Quản lý nhà nước về lễ hội

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Quản lý nhà nước về lễ hội

Gửi bàigửi bởi minhphuc » Thứ 3 12/05/09 15:22

Quản lý nhà nước về Lễ hội
Lễ hội là một bộ phận đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.Trong những năm gần đây, việc tổ chức và quản lý lễ hội được chính quyền ở nhiều địa phương quan tâm chú ý đã góp phần thỏa mãn nhu cầu tâm linh, vui chơi giải trí, làm phong phú đa dạng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, dặc biệt là phục vụ đắc lực cho việc phát triển du lịch.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vừa nêu trên, những biểu hiện tiêu cực,trong đó có những lệch lạc, đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khiến cho các lễ hội có nguy cơ mất dần đi những nét đẹp vốn có của nó. Đánh giá về tổ chức và quản lý lễ hội năm 2009, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cho rằng: “ Lễ hội năm nay tồn tại bốn vấn đề lớn: bị thương mại hóa; sân khấu hóa; lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan; tổ chức cờ bạc và gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự” | Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Số 298: 106|.
Theo chúng tôi có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng nêu trên như:
- Hệ thống các văn bản có liên quan đến quản lý nhà nước về lễ hội có khá nhiều nhưng chưa nhất quán và đồng bộ.
- Nhận thức về lễ hội của các cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội ở địa phương còn rất hạn chế.
- Hủ tục “ đất lề quê thói” ở một số lễ hội được phục hồi kéo theo hàng loạt hệ quả tai hại.
- Vấn đề gạn đục khơi trong tổ chức và quản lý lễ hội chưa được quan tâm đúng mức.
- Các công trình nghiên cứu về tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội còn quá ít.
Để góp phần khắc phục những mặt tiêu cực trong tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội vừa nêu trên trong thời gian tới, theo chúng tôi cần phải:
- Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý lễ hội thống nhất trong quản lý và qui định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành.
- Nâng cao nhận thức từ cán bộ quản lý tới nhân dân về bản chất và cấu trúc của lễ hội thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền vận động …
- Khắc phục và từng bước xóa bỏ tình trạng đất lề quê thói ở lễ hội dẫn đến những hiện tượng mê tín dị đoan, di tích giả, cờ bạc , hàng quán vô tổ chức.
- Những người làm công tác quản lý văn hóa cần nhận thức một cách khách quan và khoa học vấn đề “ gạn đục khơi trong” trong tổ chức hoạt động lễ hội.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý lễ hội, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn tổ chức và quản lý lễ hội.
RANDOM_AVATAR
minhphuc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 03/12/08 20:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước về lễ hội

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 6 15/05/09 9:58

Những trăn trở của bạn Minh Phúc rất đáng cho chúng ta suy ngẫm. Thật vậy, chúng ta cần có thời gian và tâm huyết tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết. Chúng ta biết rằng Lễ hội bao gồm hai phần cơ bản là Lễ và Hội. Lễ là tưởng nhớ và tôn vinh đối tượng thờ cúng và Hội là phần mang tính sinh họat giải trí, làm sống lại các truyền thống sinh họat cộng đồng xa xưa. Ngòai ra, lễ hội còn có tính giáo dục thế hệ đi sau nhận thức về lịch sử một cách nhẹ nhàng không qua những ngôn từ sách vở khô cứng. Lễ hội còn là một điểm thu hút các du khách văn hóa muốn tìm hiểu về phương thức sinh họat và giải trí mang tính truyền thống đậm đà bản sắc địa phương. Du khách có thể xem hội và nếu muốn có thể là người tham dự cuộc vui.
Vì vậy, ngòai nhưng điều bạn Minh Phúc đã nêu ra, tôi xin đóng góp vài ý kiến như sau:
- gìn giữ an ninh trật tự nơi tế lễ, đảm bảo bầu không khí trang nghiêm.
- nhân viên bảo vệ có thái độ tôn trọng thân thiện hướng dẫn du khách.
- gởi thư mời thông báo đền các trường học biết để tạo điều kiện cho học sinh hiểu về lịch sử một cách sống động qua việc tham gia lễ hội.
- gặp gỡ các nhà doanh nghiệp lớn để họ hổ trợ kinh phí tổ chức lễ hội.
- tạo không khí vui chơi giải trí qua các cuộc thi với giải thưởng tượng trưng về vật chất nhưng có ý nghĩa lớn về tinh thần.
- thu thập các bài hát tập thể ngắn hay điệu múa dân gian dễ nhớ dạy ngay cho người tham gia lễ hội để tạo nên tính cộng đồng đòan kết vui vẻ.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron