---Phép dùng người của nhà Trần---

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

---Phép dùng người của nhà Trần---

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 4 22/12/10 21:05

Hôm nay tình cờ mình đọc được tài liệu này, thấy hay hay nên đăng tải lên cho các bạn cùng ngẫm nghĩ nhé. Mặc dù tiêu đề là Phép dùng người của nhà Trần nhưng suy rộng ra, nó đúng với mọi hạng người và nhiều lĩnh vực lắm, không chỉ ứng với nhà Trần và tướng lĩnh không đâu.
^_^: Giá trị lớn, tư tưởng lớn.
Trí tuệ vĩ đại, trái tim vĩ đại.

---oOo---
Nét độc đáo trong phép dùng người của nhà Trần (hiệu là Quốc Tuấn) tổng kết trong sách "Binh thư yếu lược". Những ý kiến của Trần Quốc Tuấn biểu thị rằng ông không chỉ là một nhà quân sự lớn, mà còn là một nhà chính trị lớn nữa. Đó là nhà kinh bang tế thế. Khi đề ra phương pháp chọn người, vạch ra những tiêu chuẩn, những nguyên tắc hành động của người chỉ huy (người làm tướng), Trần Quốc Tuấn xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa. Là mục đích của đời người, làm tướng phải đấu tranh cho chính nghĩa, đấu tranh vì lợi ích của dân.

Binh thư yếu lược đã thể hiện khá rõ nét những tư tưởng đó của nhà Trần:

* Chọn tướng:
Phương pháp xem người có tám điểm:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không.

2. Gạn cùng bằng lời nói xem trả lời lẽ xem có biến hóa không.

3. Cho gián điệp thử để xem có trung thành không.

4. Hỏi rõ ràng tường tận xem đức hạnh thế nào.

5. Lấy của mà thử xem có thanh liêm không.

6. Lấy sắc đẹp mà thử xem có đứng đắn không.

7. Lấy việc khó mà thử xem có dũng cảm không.

8. Cho uống rượu say để xem có giữ được thái độ không.

Và chữ "tâm" là tư tưởng xuyên suốt trong tiêu chuẩn cụ thể của người làm tướng.

* Khí lượng của tướng khác nhau:

- Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến điều quần chúng oán ghét, chỉ huy được mười người.

- Tướng mà dậy sớm, khuya nằm lời lẽ kín đáo, tướng chỉ huy được trăm người.

- Tướng thắng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh, đó là tướng chỉ huy được nghìn người.

- Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người.

- Tướng mà gần người hiền, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, chỉ huy mười vạn người.

- Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được thiên hạ, không ai địch được.

Binh thư yếu lược còn vạch ra cái đạo của người làm tướng, đạo này có 8 điểm cần tránh:

1. Lòng tham không chán.

2. Ghen người hiền, ghét người tài.

3. Tin người gièm, ưa lời nịnh.

4. Xét người không xét mình.

5. Do dự không quả quyết.

6. Say đắm rượu và sắc đẹp.

7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát.

8. Nói dối mà không theo lễ.

Làm tướng có trách nhiệm nguy, là bởi trách nhiệm nặng nề thì nguy, cho nên tướng giỏi thì không cậy mạnh, không cậy thế, được yêu cũng không mừng, bị nhục cũng không sợ, thấy lợi cũng không tham, rượu ngon không đắm, đem lòng hy sinh cho nước chỉ một lòng mà thôi.
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron