CÔNG BẰNG ...

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

CÔNG BẰNG ...

Gửi bàigửi bởi Zilba Dragon » Thứ 2 14/01/08 22:01

Chúng ta căm ghét bất công và xem công bằng là lí tưởng ...

Chúng ta đấu tranh và hi sinh vì công bằng xã hội ...

Thế nhưng, chí ít cũng có đến 3 kiểu "công bằng" rất khác nhau ...

Hãy tưởng tượng chúng ta có 2 chú bé: một béo tròn, một ốm nhom. Chúng ta sẽ cho 2 chú này ăn uống như thế nào để được gọi là "công bằng" ???

Ít nhất 3 phương án được đưa ra:

- Phương án "cào bằng": Cho cả hai chú ăn phần ăn như nhau, không quan tâm chú nào mập chú nào ốm !

- Phương án "bù trừ": Cho chú ốm ăn nhiều hơn chú béo, hi vọng một ngày nào đó cả hai chú sẽ "béo khỏe béo đẹp" như nhau !

- Phương án "tương ứng": Cho chú béo ăn nhiều hơn chú ốm, chú béo dạ dày to hơn phải ăn nhiều mới no chứ, chú ốm ăn ít cũng no rồi !

Vậy rốt cuộc, cái nào là "công bằng" nhất nhỉ hỡi các nhà quản lí tài ba ???
[center]... Thuở nao ruổi ngựa truy phong
Ngày nay ôm sáo ngủ trong cung vàng ...[/center]
Hình đại diện của thành viên
Zilba Dragon
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 19:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CÔNG BẰNG ...

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 2 14/01/08 22:38

Hay. Quả là bạn rất thông minh khi đưa ra ví dụ rất thông thường mà không phải ai cũng nghĩ được.
Tui chỉ góp 1 ý thôi. Rằng cái "sự công bằng " ở đây còn phải đặt trong một không gian và thời gian cụ thể thì "các nhà quản lý tài ba của chúng ta" mới trả lời được.
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CÔNG BẰNG ...

Gửi bàigửi bởi TrangTrinh » Thứ 4 16/01/08 13:23

Ba phương pháp : cào bằng, bù trừ và tương ứng là 3 phương pháp xã hội ta từng dùng bao đời nay.
Nhưng xem ra chỉ đạt được hình thức của công bằng chứ chưa thật sự công bằng.
Quản lý muốn cho công bằng ngoài phương pháp quản lý cần có tiêu chí quản lý ( mục tiêu cần đạt được ) hay chiến lược quản lý.
Vậy chiến lược hay tiêu chí quản lý cho công bằng là gì ?
Đó là theo lợi ích và sự phát triển
- Vì lợi ích chung cùng "chia xẻ "
- Vì sự phát triển của mỗi thành viên, đến sự phát triển của tập thể
Theo kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn, ngắn hạn là cái nhất thời đạt được , dài hạn là để tồn tại và phát triển.

Do đó muốn cho công bằng trong quản lý thì phải linh hoạt trong phương pháp.
Ví dụ cho hai đứa trẻ ốm mập ăn :
Trong kế hoạch ngắn hạn, để cho cả hai đều có thức ăn thì áp dụng pp "cào bằng".
Trong kế hoạch dài hạn, nuôi hai đứa trẻ khôn lớn, thì áp dụng pp bù trừ và tương ứng. Ở đây bạn Tuấn Nghĩa ( Zilba Dragon ) dẫn ra phương pháp thì đúng nhưng thao tác và thủ thuật chưa hợp lý vì không đề cập đến tiêu chí của công bằng. Nuôi đứa mập không phải vì nó bụng to hơn mà cho nó ăn nhiều hơn, nuôi đứa ốm không phải vì nó ốm mà cho nó ăn hơn đứa mập để chúng nó có cơ hội béo như nhau. Cách làm này có khi còn hại đến cả hai.
Tiêu chí ở đây là vì lợi ích sức khoẻ, dinh dưỡng phải có chế độ riêng cho từng đối tượng . Đứa béo có khẩu phần ăn ít chất béo, bổ sung chất xơ và vitamin trái cây chẳng hạn. Đứa ốm thì bổ sung đạm và protein từ trứng , sữa... Khẩu phần ăn khác nhau về chất nhưng có cùng về lượng, như vậy cả hai đều được lợi mà không ai tỵ nạnh ai.

Muốn đạt được điều này, nhà quản lý phải có trí tuệ và tri thức sâu rộng. Kẻ dốt nát mà muốn đem đến công bằng cho mọi người thì như mò kim đáy bể , cuối cùng thất bại thỉ đổ thừa cho công bằng sao khó quá. Trần Bình - tể tướng đời Hán khi còn nhỏ đã biết cách chia thịt cho dân làng sao cho công bằng, ông được các bô lão khen, ông cười nói rằng : "Sau này cháu làm tể tướng cũng giỏi như chia thịt vậy". :!:
Anh Tuan NGUYEN HOANG - Nghien cuu sinh khoa 5
RANDOM_AVATAR
TrangTrinh
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 24/09/07 14:15
Đến từ: Tp Hochiminh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CÔNG BẰNG ...

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 4 31/12/08 15:54

"công bằng" ở đây chúng ta nên hiểu một cách tương đối, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin công bằng có nghĩa là xoá bỏ trình trạng dân tộc này áp bức dân tộc khác, giai cấp này áp bức giai cấp khác, con người được giải phóng khỏi mọi áp bức bất công, tạo điều kiện phát triển toàn diện, xã hội tạo điều kiện cho con người phát huy quyền làm chủ và năng lực làm chủ.
không thể xét công bằng khi đưa chúng vào những vấn đề cụ thể chẳng hạn sinh lý, hay những yếu tố di truyền
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CÔNG BẰNG ...

Gửi bàigửi bởi RONG REU » Thứ 6 02/01/09 21:24

Nói như dokhoa thì trên bình diện vĩ mô chung chung quá.
Vậy chứ hiện nay ở VN dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước đã hòa bình giải phóng, con ngươi VN có dc được cuộc sống công bằng chưa?
Công bằng là 1 khái niệm hết sức trừu tượng chung chung, với người này là công bằng, người kia lại không công bằng.
Ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Nhưng xã hội hiện nay có cả khối người làm ít hưởng nhiều, thậm chí không làm gì cũng hưởng nhiều luôn.
Cho nên vấn đề công bằng mình thấy là do lòng người thôi
RANDOM_AVATAR
RONG REU
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 12:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CÔNG BẰNG ...

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 5 08/01/09 14:02

Vấn đề là định nghĩa thế nào là công bằng? Có định nghĩa cụ thể thì có thể xét công bằng theo từng góc độ của vấn đề.

Zilba Dragon đã viết:Hãy tưởng tượng chúng ta có 2 chú bé: một béo tròn, một ốm nhom. Chúng ta sẽ cho 2 chú này ăn uống như thế nào để được gọi là "công bằng" ???
Xuất phát điểm đã không công bằng rồi thì làm sao có công bằng?

RONG REU đã viết:Cho nên vấn đề công bằng mình thấy là do lòng người thôi
Lấy lòng người để đo thì vấn đề xã hội nào mà chả thế. Lòng người là gì? Kích cỡ ra sao? Đo có chính xác không?
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron