Quản lý nhà nước trong xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Quản lý nhà nước trong xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 3 08/01/08 22:58

1. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá hiện nay ở nước ta hiện nay:
+ Đa số các cán bộ đều không được đào tạo cơ cản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý văn hóa. Họ làm việc dựa trên kinh nghiệm là phần nhiều nghĩa là làm lâu thì quen việc, người trước làm như thế nào thì người sau làm như thế ấy tạo nên cách làm việc hết sức hình thức và rập khuôn một cách máy móc. Với sự việc cũ (thường xuyên gặp) họ giải quyết rất nhanh nhưng với những sự việc phát sinh họ lại gặp lúng túng dẫn đến nhiều điều họp lý trong cách giải quyết.
+ Trong quá trình làm việc việc, nhà nước có tổ chức nhiều khoá học bồi dưỡng về quản lý văn hoá cho cán bộ. Đây là việc làm tốt nhưng hiệu quả không cao và không giải quyết được tận gốc vấn đề. Đây như một cách đối phó chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, bởi cơ bản là cái gốc không có thì dù có chắp cành, chắp lá thì cũng không thành một cái cây được.
+ Có một vấn đề mà xưa này đều xảy ra là cách làm việc quan liêu, cửa quyền của các cán bộ làm quản lý văn hoá.
2. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá:
Một người cán bộ làm công tác quản lý văn hoá cơ bản phải có các yếu tố sau:
+ Phải có trình độ chuyên môn, được đào tạo tại các trường đại hoc về các chuyên ngành liên quan đến văn hoá.
+ Phải có tâm, nhiệt tình và thực sự yêu thích công việc, có những xúc cảm cần thiết trong công việc. Văn hoá là một lĩnh vực rất nhạy cảm (tâm linh, ngoại cảm, tôn giáo, tín ngưỡng…), ranh giới giữa văn hoá và những cái phản văn hoá đôi khi là rất mong manh mà nước ta hầu như chưa có một văn bản quy định cụ thể rõ ràng trong giải quyết các sự việc xảy ra có liên quan đến văn hoá. Chúng ta nên tránh đi cách giải quyết phạt cũng đúng mà không phạt cũng đúng (trong những trường hợp này sự nhạy cảm và cái tâm trong công việc cực kì quan trọng)
+ Luôn có sáng kiến mới trong công việc, luôn biết cách kết hợp uyển chuyển giữa pháp luật và văn hoá. Phải luôn có chính kiến và hệ thống lí luận, lập luận vũng chắc. Giải quyết công việc phải dựa trên sự phù hợp giữa tình và lý.
+ Phải luôn tự rèn luyện và trau đồi khả năng nghiệp vụ, mạnh dạn, kiên quyết trong xử lý công việc.
Việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá là rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hội nhập của nước ta hiện nay. Đào tạo phải được thực hiện theo từng giai đoạn chặt chẽ và bài bản. Cần phải căn cứ vào độ tuổi. Có thể là phải đi từ quy hoạch đến xây dựng, đào tạo và sử dụng Ở độ tuổi nào sẽ là quy hoạch, ở độ tuổi nào sẽ là đào tạo, ở độ tuổi naò sẽ sử dụng chẳng hạn.
Đối với những người đã tốt nghiệp tại các trường Đại học, cao đẳng thì nên tạo môi trường làm việc phù hợp với chuyên môn, để cho họ phát huy được năng lực, có điều kiện va chạm thực tế để tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình họ làm việc thì sẽ nên tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn về áp dụng luật trong quản lý văn hoá, tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ để phục vụ công tác tốt hơn.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước trong xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ

Gửi bàigửi bởi sanpham » Thứ 4 08/06/11 15:09

Các cách xây dựng lòng trung thành nhân viên


1. Họ phải rất hài lòng với bạn (nhưng có những lúc, chỉ hài lòng thôi thì chưa đủ).

2. Họ thiết tha mong muốn được tiếp tục công việc và quan hệ làm ăn với bạn.

3. Họ chủ động giới thiệu với các người khác về bạn. Họ là những người chủ trương ủng hộ bạn và là những người bán hàng cho bạn.

Một điểm quan trọng ở đây là lòng trung thành phải hội tụ đủ cả 3 điểm trên. Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó, không thể có lòng trung thành.

Nghiên cứu trên được đưa ra để khẳng định một điều rằng để những người khác trung thành, họ phải cảm thấy họ cần phải "tận tụy, chân thành" với bạn. Họ phải cảm thấy rằng giá trị của mối quan hệ không chỉ là tổng số những thương vụ làm ăn với bạn. Họ biết rằng bạn và tổ chức của bạn thành thật quan tâm và đầu tư vào những nhu cầu của họ. Khi những người khách hàng trung thành, hãy nhớ rằng: nhân tố quan trọng nhất để khách hàng thực sự tận tâm với bạn là phải có những nhân viên tận tụy quan tâm tới khách hàng. Vai trò của những người lao động trong việc tạo ra lòng trung thành của khách hàng là có nhiệm vụ tác động gấp 4 lần so với nhiệm vụ của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và nhiều thứ khác.
Đây chỉ là một chuyên mục trong quản lý các cán bộ trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên khi đã duy trì thành nề nếp rồi thì đó cũng chính là một "văn hoá" mà cần phải học tập và xây dựng
RANDOM_AVATAR
sanpham
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 4 08/06/11 14:31
Đến từ: dong anh ha noi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước trong xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ

Gửi bàigửi bởi xuanbac_2011 » Thứ 2 19/12/11 23:06

Để xây dựng văn hóa quản lý thì tốt nhất mỗi công ty lên có một máy chấm công. Mọi người đi làm sẽ tự giác hơn. Việt Nam không có tính tự giác cao nên tốt nhất nên đưa vào khuôn khổ.
RANDOM_AVATAR
xuanbac_2011
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 19/12/11 23:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron