Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 2 22/10/07 10:21

Ở bên "thư giãn", có bạn đề nghị tôi mở chủ đề mới về văn hoá quản trị và tóm tắt "vụ Vàng Anh", nhưng xét thấy vấn đề này các diễn đàn và các blog bàn quá nhiều rồi, tôi cũng chưa hiểu sâu sắc vấn đề đó, nên tôi xin phép lái vấn đề đi một chút.

Trên VnExpress mới đưa tin:
Một học sinh lớp 9 bị dọa giết, cưỡng đoạt 20 triệu đồng

Với thủ đoạn dọa đánh, giết chết, bắt uống nước cống hoặc đẩy xuống hồ, Đỗ Ngọc Thanh và đồng bọn đã ép buộc em Hoàng Gia Tuấn, học sinh lớp 9 trường THCS Tô Vĩnh Diện (Hà Nội) đưa tiền cho hắn 33 lần, tổng số tiền 19,5 triệu đồng.

Gia đình Hoàng Gia Tuấn thuộc diện khá giả, chị gái mở công ty kinh doanh tại nhà. Gần đây, chị gái Tuấn thấy thiếu hụt tiền hàng, số tiền từ vài trăm đến 1-2 triệu đồng. Lúc đầu chị nghĩ là do nhầm lẫn tính toán tiền hàng, nhưng rồi quá nhiều lần như vậy khiến chị sinh nghi.

Để ý theo dõi, chị phát hiện ra thủ phạm lấy tiền chính là cậu em trai của mình. Gạn hỏi mãi, cậu bé mới dám thú nhận là lấy tiền đưa cho mấy anh lớn hơn, nếu không họ sẽ giết chết, hoặc bắt uống nước cống... Và lần này cậu lấy trộm 2,5 triệu đồng của chị vì bọn cưỡng đoạt hẹn đến chiều tối 15/10 sẽ đến lấy tại Trung tâm Dạy nghề số 2 ở ngõ 75 phố Đặng Văn Ngữ.

Để chặn đứng hành vi phạm tội của nhóm thanh niên này, chị gái của Tuấn đã đưa em ra Công an phường Hàng Bột trình báo. Kế hoạch phục kích nhóm cưỡng đoạt nhanh chóng được Ban chỉ huy Công an phường thông qua. Một tổ công tác được cử xuống hiện trường để phục kích, bắt quả tang hành vi phạm tội của các đối tượng.

Đúng 19h ngày 15/10, 3 thanh niên đi trên 1 xe máy xuất hiện ở Trung tâm Dạy nghề số 2. Nhìn thấy nhóm thanh niên, Tuấn vội vã mang tiền đi ra. Một tên bá vai Tuấn đi ra sau trường cho vắng vẻ để nhận số tiền 2,5 triệu đồng. Đúng lúc đó, tổ công tác của Công an phường Hàng Bột xuất hiện.

Tại cơ quan Công an, 2 kẻ chủ mưu khai nhận tên là Đỗ Ngọc Thanh, 17 tuổi, trú tại phường Quang Trung, TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây và em họ Thanh là Đỗ Ngọc Quang, 18 tuổi, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.

Tham gia vụ việc còn có một số học sinh cùng lớp với em Tuấn đóng vai trò "cò", biết gia cảnh khá giả của bạn học để chỉ điểm cho bọn Quang, Thanh cưỡng đoạt tiền của bạn.

Theo lời khai của Thanh thì từ tháng 6/2007 đến khi bị bắt (không kể lần bị bắt quả tang), cậu ta đã 33 lần tổ chức cưỡng đoạt tiền của Tuấn, trong đó Quang tham gia khoảng 3 vụ. Tổng cộng, em Tuấn đã phải lấy trộm tiền của gia đình mang nộp cho bọn Thanh là 19,5 triệu đồng.

Một lần vào tháng 7/2007, khi Tuấn đưa tiền chậm vài ngày, bọn chúng đã đấm vào lưng và dùng cặp sách đập vào đầu Tuấn. Vì thế, cậu bé rất hoảng sợ, lần nào chúng gọi ra yêu cầu đưa tiền là không dám sai hẹn.

(Theo Công An Nhân Dân)
http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/ ... /3B9FB7D1/

Tôi thấy các nhà quản trị VN đang không làm được chức năng của mình. Là người dân, nhiều khi tôi cũng thấy bất an, sợ hãi vì không có cách nào để tự bảo vệ mình chứ chưa nói đến bảo vệ những người thân.
Nếu bạn là người trong cuộc, bạn sẽ làm gì?
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề quản trị VN

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 4 24/10/07 8:25

Những chuyện liên quan đến pháp luật thì không ai muốn là người trong cuộc đâu. Tốn thời gian, công sức, tiền của.
Về việc này thì luật pháp của ta không nghiêm nên những việc tương tự mới hay xảy ra. Gia đình, nhà trường cũng không sâu sát, để sự việc kéo dài tới gần 4 tháng, 33 lần lấy cắp tiền của gia đình giao cho kẻ xấu.
Tội nghiệp em Tuấn.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Vấn đề quản trị VN

Gửi bàigửi bởi mimi » Thứ 2 12/11/07 23:28

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, hiện nay mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò ngày càng lỏng lẻo. Vì công việc , cha mẹ không có thời giờ chăm sóc gần gũi con cái. Họ không hiểu được tâm sự của con, việc học hành và những mối quan hệ bạn bè của cọn. Thầy cô cũng không quan tâm nhiều đến học trò , không biết rõ hoàn cảnh gia đình cũng như tính tình của mỗi em. Họ (cha mẹ và thầy cô) khi biết được những khúc mắc , lo lắng nào đó của các em đều vô tình bỏ qua, xem đó là những việc nhỏ nhặt , không đáng quan tâm. Chính vì sự thờ ơ đó đã gây nên những hiện tượng đau lòng như thực trạng trẻ em bị rối loạn tinh thần, tự tử... hay vụ Vàng Anh. Em Tuấn sẽ ra sao nếu như chị của em không phát hiện? Để hạn chế những việc này, gia đình và nhà trường nên quan tâm đến các em hơn nữa. Đừng để khi chuyện xảy ra rồi thì hối hận cũng muộn màng.
Bên cạnh đó, luật pháp của chúng ta chưa thật nghiêm, chưa đủ mạnh để răn đe những kẻ phạm tội. Nên những việc phạm pháp, hình sự vẫn xảy ra hàng ngày, gây tâm lý bất an cho mọi người. Những nhà quản trị VN cần phải mạnh tay hơn nữa , nghiêm khắc hơn nữa để ngăn chặn những hiện tượng này.
Và, chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu "Vàng Anh" hay "em Tuấn" là con em của mình?
RANDOM_AVATAR
mimi
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 09/11/07 23:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Dell học cách lắng nghe

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 5 15/11/07 20:34

Trong kỷ nguyên mà các khách hàng được trao nhiều quyền hơn thông qua công cụ blog và truyền thông xã hội, Dell đã nhảy vọt từ đáy vực thành người đầu tiên tận dụng tối đa những cơ hội mà sự bùng nổ của thế giới blog đem lại.

Bắt đầu từ đáy vực tồi tệ nhất

Vào tháng 6, 2005, Jeff Jarvis - một nhà bình luận có tiếng về công nghệ và truyền thông – vô tình khơi mào một cơn bão blog xung quanh công ty máy tính Dell.

Quá thất vọng với chiếc máy tính xách tay màu chanh và dịch vụ kém cỏi, Jeff xả hết cơn giận trên trang blog của ông dưới tiêu đề: “Dell sucks” (Dell sa lầy). Hàng nghìn người tiêu dùng khác đang ở trong tâm trạng thất vọng tương tự đã bình luận và kết nối tới trang blog của Jeff. Họ nói rằng: “Tôi nhất trí”.

Đây là dấu hiệu cho thấy Dell đang gặp vấn đề lớn. Dell cùng nhiều nhà phân tích và các phóng viên đã nhận ra vấn đề này. Sau đó, Jeff có đưa lên trang blog của mình một lá thư ngỏ gửi tới Michael Dell - chủ tịch hãng Dell Computer – khuyên rằng công ty của Dell nên đọc blog, viết blog, đề nghị các khách hàng cho sự hướng dẫn và “tham gia vào cuộc hội thoại giữa các khách hàng của công ty mà hiện không có mặt Dell Computer”.

Một tháng sau đó, Dell Computer đã chính thức tham gia vào cuộc hội thoại. Hãng bố trí các kỹ thuật viên để tiếp cận các blogger đang phàn nàn và giải quyết các vấn đề của họ, đổi lại là sự thoả mãn dễ chịu của mọi người.

Tiếp theo đó, Dell chính thức xây dựng blog Direct2Dell, nơi mà hãng phải nhanh chóng đương đầu với các vấn đề pin bị bốc cháy và nơi mà chủ của blog, Lionel Menchaca, đảm bảo cho công ty một tiếng nói tín nhiệm và thẳng thắn.

Sau đấy không lâu, bản thân ông chủ Michael Dell đã khởi xướng trang IdeaStorm.com, đề nghị các khách hàng nói với công ty cần làm những gì. Dell đã áp dụng lời khuyên của các khách hàng, bán các máy tính Linux và giảm các tính năng khuyến mại quảng cáo khiến chậm tốc độ máy tính.

Ngày nay, Dell Computer thậm chí có thể đảm bảo cho khách hàng đánh giá về các sản phẩm của hãng trên trang web.

Dell đã thực sự đón nhận được tín ngưỡng blog? Jeff gần đây có cuộc trò chuyện với Micheal Dell. Ông chủ Dell đã thừa nhận vấn đề: “Chúng tôi đã xử lý tình huống rất kém, có phải thế?”.

Sau đó, Dell bắt đầu nói như bản thân ông là một blogger: “Những cuộc thảo luận này sẽ xuất hiện cho dù thích hay không thích, đúng vậy chứ? Các công ty có muốn hay không muốn là một phần của điều này? Tôi cho rằng các công ty cần thực sự phải làm thế. Các công ty có thể học hỏi nhiều từ đấy. Các công ty có thể cải thiện giao tiếp với khách hàng. Và các công ty có thể trở nên tốt đẹp hơn bằng việc lắng nghe và tham gia vào cuộc hội thoại đó”.

Những phương cách mới cho thành công

Vấn đề tồi tệ mà Dell đã phải đối mặt đó là các khách hàng có quá nhiều cuộc hội thoại không chính xác với quá nhiều nhân viên kỹ thuật dịch vụ tại quá nhiều quốc gia khác nhau.

“Đó thực sự là một mớ bòng bong”, Dick Hunter, giám đốc bộ phận dịch vụ khách hàng của Dell, thừa nhận. Hunter còn cho cho biết: “Mục đích của Dell luôn là cắt giảm chi phí. Song để trở nên có hiệu quả hơn, tôi nghĩ rằng Dell lại trở nên thiếu hiệu quả đi”.

Hunter đã phải gia tăng chi phí dịch vụ lên 35%, cắt giảm các đối tác outsourcing từ 14 đối tác xuống còn 6 đối tác (trong tương lai chỉ còn 3 đối tác) và đào tạo lại các nhân viên để họ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn và giải quyết nhiều vấn đề hơn.

Không kém phần quan trọng, Hunter còn nỗ lực loại bỏ việc những nhân viên nghe điện thoại chuyển cuộc gọi của khách hàng tới người khác để họ trở thành vấn đề của ai đó. Vào thời điểm tồi tệ nhất, có trên 7000 khách hàng trong số 400.000 khách hàng gọi điện đến mỗi tuần phải chịu đựng việc chuyển 7 lần điện thoại. Ngày nay, tỷ lệ chuyển điện thoại đã giảm từ 45% xuống còn 18%.

Hunter đang bắt đầu ghi lại thời gian cho mỗi lần giải quyết vấn đề, mất khoảng 40 giây. Ông đề ra khẩu hiệu: RI1 - Resolve in one call (Giải quyết trong một cuộc gọi). Tại Apple, hãng này tuyên bố đã giải quyết được 90% các vấn đề của khách hàng chỉ trong một cuộc điện thoại.

Ngoài ra, Hunter còn thử nghiệm với 5000 khách hàng khác nhau ở New York về việc thường xuyên trao đổi email và điện thoại với khách hàng trước khi vấn đề xuất hiện, với mong muốn thay thế cho người em rể như một nhà tư vấn đáng tin cậy của họ.

Nó có tạo ra sự khác biệt?

Một từ quan trọng mà bạn nghe được tại Dell đó là “mối quan hệ”. Blogger Lionel Menchaca của Dell nỗ lực hết sức đề thuyết phục các blogger khác rằng “những con người thực thụ ở đây để lắng nghe” và vì vậy ông siêng năng tiếp thu và phản hồi các lời phê bình, tham gia cuộc hội thoại tới phát chót.

“Bạn không thể giả vờ được”, Menchaca cho biết. Menchaca cùng các nhân viên của Dell đang dần làm chậm lại các dòng chảy tai tiếng xấu. Bằng các giải pháp của Dell, những bài blog tiêu cực đã giảm từ 49% xuống còn 22%. Và chủ đề “Dell Hell” (Địa ngục Dell) được đăng trên blog của Jeff - vốn thu hút sự quan tâm lớn – nay không còn nữa.

Sự cộng tác khách hàng

Những cơ hội dược tạo ra từ các cuộc hội thoại với khách hàng còn bao hàm nhiều ý nghĩa hơn thế. Trong cuộc chơi web 2.0 và blog, các khách hàng thực sự tham gia và là một phần trong đó.

Quả vậy, nếu đúng như thế và nếu bạn trao quyền kiểm soát cho các khách hàng của bạn, họ có thể bổ sung nhiều giá trị to lớn. Các khách hàng của Dell không chỉ đưa ra các đề xuất sản phẩm hay cảnh báo vấn đề, họ còn giúp đỡ khắc phục chúng. Ngày nay, các khách hàng chia sẻ kiến thức của họ theo nhiều cách thức đến nỗi các nhân viên của Dell phải thốt lên rằng thách thức là ở chỗ quản lý tốt các kiến thức đó và trải rộng chúng.

Để đẩy mạnh sự cộng tác, Dell bắt đầu cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa, biên tập cùng nhau. Để khích lệ các giao tiếp, Dell lên kế hoạch thử nghiệm các chương trình lòng trung thành, trao phần thưởng cho khách hàng, các cơ hội được gặp gỡ với Micheal Dell, nâng cấp dịch vụ và giảm giá có thể.

Và những người ủng hộ đáng tin cậy còn là trái tim của chiến lược tiếp thị mới mà giám đốc tiếp thị của Dell, Mark Jarvis, đang lên kế hoạch thực hiện. Mark cho rằng: “Bằng việc lắng nghe các khách hàng, chúng tôi đang thực tế có được một phương thức tiếp thị hoàn hảo nhất”.

Về phía Jeff Jarvis, ông dám chắc rằng đây là một bước chuyển nền tảng trong mối quan hệ giữa công ty với các khách hàng. Dell và các khách hàng của mình đang cộng tác trên những dạng thức mới. Điểm đáng chú ý là Dell thực hiện điều này mà không có sự giúp đỡ của giới truyền thông và các công ty tiếp thị.

Michael Dell dự đoán rằng các mối quan hệ với khách hàng sẽ tiếp tục ngày càng thân mật hơn. Dell thậm chí còn đề cập tới “việc đồng xây dựng sản phẩm và dịch vụ” - một quan điểm cấp tiến từ các nhà sản xuất lớn. “Tôi chắc chắn rằng có nhiều thứ tôi thậm chí không thể hình dụng, nhưng các khách hàng của tôi có thể hình dụng”, Dell khẳng định theo kiểu một blogger hơn là một doanh nhân.

Và rất có thể bạn đã được nghe rằng: “Một công ty ở quy mô như vậy sẽ không hướng tới một hai khách hàng với một hai ý tưởng. Nó sẽ hướng tới hàng triệu người và tận dụng tối đa sức mạnh các ý tưởng của họ”.
dịch từ BusinessWeek
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 7 22/12/07 22:04

Tôi mong muốn các học viên Cao học VHH k8 tham gia trao đổi về chuyên mục này.
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

10 vấn đề quản lý văn hoá VN thời hội nhập và phát triển

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 2 31/12/07 12:54

CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Đề nghị các học viên K8, Cao học VHH chọn một trong các câu hỏi dưới đây, thảo luận bằng hình thức online (qua diễn đàn Văn hóa học; tối thiểu 100 từ cho lần trao đổi đầu tiên.

1. Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hội?.
2. Quản lý nhà nước về hoạt động đình, miểu?
3. Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam?
4. Quản lý nhà nước hoạt động bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa?.
5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động thư viện?
6. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, phát hành?.
7. Quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn?
8. Quản lý nhà nước về các tổ chức văn hóa, văn nghệ?.
9. Quản lý nhà nước trong đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa?
10. Nhà nước cần phải xây dựng và sử dụng công cụ quản lý như thế nào?
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 4 02/01/08 22:34

Nhà nước cần phải xây dựng và sử dụng công cụ quản lý như thế nào?
Có lẽ đề tài này nên để cho những cán bộ lãnh đạo, những người có thẩm quyền thảo luận thì hơp lý hơn, nhưng thầy Hùynh VănTới (Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai, xem như là người có thẩm quyền cho phép tôi tham luận!) đã đưa lên diễn đàn 10 câu hỏi để thảo luận, trong đó tôi thấy câu số 10 đó là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm hơn hết.
Để đi vào thảo luận vấn đề này lý ra chúng ta phải làm rõ khái niệm “nhà nước” và “công cụ quản lý” là gì? Sau đó chúng ta sẽ đi vào thảo luận sẽ hợp lý hơn, nhưng có lẽ ai đã từng học qua triết học Mác – Lênin cũng đề biết được khái niệm “nhà nước” ở đây chúng tôi không cần phải dẫn lại, tôi xin đi vào tìm hiểu “công cụ quản lý” công cụ trong Viện ngôn ngữ học, từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng, 2006, trang 207 có nghi là “1 Đồ dùng để lao động<….>2 Cái dùng để tiến hành một vịêc nào đó, để đạt đến mục đích nào đó.”còn quản lý trong trang 800 có nghi “đt.1 Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.”vậy ta có thể hiểu công cụ quản lý ở đây theo quan điểm là: “thiết lập những quan điểm trông coi, gìn giữ những giá trị văn hóa theo một định hướng nhất định”. Sau khi tìm hiểu vấn đề này chúng tao đi vào thảo luận vấn đề đó chính là xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng (nhà nước) với những thiết chế định hướng cho việc phất triển của một xã hội, nó có tác động rất lớn điểm qua lịch sử của Việt Nam, chúng ta đã trải qua hơn 1000 năm bị Trung Quốc đô hộ, không biết bao lần triều đình, nhà nước xâm lược đã phá hủy không biết bao nhiêu giá trị văn hóa của Việt Nam, cũng như 100 năm bị gặc Tây đô hộ, họ đã tàn phá rất nhiều những giá trị văn hóa Việt Nam.
Sau khi dất nước độc lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đã định hướng, lảnh đạo dân tộc, đất nước, vịêc xây dựng những công cụ quản lý văn hóa là một vịêc làm hết sức khó khăn điển hình như trước đây có một số quan điểm tiêu cực “cho văn hóa dân gian là kém cỏi, phản kháng lại tầng lớp lãnh đạo, nhà nước” cho nên đã thực hiện những chính sách hết sức sai lầm cấm tuyệt, bắt bớ những hình thức sinh họat văn hóa dân gian, sau đó GS. Đinh Gia Khánh đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm “văn hóa dân gian” sau đó quan điểm phiến diện ấy từ từ được tháo bỏ, nhưng đã gây một tác hại rất lớn. Có lẽ vấn đề này liên quan đến vấn đề “chính trị văn hóa”nó liên quan đến những thiết chế , quan điểm của tầng lớp lãnh đạo, rút tỉa những kinh nghiệm đau đớn của của phong trào cải cách của Trung Quốc (Phong Trào Ngũ Tứ)1919 của Mao Trạch Đông đã làm chết 46.000 nhà trí thức và sự va chạm giữa giữa những thiết chế nhà nước torng thời kỳ thống nhất Trung Hoa do Tần Thủy Hòang đã làm tổn thương đến những giá trị văn hóa rất nhiều tôi xin dẫn ra lời phát biểu của Mao Trạch Đông vào năm 1958 như sau: “tôi nói, các anh chê trách tôi đã là Tần Thủy Hòang, các anh sai rồi! Chúng tôi vượt quá Tần Thủy Hòang gấp trăm lần. Các anh nói chúng tôi là Tần Thủy Hòang và chúng tôi độc tài. Chúng tôi chấp nhận chuyện ấy. Điều tôi nghiệp nhất đó là các anh còn chưa nói đủ và nhiều khi chúng tôi phải nói thêm vào điều các anh noí. Tần Thủy Hòang là cái gì? Ông ta chỉ chôn có 460 nhà Nho, chúng tôi đã chôn 46.000 học giả” (Phan Ngọc, Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, Nxb. Văn Học, 2002, trang152). Cho nên theo ý tôi vịêc xây dựng và sử dụng công cụ quản lý văn hóa phải hết sức cẩn trọng, vịêc áp dụng, thực thi những mô hình, thiết chế quản lý của nhà nước không nên cứng nhắc, rập khuông, phải xem xét coi có phù hợp với mô hình của xã hội Việt Nam hay không, trước khi thực thi một chính sách, một đường lối cần phải xem xét một cách tường tận để tránh những sai lầm đáng tiếc trong công cuộc lãnh đạo, định hướng trong công tác quản lý văn hóa.(Nguyễn Hoàng Lai)
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 03/01/08 16:11

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Các di sản của Việt Nam đã được Unesco công nhận:
- Quần thể di tích Cố đô Huế (1993) là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV)
- Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (1994), và di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III) (2000)
- Phố cổ Hội An (1999) là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V)
- Thánh địa Mỹ Sơn (1999) là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III)
- Nhã nhạc cung đình Huế (2003) là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003) là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I)
- Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005) là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

Vì phạm vi đề tài chỉ giới hạn vấn đề là quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, nên tôi chỉ nói đến trường hợp Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, toàn cầu hóa thì việc các di sản của Việt Nam được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới đối với chúng ta phải nói là một niềm tự hào rất lớn, nó mở ra những cơ hội rõ rệt để phát triển nền kinh tế còn non trẻ.

Bốn từ “di sản thế giới” trước hết như một “bằng chứng” đầy sức thuyết phục để chúng ta giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và truyền thống văn hóa Việt Nam với bè bạn năm châu, góp phần phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Tuy nhiên, đi cùng với những thời cơ bao giờ cũng là những thách thức – đó là một quy luật tất yếu. Bên cạnh niềm vinh dự là chủ nhân của những di sản văn hóa thế giới, chúng ta phải gánh vác cả một trách nhiệm nặng nề là quản lý, bảo tồn và giữ gìn những di sản đó như là giữ gìn chính bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình – đó không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của những người quản lý mà còn là bổn phận của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Các di sản văn hóa thế giới có thể nói là “chìa khóa vàng” để chúng ta phát triển ngành du lịch như một thế mạnh kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng xuống cấp do chiến tranh tàn phá, thiên nhiên bào mòn, con người xâm hại (ở khu di tích Mỹ Sơn) hay biến dạng kiến trúc vì mục đích kinh doanh (ở khu phố cổ Hội An)… đang đặt ra những khó khăn trước mắt chờ giải quyết.

Năm 2001, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Di sản văn hóa như là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc bảo vệ các di sản, di tích trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, Chính phủ cũng đã quyết định lấy ngày 23/11 hàng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam; đồng thời đề ra những kế hoạch, dự án, rót ngân sách để bảo tồn, trùng tu, tôn tạo… các di tích văn hóa, lịch sử đã cho thấy thái độ quan tâm thực sự của Nhà nước đến lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, cũng cần phải tích cực mở rộng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của các di sản thế giới, đặc biệt là cộng đồng dân cư ở các địa phương có di sản văn hóa. Và để động viên, khuyến khích dân cư trong vùng đó, thiết nghĩ nhà nước cũng nên có những khoản tài trợ thỏa đáng để mọi người ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, sau đó sẽ tích cực trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc hơn.

Nhà nước lo việc đề ra và thực thi những chính sách quản lý, thế nên việc còn lại của chúng ta chính là ý thức trách nhiệm của mỗi người. Tôn trọng và biết giữ gìn những giá trị di sản văn hóa chính là thể hiện thái độ tôn trọng với truyền thống, với tổ tiên và với chính mình. Đây là giai đoạn nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập sâu rộng với thế giới, điều đó càng thúc đẩy chúng ta trong sự tự ý thức để giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần để góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 6 04/01/08 7:18

Bài viết tốt, có ý tưởng. Cần suy nghĩ thêm: Giải quyết thế nào trong việc quản lý theo qui định của thế giới với lợi ích kinh tế trong khai thác giá trị di sản thế giới.
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trao đổi: Vấn đề văn hoá quản trị ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 6 04/01/08 7:30

Chọn và đặt vấn đề hợp lý. Đề tài này không chỉ dành riêng cho cán bộ lãnh đạo, mà mọi người đều có quyền trao đổi ở góc độ khoa học, học viên bộ môn VHH càng cần thiết. Dẫn chứng và trích dẫn "lịch sử vấn đề" hơi nặng nề. Vấn đề mong nói nhiều là "Cần làm gì" thì còn ít. Cần suy nghĩ và kiến giải thêm: Nhà nước CHXHCNVN cần phải làm những gỉ? Làm như thế nào?.

nguyenhoanglai đã viết:Nhà nước cần phải xây dựng và sử dụng công cụ quản lý như thế nào?
Có lẽ đề tài này nên để cho những cán bộ lãnh đạo, những người có thẩm quyền thảo luận thì hơp lý hơn, nhưng thầy Hùynh VănTới (Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai, xem như là người có thẩm quyền cho phép tôi tham luận!) đã đưa lên diễn đàn 10 câu hỏi để thảo luận, trong đó tôi thấy câu số 10 đó là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm hơn hết.
Để đi vào thảo luận vấn đề này lý ra chúng ta phải làm rõ khái niệm “nhà nước” và “công cụ quản lý” là gì? Sau đó chúng ta sẽ đi vào thảo luận sẽ hợp lý hơn, nhưng có lẽ ai đã từng học qua triết học Mác – Lênin cũng đề biết được khái niệm “nhà nước” ở đây chúng tôi không cần phải dẫn lại, tôi xin đi vào tìm hiểu “công cụ quản lý” công cụ trong Viện ngôn ngữ học, từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng, 2006, trang 207 có nghi là “1 Đồ dùng để lao động<….>2 Cái dùng để tiến hành một vịêc nào đó, để đạt đến mục đích nào đó.”còn quản lý trong trang 800 có nghi “đt.1 Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.”vậy ta có thể hiểu công cụ quản lý ở đây theo quan điểm là: “thiết lập những quan điểm trông coi, gìn giữ những giá trị văn hóa theo một định hướng nhất định”. Sau khi tìm hiểu vấn đề này chúng tao đi vào thảo luận vấn đề đó chính là xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng (nhà nước) với những thiết chế định hướng cho việc phất triển của một xã hội, nó có tác động rất lớn điểm qua lịch sử của Việt Nam, chúng ta đã trải qua hơn 1000 năm bị Trung Quốc đô hộ, không biết bao lần triều đình, nhà nước xâm lược đã phá hủy không biết bao nhiêu giá trị văn hóa của Việt Nam, cũng như 100 năm bị gặc Tây đô hộ, họ đã tàn phá rất nhiều những giá trị văn hóa Việt Nam.
Sau khi dất nước độc lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đã định hướng, lảnh đạo dân tộc, đất nước, vịêc xây dựng những công cụ quản lý văn hóa là một vịêc làm hết sức khó khăn điển hình như trước đây có một số quan điểm tiêu cực “cho văn hóa dân gian là kém cỏi, phản kháng lại tầng lớp lãnh đạo, nhà nước” cho nên đã thực hiện những chính sách hết sức sai lầm cấm tuyệt, bắt bớ những hình thức sinh họat văn hóa dân gian, sau đó GS. Đinh Gia Khánh đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm “văn hóa dân gian” sau đó quan điểm phiến diện ấy từ từ được tháo bỏ, nhưng đã gây một tác hại rất lớn. Có lẽ vấn đề này liên quan đến vấn đề “chính trị văn hóa”nó liên quan đến những thiết chế , quan điểm của tầng lớp lãnh đạo, rút tỉa những kinh nghiệm đau đớn của của phong trào cải cách của Trung Quốc (Phong Trào Ngũ Tứ)1919 của Mao Trạch Đông đã làm chết 46.000 nhà trí thức và sự va chạm giữa giữa những thiết chế nhà nước torng thời kỳ thống nhất Trung Hoa do Tần Thủy Hòang đã làm tổn thương đến những giá trị văn hóa rất nhiều tôi xin dẫn ra lời phát biểu của Mao Trạch Đông vào năm 1958 như sau: “tôi nói, các anh chê trách tôi đã là Tần Thủy Hòang, các anh sai rồi! Chúng tôi vượt quá Tần Thủy Hòang gấp trăm lần. Các anh nói chúng tôi là Tần Thủy Hòang và chúng tôi độc tài. Chúng tôi chấp nhận chuyện ấy. Điều tôi nghiệp nhất đó là các anh còn chưa nói đủ và nhiều khi chúng tôi phải nói thêm vào điều các anh noí. Tần Thủy Hòang là cái gì? Ông ta chỉ chôn có 460 nhà Nho, chúng tôi đã chôn 46.000 học giả” (Phan Ngọc, Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, Nxb. Văn Học, 2002, trang152). Cho nên theo ý tôi vịêc xây dựng và sử dụng công cụ quản lý văn hóa phải hết sức cẩn trọng, vịêc áp dụng, thực thi những mô hình, thiết chế quản lý của nhà nước không nên cứng nhắc, rập khuông, phải xem xét coi có phù hợp với mô hình của xã hội Việt Nam hay không, trước khi thực thi một chính sách, một đường lối cần phải xem xét một cách tường tận để tránh những sai lầm đáng tiếc trong công cuộc lãnh đạo, định hướng trong công tác quản lý văn hóa.(Nguyễn Hoàng Lai)
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron