Đi quay phim chốn "quan trường", được nghe kể nhiều chuyện, tôi chép lại đây,
mong được nghe ý kiến mọi người về cách ứng xử văn hóa .
Chuyện thứ nhất ,
Bà A vào phòng họp, các ghế đều kín, lướt mắt nhanh, Bà hỏi :
_ Ghế tôi đâu ?
Một vị nhanh nhảu đứng lên :
_ Dạ, để em lấy cho Chị ...
Bà A ngắt lời :
_ Thứ nhất, tôi cách chức chú, thứ hai, cuộc họp giải tán !
Cuộc họp giải tán thật,
còn chức của chú nhanh nhảu kia, không rõ có giống cuộc họp không.
Chuyện thứ hai ,
Bà B cũng vào phòng họp, mọi người trịnh trọng mời bà vào vị trí tốt nhất của bàn dài.
Sau khi yên vị, bà hỏi :
_ Đố các chú giữa hai chân Chị có cái gì ?
Cả phòng nhìn nhau kinh ngạc, thoáng bối rối đỏ mặt.
Bà B chậm rải, nhỏ nhẹ :
_ Có hai cái chân bàn. Chị không quen ngồi kẹp chân bàn .
Và bà đứng dậy ra khỏi phòng. Cuộc họp mất chủ trì coi như cũng... giải tán .
Chuyện thứ ba
Người ta kể rằng, trong một buổi lễ kỷ niệm long trọng nọ,
người ta "nhỡ quên" xếp Ông C, ngồi ở hàng thứ hai, ông giận, hầm hầm bỏ về,
chổ của ông phải là hàng thứ nhất.
Hàng thứ nhất và hàng thứ hai thì khác gì nhau nhỉ ?
Chợt nhớ trích đoạn một vở chèo, việc xử cô Thị Mầu chửa hoang, loáng cái là xong, nhưng việc sắp chổ cho các cụ ngồi xử, cực kỳ nhiêu khê và chiếm hơn 2/3 thời gian trích đoạn .
Phải chăng đây là suy nghĩ kiểu văn hóa làng " một miếng giữa đàng ..." vẫn còn tồn tại sâu nặng trong đầu óc người Việt hiện đại? Ngồi ở đâu thì có quan trọng gì, đóng góp cái gì, đóng góp được bao nhiêu cho cộng đồng mới quan trọng chứ ....
Có phải khi nào người ta không còn quan tâm tới chổ ngồi, vị trí ngồi, ghế ngồi, ngồi như thế nào .v.v.. thì lúc đó toàn bộ tâm trí mới thật sự bận lo nghĩ hoàn toàn về việc nước ?
Những chuyện này, phải chăng cấp huyện, cấp tỉnh cần có cái nhìn khác với cấp quốc gia, nơi mà mọi việc bắt buộc theo quy cũ, có quy chế hẳn hoi, thái độ ứng xử của lãnh đạo trước sơ sót của thuộc cấp trong ba trường hợp này sai hay đúng nhỉ ?
nguyenmykhanh