính chiến lược.
Lãnh đạo, điều khiển và quản trị là những thuật ngữ có mối quan hệ gần gũi với thuật ngữ quản lý nhưng không đồng nhất.