Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi Bui Thi To » Chủ nhật 22/03/09 6:02

Theo tôi, một người sếp lý tưởng là một người đạt được một số tiêu chuẩn sau:
1. Một người thông minh, tài năng, có trình độ, hiểu biết và quan trọng có kỹ năng quản lý
2. Biết sắp xếp công việc khoa học và giải quyết công việc một cách thấu tình đạt lý
3. Đạt chỉ tiêu hiệu quả công việc cấp trên giao
4. Biết thương nhân viên.
..................

Ấy thế mà hiện nay có một số sếp người Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài đôi khi không đạt hết mấy chỉ tiêu trên? Liệu rằng họ có thực sự thông mình, tài giỏi,...????

Có ối ngừơi tôi thấy họ làm người quản lý mà giống như "dân chợ trời" vậy. Nói quả không ngoa, tôi may mắn đã từng có thời gian làm việc cho một số công ty nước ngoài. Tôi thấy ở trong đó cũng có nhiều tiêu cực lắm.

Có một số người là công nhân có trình độ phổ thông, may mắn được cho đi đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài một thời gian. Khi về nước, các sếp thấy ngừơi này giỏi giỏi một chút và cho lên làm sếp. Cũng có một số người quản lý rất thành công, nhưng ngược lại có một số người lại quản lý rất dở. Dở vì sao:
- Cách ăn nói của họ sao thô lỗ quá, lúc nào cũng ra sức quát nạt, chửi bới nhân viên cấp dưới làm cho không tâm phục khẩu phục
- Họ ra sức o ép nhân viên để lấy thành tích,....

Vì bất bình hiện tượng trên, mà có rất nhiều "sếp" khi hết giờ làm việc đã bị công nhân viên của họ "tẩn" cho ra trò! Có những trường hợp bị nhân viên của họ làm nhục ê chề ở ngoài đường và sau đó phải bỏ việc ở công ty đó không dám đi làm nữa.

Cũng có trường hợp "sếp" có trình độ học vấn rất lý tưởng, nhưng cách quản lý lại dở ẹc, cũng ra sức quát nạt nhân viên và cũng ra sức "nịnh đầm" sếp nước ngoài để lấy điểm.

Một hiện trạng chung ngày nay, người Việt o ép người Việt rất nhiều. Và cụm từ "toàn người Việt "giết" người Việt" trở nên thông dụng rất nhiều. Tại sao vậy nhỉ? Phải chăng "sếp" người Việt đang bị người nước ngoài lợi dụng và sử dụng chiến thuật "lấy người Việt trị người Việt" mà họ không biết hoặc cố tình không biết nhỉ? Đây là một hồi chuông đang báo động.

Cũng phải thôi, một người được đưa lên làm "sếp" với mức lương gần 3000 USD so với một công nhân đạt mức tầm thường nhất, chưa đến 100 USD tiền lương căn bản, thì làm sao "sếp" của họ không ra sức o ép công nhân viên cấp dưới của mình để lấy lòng "sếp" trên và để vừa giữ tiền vừa giữ chức chứ nhỉ?!

Vì vậy, tiêu chí "Biết thương nhân viên" như tôi nêu ra ở trên có lẽ không còn nguyên giá trị của nó. Và cứ tình trạng này, không biết tương lai, đời sống vật chất cũng như tinh thần của anh chị em công nhân viên người Việt chúng ta sẽ đi tới đâu, khi trong đầu họ: người đang quản lý mình sao chán quá và thiếu lý tưởng!
RANDOM_AVATAR
Bui Thi To
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 14/01/09 19:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi dungntm » Thứ 2 23/03/09 0:04

Em đồng ý với suy nghĩ của chị, nhưng mà con người thì đâu có ai giống ai, có người xếp biết thương nhân viên, có người thì không!
Xếp cũng có nhiều loại xếp:
- "Xếp" là ông chủ.
- "Xếp" là người làm công (như giám đốc kinh doanh, giám đốc marketing, trưởng phòng,...)
Quản lý con người là rất khó. Và nó phản ánh về trình độ của người xếp đó như thế nào?
- Vì sao có những người nhân viên đồng lương không cao, nhưng luôn làm việc một cách tận tụy, thoải mái và rất tôn trọng, trung thành với xếp của mình?
- Và vì sao có những người mức lương cao mà bao người mơ ước tới, lại có thể dễ dàng đệ tờ đơn xin nghỉ việc lên trên bàn làm việc của xếp?
Ở đây là vấn đề con người mà thôi. Cùng là làm công ăn lương cả, có chăng là khác nhau về trình độ học vấn và địa vị xã hội, nhưng hơn hết là chúng ta cùng một dân tộc Việt, vì sao lại không thể thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau khi có duyên làm bạn và làm đồng nghiệp của nhau chứ?
Hôm nay em có xem một chương trình rất thú vị của DTH Bình Dương, trong đó có sự tham gia của vị khách mời là thầy Thêm của chúng ta. Thầy có nhắc đến vấn đề Văn hóa của chúng ta là văn hóa làng xã, hay nói khác hơn là tính cộng đồng rất cao. Lá lành đùm lá rách là truyền thống của dân tộc ta, thậm chí thầy còn nhắc đến Lá rách đùm lá nát, lá rách nhiều đùm lá rách ít; em xem mà rất tâm đắc. Và tiếp sau chương trình là một tiểu phẩm ngắn, phản ánh về cách hành xử của một vị giám đốc với công nhân viên của mình. Ông ta sẵn sàng bỏ ra hai triệu đô la để nhập khẩu một chiếc xe hơi hiện đại phục vụ cho mình, nhưng ông ta lại gạt phăng đi những lá đơn đề nghị tăng lương của công nhân, dù rằng công ty đang làm ăn rất khá. Cuối cùng tất cả công nhân đình công, ngay cả người trợ lý bên cạnh đã nhiều lần góp ý cho ông ta cuối cùng cũng rời bỏ công ty, nhiều hợp đồng ngưng trệ, ông giám đốc này phá sản hoàn toàn.
Một tiểu phẩm ngắn thôi, nhưng chứa đựng trong đó nhiều ý nghĩa, đặc biệt là đối với những người xếp hiện đại ngày nay nên chăng hãy nghĩ đến việc lựa chọn cách quản lý nhân viên thế nào cho hợp lẽ để đạt được thành công!
RANDOM_AVATAR
dungntm
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 3 18/11/08 16:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi Bui Thi To » Thứ 2 23/03/09 5:07

Tôi không phủ nhận ý kiến của bạn rằng: sếp thì cũng có nhiều loại. Một loại người là sếp biết thương nhân viên và chăm lo đời sống cho họ thì rất đáng được biểu dương vì họ đã sống đúng trên tinh thần người Việt: "lá lành đùm lá rách" và "lá rách ít thì đùm lá rách nhiều" như Thầy Thêm đã nói.

Và loại thứ 2 là sếp còn lại. (Tôi xin chú thích thêm: loại sếp mà tôi đang đề cập thuộc tầm "trung", họ cũng đang đi làm thuê cả). Đây là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, con người sống ích kỷ chỉ vì bản thân mình, coi trọng tiền tài vật chất là trên hết và đôi lúc họ đã quên đi phẩm hạnh, đạo đức của mình. Có thể bạn sẽ nhìn rõ hơn nếu như bạn đi thực tế một chuyến. Ngừơi ta nói: "trăm nghe không bằng một thấy" mà.
RANDOM_AVATAR
Bui Thi To
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 14/01/09 19:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi thanhxuyen » Thứ 2 23/03/09 21:48

cám ơn bài viết của hai chị,

Theo em một người sếp lý đầu tiên cần phải có hai điều kiện sau
1. chuyên môn giỏi
2. thấu tình đạt lý

Một người sếp có chuyên môn giỏi mới khiến nhân viên "phục", mà nhân viên có phục thì mới vâng lời, làm đúng những chỉ thị sếp đưa ra. Nếu không dễ gây sự bất phục trong lòng nhân viên, họ có thể tự cho rằng, tại sao mình giỏi hơn ông ta mà ông ta có thề làm sếp mình, ông ta đâu có tài gì đâu. Như thế thì công việc làm sau có hiệu quả.

Chỉ có một người sếp hiểu nhân viên, gần gũi nhân viên,biết xử sự một cách khéo léo mềm dẻo, đừng quá cứng nhặc, khiến công sở trở thành nơi có "kỷ luật thép", thì với không khí căng thẳng thế, làm sao làm việc hết khả năng được.
RANDOM_AVATAR
thanhxuyen
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 5 12/02/09 10:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi thuylinh-cah08 » Thứ 4 25/03/09 14:33

Theo em, một người sếp lí tưởng cần phải có những yếu tố:
- Trình độ chuyên môn giỏi
- Trình độ quản lý giỏi
- Gương mẫu và có tính kỷ luật cao
- Biết đánh giá năng lực làm việc của nhân viên
- Hiểu tâm lý nhân viên
Em không nghĩ là sếp thì phải "thương" nhân viên mà chỉ "hiểu" nhân viên thôi là đủ rồi, ở đây, em cho rằng việc gương mẫu và giữ kỷ luật là 1 yếu tố quan trọng. Bởi đứng trên cương vị là một người sếp, nếu mình không giữ kỷ luật thì nhân viên cũng sẽ không có ý thức giữ kỷ luật theo và nhân viên cũng không nể trọng mình. :D Và hơn nữa sếp cũng phải rành mạch chuyện công tư, có nhiều người làm sếp, thường đem những chuyện thù vặt ra để "hành hạ, chà đạp" nhân viên, như vậy là không thể chấp nhân được, hay trong chuyện tăng lương, có nhiều sếp sẽ ưu đãi hơn những người mà sếp thích chứ không quan tâm đến năng lực của nhân viên đó.
em có chút ý kiến vậy thôi
Đã bao giờ em bóc lịch
Thấy qua vô nghĩa một ngày
Hình đại diện của thành viên
thuylinh-cah08
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 2 17/11/08 9:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi Bui Thi To » Thứ 4 25/03/09 15:45

Mình rất tâm đắc với ý kiến của bạn Thuỳ Linh. Một người sếp lý tưởng thường có rất nhiều tiêu chuẩn như các bạn đã đặt ra. Nhưng, một người sếp theo tôi muốn quản lý được nhân viên tốt, muốn nhân viên có thể trung thành ở bên mình và tận tuỵ làm việc cho mình thì người sếp phải hiểu tâm lý của nhân viên, biết khích lệ nhân nhiên đúng lúc và điều quan trọng nhất như Thuỳ Linh nói, người đó phải biết đánh giá năng lực của nhân viên mình, phân biệt rõ công tư.

Tôi cũng không phủ nhận, có nhiều dạng sếp không thích "thu phục người tài", bởi một lẽ người ta sợ nhân viên mình giỏi hơn nếu giữ lại sau này nó sẽ "thế" chỗ của mình! Và ra sức "đì" nhân viên, vùi dập họ đến lúc nào họ ra đi mới thôi,... Những dạng sếp như vậy thì sớm muộn cũng thất bại mà thôi, và tôi đã nhìn thấy thực tế ấy.!
RANDOM_AVATAR
Bui Thi To
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 14/01/09 19:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi phamthaihang » Thứ 6 27/03/09 17:56

Em đồng ý với ý kiến của chi To
Từ thực tế chúng ta đã thấy được có rất nhiều loại sếp. Nhưng nếu ta cùng làm việc với người sếp lý tưởng là cơ hội để ta phát huy được năng lực của bản thân. Bên cạnh đó ta sẽ thoải mái làm việc và có những đóng góp sáng kiến cho công ty. Điều này sẽ giúp công ty ngày càng phát triển.Hy vọng chúng ta sẽ có thể gặp được những người sếp lý tưởng .
RANDOM_AVATAR
phamthaihang
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 15/01/09 22:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Chủ nhật 29/03/09 14:17

[justify]Các bạn đang đặt ra một câu hỏi lý thú: Thế nào là một người Sếp lý tưởng? Và luận bàn về những phẩm chất, năng lực cần có của một người lãnh đạo được xem là lý tưởng. Mình đồng thuận với ý kiến của các bạn, nhưng chợt nghĩ, nếu ở hướng ngược lại - như một cặp phạm trù đối lập: Thế nào là một người Sếp không lý tưởng? Nói cách khác, một người Sếp kém năng lực, sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến cộng đồng hay nội bộ một tổ chức, cơ quan, đơn vị...? "Lý tưởng" thì tốt đẹp quá rồi, còn gì phải bàn nhiều nữa. Trên thực tế, cái sự "không lý tưởng" mới gây ra nhiều ấm ức, "oan trái", nhiều phiền toái, rắc rối..., trở thành lực cản cho chính quá trình vận động và phát triển tiến bộ của cá nhân và xã hội. Đây, dường như là câu chuyện dài, nhiều tập! Mỗi người từ những góc nhìn, vị trí xã hội và sự trải nghiệm cuộc sống khác nhau, sẽ có những quan điểm, cách đánh giá và sự bình luận khác nhau. Mình chỉ cung cấp một vài nguồn tư liệu tham khảo để chủ đề của chúng ta có thêm sự sinh động, đa diện, mang tính phản biện xã hội tích cực hơn. Cho phép mình nhé, các bạn! Tks.

10 tật xấu của “sếp” kém năng lực

Một cơ quan có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người lãnh đạo. Nếu lãnh đạo giỏi, có tài, có tâm thì cơ quan chắc chắn sẽ phát triển; còn ngược lại, người lãnh đạo đứng đầu mà dốt lại không có đức nữa thì sẽ trì trệ, bung bét. Đáng tiếc là trong thực tế hiện nay, ở nhiều cơ quan, ban ngành còn không ít những người lãnh đạo kém tài, kém đức (xin được gọi là sếp). Đi kèm với sự yếu kém này là những tật xấu sau:

1- Đố kỵ: Vì kém năng lực nên sếp rất hay đố kỵ với người tài, sợ người tài tranh mất chức hoặc lấn át cái danh của mình do đó sếp không tin dùng người tài, thậm chí còn vô hiệu hóa người tài. Nếu sếp là cử nhân thì đừng hòng ai đó thông minh, học giỏi mà được sếp cho đi thi cao học hay nghiên cứu sinh!

2- Bảo thủ: Sếp không thích sự đổi mới, cho dù sự đổi mới này đem lại nhiều lợi ích lớn cho cơ quan. Sếp rất bảo thủ, luôn cho rằng mình đúng và bắt mọi người phải làm theo ý kiến của mình.
Nếu gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều người thì mồm bảo sẽ tiếp thu ý kiến của mọi người nhưng vẫn lẳng lặng làm theo ý mình.

3- Không có lập trường: Lập trường của sếp như cây non trước gió mạnh. Người này vừa nói phải thế này, sếp bảo rất sáng suốt thế nhưng gặp kẻ khác bảo phải thế khác thế là sếp cũng cho là đúng.
Cuối cùng sếp chẳng biết phải quyết thế nào, thế nên cơ quan mất đoàn kết, chia phe chia phái, suốt ngày tìm cách nói xấu, hạ bệ lẫn nhau mà chẳng chịu làm việc, cống hiến.

4- Nịnh và thích được nịnh: Vì không có tài, có đức nên để giữ cho cái ghế của mình được yên vị thì ngoài chiêu bài “quà cáp”, sếp rất hay dùng sở trường nịnh.
Hễ gặp cấp trên là nịnh, nịnh ra mặt, nịnh ngầm với những câu cửa miệng như: Ý kiến của anh rất sáng suốt; Anh có tầm nhìn chiến lược; Anh là người có tài có tâm; Nhờ có anh dìu dắt mà em mới được như ngày nay...
Sếp hay nịnh và dĩ nhiên cũng rất ưa nịnh; cấp dưới, nhân viên mà khen sếp với những lời đường mật, tuy bề ngoài vờ khiêm tốn: “Cậu chỉ quá khen!” nhưng trong bụng, ruột sếp như nở ra từng khúc!
Thôi thì thích nịnh cũng được nhưng chết nỗi sau đó sếp lại hay cất nhắc những kẻ xu nịnh; mà kẻ đã hay xu nịnh thì lại giống sếp.

5- Thích oai: Phòng làm việc phải trang bị đồ dùng ngoại đắt tiền; máy vi tính xách tay phải cực xịn, tốc độ cực nhanh để sếp vào mạng chơi cờ tướng hoặc vào các trang web tươi mát.
Xe hơi đời mới, hàng ngày đến tận nhà đón rước để hàng xóm nhìn thấy mà nể! Để bạn bè phải thèm thuồng! Điện thoại di động mua bằng tiền cơ quan, sếp thay như thay áo. Sếp tuyển những cô thư ký xinh đẹp để đối tác trông thấy mà kính nhi viễn chi!
Để tăng thêm độ oai, sếp cũng rất sính bằng cấp, vì dốt không học được thì dùng tiền để thi, để học, để làm luận văn và trở thành thạc sỹ, tiến sỹ. Sếp cũng rất hay khoe quen với ông này, bà kia! Và nếu chụp chung được ảnh với vị lãnh đạo cấp trên nào đó là sếp hay phóng to…

6- Hay hứa nhưng không hay thực hiện: Để lấy tình cảm của mọi người, nhất là sự tín nhiệm trước các cuộc bầu bán, bỏ phiếu tín nhiệm, ngài rất hay hứa, thậm chí hứa như đinh đóng cột rằng, nếu được bầu vào chức này chức nọ, sẽ hết lòng hết sức vì cơ quan, tập thể.
Sẽ giải quyết ngay việc này việc kia nhưng đến khi trúng rồi lờ đi; hoặc có làm nhưng không “có ăn” thì chỉ làm qua quýt để mọi người không quá thất vọng về ngài!

7- Để bụng: Ai hay phê phán, đấu tranh với những thói hư, tật xấu của sếp thì bề ngoài ngài tỏ ra tiếp thu và cảm ơn lắm lắm nhưng trong bụng bầm gan, tím ruột.
Thế rồi, tìm mọi lý do hoặc bày ra lý do để trù dập người dám phê phán, tố cáo; không thực hiện được ngay thì nuôi chí: “Quân tử 10 năm trả thù chưa muộn!”.

8- Thích ăn: Những món sơn hào hải vị, uống rượu ngoại, 5-7 triệu đồng một chai, tất nhiên là bằng tiền cơ quan thông qua các chiêu bài tiếp khách, đi công tác. Sếp cũng rất thích ăn tiền của công, càng nhiều càng “ít”!

9- Mê tín: Sếp quan niệm con người có số chính vì vậy sếp mới được làm quan! Nên hay nhờ “thầy” xem quẻ, cúng bái; đi đâu thì xem giờ, thậm chí triệu tập họp cơ quan có việc gì quan trọng, sếp cũng xem giờ; phòng làm việc, sếp cho bít cửa này, mở cửa kia để cho hợp với hướng của sếp; xe hơi của người tiền nhiệm còn mới, còn tốt nhưng đã bị phốt gì thì không dùng mà phải mua xe mới!

10- Tham quyền cố vị: Sếp rất ngại về hưu cho nên hay dùng các chiêu bài: Khai man tuổi; đang dang dở làm việc này việc kia nên chưa thể về hưu được; chạy để được ở lại; không đào tạo người kế cận để không có người thay thế nên sếp không yên tâm mà về…

(Vũ Năng Tĩnh - Hà Nội)

Nguồn: www.vietbao.vn/Van-hoa/10-tat-xau-cua-sep-kem-nang-luc/.../181/ - 46k

P/S: Chia buồn với những bạn nào đang cộng tác hoặc làm việc dưới "trướng" một vị Sếp nào đó "kết tinh" đủ cả 10 tật xấu nói trên. Còn mình thì, ơn Trời, vẫn gặp nhiều may mắn!

Nhưng thiết nghĩ, tật xấu của Sếp sẽ không có cơ hội "tung hoành" khi chính người nhân viên, bằng ứng xử của họ (cũng thường có biểu hiện Nghĩ một đằng, Nói một nẻo; không thích nhưng vẫn "nghiến răng" nịnh Sếp - dĩ nhiên vì biết chắc như thế "an toàn" hơn..v..v..) đã ít nhiều tạo "điều kiện" cho tật bệnh của Sếp ngày càng trầm kha hơn? Bản thân tôi cho rằng, đây là mối quan hệ hai chiều, tương tác, không thể tách rời. Muốn có một người Sếp lý tưởng thì nhân viên, ít nhất cũng cần hội đủ một số tố chất để trở thành một đội ngũ nhân viên lý tưởng. Và ngược lại, đằng sau bóng dáng một người Sếp kém năng lực, đầy tật xấu... có thấp thoáng bóng không ít nhân viên láu cá, bạc nhược hay cơ hội...?

Ở trên, chỉ là vài thiển ý cá nhân. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao về điều này?[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Thế nào là một người sếp lý tưởng?

Gửi bàigửi bởi Bui Thi To » Chủ nhật 29/03/09 15:53

Bạn Trực Anh đã đưa ra một vấn đề phản biện rất lý thú và đáng quan tâm không chỉ với bản thân chúng ta mà là toàn xã hội. Đó là một căn bệnh xã hội khá nhức nhối và hậu quả của nó giống như bệnh nan y vậy! 10 tật xấu theo tôi thiết nghĩ đã hội tụ đầy đủ bản chất một người sếp kém năng lực, bản tính ích kỷ, ti tiện và không còn gì để nói.

Đảng ta đang có chính sách Cải cách hành chính, ít nhiều đã có tác dụng, nhưng cải cách về con ngừơi cần phải mạnh tay để loại bỏ một cách công bằng những ngừơi không có năng lực, chiêu sinh người tài để quản lý đất nước thì mới mong đất nước mình đi lên, phát triển lành mạnh được. Nhưng cải cách con người là rất khó khăn, và phải mất một thời gian trường kỳ vì bản chất con người đã ăn sâu vào máu thịt của họ rồi. vậy chúng ta sẽ giải bài toán khó này như thế nào đây?
RANDOM_AVATAR
Bui Thi To
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 14/01/09 19:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron