ĐẠI CƯƠNG QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

ĐẠI CƯƠNG QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 2 07/01/08 7:09

Chủ đề này do TS. Huỳnh Văn Tới (giảng viên kiêm chức) tạo tình huống, hướng dẫn học viên lớp cao học K8, Bộ môn VHH trao đổi về những vấn đề liên quan đến quản lý văn hoá, trước hết là 10 vấn đề đã gợi ý.
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

10 vấn đề gợi ý trao đổi

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 2 07/01/08 7:12

CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Đề nghị các học viên K8, Cao học VHH chọn một trong các câu hỏi dưới đây, thảo luận (tối thiểu 100 từ cho lần trao đổi đầu tiên).



1. Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hội?.

2. Quản lý nhà nước về hoạt động đình, miểu?

3. Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam?

4. Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa?.

5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động thư viện?

6. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, phát hành?.

7. Quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn?

8. Quản lý nhà nước về các tổ chức văn hóa, văn nghệ?.

9. Quản lý nhà nước trong đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa?

10. Nhà nước cần phải xây dựng và sử dụng công cụ quản lý như thế nào?
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐẠI CƯƠNG QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi HoaiLan » Thứ 2 07/01/08 18:33

Em thấy đây là sự gợi ý rất hay! nhưng em cũng cảm thấy tới hồi "gay cấn" tranh luận sôi nổi, không ai chịu thua ai! em biết thầy rất bận! thế nhưng em xin thầy đưa ra một "lời kết luận" để chỉ ra ai hợp lý! ai phạm sai lầm, ai phiến diện! :!:
Hình đại diện của thành viên
HoaiLan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 11:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Gởi Hoailan

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 2 07/01/08 21:31

Đây là trao đổi, thảo luận, thậm chí tranh luận khoa học - văn hoá nên không cần và không thể có lời phân giải kết thúc băng thắng - thua. Các học viên cứ tranh luận thoải mái cho đến khi thấu lý đạt tình hoặc chán, không thèm trao đổi nữa. Giáo viên cũng trao đổi bình đẳng như mọi người, nên không thể có lời phán quyết. OK chứ?
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

QLNN về di sản văn hoá thế giới ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 2 07/01/08 22:03

Nguyễn Thị Lệ Hằng có đánh giá theo cách của mình về quản lý di sản văn hoá thế giới ở Việt Nam:
- Hầu hết các di sản thế giới ở Việt Nam chưa được biết nhiều ở phạm vi tương ứng của nó là thế giới, đặc biệt là đối với những di sản được công nhận trong thời gian gần đây: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên mới chỉ được giới thiệu trong một vài festival.
- Phần lớn các di sản thế giới ở Việt Nam, nhất là các di sản văn hóa bị tác động làm mai một rất nhiều các giá trị bởi các tác nhân: thiên tai, địch họa, bom đạn chiến tranh…
- Các di sản thế giới được coi là một nguồn lực và mặc sức khai thác theo kiểu “ăn xổi” do vậy đã dẫn đến sự mất cân bằng trong khai thác và bảo tồn các di sản thế giới ở Việt Nam.
- Bên cạnh những đặc điểm chung này, bản thân di sản tự nhiên và di sản văn hóa còn mang nhiều những đặc điểm riêng: phạm vi giá trị, tuổi thọ (của di sản và khả năng khai thác), sức chứa, khả năng phục hồi…Do đó, khi thực hiện quản lý Nhà nước trước hết phải nắm rõ những đặc điểm đối tượng, đưa ra các nhóm giải pháp tác động vào đúng bản chất, vì thế mà mang lại hiệu quả quản lý cao. Các nhóm giải pháp đó có thể là phải khơi dậy tính cộng đồng trong quản lý các di sản, cụ thể như ở Hội An, làm cho người dân thấy được quyền lợi của mình có liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại và phát triển của phố cổ Hội An, từ đó ra sức quản lý, bảo vệ di sản; có thể là sự kết hợp giữa các ngành, các cơ quan hữu quan, các nhà chức trách, giới khoa học…trong nổ lực nghiên cứu, quảng bá các giá trị của các di sản thế giới ở Việt Nam ra thế giới, đánh giá các tác động kinh tế với môi trường mà các di sản tồn tại cũng như sử dụng quyền lực Nhà nước để can thiệp vào các tác động tiêu cực đến các di sản…Các nhóm giải pháp thì có nhiều, song mục đích cuối cùng để hướng tới vẫn là sự phát triển hài hòa giữa khai thác và bảo tồn các di sản thế giới ở Việt Nam góp phần vào phát triển chung của kinh tế đất nước thỏa mãn cả hai yêu cầu nhanh nhưng bền vững.
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐẠI CƯƠNG QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 3 08/01/08 23:27

b]Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:[/b]
+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
+ Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
+ Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Theo tôi tìm hiểu thì hiện nay các di sản của Việt Nam được Unesco công nhận là Di sản văn hoá thế giới gồm:
Đã công nhận:
+ Cố đô Huế (vật thể)
+ Nhã nhạc Cung đình Huế (phi vật thể).
+ Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam (vật thể)
+ Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam (vật thể)
+ Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên thuộc các tỉnh Tây Nguyên: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum (phi vật thể)
+ Vịnh Hạ Long (vật thể)
+ Động Phong Nha (vật thể)
Và những di sảnĐang được đề cử:
• Hoàng thành Thăng Long thuộc thủ đô Hà Nội (vật thể)
• ca Quan họ Bắc Ninh (phi vật thể)
• Ca trù (phi vật thể)
• Rối nước (phi vật thể)
• Sử thi Tây Nguyên (phi vật thể)
Rõ ràng việc được công nhận là di sản văn hoá thế giới là một niềm tự hào của Việt Nam nhưng một sự thật khá bất ngờ là đa phần người dân đều không biết đến những di sản văn hoá này. Ở góc độ quản lý nhà nước tôi thấy đây là một việc làm thiếu xót của nhà nước, nó nói lên một điều công tác tuyên truyền, quảng bá của nước ta không tốt, không đạt hiệu quả. Tôi thấy sau khi được công nhận thì ban đầu cũng có vài bài báo đăng tin rồi cũng có tổ chức vài chương trình giới thiệu nhưng rất mờ nhạt và sau đó tắt ngấm chẳng thấy nói gì đến nữa. Tôi nghĩ Phải làm sao lồng vào các hoạt động xã hội, các chương trình biểu diễn, các lễ hội để giới thiệu các di sản văn hoá Việt Nam đến với người dân. Điều nghịch lý là thế giới công nhận di sản Việt nam mà người Việt nm lại không biết những di sản đó là gì thì thật sự không hay chút nào.
Tôi chỉ có vài ý kiến muốn góp thêm về vấn đề này như vậy thôi.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

cảm ơn ToTo

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 4 09/01/08 21:41

Cảm ơn To To đã có ý kiến. Đúng là như thế. Dân ta phải biết sử ta! còn ít người biết đến di sản văn hoá thế giới ở nước nhà , tuy nhiên, lỗi không nên đổ hết cho nhà nước. Cái bệnh thờ ơ đã sâu lắng trong nhiều người. Nhà nước đã cất tiếng về bình chọn vịnh Hạ Long, nhưng 19% dân số dùng nét, có bao người đã bỏ phiếu cho Vịnh Hạ Long?
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Thông báo về thảo luận

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 5 10/01/08 21:53

Đến 21h40' ngày 10/1/2008, đã nhận được 36/39 bài thảo luận, sớm nhất
là bài của Lệ Hằng, chậm nhất là bài của Huỳnh Thanh Phương; thảo luận
về 9/10 đề tài gợi ý (trừ đề tài QLNN về thư viện). Các bài thảo luận
đều đúng yêu cầu về dung lượng, còn nhiều bài chậm về thời gian, nhưng
thảy đều đạt mục đích mong muốn. Bước đầu, các học viên đã tự tin,
biết khai thác mạng (group, diễn đàn VHH, gmail) để trình bày ý kiến.
Nhiều ý kiến được trao đổi, có tranh luận thẳng thắn; có nhiều suy
nghĩ độc lập mang tính khoa học, đúng chất "văn hóa học".
Tuy nhiên, nội dung thảo luận đa phần còn mang tính đối phó, suy nghĩ
chưa sâu, chưa ngang tầm "Quản lý văn hóa", chưa vận dụng được nhiều
kiến thức và phương pháp đã học, tham gia trao đổi tranh luận còn ít,
vào group chưa nhiều, việc thảo luận qua mạng chưa trở thành "máu lửa"
trong hoạt động học tập. Buổi đầu, thiếu sót như vậy là dễ gặp, dễ
hiểu, dễ thương và dễ vượt qua. Mong các học viên tiếp tục với phương
cách này, vì nếu biết sử dụng nó sẽ rất hiệu quả cho hoạt động học
tập, nghiên cứu, giao lưu văn hóa sau này, thậm chí ngay bây giờ.
Vẫn còn 3 học viên chưa gởi bài, không rõ lý do: Thạch Thị Hoàng Ngân,
Lưu Công Minh, Nguyễn Quang Hiệp. Nếu 3 học viên này không chứng minh
được là mình đã gởi bài thì xem như đã vắng mặt trong buổi học ngày
4/1/2009. Nhờ BCS lớp nhắc giùm.
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC VIÊN K8 VỀ "ĐẠI CƯƠNG QLVH"

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 3 15/01/08 18:42

KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC VIÊN K8
VỀ “ĐẠI CƯƠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA”

- Ngày khảo sát: 11/01/2008
- Số phiếu phát ra: 37
- Số phiều thu về : 37

I. Nhận xét chung: Phiếu không ghi tên cá nhân nên ý kiến đánh giá thẳng thắn, khách quan, trung thực, giúp cho giáo viên nhận biết được thực chất kết qảu giảng dạy của mình.

II. Kết quả cụ thể:

1. Tính cần thiết của môn học:
- Rất cần thiết: 29/37 = 78,37%
- Cần thiết: 08/37 = 21,62%
- Không cần thiết: 0/37

2. Nội dung bài giảng:
- Rất tốt: 17/37 = 45,94%
- Tốt: 19/37 = 51,35%
- Chưa tốt: 01/37 = 2,70%.

3. Phương pháp sư phạm:
- Rất tốt: 16/37 = 43,24%
- Tốt: 20/37 = 54,05%
- Chưa tốt: 01/37 = 2,70%

4. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin:
- Rất tốt: 28/37 = 75,67%
- Tốt: 07/37 = 18,91%
- Chưa tốt: 02/37 = 5,40%


5. Nguyện vọng tiếp tục được nâng cao kiến thức sau khi hoàn thành môn học:
- Có: 37/37 = 100%.
- Không: 0/37 = 0%.

6. Ý kiến khác:

- Đề nghị được nghe thầy trình bày một chuyên đề sâu hơn về quản lý văn hóa vì cách dạy và quản lý lớp của thầy rất “văn hóa”.

- Quá tuyệt vời, không có ý kiến kiến nghị gì hết.

- Tiếp tục được thầy Tới giảng dạy (trong những lĩnh vực nghiên cứu của thầy).

- Mong Bộ môn có thể sắp xếp cho lớp được học tiếp những môn do thầy giảng dạy.

- Được học tập và kiến tập nhiều hơn.

- Tổ chức tham khảo thực tế về hoạt động văn hóa và quản lý văn hóa.

- Mong thầy cung cấp nhiều kiến thức, nội dung hơn nữa cho học viên (nếu thời gian cho phép). Thực tế là điều cần thiết cho học viên.

- Tham quan thực tế nhiều hơn để so sánh lý thuyết – thực tế trong việc quản lý văn hóa.

- Đây là chuyên đề rất cần thiết cho việc trang bị kiến thức và vận dụng vào thực tế nên bố trí thời gian để giảng viên truyền đạt nhiều hơn.

- Tăng thêm thời gian thực hành môn học.

- Đưa thêm nhiều fim và hình ảnh vào bài giảng sẽ làm tiết học phong phú và sinh động hơn.

- Lớp rất mong được tiếp tục trao đổi kiến thức với thầy qua email.

- Có thêm thời gian để thảo luận các đề tài.

- Nên tiếp tục nâng cao vì đây là những vấn đề có tính thực tế cao.

- Thầy có phương pháp sư phạm tốt khiến môn học không trở nên khô khan. Tuy nhiên, nội dung môn học chưa đề cập sâu vấn đề quản lý văn hóa, tôi thấy bài giảng hơi nghiêng về vấn đề kinh tế.

- Cho lớp làm bài ít thôi …

- Vì đây là chuyên đề rất thiết thực nên cần được tiếp tục.

- Rất mong được gặp thầy giảng dạy ở các bộ môn khác (nếu được).

- Nếu được, bộ môn có thể bố trí thầy sẽ dạy, hướng dẫn lớp ở môn học khác.

- Cần có nhiều thời gian hơn để nội dung bài giảng hay hơn.

- Tăng thời lượng môn học để tiếp thu được nhiều hơn.

- Mong muốn được thầy Huỳnh Văn Tới trình bày các chuyên đề khác có liên quan.
- Tăng thời lượng cho học trình quản lý văn hóa.

- Đưa thêm nhiều ví dụ về kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý văn hóa, những tình huống đã xảy ra và cách ứng xử trong thực tế.

- Thời gian học còn hơi ít, nên tăng thời lượng. Thầy nên có nhiều hơn những tình huống xảy ra trong quản lý văn hóa và hướng giải quyết. Phương pháp giảng dạy của thầy rất hay.

IV. Tiếp thu ý kiến:
Xin chân thành các học viên đã có ý kiến đóng góp chân tình. Đây mới là lần đầu trình bày chuyên đề này, lại là chuyên đề khó và mới nên tính chuyên môn chưa cao, ắt còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của học viên. Tôi xin tiếp thu các ý kiến của học viên, sẽ bổ khuyết cho lần sau để kết quả tốt hơn.
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

SINH HOẠT DÃ NGOẠI Ở VƯỜN XOÀI

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 5 17/01/08 19:59

Trân trọng kính mời các thầy cô và nhân viên Bộ môn Văn hoá học tham dự buổi sinh hoạt dã ngoại cùng lóp Cao học K8 vào ngày 20/01/2008 tại "Trang trại Du lịch Vườn Xoài - Long Thành". Đây là hoạt động học tập tại thực địa kết họp tham quan thực tế giúp học viên hiểu thêm về quản lý văn hoá phục vụ môn học "Đại cương QLVH" do TS Huỳnh Văn Tới phụ trách. BCS lớp sẽ chức cụ thể.
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron