Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 6 04/01/08 15:44

Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập toàn cầu, tình hình đô thị hóa ngày càng diễn ra một cách nhanh chóng, có phần ồ ạt; cuộc sống của con người cũng có nhiều thay đổi: sống thực dụng hơn, sống gấp hơn. Chính điều đó đã đặt các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) trong tình trạng đang bị hủy hoại, mai một nghiêm trọng với muôn vàn hình thức khác nhau do chính ý thức của con người (trong đó cũng có phần do thiên nhiên).

Chính vì vậy, bảo tồn di sản văn hóa là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm, những giải pháp bảo tồn di sản văn hóa phù hợp đều rất cần thiết. Nghĩa vụ của chúng ta là chuyển giao những tài sản này với sự đầy đủ và nguyên gốc của chúng cho thế hệ nối tiếp.

Làm được điều này, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể - những nhân chứng lịch sử một cách khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Song song đó, chúng ta phải không ngừng tác động đến các ban ngành khác, đến toàn thể cộng đồng có cùng chung nhận thức là phải góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa một cách tốt nhất; để chuyển giao những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, nghệ thuât... đang tiềm ẩn trong di sản văn hóa mà ông cha ta đã sáng tạo ra và để lại cho thế hệ mai sau.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa

Gửi bàigửi bởi TIEUTY » Thứ 2 07/01/08 11:09

chị Lệ Hằng ơi!
những vấn đề chị đưa ra theo em thấy đúng lắm. nhưng chị nghĩ gì về vấn đề hiện nay rất nhiều nơi (phải nói rất nhiều nơi nhé) dùng bảo tàng văn hoá vào việc kinh doanh ( kinh doanh không lành mạnh í , ví dụ như vé vào cổng, người nước ngoài thì lấy vé đắt, còn người Việt thì rẻ hơn, công thêm là vào chỗ nào để chiêm ngưỡng cũng phải mua dzé). cho đến nay, em thấy một số nơi không còn là di sản văn hoá gốc của nó nữa, mà nó được sửa sang cho hợp với " thời thượng" như vậy tốt hay không tốt? ngoài việc chuyển giao di sản văn hoá nguyên thuỷ cho thế hệ sau thì chúng ta còn làm gì nữa để các di sản văn hoá không bị mai mọt? (em làm câu này gởi thầy Tới đó, mà thấy hông ổn, híc, giải thích thêm cho em nhé) :lol:
RANDOM_AVATAR
TIEUTY
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 4 09/01/08 21:48

Cái vụ giá vé người nước ngoài cao hơn người trong nước đã xưa rồi. Còn lại vấn đề nhập nhoạng giữa văn hoá và du lịch, đúng là có vấn đệ Vậy các bạn kiến giải thế nào về vấn dề đó?
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 6 11/01/08 0:30

Du lịch và văn hoá là hai khái niệm lâu nay vẫn thấy đi liền nhau trong một mối liên hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ lẫn nhau - Bản sắc, cội nguồn văn hoá Việt Nam chính là những thế mạnh để thu hút khách du lịch. Đồng thời, du lịch cũng mở ra nhiều triển vọng cho việc thúc đẩy, bảo vệ các di sản văn hoá.
Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý đúng cách thì du lịch có thể gây ra những tổn thất, làm xuống cấp các di sản văn hoá (cả vật chất lẫn tinh thần)
Mình chỉ xin nêu ra một vấn đề: có lẽ các bạn đều biết chợ tình Sapa là một trong những loại hình sinh hoạt cộng đồng rất độc đáo, thể hiện những bản sắc đặc trưng của các dân tộc vùng núi cao Tây Bắc. Thế nhưng sự phát triển của du lịch những năm gần đây đã khiến chợ tình biến đổi rõ rệt...
Nói nôm na thôi, hai người đang tỏ tình với nhau bỗng dưng ở đâu xuất hiện hàng lô lốc du khách xếp hàng đứng "ngó" :( thế thì ai mà dám tỏ tình kết bạn nữa!!!???
Thế là du khách giờ đây muốn xem "chợ tình" thì phải trả tiền cho các "buổi diễn". Những tiếng khèn, tiếng sáo bây giờ không còn mang ý nghĩa trao tình, giao duyên nữa mà đã trĩu nặng sức mạnh kim tiền...
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 5 31/01/08 12:09

Phương Thảo ơi! Chính vì chị cũng bức xúc như em nên mới chọn đề tài này để viết tiểu luận. Thực sự là hiện tượng làm giả di tích hiện nay đang diễn ra tràn đồng, mà nguyên nhân là do các nhà điều hành ở địa phương hoặc thiếu hiểu biết về chuyên môn hoặc chủ quan hoặc 1001 lý do nào đó khi trùng tu, sửa chữa di tích không tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn hoặc giả nếu có chỉ là hình thức chứ không chịu lắng nghe, và cũng có trường hợp các nhà chuyên môn không có [i]"quyền chuyên môn"[/i] của họ. Chị là người công tác trong ngành bảo tồn bảo tàng nên chị biết rất rõ và rất đau lòng khi thấy từng ngày, từng lúc, từng di tích lần lượt bị "hủy hoại" (chị dùng từ "hủy hoại" là cưng biết tức lắm rùi đó nha!!!!!) bởi bàn tay của con người: khai thác không đúng cách (chỉ biết khai thác lấy tiền mà không biết gìn giữ, bảo tồn đến khi trùng tu sửa chữa thì làm theo ý kiến chủ quan không bảo đảm tính nguyên gốc của di tích, v. v.. nhiều lắm và bực mình lắm.
Còn về việc tiền vé có chênh lệch là do nhận thức của chúng ta chưa đầy đủ nên nghĩ rằng có sự phân biệt người nước trong - nước ngoài. Chị làm công tác giao tiếp với khách tham quan là người nước ngoài họ thắc mắc dữ lắm nhưng nếu giải thích rõ ràng thì họ vui vẻ và thấy thoả đáng không có gi là khó chịu cả. Chúng ta phải biết rằng, hiện nay hệ thống bảo tàng trong nước chủ yếu là hoạt động bằng kinh phí của nhà nước hay nói cách khác đó là nguồn tiền đóng thuế của nhân dân ta. Mặt khác, số lượng hiện vật đang được bảo quản, trưng bày tại các bảo tàng (ngoài vài bảo tàng tư nhân) là do dân đóng góp và do lực lượng cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn sưu tầm, mà lực lương này hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chính vì vậy, người dân chúng ta có quyền thụ hưởng các giá trị văn hoá mà họ đã góp phần lớn công sức vào đó và giá vé vào cổng của họ được định với giá thấp là hoàn toàn hợp lý. Trong khi đó, với khách tham quan là người nước ngoài, thì họ mưốn thụ hưởng các giá trị văn hoá ấy buộc phải trả tiền bằng đúng giá trị của nó.
Theo chị nghĩ về lâu dài, để giải quyết sao cho giá vé của người nước trong - nước ngoài như nhau nên thực hiện ở tầm vĩ mô trên lãnh vực thuế : với nhân dân, nhà nước sẽ giảm thuế ở mức độ nào đó để họ sẽ dành khoản đó chi cho việc thụ hưởng văn hoá; mặt khác, đối với người nước ngoài khi vào đến Việt Nam, thì phải chịu một khoản thuế mà cứ cho đó là thuế hưởng thụ văn hoá. Khoản thu ấy sẽ được rót vào cho các hoạt động của các bảo tàng, lúc ấy thì Tây cũng như Ta sẽ có cùng chung một giá vé vào cổng. Không biết cách này có ổn không?????? Nếu Thảo hoặc thầy Tới hoặc một bạn nào có cao kiến gì xin chỉa sẻ cùng diễn đàn cho rộng đường dư luận. :? :? :?
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn

Gửi bàigửi bởi bonghin » Thứ 5 19/08/10 18:02

Chủ đề này không được mấy bạn quan tâm nhỉ? Mời các bạn chia sẻ thêm. Thanks
Bong Hin., M.A
RANDOM_AVATAR
bonghin
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 5 19/08/10 17:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron