Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi Khoa VHH » Thứ 3 17/05/11 13:50

Hôm nay, Khoa VHH đã nhận được thư của ThS. Lê Văn Hoa, cựu HVCH (K6) tâm sự về cảm nhận cá nhân cũng như tâm tư của các cựu HVCH VHH đang công tác tại Khánh Hòa. Khoa VHH xin giới thiệu để các bạn cùng đọc.

[center]TÂM SỰ
NHÂN ĐỌC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ANH KHOA TRÊN BÁO SGGP
NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2011
[/center]

Kính gửi: - Quý Thầy cô Khoa Văn hóa học
- Các anh, chị cựu HVCH văn hóa học các khóa và các bạn…

Mấy hôm nay, nhóm cựu học viên Cao học Văn hóa học K6 ở Nha Trang, khi đọc bài viết của tác giả Anh Khoa trên báo Sài Gòn giải phóng, thấy thật buồn cho tác giả khi đánh giá một sự việc lại nhìn nhận thiếu toàn diện và thiếu khách quan đến thế, đã làm ảnh hưởng tới danh dự của người dạy và người học.

Nhân đây, xin phép được nói lên mấy lời tâm sự gửi tới quý Thầy cô Khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&NV thành phố HCM mà tôi quý trọng nhất trong quãng đời được làm học trò.

Thưa quý Thầy cô, cách đây 6 năm, ngày 25 tháng 5 năm 2005, chúng em nhóm Nha Trang gồm 6 người vào Bộ môn Văn hóa học ôn thi phần bổ sung kiến thức, tập tễnh vào ngưỡng cửa của Cao học, sao mà thấy khó khăn thế, bởi vì trước mắt là phải lo thi các môn: Ngoại ngữ, chuyên ngành, triết học. Thì ngay từ lúc đầu, tại Bộ môn Văn hóa học chúng tôi đã gặp và nhận được sự quan tâm của Thầy Trần Ngọc Thêm, vị Giáo sư nghiêm nghị mà lại bao dung, tận tụy; cô Phan Thu Hiền, vui tươi trong phong cách, trang trọng, thương yêu học trò; thầy Nguyễn Văn Hiệu, hiền hòa, ần cần và dễ gần gũi lúc nào cũng vì học viên; cùng với thầy Thơ, cô Đào, thầy Tú, cô Điệp đã dành cho nhóm Nha Trang những tình cảm vô cùng quý giá để giúp chúng tôi đã vượt qua quá trình học tập và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tỉnh Khánh Hòa chúng tôi rất vinh dự lần đầu tiên có một lúc 07 thạc sỹ chuyên ngành Văn hóa học năm 2009, 2010, các thạc sỹ hiện đang công tác tại các ban ngành chủ chốt của tỉnh.

Hôm nay, mỗi người mỗi việc, ai cũng có một chức danh nhất định trong cơ quan nhà nước, được học hành tiếp thu những trí tuệ của các Thầy Cô, rồi trở về địa phương, những tri thức đó được áp dụng vào thực tế công việc một cách có hiệu quả, thiết thực và hữu ích. Bản thân tôi, hiện nay là thành viên Hội đồng khoa học cấp tỉnh, đang cùng các anh chị cựu HVCH VHH ở Nha Trang tích cực tham gia vào việc hoạch định các chính sách của tỉnh.

Thực hiện những công việc đó, hiện nay chúng tôi vẫn luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Trần Ngọc Thêm, cô Phan Thu Hiền, thầy Phan An… trên con đường nghiên cứu khoa học…

Mong muốn của tôi cùng nhóm Nha Trang kính gửi Thầy cô nói trên và Khoa Văn hóa học những lời biết ơn nhất, mãi mãi, ghi sâu truyền thống tình cảm Thầy trò, anh em, bạn bè của Khoa chúng ta, để biết thế nào là “Chất và Lượng” như bài báo đã nêu.

[right]Lê Văn Hoa, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa[/right]
Hình đại diện của thành viên
Khoa VHH
Quản trị viên
 
Bài viết: 161
Ngày tham gia: Thứ 3 24/04/07 0:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 4 18/05/11 6:01

Chiều Thứ Năm 12 tháng 5, một bạn học cùng lớp gọi điện rủ tôi đi nghe chiều thứ 6. Tôi tưởng đi nghe bảo vệ luận văn hay Khoa học trẻ nên rất háo hức nhưng vì bận đi học lớp tiếng Chăm do thầy hướng dẫn Phú Văn Hẳn dạy nên tôi liền từ chối với ít nhiều luyến tiếc. Nay đọc trên diễn đàn này suốt gần hai tiếng đồng hồ từ lúc mới thức dậy đến giờ, tôi mới hiểu sự việc. Tôi thật ngưỡng mộ các anh chị K7, k8 đã phân tích vấn đề một cách khoa học, xứng đáng với công lao giảng dạy của thầy cô. Rất ngưỡng mộ bạn Phan Thị Thùy Linh -K9 đã dùng từ chính xác là nhà báo đã "chọn mẫu sai". Cô Quỳnh Trân chắc vui mừng vì học sinh của mình biết thực hành môn học một cách đúng đắn bài vở. Hehehe.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!): Gửi nhà báo Thanh Hùng

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 4 18/05/11 6:31

Gửi nhà báo Thanh Hùng,

PV Thanh Hùng cũng cho biết là sau khi SGGP ra tiếp bài Phản hồi “Bất cập trong đào tạo thạc sĩ” - Cần xóa rào cản với người học, anh đã đọc thấy trên Diễn đàn VHH có một số thành viên đã tỏ ra thất vọng và trách anh đã không giữ lời hứa mà anh phát biểu tại buổi thảo luận của Khoa. Anh có trình bày lại với chúng tôi rằng hôm đó anh chỉ hứa sẽ báo cáo lại với BBT. Việc đó Thanh Hùng đã làm tròn. Còn việc giải quyết vụ việc này thế nào là thuộc quyền của lãnh đạo mà bài "Phản hồi..." số báo ra ngày 16-5 chưa nằm trong kế hoạch phản ánh (chính là phải chờ kết quả của buổi làm việc chiều nay).

Việc anh xuất hiện trong cuộc họp của khoa VHH là một hành động thiện chí, xoa dịu bớt bức xúc trong chúng tôi. Chúng tôi hy vọng báo sẽ sớm có những hành động hợp lý khác.

Người vô cớ bị vu khống, xúc phạm trên mặt báo, thường trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Anh là đại diện của báo, anh thay mặt báo đến với Khoa thì chúng tôi chỉ biết anh. Do vậy nhất cử nhất động trên báo SGGP liên quan tới khoa VHH sau khi được gặp mặt anh, chúng tôi đều quy vào anh hết.

Anh bảo anh làm tròn. Đó là với anh. Còn với những người vô cớ xúc phạm thì việc đó sẽ chỉ được xem là tròn khi nào họ thấy kết quả. Mong anh hiểu.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi CuaKenh » Thứ 4 18/05/11 11:09

Hy vọng những thiện chí tiếp theo của báo SGGP sẽ làm dịu đi những bức xúc của cộng đồng VHH.

Báo đã biết cái sai của họ. Ngày 16/5/2011, Đại học QG TP.HCM đã được đánh giá khá khách quan, có dở, nhưng hay là chính. Báo khen ĐHQG dám nghĩ dám làm (như tính cách người Nam Bộ - tôi tự rút ra) http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2011/5/257675/. Có lẽ họ sẽ từ từ chuộc lỗi.

Có thể chúng ta mải lo cho cái riêng của mình nên chưa chú ý điểm này. Hy vọng một tương lai sáng sủa hơn giữa hai cộng đồng báo chí và giáo dục, để cùng nhau lo cho cái chung lớn hơn.
Tập tin đính kèm
Khen DHQG.JPG
Khen DHQG.JPG (36.11 KiB) Đã xem 27266 lần
RANDOM_AVATAR
CuaKenh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 13:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 4 18/05/11 14:17

Xem lại loạt bài phản hồi: "bất cập trong đào tạo thạc sĩ" của nhà báo Thanh Hùng thật khó mà không bực mình.
Cái chúng tôi cần là một lời cải chính của báo tới gia đình văn hóa học chúng tôi chứ không phải những phản hồi vô can. Hôm diễn ra buổi thảo luận, chính phóng viên này đã có mặt và trực tiếp lắng nghe ý kiến từ phía những người trong cuộc, tại sao những ý kiến đó lại không có mặt trong bài phản hồi đăng trên báo của tác giả này? Làm sai thì phải nhận trách nhiệm, và cần tôn trọng chúng tôi, những người bị thiệt hại.
Thiết nghĩ báo SGGP phải có ít nhất một lời giải trình trước độc giả cả nước về bài viết vừa rồi.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi vuthihuyenly » Thứ 4 18/05/11 14:28

Kính chào VHH
Tôi tên Ly, là cựu HVCH khóa 7, hôm nay lên diễn đàn tôi mới đọc được thông tin về bài báo mà báo SGGP đã đưa tin, tôi vô cùng bức xúc vì bài báo đã xúc phạm đến thầy, cô và người học như chúng tôi nên tôi không thể im lặng được.
Tôi xin nói ngắn gọn thôi
- Đầu vô và đầu ra tiếng Anh của trường rất khó, khi thi tôi đã phải rất cố gắng nhưng chỉ đủ 5 điểm thôi.
- Trong quá trình học tôi chỉ tốn tiền đóng học phí cho nhà trường và tiền quỹ lớp để photo tài liệu khoảng 150.000 đồng/HK chứ không hề tốn kém bất cứ khoản tiền nào.
- Trong quá trình học, tôi rất chịu khó chép bài nhưng chép theo cách mình hiểu bài thầy, cô giảng vì thầy, cô giảng rất hay. Không biết anh viết bài báo này có được nghe thầy, cô của tôi giảng lần nào chưa mà dám viết là chúng tôi “học như cấp 3”.
- Khi làm luận văn tôi cũng không hề mất chi phí như bài báo nói là “văn hóa phong bì”. Tôi ở xa nên mỗi lần vào gặp thầy, cô tôi cũng muốn có gì đó làm quà cho thầy, cô của mình nhưng lại phải rất đắn đo khi chọn quà vì nếu tặng những thứ đắt tiền thì cô sẽ không nhận. Cô hướng dẫn của tôi rất tận tình hướng dẫn mà không cần học viên phải “trả công” cho mình bằng bất kỳ hình thức nào. Khi bảo vệ luận văn cũng thế tôi không hề phải dùng “văn hóa phong bì” mà vẫn được 9,3 điểm.
- Trong quá trình làm luận văn GVHD rất nghiêm khắc, không hề có chuyện “xào nấu lại” như báo nói, nếu chép của người khác thầy, cô sẽ dẫn ra ngay. Lớp tôi đã từng có người bị thầy Thêm bắt học lại môn vì bài tiểu luận chép lại trên mạng.
- Sau cùng tôi đúng là người khi học xong Đại học, không có việc làm mà vẫn đi học tiếp nhưng nhờ sự tận tình chỉ bảo của thầy, cô trong Khoa, tôi đã tốt nghiệp và có việc làm như mong muốn ở Gia Lai. Nhờ kiến thức đã học được ở trường mà tôi đã áp dụng rất hiệu quả vào công việc của mình.
Vì vây, tôi mong báo chí có nói gì thì cũng phải kiểm chứng xem thông tin đó có đúng hay không rồi hãy cho đăng, đừng để thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới đại gia đình Văn hóa học của chúng tôi.
RANDOM_AVATAR
vuthihuyenly
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 15:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - Phương pháp "Bới bèo ra

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 5 19/05/11 13:04

Kính gửi gia đình VHH,

Nghe lời bác Cuakenh, tôi nín thở cả ngày chờ đọc thông tin mới nhất về gia đình ta trên SGGP. Song bây giờ vẫn chưa có gì.

Tiếp theo ngụy phương pháp "chụp mũ" (lấy cá biệt quy chụp tập thể), tôi đã thử dùng thêm một phương pháp (vẫn do bài báo "Lượng nhiều - chất ít" của tác giả Anh Khoa in trên báo SGGP cung cấp) gọi theo các cụ là "vạch lá tìm sâu", "bới lông tìm vết", "bới bèo ra bọ" để viết một công trình mới (nhỏ thôi, có thể đưa lên diễn đàn bất cứ lúc nào).

Vấn đề là sử dụng phương pháp này phải mở rộng hơn một chút tư liệu nghiên cứu, tức là dùng thêm một số bài viết của báo SGGP không liên quan tới gia đình ta. Tôi ngán điểm này. Vì sau khi học 3 năm tại khoa, tôi hiểu rằng tôi sẽ vi phạm một số điều răn dạy của các thầy cô, đặc biệt là thầy Trưởng tộc và cô Phó trưởng tộc, nếu đưa bài lên đây cho mọi người thưởng lãm.

Gia đình ta đang vui vầy, đầm ấm, háo hức chuẩn bị tổ chức Lễ hội truyền thống. Các thầy cô hết lòng vì học trò, đáng liệt vào hàng được sùng bái trong điều kiện xã hội có nhiều bất cập hiện nay. Thế mà báo SGGP dám mang Khoa ra chọc ngoáy, mang cô Phó trưởng tộc của chúng ta ra báng bổ.

Gia đình mình ơi, ai ủng hộ tôi thì lên đây viết mấy lời. Ai không viết gì lên đây có nghĩa là ủng hộ. Sau 24 giờ tính từ lúc tôi post bài này, nếu không ai can ngăn, tôi sẽ xin công bố công trình: "Vận dụng phương pháp "vạch lá tìm sâu", "bới lông tìm vết", "bới bèo ra bọ" để nghiên cứu làng báo VN (trường hợp báo SGGP)".

Tôi biết chắc sẽ lãnh án "cẩu đầu trảm" nếu post lên đây bài "ngâm cứu" (vì hiểu khá rõ thầy cô nhà mình). Song tôi không thể ngồi im chờ đợi một cách vô vọng hay lạc quan tếu khi chưa được đọc bài của SGGP cải chính thông tin và xin lỗi gia đình VHH. Nếu tôi bị đưa đi "cẩu đầu trảm" để làm gương vì tội cố ý vi phạm đạo đức gia phong VHH, các bạn nhớ tới cúi lạy van xin Trưởng tộc và Phó trưởng tộc giùm (để tôi tiếp tục chiến đấu cùng các bạn). Nếu tôi vẫn bị trảm thì hãy nhớ là dân VHH dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và gia phong VHH rất nghiêm khắc, rõ ràng công tội.

PS. Trước khi bị trảm, tôi thề sẽ post thêm một bài theo phương pháp: "lượt ghi", nếu vẫn chưa thấy bài cải chính của báo SGGP.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi trankiemhoang » Thứ 5 19/05/11 23:05

Đã theo dõi topic này từ ngày đầu tiên, đặc biệt sau buổi làm việc của khoa vào chiều ngày 13/5/2011, không phải tôi không biết nói, không biết phản ứng trước những thông tin mà tác giả Anh Khoa đã tạo ra đối với thầy cô và các bạn học viên trong khoa. Chúng tôi chờ xem phản hồi của báo theo quy định của pháp luật về cải chính trên báo chí. 3 ngày, rồi 5 ngày trôi qua, vẫn "bặt vô âm tín".
Là một cựu học viên VHH (K6) tại Khánh Hòa, hiện đang phụ trách công tác truyền thông và thông tin, tôi xin phép được điểm qua một số thông tin trong bài báo trên và những quy định pháp luật liên quan:
- Về nội dung: “PGS Phan Thu Hiền, Trưởng bộ môn Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, cho biết: “Nhiều năm đi dạy, …”; L.T.N.Trinh, học ngành Văn hóa học, tâm sự: “Từ nhỏ đến lớn, …”; T.D.P.Loan, Học viên cao học khóa 11, ĐH KHXH-NV TPHCM tâm sự: “Đi học cao học …”…
Những từ “cho biết”, “tâm sự” ở đây chúng tôi hiểu rằng tác giả đã phỏng vấn trực tiếp những người có tên trên. Thế nhưng trước khi phỏng vấn (giả thuyết tác giả có phỏng vấn) đã thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung phỏng vấn đối với người được phỏng vấn chưa? Nếu không tác giả đã vi phạm tại điểm 2 của Quy chế phỏng vấn trên báo chí được ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QĐ-VHTT ngày 26/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. Trường hợp phỏng vấn chỉ nhằm thu thập thông tin, người phỏng vấn có thể viết bài theo yêu cầu của cơ quan báo chí; người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn và chịu trách nhiệm về nội dung bài viết của mình. Điều này tại buổi làm việc chiều ngày thứ Sáu, ngày 13 tháng 5 năm 2011 tại phòng D504, Trường ĐHKHXH&NV do Chi ủy chi bộ VHH-HQH và BCN khoa VHH đồng tổ chức đã chứng minh được tác giả đã vi phạm tại điểm 3 của Quy chế phỏng vấn nói trên.
- Việc đúng, sai những thông tin mà tác giả Anh Khoa đưa lên bài viết của mình cần phải làm rõ. Bài báo đã xúc phạm đến uy tín của Khoa VHH, của những người được nhắc tên trong bài báo, việc này vi phạm pháp luật, là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại điểm c, khoản 1, Điều 6 của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ: ”Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân”và Khoản 4 Điều 10 (Những điều không được thông tin trên báo chí) của Luật báo chí.
Vì vậy, tác giả phải có trách nhiệm “cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” được quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 15 đã được sửa đổi của Luật Số 12/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
- Về việc cải chính, đề nghị tác giả thực hiện theo đúng Quy chế cải chính trên báo chí được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-VHTT ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ VHTT.
Đồng ý báo chí có chức năng phản biện xã hội nhưng không thể lấy hiện tượng cá biệt để quy thành bản chất:
- Về nội dung: "viết mỏi tay..." . Mỗi người có một cách tự học riêng. Có người chỉ viết vào vở những ý chính theo lời giảng của thầy, cô; người khác chỉ viết dàn ý và ghi âm lời giảng (bằng MP3, MP4...) để về nhà nghe lại; người khác lại cứ cắm cúi viết tất cả những lời thầy, cô giảng vào vở... Một điều chắc chắn không phải bất kỳ học viên nào cũng viết mỏi tay cả, trong đó không có tôi.
- Về nội dung thi ngoại ngữ: Đầu vào, ra của Cao học VHH không chỉ có tiếng Anh mà còn Pháp, Trung, Nga... nữa (cụ thể ở K6) và không hề dễ chút nào. Bản thân tôi cũng phải đến lần thứ 2 mới đạt yêu cầu.
- "Văn hóa phong bì": từ ngày nhập học (2005) đến khi ra trường (2009), tôi chỉ một lần duy nhất cần phải sử dụng phong bì. Đó chính là phong bì gửi thiếp mời quý thầy, cô và bạn bè tham dự buổi tiệc thân mật sau buổi bảo vệ LV của mình.
RANDOM_AVATAR
trankiemhoang
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 18:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi Nguyen Van Hieu » Thứ 6 20/05/11 0:33

Buổi trao đổi chiều ngày 13/05/2011 diễn ra đúng với tinh thần mà GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Bí thư Chi bộ Văn hóa học – Hàn Quốc học, đã nêu trong phần Đề dẫn. Đó là trao đổi với “Thái độ cầu thị, ý thức tập thể, tinh thần bao dung, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.” (Biên bản).

Các ý kiến trên Diễn đàn này từ sau buổi trao đổi, về cơ bản cũng rất đúng với tinh thần trên và đúng với ý kiến chỉ đạo của TS. Nguyễn Khắc Cảnh với tư cách là đại diện Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám hiệu: “đề nghị khoa và các Anh/Chị học viên: trao đổi ý kiến thoải mái, dân chủ, công khai minh bạch. Nếu thấy cần thì các anh chị có thể viết bài trả lời lại bài này từ góc nhìn của mình, với tư cách cá nhân.” (Biên bản).

Tôi cũng có vài ý kiến về vấn đề này với tư cách cá nhân.

Tôi rất nhất trí với các nhận định, đánh giá trong buổi trao đổi về trách nhiệm của Tòa soạn báo Sài gòn Giải Phóng (SGGP) trong việc công bố bài viết của Anh Khoa, trong đó nổi bật lên cách viết lấy hiện tượng cá biệt (nếu có) khái quát thành hiện tượng phổ biến, và như vậy, nói như TS. Nguyễn Khắc Cảnh: “Rõ ràng bài báo đã xúc phạm đến các Thầy Cô và những người học (chân chính – người viết thêm hai chữ này cho rõ ý).” (Biên bản).

Tuy nhiên, tôi cũng rất ghi nhận sự có mặt của đại diện báo SGGP trong buổi trao đổi. Nhận Giấy mời rất muộn (cuối trưa ngày 13/05/2011) nhưng Tòa soạn báo SGGP đã cử ngay một đại diện thuộc Ban Khoa giáo của báo (phóng viên Thanh Hùng) đến dự buổi trao đổi. Đây là một động thái tích cực. Về phía phóng viên Thanh Hùng, tôi thấy anh cư xử đúng mực với tư cách đại diện báo SGGP: “chân thành cầu thị lắng nghe tất cả các ý kiến” và rất tình cảm, trách nhiệm khi phát biểu với tư cách cá nhân: “là một phóng viên được học tập tại Trường: xin lỗi quý thầy cô và các bạn nếu bài báo có xúc phạm đến Thầy Cô và các bạn.” (Biên bản). Trước khi có buổi hoặc các buổi làm việc chính thức giữa ĐHQG TP.HCM, cụ thể là Trường KHXH – NV, với tư cách là hai cơ quan để bàn về hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến bài báo của phóng viên Anh Khoa, Tòa soạn báo SGGP đã công bố bài viết của phóng viên Thanh Hùng “Phản hồi ‘Bất cập trong đào tạo thạc sĩ’ - Cần xóa rào cản với người học” trên số báo ra ngày 16/05/2011. Đây cũng là một động thái theo tôi là tích cực, kịp thời. Tôi không nghĩ là dân Văn hóa học chúng ta sẽ quá khắt khe với sơ xuất chính tả trong bài báo chúng ta đã đọc.

Về phía Chi bộ và Khoa Văn hóa học, tôi vẫn nói với tư cách cá nhân, tôi thấy đã rất kịp thời trong việc tổ chức buổi trao đổi chiều ngày 13/05/2011 kể trên và chiều ngày 17/05/2011 đã cử hai đại diện đến Tòa soạn báo SGGP làm việc trực tiếp với Ban Khoa giáo trên cơ sở những tư liệu và tinh thần làm việc trong buổi trao đổi chiều ngày 13/05/2011. Cùng xác định đây vẫn chưa phải là buổi làm việc chính thức giữa các đại diện cao nhất của hai cơ quan, nhưng buổi trao đổi diễn ra thẳng thắn về những điểm được và chưa được của bài báo “Bất cập trong đào tạo thạc sĩ - Bài 1: Lượng nhiều - Chất ít” cũng như về trách nhiệm của Tòa soạn SGGP đối với việc công bố một bài viết có sai sót trong việc “chọn mẫu” và cách viết khái quát từ một hoặc một số hiện tượng thành vấn đề chung, phổ biến có tính bản chất. Cũng với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, đại diện Chi bộ Văn hóa học – Hàn Quốc học, đại diện Khoa Văn hóa học và ba thành viên đại diện Ban Khoa giáo báo SGGP cùng thống nhất sẽ có những cách giải quyết có trách nhiệm, trên tinh thần tôn trọng sự thật và tôn trọng lẫn nhau.

Trước khi có những kết luận và cách xử lý vấn đề từ phía báo SGGP sau khi họ làm việc với phóng viên Anh Khoa và các bộ phận hữu quan, hy vọng rằng các thành viên của Diễn đàn Văn hóa học tiếp tục trao đổi thẳng thắn với “Thái độ cầu thị, ý thức tập thể, tinh thần bao dung, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.” (GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm).

Đồng thời đó, giờ tôi xin nói với tư cách Trưởng khoa, mong có những ý kiến của các bạn để giúp khoa ta ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn trong quản lý cũng như trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, tiếp bước những gì GS.TSKH Trần Ngọc Thêm và tập thể thầy trò Bộ môn Văn hóa học trước đây, khoa Văn hóa học hiện nay, đã dày công gầy dựng, vun đắp.

Nguyễn Văn Hiệu
RANDOM_AVATAR
Nguyen Van Hieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 20:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bất cập trong đào tạo thạc sĩ (?!) - BÁO SGGP

Gửi bàigửi bởi Khoa VHH » Thứ 6 20/05/11 9:16

Sau cuộc họp trao đổi tại khoa về bài báo của tác giả Anh Khoa báo SGGP, bạn Vũ Nhật Tân, với tư cách là lớp trưởng lớp K10, đã gửi email tới hộp thư của Khoa nhờ chuyển tới các thầy cô trong khoa. Chúng tôi xin công bố để các thầy cô cùng đọc:

Kính chào các thầy cô khoa Văn Hóa học!
Em là Nhật Tân - Lớp trưởng lớp cao học K10. Sự việc bài báo hôm trước và cuộc trao đổi hôm ấy làm cho em và các bạn trong lớp suy nghĩ rất là nhiều. Dù chỉ là những hành động của một "con sâu" thôi cũng làm ảnh hưởng tới các thầy cô trong khoa. Và cả đối với những học viên chúng em. Chính vì vậy em thay mặt lớp gửi tới các thầy cô lời xin lỗi vì đã làm cho các thầy cô phải suy nghĩ và buồn phiền. Dù ai đó có phải người K10 hay không thì chúng em cũng là những người có liên quan tới bài báo. Mong các thầy cô sớm trở lại để tiếp tục có những giờ giảng thú vị và những nụ cười vui. Tiếp tục chuẩn bị cho Lễ Hội năm nay đang đến gần.
Thay mặt lớp K10, chúng em một lần nữa xin lỗi toàn thể các thầy cô khoa VHH!
Chân thành cảm ơn!
Vũ Nhật Tân
Hình đại diện của thành viên
Khoa VHH
Quản trị viên
 
Bài viết: 161
Ngày tham gia: Thứ 3 24/04/07 0:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron