Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Re: BÁO SGGP: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!)

Gửi bàigửi bởi quynhanh » Thứ 2 16/05/11 12:35

Sau khi đọc baì “Lượng nhiều, Chất ít” tôi buồn một, thì đọc bài Phản hồi “Bất cập trong đào tạo thạc sĩ” - Cần xóa rào cản với người học của tác Thanh Hùng (http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2011/5/257674/) tôi buồn mười.

Sau buổi trao đổi của Khoa ngày 13-5 có sự tham dự của ĐD Báo SGGP, tôi đã tin và chờ đợi báo sẽ có một động thái tích cực để “chuộc” lại những sai phạm của mình đối với bạn đọc - những người luôn tin tưởng vào sự trung thực của báo chí, có thể đó là lời xin lỗi công khai hay chí ít cũng gỡ bài viết xuống.

Thế nhưng, hoàn toàn thất vọng. Ngày nào tôi cũng lên mạng để xem cách hành xử của báo thế nào, nhưng mỗi ngày trôi qua đều không có gì thay đổi. Thì hôm nay, thứ Hai 16-05 tôi lại đọc thêm một bài viết thể hiện dưới dạng lượt ghi của chính tác giả Thanh Hùng (người đại diện báo đi dự buổi trao đổi) đã trích đăng ý kiến của các anh chị (cụ thể là chị Lệ Hằng – K8) tham dự họp bằng cách là cắt khúc đầu, cắt khúc cuối để phục vụ cho mục đích bài viết của mình. Thì ra phải chăng chỉ đơn giản anh đi dự họp để tìm thông tin cho bài viết mới của mình, những gì tiếp thu từ sự bức xúc của các thành viên VHH anh không quan tâm? Và vi vậy, những thông tin sai lệch hay cách tác nghiệp non yếu của tác giả Anh Khoa trên báo vẫn còn “nguyên si”, chẳng ai dám động đến. Liệu đây có được xem là sự thách thức của báo với những bức xúc của người trong cuộc hay không?
RANDOM_AVATAR
quynhanh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 22/02/10 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Báo SGGP viết sai chính tả

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 2 16/05/11 13:56

quynhanh đã viết:Sau khi đọc baì “Lượng nhiều, Chất ít” tôi buồn một, thì đọc bài Phản hồi “Bất cập trong đào tạo thạc sĩ” - Cần xóa rào cản với người học của tác Thanh Hùng (http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2011/5/257674/) tôi buồn mười.
Bạn Quynhanh buồn mười là còn nhẹ, vì tôi không chỉ buồn mà còn mất lòng tin hoàn toàn vào báo SGGP và Ban Giáo dục của báo, vì một lẽ đơn giản là Báo không chỉ có những nhà báo ngụy tạo thông tin, đổi trắng thay đen; những người biên tập và BBT tắc trách; mà còn có nhà báo chuyên nghề viết mà không nắm được chính tả tiếng Việt.

Tại cuối bài này, Báo viết "lượt ghi".

"Lượt ghi" có nghĩa là "một lần viết". Theo suy nghĩ thiển cận của tôi thì báo muốn viết là "lược ghi" có nghĩa là "viết lại những ý chính, cơ bản theo ý đồ người viết".

"Tiếng nói" mà "ngọng nghịu" thế này thì làm sao phát ngôn cho người ta hiểu được suy nghĩ của nhân dân cả một thành phố!

Cám ơn báo SGGP đã cung cấp cho tôi một phương pháp mới - phương pháp "lấy cá biệt quy chụp tập thể" (từ nay gọi là chụp mũ) (qua bài viết của tác giả Anh Khoa). Tôi dùng hoài phương pháp này chưa chán.

Các bạn xem này
Tập tin đính kèm
chinh ta.JPG
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Báo SGGP viết sai chính tả

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 2 16/05/11 14:04

À quên, phải để trên này nguyên trang để so sánh, kẻo báo SGGP sửa lỗi chính tả rồi nói tôi ngụy tạo.
Tập tin đính kèm
Phan hoi ... www-sggp-org-vn.pdf
(427.12 KiB) Đã tải về 1648 lần
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BÁO SGGP: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!)

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 2 16/05/11 15:13

Bạn Rồng Đỏ thân mến,

Đêm qua đã hân hạnh được đọc bài của bạn, tôi rất muốn viết ngay những lời chân thành nhất gửi tới bạn, người ngoại đạo đã chung vai cùng chúng tôi trong lúc nước sôi lửa bỏng này, nhưng ngặt vì thời gian thì đã khuya quá rồi, và tôi còn phải giải quyết một số công việc trước khi vào buổi làm việc sáng hôm nay. Mong bạn thông cảm.

Các ý kiến của bạn thật sáng suốt và xác đáng, nhất là lời khuyên
reddragon đã viết:Những người yêu VHH, là “dân VHH” nên bình tĩnh
Chiều thứ sáu ngày 13-5-2011, nếu bạn tham dự trao đổi cùng chúng tôi, bạn sẽ thấy được các thầy cô của trường chúng tôi, của khoa chúng tôi bình tĩnh, khiêm nhường biết chừng nào. Các thầy hiểu các học trò của mình đang rất bức xúc, nên ngoài những yêu cầu cơ bản, các thầy luôn nhấn mạnh “Thái độ cầu thị, ý thức tập thể, tinh thần bao dung, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau”, “không nên có những lời lẽ hoặc cử chỉ xúc phạm. Không nên đáp trả một hành động xúc phạm này bằng một ứng xử xúc phạm khác”…

Bạn ơi, bạn có hiểu rằng công sức đóng góp bền bỉ của cả một tập thể GV, HV hơn 300 người từng giờ từng ngày hơn 10 năm để gây dựng, duy trì và phát triển một ngành mới, mà một bài báo của một nhà báo ... (chả biết dùng tính từ nào đi kèm cho xứng) xúc phạm một cách ngang nhiên như vậy, mà các thầy cô của chúng tôi vẫn khiêm nhường, bình tĩnh thì “nội công” của các thầy cô thâm hậu cỡ nào.

Chúng tôi là học trò, chưa thấm và luyện được “bí kíp” như các thầy cô, nên lời khuyên của bạn thật hợp chỗ. Cám ơn bạn.

reddragon đã viết:Trong trường hợp này, không thể quan niệm “im lặng là vàng” được. Không viết thì phải nói, không nói nữa thì phải có hành động ứng xử cụ thể. Nếu ai chọn cách “im lặng” có nghĩa là họ không thật lòng yêu VHH, không coi mình là “dân VHH”, chỉ lo lợi ích cá nhân, thấy nhà cháy mà không chung tay dập lửa.
Lời khuyên của bạn thật chí lý chí tình. Chúng tôi đã và đang làm đây.

Bây giờ là thời đại “toàn dân làm báo”. Chúng tôi chả ngại gì báo chính thống. Cả thế giới đọc họ thì cả thế giới cũng đọc chúng tôi. Chúng tôi có website và diễn đàn này làm cơ quan ngôn luận. Bây giờ ai tìm bài của SGGP viết về chúng tôi thì cũng có cơ may tìm thấy những bài chúng tôi viết về báo SGGP. Họ viết báo theo phương pháp của họ, chúng tôi phân tích cái đúng cái sai trong bài báo của họ theo phương pháp khoa học khoa VHH trang bị cho chúng tôi. Chỉ xét về khía cạnh này thì chưa biết ai lợi hay thiệt nhiều hơn ai.

Nhưng học viên khoa chúng tôi có cái lợi là được một lần làm bài tập một cách tự nguyện, say sưa mà không hề bị áp lực điểm số. Mới chỉ sau 2 ngày mở chủ đề này, khoa chúng tôi đã làm được một cuộc điều tra XHH và cho kết quả là báo SGGP vu khống khoa chúng tôi (5/5 bạn chuyển đổi phương thức học từ làm luận văn sang không làm luận văn phủ nhận lý do của báo SGGP và cung cấp thông tin rằng chưa bao giờ trả lời phỏng vấn về vấn đề này).

Mỗi người chúng tôi đang hành động theo cách của mình. Cám ơn bạn.

reddragon đã viết: “Dân VHH” cần suy nghĩ và đoàn kết lại để tìm giải pháp buộc báo SGGP phải gỡ bài trên báo điện tử và có bài xin lỗi trên báo giấy (1)

reddragon đã viết:báo SGGP sau bài viết này, đã tự xếp họ vào hạng báo “không chuyên” (2)
Nếu chúng ta nghĩ họ là (2) thì cần gì mất công làm (1). Đó là suy nghĩ của cá nhân tôi.

Chúng tôi là học viên. Chúng tôi vào diễn đàn học tập và viết lên đây những suy nghĩ riêng của mình. Trong chủ đề này, mỗi chúng tôi là một bông hoa trong vườn hoa VHH. Các thầy cô trong Ban lãnh đạo khoa và Ban giám hiệu trường sẽ sử dụng để trang trí trong nhà, ngoài vườn hợp lý. Tôi tin tưởng rằng vườn hoa này sẽ có ích cho đời.

Một lần nữa cám ơn bạn.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Phản hồi "Bất cập trong đào tạo thạc sĩ" (?!)

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 2 16/05/11 15:18

Bữa nhà báo Thanh Hùng tới dự, với điệu bộ, ăn nói rất chi là "nghệ thuật" như thế LG đã đoán phần nào cách "chúng tôi xin nghe" của Thanh Hùng rồi. Cách của SGGP hay của Thanh Hùng "nghe" là như vậy đó. "Nghe" làm sao có lợi cho báo hoặc chung chung nhất.

Mọi ý kiến phản hồi của người trong cuộc đều không được đăng, nếu có đăng là cắt đầu cắt đuôi (cũng may LG không phản hồi trên báo - vì LG nghĩ rằng những phản hồi của mình sẽ câu "view" thêm cho báo (như thế là làm lợi báo à!)

Những phản hồi của chúng tôi không thấy? Hay đó là cách nhà báo Thanh Hùng "lượt ghi"?

Chúng em hy vọng lãnh đạo Khoa sẽ gửi đường link của topic này lên Tổng biên tập báo và mong có lời phản hồi thỏa đáng.
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Bức xúc với SGGP

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 2 16/05/11 15:56

Chả biết nói sao cho đúng cảm xúc của mình: bức xúc, mất lòng tin. Dùng ngụy phương pháp của báo SGGP để giúp thêm phần trải nghiệm.

Nếu mình là người có quyền ở báo, trước khi nhận một nhà báo về tòa soạn, trước khi làm việc với cộng tác viên, yêu cầu ký một bản cam kết (tương tự như hợp đồng làm việc) về đạo đức của người làm báo trong đơn vị mình. Trước mỗi cuộc họp yêu cầu toàn bộ Ban biên tập và phóng viên đọc to "Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí", "Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí"... cho nhớ mà thực hiện.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi CuaKenh » Thứ 2 16/05/11 17:39

Ôi chao, đi lang thang mãi, hôm nay mới ghé về nhà, thấy chuyện này mà buồn.

Chia sẻ với mọi người:
Bên trang webtretho có giới thiệu topic này của chúng ta đấy:
http://www.webtretho.com/forum/f26/bat- ... si-789162/.
Mời các bạn sang xem và viết bài để giới thiệu rõ hơn quan điểm của mình.
RANDOM_AVATAR
CuaKenh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 13:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Thứ 2 16/05/11 20:21

Vào blog của nhà báo Cù Huyền đọc bài Chả muốn viết và cũng chả muốn post!khoa mình đã giới thiệu ở trên, thấy các bình luận của dân làm báo về tác giả Anh Khoa và bài báo của "nhà báo" này khá thú vị, mình xin dẫn lại đây cho dân VHH chúng ta đọc tham khảo nè:


tangtinhtinh2 wrote on May 13, edited on May 13
Lời phê cho bài báo: Non về phương pháp, nhạt về đánh giá, cũ kỹ về cách xử lý vấn đề rất cũ.
Ý kiến từ dư luận xã hội: Tác giả bài báo này chưa học thạc sỹ bao giờ nên lối viết, cách phân tích rất phiến diện hoặc ngoại đạo.

cuhuyen wrote on May 13
Chị chuồn ơi! Đúng là buồn như con chuồn chuồn chị nhỉ?

tangtinhtinh2 wrote on May 13, edited on May 13
Hihi. Chị đọc thấy nỗi buồn của H nhưng quả thực chị không buồn vì cái bài báo này. Nó chả đáng giá xu nào cả. Nó không nhấn được thêm định kiến xã hội về đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và càng chả giải quyết được gì cho thực trạng cả vì đến chuyện chỉ ra thực trạng còn không thấu đáo.
Tác giả đề cập đến cơ sở đào tạo cụ thể mà viết lơ tơ mơ thế thì đúng là nên bị hồi đáp đến nơi đến chốn. Chị không chấp nhận cả cái cách nói về cao học ngành Văn hóa học kiểu k0 học được cái khác mới chuyển sang học cái này. Em đưa ý kiến của em lên công luận rộng rãi hơn nữa đi.
Đây đúng là tình huống phải kiên quyết và nghiêm khắc xử lý.

cuhuyen wrote on May 13
Hihi! Em vừa tham gia tổ chức một hội thảo về truyền thông, lại có ngay một "quả" của truyền thông để mà mổ xẻ... hic! Mà vẫn buồn chị ơi! Vì mình vừa là nhà báo lại vừa học VHH...

phanvantu wrote on May 13
Tin vỉa hè cũng là nguồn rất quan trọng với người làm báo. Nhưng báo chí không phải là tin vỉa hè. Những bài báo phê bình chỉ có sức thuyết phục nếu nhà báo cân bằng trong nguồn tin: nghe từ nhiều phía và có thẩm định.

cuhuyen wrote on May 13
PGS.TS Phan Thu Hiền, người được trích lời trong tác phẩm này, đêm qua có cho em biết, bà nói ý đó trong một tiết dạy, chứ không hề trả lời phỏng vấn chính thức một nhà báo nào. Bà cũng không được ai xin phép đưa nhận định của bà lên báo. Bà rất ngạc nhiên khi thấy ý kiến của mình được đưa vào bài báo trong dấu ngoặc kép như một trích dẫn nguyên văn...
Nếu có đủ dẫn chứng, cứ liệu chứng minh cho việc rất nhiều học viên cao học đi học vì không tìm dc việc làm, thì đấy sẽ là một góc tiếp cận rất hay và nên được xử lý riêng thành một bài. Nhưng, phải làm đến nơi đến chốn, nghĩa là có thêm nhiều chứng cứ, chứ không thể làm như thế này, dù là dẫn lời phỏng vấn chính thức PGS.TS Phan Thu Hiền.
Mình mà làm đề tài này, mình sẽ làm 10 số liên tiếp ... thậm chí hơn nữa... hehe! Tác giả đúng là chưa biết "câu"...

081157 wrote on May 13
Không ít tác giả của các bài báo, đạo diễn phim khi đề cập đến "những cái xấu, thiếu sót" của ngành GD đã "vơ đủa cả nắm" và vô tình làm tổn thương đến lòng tự trọng của những Nhà giáo khả kính. Có lẽ do các thày cô giáo vốn hiền lành, dễ bắt nạt chăng? Mình nghĩ làm nghề nào cũng cần có cái tâm!

phungduchung wrote on May 13
Em chào các anh các chị.
Đọc bài của chị H em cũng xin được nói một vài ý thôi ạ. Vấn đề của người viết bài báo mà c H đề cập. Bản thân em thấy họ là người Vô đạo đức trong nghề báo. Ví gần nhất như vụ "LƯỢM", hay như nhiều tờ báo mạng lá cải khác (em k tiện dẫn chứng) có kiểu toàn những "nhà báo miệt vườn" ngồi online trong nhà mà viết như "thật". Em rất thích sự thẳng thắn của chị H, và thích câu: "nghe từ nhiều phía và thẩm định thông tin". Liệu điều đó có thể lấy làm 1 trong các yếu tố đánh giá đạo đức và tay nghề của một nhà báo không anh Tú?

meobeohanoi wrote on May 14
Những bài báo của những "nhà báo salon" như thế này không hiếm, ít người lên tiếng vì ...chán chả buồn nói nữa chị ạ. :(

dunxinea wrote on May 15
Chắc PV của bài này không khảo sát đủ đã vội vàng viết bài
Thầy Phương thậm chí còn gọi điện hỏi thăm em khi em nghỉ sanh, động viên làm LV lại không phí một hạt giống của ngành nghiên cứu (thầy nói vậy), thầy cũng dặn em, không phải làm bìa mạ vàng làm gì, nếu thích thi làm 1 cuốn kỷ niệm cho trường, còn thì cứ làm thường cho đỡ tốn kém, thầy nhất quyết chỉ lấy cuốn LV đã làm bìa thường...
Chẳng có phong bì nào hết!

cuhuyen wrote today at 7:43 AM

@081157: Hình như thầy cũng từng là nạn nhân kiểu PGS.TS Phan Thu Hiền?

@phungduchung: Nghe từ nhiều phía và thẩm định thông tin là điều không thể không làm và trước hết là để bảo vệ chính nhà báo. Vì nếu không thì họ sẽ khổ vì những chuyện lùm xùm thế này đây. Theo mình, chắc bạn ấy không cố tình "làm đau lòng khoa VHH" như thế này. Nhưng có điều rõ ràng là tay nghề bạn ấy còn non. Tuy nhiên, điều mình thất vọng nhất là ban biên tập. Một tác phẩm như thế mà cho "đi" được, thì quá chán cho SGGP. Bài tập của học trò mình mà xử lý thế này thì sẽ bị đánh trượt.

@Mai: Chị thành người là nhờ học VHH. Nếu có chút quà cho thầy cô, thì điều đầu tiên nghĩ là phải tặng thầy cô thế nào để thầy cô không phật lòng. Chưa bao giờ thôi áy náy vì không biết làm cách nào để thầy cô hiểu hết lòng thành của mình. Quà chỉ là phương cách sau cùng và luôn làm mình bối rối. Mà tặng quà thầy cô, nếu có, là vì mình, vì chính mình cảm thấy vui... Tự dưng làm tình cảm thầy trò bị tổn thương thế này.
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi CuaKenh » Thứ 2 16/05/11 21:28

Đi lang thang lại kiếm được cái này http://www.viet-studies.info/culture.htm.
Đây là trang Văn hóa - Giáo dục của Trần Hữu Dũng. Tại phần thông tin ngày 15-16/5/2011 có giới thiệu các tin bài:
Trao đổi về các vấn đề liên quan đến bài báo "Bất cập trong đào tạo thạc sĩ: Luợng nhiều - Chất ít ." (VHH 14-5-11) -- Diễn đàn về vụ này (VHH 15-5-11)

Học mấy bạn đưa hình cái chơi. Coi chỗ viền khung màu đỏ đó.
Tập tin đính kèm
THD.JPG
RANDOM_AVATAR
CuaKenh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 13:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi duongminhhoang » Thứ 2 16/05/11 22:49

Lời đầu tiên tôi muốn chia sẽ những bức xúc của cộng đồng Văn Hóa Học, mong các thầy cô và các bạn HVCH, NCS sớm vượt qua nỗi đau tinh thần này.

Tôi cũng là học viên cao học Châu Á học đã từng được học GS. TS. Trần Ngọc Thêm và PGS. TS. Phan Thu Hiền, và luôn vô cùng kính trọng các thầy cô. Không chỉ kính trọng vì sự uyên thâm trong khoa học mà còn kính trọng các thầy cô về tư cách đạo đức nghề nghiệp qua những cách các thầy cô, dạy bảo chúng tôi.

Thật không còn gì để nói đối với PV Anh Khoa này, một bài báo hoàn toàn bịa đặt và vi phạm nghiêm trọng luật báo chí và là sự xuống cấp về tư cách đạo đức nhà báo. Chính Cô Hiền đã khẳng định không trả lời phỏng vấn PV Anh Khoa, vậy mà Anh Khoa lại dám viết:
"PGS Phan Thu Hiền, Trưởng bộ môn Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, cho biết: “Nhiều năm đi dạy, tôi thấy có nhiều sinh viên học rất giỏi. Những em này học lên thạc sĩ, rồi tiến sĩ. Khi gặp tôi, nhiều em thú thật chẳng phải em ham học gì, mà là do không tìm được việc làm nên cứ tiếp tục học”".Thật không thể hiểu được một tờ báo là cơ quan ngôn luận của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tp Hồ Chí Minh mà lại có thể cho đăng một bài báo hoàn toàn bịa đặt như vậy.(?)
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu
RANDOM_AVATAR
duongminhhoang
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 08/03/10 10:34
Đến từ: Ho Chi Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron